Cách Vẽ Biểu Đồ Histogram Trong Minitab / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Englishhouse.edu.vn

Cách Dùng Histogram Vẽ Biểu Đồ Phân Phối Xác Suất Trong Excel

Chức năng Histogram trong Excel hỗ trợ vẽ biểu đồ phân phối xác suất, lập bảng tần số, phân tổ dữ liệu. Một trong ba chức năng được ứng dụng nhiều nhất của Histogram trong excel là vẽ biểu đồ phân phối xác suất. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng Histogram vẽ biết đồ phân phối xác xuất trong Excel 2010 và các phiên bản khác

Việc sử dụng các hàm tính toán trong Excel giúp công việc của bạn trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Cũng có chức năng khá vượt trội so với các hàm tính toán khác trong Excel hàm Histogram giúp người dùng dễ dàng vẽ được biểu đồ phân phối xác suất.

Cách dùng Histogram vẽ biểu đồ phân phối xác suất trong excel

Bước 1: Cài đặt Analysis Toolpak trong Excel ta làm như sau

Cửa sổ Add-In hiển thị tích chọn Analysis Toolpak và nhấn OK . Cửa sổ Configuration Process hiển thị

Sau khi cài đặt xong bạn vào thẻ Data sẽ thấy Analysis Toolpak

Bước 2: Nhập giá trị của các đại lượng muốn vẽ vào Excel

Bước 3: Chia vùng phân phối thành các lớp. Số lớp được xác định tối thiểu dựa trên công thức: 1+32logn ( trong đó n là số giá trị đại lượng đã cho ban đầu)

Input Range: Vùng chứa các giá trị của đại lượng cần vẽ

Bin Range: Vùng phân phối thành lớp

Output Range: Điểm đầu của kết quả cần hiển thị

New worksheet Ply: Hiển thị kết quả trên một sheet mới

New workbook: Hiển thị kết quả trên một Book mới

Pareto( sorted histogram): Hiển thị kết quả đã sắp xếp theo tần số giảm dần

Cumulative Percentage: Biểu đồ phần trăm tích lũy

Chart Output: Biểu đồ phân phối xác suất.

Xét ví dụ: Trong thực tế một đơn vị thể tích đất đá không bao giờ chính xác tuyệt đối do đó người ta sử dụng biểu đồ phân phối xác suất để xác định một đơn vị thể tích đất đá.

Để xác định một đơn vị thể tích đất đá nào đó ta đi lập biểu đồ phân phối xác suất của 50 mẫu thử.

Bước 1: Nhập số liệu của 50 mẫu thử vào bảng excel theo vùng dữ liệu B2:B51

Bước 2: Chia vùng phân phối thành các lớp ở ví dụ này ta nên chia thành 9 lớp ( vùng D2:D10)

Vì số lớp tối thiểu được tính là 1+3.32log50 xấp xỉ bằng 6.64.

Bước 4: Cửa sổ Histogram hiển thị ta chọn dữ liệu như hình:

Bước 5: Nhấn OK ta thu được kết quả:

Như vậy dựa vào biểu đồ phân phối xác suất ta thấy một đơn vị thể tích đất đá dao động xung quanh giá trị 15.78 theo bảng giá trị đại lượng đã cho. Với cách vẽ biểu đồ phân phối này giúp cho người dùng học kế toán bớt phần nào lệ thuộc vào các phần mềm kế toán rắc rối.

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách dùng Histogram vẽ biểu đồ phân phối xác suất trong excel. Ứng dụng này áp dụng cho office 2003, office 2007, office 2010, office 2013. Với office 2010 thì các bạn chắc đã quá quen thuộc.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-dung-histogram-ve-bieu-do-phan-phoi-xac-suat-trong-excel-5209n.aspx Phiên bản mới nhất của Microsoft các bạn cũng có thể thực hiện tương tự để vẽ biểu đồ phần phối xác xuất trên Office 2023. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo cách vẽ biểu đồ, đồ thị trong excel tại Taimienphi.vn.

Biểu Đồ Tần Suất – Histogram

Lược dịch từ bài viết Histograms của trang SPC EXCEL

Kết quả nào xuất hiện thường xuyên nhất trong quy trình? Mức độ thường xuyên của các kết quả này như thế nào? Các biến động có đối xứng không? Quy trình có tạo ra kết quả nào vượt các tiêu chuẩn kỹ thuật không? Đây là những câu hỏi thường gặp khi chúng ta bắt đầu việc tìm hiểu xem một quy trình hoạt động như thế nào. Bài viết này sẽ giới thiệu về cách mà biểu đồ tần suất có thể giải đáp được các câu hỏi trên cũng như hướng dẫn cách để xây dựng biểu đồ tần suất cũng như bằng cách nào có thể phát hiện ra những vấn đề bên trong quy trình bằng cách sử dụng biểu đồ tần suất.

GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT

Ngoài việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, quy trình còn cung cấp dữ liệu. Các dữ liệu này có thể được sử dụng để cải tiến chất lượng của quy trình, và do đó cải tiến chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu dữ liệu từ quy trình cho thấy là ở dạng kiểm soát thống kê, dữ liệu sẽ có xu hướng hình thành theo dạng ổn định, được gọi là phân bố. Các đặc trưng của phân bố gồm

vi trí (giá trị trung bình hay giá trị phổ biến)

dãi dữ liệu (sự biến thiên)

hình dạng (dạng của các biến thiên, hình chuông, đối xứng…)

Những đặc trưng này của phân bố có thể được ước lượng bằng biểu đồ tần suất. Biểu đồ kiểm soát thể hiện sự biến đổi của quy trình theo thời gian. Trong khi đó biểu đồ tần suất thể hiện các mà quy trình “tích lũy” (stacks-up) theo thời gian. Biểu đồ tần suất minh họa cho việc một giá trị dữ liệu xuất hiện bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian, nó cho một ước lượng về vị trí, hình dạng, dãi phân bố của một phân bố dữ liệu.

Một quy trình là được kiểm soát thống kê nếu hình dạng của phân bố không đổi theo thời gian.

BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT: KẾT XUẤT THEO THỜI GIAN (SNAPSHOT IN TIME)

Giả sử chúng ta đang theo dõi việc giao hàng đúng hẹn OTD (On-time delivery) theo tuần. Mỗi tuần chúng ta tính toán phần trăm của số các đơn hàng được giao đúng hẹn. Kết quả mỗi tuần là không giống nhau, vì có thể có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới việc giao hàng đúng hẹn. Những nguyên nhân này có thể đến từ con người, phép đo, máy móc, phương pháp, nguyên vật liệu và môi trường.

Mặc dù các kết quả này là khác nhau, nhưng đều có thể biểu diễn thành các phân bố. Hình vẽ trên mô tả cho khái niệm trên. Kết quả mỗi tuần là khác nhau, và được “tích lũy” theo thời gian định hình thành phân bố. Histogram cung cấp một phương pháp để xác định hình dạng hay kiểu phân bố.

BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT CHO CHÚNG TA BIẾT BỐN THỨ:

Hình vẽ trên thể hiện một biểu đồ tần suất hoàn chỉnh. Biểu đồ tần suất này thiể hiện số lượng ngày cần để một đơn hàng tới được khách hàng. Biểu đồ bao gồm các dữ liệu được lấy trong một tháng.

Từ biểu đồ ta có thể dễ dàng thấy được giá trị xuất hiện thường xuyên nhất trong tháng, đó là giá trị cao nhất trong biểu đồ và được gọi là “mode”. Trong ví dụ này mode là 15 ngày. Biểu đồ tần suất còn cho thấy sự thay đổi của số ngày cho mỗi đơn hàng, cụ thể là số ngày thay đổi từ 11 ngày (giá trị nhỏ nhất) đến 19 ngày (giá trị lớn nhất). Khoảng dao động của ngày được tính bằng:

Overall Range = Maximum Value – Minimum Value

Biểu đồ tần suất cũng cho biết ước lượng về hình dạng phân bố. Ví dụ trên cho thấy biểu đồ có dạng hình chuông: Giá trị thường xuyên xuất hiện ở giữa biểu đồ, càng ra xa hai phía thể hiện các giá trị ít xuất iện hơn.

Biểu đồ tần suất còn cho chúng ta so sánh kết quả đạt được với các giới hạn yêu cầu. Ví dụ, giả sử giới hạn cho phép của thời gian giao hàng là 15 ngày ± 3 ngày. Điều này có nghĩa là thời gian giao hàng chỉ được phép trong khoảng từ 12 cho tới 18 ngày kể từ khi đơn hàng được đặt. Từ biểu đồ ta có thể thấy rằng có một số đơn hàng không đạt được yêu cầu này.

Tóm lại, biểu đồ tần suất cho chúng ta biết bốn vấn đề sau:

Giá trị thường xuất hiện nhất (mode)

Mức độ thường xuất hiện của mỗi giá trị

Hình dạng của phần bố

Mối quan hệ giữa dữ liệu và các giới hạn yêu cầu

THUẬT NGỮ (NOMENCLATURE)

Một lớp (class) là các giá trị dữ liệu trong một khoảng nào đó được dùng để xây dựng biểu đồ tần suất. Mỗi cột trong biểu đồ thể hiện cho một lớp

Độ rộng của lớp chính là độ rộng của cột trong biểu đồ.

Độ rộng dãi dữ liệu là sai khác giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

Biểu đồ tần suất nên được sử dụng cùng với biểu đồ kiểm soát nhằm cung cấp những thông tin bổ sung cho chúng ta về quy trình. Biểu đồ tần suất không cung cấp thông tin về tình trạng kiểm soát thống kê của quy trình, cũng như thứ tự mà dữ liệu được tạo ra.

BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT CÓ THỂ CHỈ RA CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUY TRÌNH

Hình bên cho thấy một số các biểu đồ tần suất được lấy từ dữ liệu một cách không tự nhiên. Nếu biểu đồ tần suất của bạn giống một trong các biểu đồ như bên, thường thì sẽ có vấn đề gì đó tồn tại trong quy trình.

Giả sử bạn đang xác định xem nhà cung cấp của bạn đang cung cấp nguyên vật liệu như thế nào so với các yêu cầu kỹ thuật.

A. Biểu đồ A bị mất hai rìa. Biểu đồ tần suất bình thường sẽ có hai rìa hai bên, nhưng nếu bị mất rìa thế này nghĩa là nhà cung cấp đã tiến hành phân loại & chọn lọc nguyên vật liệu trước lúc gửi đến cho bạn. Điều này có thể làm mức giá của nguyên vật liệu cao hơn và quan trọng hơn nó cho thấy quy trình của nhà cung cấp không đủ năng lực để đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật của bạn.

B. Biểu đồ này tương tự với biểu đồ A. Trong trường hợp này, giá trị trung bình không ở trung tâm của giới hạn yêu cầu kỹ thuật. Trong trường hợp này nhà cung cấp cũng đã tiến hành phân loại và chọn lọc nguyên vật liệu trước khi gửi cho bạn, nhưng trong quy trình của nhà cung cấp, có nhiều sản phẩm nằm ngoài yêu cầu kỹ thuật hơn quy trình A.

C. Quy trình này khá lạ với kết quả thể hiện ở hai rìa. Điều này chỉ ra rằng đã có việc sửa lại hàng lỗi ở phía nhà cung cấp. Các sản phẩm cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn đã được sửa lại để đạt được yêu cầu kỹ thuật. Và biểu đồ cũng cho thấy nhà cung cấp đang sử dụng những sản phẩm ngoài tiêu chuẩn đển biến nó thành đạt chuẩn, và chắc chắn rằng giá của nguyên vật liệu sẽ cao hơn.

D. Trong quy tình này, nhà cung cấp đã lấy những nguyên vật liệu tốt nhất để bán cho khách hàng khác. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp đã sắp xếp phân loại và do đó chi phí nguyên vật liệu cao hơn. Thêm vào đó loại biểu đồ này có thể tạo ra nhiều các biến động trong quy trình của bản.

E. Biểu đồ có hai đỉnh dạng này cho thấy ít nhất có hai quy trình ở phía nhà cung cấp (hai máy, hai ca…) Điều này làm tăng thêm các biến động trong các nguyên vật liệu mà bạn nhận được.

CÁCH XÂY DỰNG MỘT BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT

1. Chọn khoảng thời gian mà bạn muốn lấy dữ liệu. Thời gian phải đủ lớn để có thể lấy ít nhất 50 dữ điểm dữ liệu. Tốt nhất là khoảng từ 75 đến 100 điểm

16 15 13 17 17 11 13 14 13 14 13 18 12 17 14 11 15 15 17 14 17 16 17 16 15 15 13 15 14 13 16 15 15 17 15 18 16 14 16 15 14 15 13 15 14 15 17 18 14 16 14 17 16 13 13 16 15 14 12 16 19 16 16 15 16 12 14 18 14 14

2. Chọn số lượng lớp (k) theo hướng dẫn sau

Số điểm dữ liệu 50-100; sử dụng 5-15 lớp

Số điểm dữ liệu 101-250; sử dụng 16-20 lớp

Số điểm dữ liệu lớn hơn 250 sử dụng 21-25 lớp

Do có 74 điểm dữ liệu, ta chọn k = 10.

3. Tính toán dãi dữ liệu R

Overall range (R) = Maximum – Minumun = 19 – 11 = 8 ngày.

4. Tính toán độ rộng của lớp h = R/k

Trong trường hợp này h = R/k = 8/10 = 0.8

5. Làm tròn h cho số nguyên gần nhất

Làm tròn 0.8 thành 1.

6. Chọn các biên của lớp để các điểm dữ liệu không bị rơi vào các biên giữa hai lớp. Hay nói cách khác, các giá trị biên được chọn sao cho các dữ liệu phải chỉ nằm trong lớp. Giá trị biên sẽ bằng một nữa của đơn vị đo.

Trong số ngày giao hàng, kết quả đo có đơn vị là một ngày, trong trường hợp này một nữa đơn vị đo sẽ là 0.5 ngày.

Giá trị bắt đầu của các biên sẽ bằng giá trị nhỏ nhất trừ đi nửa đơn vị đo: 11-0.5 = 10.5

Lớp đầu tiên được xác định bằng cách cộng điểm bắt đầu các biên cộng thêm độ rông biên, vậy lớp đầu tiên sẽ có độ rộng là 11.5 đến 12.5

Tiếp tục cho đến lúc đạt giá trị lớn nhất, trong trường hợp này là 19, tà sẽ có các lớp như sau:

10.5 to 11.5 11.5 to 12.5 12.5 to 13.5 13.5 to 14.5 14.5 to 15.5 15.5 to 16.5 16.5 to 17.5 17.5 to 18.5 18.5 to 19.5

7. Đếm số điểm dữ liệu (data points) trong mỗi lớp

10.5 to 11.5 11.5 to 12.5 12.5 to 13.5 13.5 to 14.5 14.5 to 15.5 15.5 to 16.5 16.5 to 17.5 17.5 to 18.5 18.5 to 19.5 /

8. Vẽ biểu đồ tần suất

Trục x biểu diễn các lớp

Trục y biểu diễn tần số xuất hiện

Chiều cao của cột thể hiện mức độ thường xuyên xuất hiện của mỗi dữ liệu trong lớp

9. Ghi chú những thông tin quan trọng lên biểu đồ.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Biểu Đồ Phân Bố Tần Số (Histograms)

Biểu đồ phân bố tần số (còn được gọi là biểu đồ phân bố mật độ, biểu đồ cột) dùng để đo tần số xuất hiện của một vấn đề nào đó, cho ta thấy rõ hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập dữ liệu.

Biểu đồ này do nhà thống kê người pháp, Andre Michel Guerry giới thiệu trong buổi thuyết trình vào năm 1833 để mô tả sự phân tích của ông về số liệu tội phạm theo từng tiêu chí giúp người nghe dễ dàng hình dung vấn đề.

Trong biểu đồ phân bố tần số, trục hoành biểu thị các giá trị đo; trục tung biểu thị số lượng các chi tiết hay số lần xuất hiện; bề rộng của mỗi cột bằng khoảng phân lớp; chiều cao của mỗi cột nói lên số lượng chi tiết (tần số) tương ứng với mỗi phân lớp.

Ba đặc trưng quan trọng của biểu đồ phân bố tần số là tâm điểm, độ rộng, độ dốc.

Cung cấp thông tin trực quan về biến động của quá trình, tạo hình đặc trưng “nhìn thấy được” từ những con số tưởng chừng vô nghĩa. là công cụ hữu ích khi cần phân tích dữ liệu lớn.

Thông qua hình dạng phân bố so sánh được các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ, tổ chức có thể kiểm tra và đánh giá khả năng của các yếu tố đầu vào, kiểm soát quá trình, phát hiện sai sót.

. Số lớp (số khoảng) là một số nguyên, thường được ước lượng bằng nhiều công thức khác nhau dựa vào kinh nghiệm và tùy thuộc vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Theo Douglas C.Montgomery: k =√n

. Độ rộng của một lớp (h): h = R/k

để thuận tiện cho việc tính toán, h thường được làm tròn số (theo hướng tăng lên) và khi đó số lớp (k) cũng thay đổi theo.

– Xác định biên độ trên (BĐT) và Biên độ dưới (BĐ D) của các lớp.

. Tiếp tục như thế cho những lớp tiếp theo cho tới lớp cuối cùng chứa giá trị đo lớn nhất.

– Lập bảng tần suất.

. Tính giá trị trung tâm của từng lớp.

. Đếm số dữ liệu xuất hiện trong mỗi lớp.

Bước 3: Vẽ biểu đồ phân bố tần số.

Đánh dấu trục hoành theo thang giá trị số liệu, trục tung theo thang tần số (số lần hoặc phần trăm số lần xuất hiện). Vẽ các cột tương ứng với các giới hạn của lớp, chiều cao của cột tương ứng với tần số lớp.

4. Cách đọc biểu đồ phân bố tần số.

Có 2 phương pháp cơ bản về cách đọc biểu đồ tần số.

– Cách thứ nhất: dựa vào dạng phân bố

Biểu đồ phân bố thường có dạng phân bố đối xứng, hình chuông. Chính vì thế, hình dạng, “độ trơn” của biểu đồ được dùng để đánh giá khả năng của quá trình nhằm phát hiện ra những nguyên nhân đặc biệt đang tác động đến quá trình từ đó đưa ra các điều chỉnh, cải tiến cụ thể cho quá trình.

– Cách thứ hai: So sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ. Ta đưa ra các so sánh tỉ lệ phế phẩm so với tiêu chuẩn; giá trị trung bình có trùng với đường tâm của hai giới hạn không; hình dạng biểu đồ lệch qua phải hay qua trái từ đó đưa ra quyết định làm giảm sự phân tán hay xét lại tiêu chuẩn.

5. Ví dụ. Chúng ta thu thập dữ liệu của 100 ngày đi làm, thời gian lái xe đến văn phòng như sau:

Dữ liệu cho thấy rằng chuyến lâu nhất là 32 phút, chuyến nhanh nhất là 15 phút. Trừ hai chuyến kể trên thì tất cả rơi vào giữa 15 và 25 phút.

Từ đó ta xác định được biểu đồ phân bố tần số như sau:

Đơn vị: % biến dạng.

Yêu cầu: vẽ biểu đồ phân bố tần số và cho nhận xét.

Nhận xét: Đây là biểu đồ dạng răng cưa.

Biểu Đồ Tần Suất (Histogram) Là Gì? Trình Tự Lập Biểu Đồ Tần Suất

Định nghĩa

Biểu đồ tần suất trong tiếng Anh là Histogram. Biểu đồ tần suất là một dạng biểu đồ cột cho thấy bằng hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập hợp các dữ liệu theo những hình dạng nhất định.

Ý nghĩa của biểu đồ tần suất

Để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cần thu thập rất nhiều dữ liệu khác nhau và các dữ liệu luôn biến động. Nếu nhìn vào những số liệu thu được một cách ngẫu nhiên đó sẽ rất khó đánh giá hết ý nghĩa của những thông tin mà chúng đem lại và rất khó nhận dạng biến động của chúng.

Để có thể phân tích, đánh giá tình hình chất lượng từ những dữ liệu thu thập được, đưa ra những kết luận chính xác, người ta tập hợp, phân loại, sắp xếp lại chúng biểu diễn sự phân bố dưới những dạng biểu đồ cột khác nhau theo đặc điểm của các dữ liệu thu được.

Căn cứ vào dạng phân bố tần suất bằng đồ thị, người ta có những kết luận chính xác về tình hình bình thường hay bất thường của chỉ tiêu chất lượng, của quá trình. Từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để cải tiến, nâng cao chất lượng.

Trình tự lập biểu đồ tần suất

Biểu đồ tần suất được lập theo những bước cơ bản như sau:

1. Thu thập các số liệu (số lượng dữ liệu phải lấy trên 50 mới tốt). Xác định giá trị lớn nhất (X max) và nhỏ nhất (X min) từ bảng dữ liệu đã tập hợp.

2. Tính độ rộng R của toàn bộ các dữ liệu

R = X max – X min

3. Xác định số lớp K. Có hai cách chọn số lớp K áp dụng phổ biến.

– Cách thứ nhất: K = , trong đó n là tổng số dữ liệu trong bảng

– Cách thứ hai: Có thể lấy số lớp K bằng số lớn nhất trong hai số số hàng và số cột của dữ liệu.

Số lớp K là một số nguyên không nên nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 20.

4. Xác định độ rộng của lớp (h)

h = (X max – X min)/ K = R/K

5. Xác định giới hạn trên (GHT) và giới hạn dười (GHD) của từng lớp bắt đầu từ giá trị nhỏ nhất.

– Lớp đầu tiên:

GHD = X min – h/2

GHT = X min + h/2

– Lớp thứ hai:

GHD = GHT lớp 1

GHT = GHD lớp 2 + h

Tiếp tục như thế cho đến những lớp tiếp theo cho tới lớp cuối cùng có chứa giá trị đo lớn nhất.

6. Lập bảng phân bố tần suất

– Ghi các lớp với giới hạn trên và dưới lần lượt trong một cột

– Tính các giá trị giữa (GTG) của từng lớp ghi vào một cột

GTG = (GHD + GHT)/2

– Đếm số lần xuất hiện của các giá trị thu thập được trong từng lớp và ghi tần số xuất hiện vào mỗi cột.

7. Vẽ biểu đồ phân bố mật độ dưới dạng biểu đồ cột, trục tung biểu thị đặc tính chất lượng theo dõi, chiều cao của cột tương ứng với tần suất của lớp.

8. Ghi các kí hiệu cần thiết trên biểu đồ

9. Nhận xét biểu đồ, rút ra những kết luận cần thiết

Cách Vẽ Biểu Đồ Trong Word

Với các bảng dữ liệu thống kê, tính toán, so sánh…trong tài liệu Word, sẽ rất khó hiểu, khó hình dung nếu có nhiều số liệu vì vậy các bạn muốn thể hiện chúng bằng biểu đồ để người xem dễ hiểu hơn.

Cách vẽ biểu đồ

– Column: dạng biểu đồ hình cột đứng hiển thị dữ liệu thay đổi theo thời gian hoặc so sánh giữa các mục. Trong Column có các kiểu biểu đồ khác nhau như: biểu đồ cột dạng 2D, biểu đồ cột dạng 3D, biểu đồ cột xếp chồng và cột xếp chồng 3D.

– Line: biểu đồ đường có thể biểu thị khuynh hướng theo thời gian với các điểm đánh dấu tại mỗi giá trị dữ liệu. Trong biểu đồ Line có nhiều dạng biểu đồ như: biểu đồ đường, biểu đồ đường có đánh dấu, biểu đồ đường xếp chồng, biểu đồ đường dạng 3D…

– Pie: biểu đồ hình tròn, biểu diễn số liệu dạng phần trăm.

– Bar: biểu đồ cột ngang, tương tự như Column nhưng được tổ chức dọc và giá trị ngang.

– Area: biểu đồ vùng được sử dụng để biểu thị sự thay đổi theo thời gian và hướng sự chú ý đến tổng giá trị qua một khuynh hướng.

– X Y (Scatter): biểu đồ phân tán XY, dùng để so sánh giá trị dữ liệu từng đôi một.

– Stock: biểu đồ chứng khoán, thường sử dụng để minh họa những dao động lên xuống của giá cổ phiếu, ngoài ra biểu đồ này cũng minh họa sự lên xuống của các dữ liệu khác như lượng mưa, nhiệt độ…

– Surface: biểu đồ bề mặt giúp các bạn kết hợp tối ưu giữa các tập hợp dữ liệu, màu sắc sẽ cho biết các khu vực thuộc cùng một phạm vi giá trị. Các bạn có thể tạo một biểu đồ bề mặt khi cả thể loại và chuỗi giá trị đều là các giá trị số.

– Doughnut: biểu đồ vành khuyên biểu thị mối quan hệ giữa các phần với tổng số, nó có thể bao gồm nhiều chuỗi dữ liệu.

– Bubble: Biểu đồ bong bóng là một loại biểu đồ xy (tan), biểu đồ này được dùng nhiều trong nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính.

– Radar: Biểu đồ dạng mạng nhện hiển thị các dữ liệu đa biến, thường sử dụng để xác định hiệu suất và xác định điểm mạnh và điểm yếu.

Sau khi chọn dạng biểu đồ các bạn nhấn OK.

Bước 3: Xuất hiện trang Excel chứa bảng dữ liệu, các bạn nhập dữ liệu cho bảng dữ liệu trong Excel.

Chỉnh sửa biểu đồ 1. Công cụ chỉnh sửa biểu đồ (Chart Tools).

Khi các bạn chọn vào biểu đồ vừa tạo, trên thanh công cụ xuất hiện Chart Tools với 3 tab là Design, Layout và Format.

Tab Design, các bạn có thể chọn các kiểu biểu đồ, cách bố trí, màu sắc, thay đổi dữ liệu … cho biểu đồ.

Các bạn có thể chọn vào biểu đồ và căn chỉnh như căn chỉnh văn bản, hoặc nếu muốn chuyển biểu đồ sang vị trí khác các bạn chọn biểu đồ và nhấn Ctrl + X sau đó đặt con trỏ chuột vào vị trí mới và nhấn Ctrl + V. Các bạn có thể đặt con trỏ chuột vào các góc bản đồ để chỉnh kích thước cho biểu đồ.

Chọn biểu đồ, trong Chart Tools các bạn chọn Layout.

Để thêm tiêu đề các bạn chọn Chart Title và chọn kiểu tiêu đề sau đó nhập tiêu đề trên biểu đồ và nhấn Enter.