Cách Vẽ Biểu Đồ Độ Lệch Chuẩn / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu Đồ Hình Tròn Khi Dữ Liệu Chênh Lệch Lớn

Xét ví dụ sau:

Cho bảng dữ liệu thể hiện doanh số của các nhân viên như sau:

Đặc điểm dữ liệu

Khi tìm hiểu về biểu đồ, chúng ta cần phải quan tâm tới việc dữ liệu có đặc điểm gì. Dữ liệu đó đã ở dạng tổng hợp chưa hay vẫn là dữ liệu thô. Trong ví dụ trên chúng ta thấy: Dữ liệu các nhân viên chưa phải là duy nhất. Có trường hợp lặp lại tên nhân viên đã có nhưng với doanh số khác.

Để tổng hợp dữ liệu từ bảng dữ liệu này, chúng ta có thể làm theo cách sau:

1. Lọc bỏ các giá trị trùng trong cột Nhân viên

Các bước thực hiện:

Copy cột Nhân viên sang cột D (là 1 cột trống)

Tại cột D chọn chức năng Remove Duplicates trong thẻ Data

2. Tính kết quả doanh số theo từng nhân viên

Trường hợp này tính theo điều kiện tên nhân viên, do đó sử dụng hàm SUMIF để tính:

Cấu trúc hàm =SUMIF(range,criteria,sum_range)

range: cột Nhân viên (cột A) là nơi chứa điều kiện Tên nhân viên

criteria: điều kiện tên nhân viên tại cột D.

sum_range: vùng tính tổng là cột Doanh số (cột B)

Kết quả như sau:

Dữ liệu có sự chênh lệch lớn khi số thấp nhất là 10, số lớn nhất là 260 (gấp 26 lần)

Dữ liệu chưa được sắp xếp theo thứ tự

3. Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự

Để có thể thuận lợi hơn trong việc vẽ biểu đồ, chúng ta cần sắp xếp lại dữ liệu theo thứ tự. Trong trường hợp này thứ tự sắp xếp là từ lớn đến nhỏ.

Các bước thực hiện:

Chọn bảng dữ liệu tổng hợp (có bao gồm dòng tiêu đề)

Trong thẻ Data chọn Sort

Trong bảng Sort chọn cột cần sắp xếp là cột Doanh số. Thứ tự sắp xếp là từ lớn đến nhỏ (Largest to Smallest)

Lựa chọn biểu đồ và vẽ biểu đồ

Biểu đồ hình tròn

Với yêu cầu vẽ biểu đồ tỷ lệ, chúng ta nghĩ ngay tới loại biểu đồ hình tròn.

Dữ liệu có sự chênh lệch lớn nên chúng ta có thể tận dụng chức năng vẽ biểu đồ có gộp nhóm các đối tượng chiếm tỷ trọng ít. Cách vẽ biểu đồ này như sau:

Chọn bảng dữ liệu cần vẽ biểu đồ (bảng tổng hợp)

Trong thẻ Insert chọn Biểu đồ hình tròn dạng Pie of Pie

Đây là dạng biểu đồ rất thích hợp khi thể hiện nhiều đối tượng, trong đó giữa các đối tượng có sự chênh lệch lớn.

Tùy chỉnh nội dung biểu đồ

Để hiện số liệu theo từng phần trong biểu đồ hình tròn, chọn thẻ Chart Tools / Design, chọn tiếp Add Chart Element/Data Labels/Outside End (số liệu nằm bên ngoài các phần của biểu đồ)

Bấm chuột phải vào vị trí bất kỳ trong 1 trong 2 hình tròn, chọn Format Data Series. Trong cửa sổ này chúng ta có:

Để tăng giảm số lượng các đối tượng trong biểu đồ nhỏ (other) thì chúng ta thay đổi tại mục Values in second plot

Để điều chỉnh kích cỡ của biểu đồ nhỏ, chúng ta thay đổi tại mục Second Plot Size (tỷ lệ % so với biểu đồ lớn)

Thay đổi màu sắc biểu diễn các phần của biểu đồ trong mục Chart Tools/Design/Change Colors

Cách Vẽ Biểu Đồ Môn Địa Lý Nhanh Và Chuẩn Xác Nhất

Nhận biết chính xác và cách vẽ biểu đồ môn Địa lý

Biểu đồ tròn

Cách nhận biết: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu hoặc tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể thì chắc chắn các em phải vẽ biểu đồ tròn để thể hiện. Đồng thời nhìn vào bảng số liệu, ít nhất phải có số liệu ít hơn hoặc bằng 3 mốc thời gian và có nhiều thành phần.

– Xử lý số liệu: Để vẽ được biểu đồ hình tròn chắc chắn bạn phải xử lý số liệu, chúng ta cần phải xử lý số liệu thô về dạng %.

-Xác định bán kính: Vẽ các biểu đồ hình tròn thể hiện cho các mốc thời gian có thể cùng bán kính hoặc khác bán kính. Nếu vẽ biểu đồ khác bán kính thì cần phải thực hiện tính bán kính cho biểu đồ. Lưu ý, lựa chọn bán kính của biểu đồ phù hợp với khổ giấy để thể hiện tính thẩm mỹ.

– Chia hình tròn thành từng nan quạt, mỗi nan tương ứng với số liệu đã đề ra. Nên chia từng phần theo chiều kim đồng hồ và bắt đầu từ kim chỉ 12h. Thể hiện thứ tự các thành phần giống nhau ở các biểu đồ để dễ so sánh.

– Hoàn thiện biểu đồ: Ghi số liệu và có ký hiệu riêng để phân biệt từng thành phần của biểu đồ. Sau đó phải lập bảng ghi chú và đặt tên cho biểu đồ đó.

Biểu đồ đường

Cách nhận biết: Với những đề bài thể hiện tiến trình và động thái phát triển của một nhóm đối tượng quan thời gian này nên lựa chọn biểu đồ đường.

-Kẻ hệ trục tọa độ. Trục tung thể hiện đơn vị của những đại lượng địa lý, còn trục hoành thể hiện mốc thời gian. Nếu có 2 đơn vị thì cần phải kẻ 2 trục tung, mỗi bên thể hiện một đơn vị.

– Xác định tỷ lệ thích hợp ở 2 trục và đánh dấu thành tọa độ. Khoảng cánh giữa mốc thời gian cần phải có sự tương quan với độ cao của trục tung, độ dài của trục hoành để đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Hoàn thiện biểu đồ: ghi số liệu vào các tọa độ đã xác định ở biểu đổ. Nếu có ký hiệu thì cần phải lập bảng chú thích và nhớ ghi tên cho biểu đồ.

Biểu đồ cột

Cách nhận biết: Dạng biểu đồ này cũng thể hiện sự phát triển nhưng lại có sự so sánh tương quan về độ lớn giữa những đại lượng hoặc cơ cấu thành phần của 1 tổng thể.

– Xác định tỷ lệ thích hợp trên mặt giấy

– Kẻ hệ trục vuông góc, trong đó trục tung thể hiện đơn vị của những đại lượng và trục hoành thể hiện mốc thời gian hoặc những đối tượng khác nhau.

– Lần lượt vẽ các cột tương ứng với những đối tượng.

Chú ý: Phải vẽ bề ngang các cột bằng nhau và khoảng cách giữa các cột phải bằng nhau nếu biểu thị các đối tượng. Còn phải chia theo đúng tỷ lệ phù hợp nếu là mốc thời gian.

– Hoàn thiện biểu đồ, điền số liệu tương ứng trên đầu mỗi cột hoặc bên trong cột. Lập chú thích và ghi tên biểu đồ.

Biểu đồ miền

Cách nhận biết: Dạng biểu đồ này cũng dùng để thể hiện cơ cấu, tỉ lệ. Số liệu thể hiện trên 3 mốc thời gian (ít hơn hoặc bằng 3 mốc thời gian thì vẽ biểu đồ tròn, nhưng từ 3 mốc thời gian trở đi thì phải vẽ biểu đồ miền).

– Vẽ khung tổng quát cho biểu đồ. Khung của biểu đồ này là một hình chữ nhật và mỗi đối tượng là mỗi miền khác nhau, được xếp chồng lên nhau. Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện các thành phần, chiều dài thường thể hiện mốc thời gian. Thời điểm đầu tiên phải đặt ở bên trái còn điểm cuối cùng phải trùng với cạnh phải của biểu đồ.

– Vẽ lần lượt từng miền dựa trên số liệu. Lưu ý: số liệu của miền thứ 2 phải cộng tổng với miền thứ nhất để chồng lên.

– Hoàn thiện biểu đồ. Viết ký hiệu cho từng miền, lập chú thích và ghi tên biểu đồ.

Biểu đồ kết hợp

Cách nhận biết: Đây là dạng biểu đồ dùng để thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đề bài thường có 2 số liệu khác nhau nhưng cần phải thể hiện trên cùng một biểu đồ.

Thường sẽ kết hợp biểu đồ cột và biểu đồ đường hoặc biểu đồ miền và biểu đồ đường.

Cách vẽ: thực hiện lần lượt như cách vẽ các biểu đồ ở trên.

* Cách Vẽ Biểu Đồ Tích Hợp

Để vẽ được các biểu đồ thích hợp cần phải nắm đựơc khả năng và yêu cầu chung khi vẽ các biểu đồ .Có rất nhiều loại biểu đồ , tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu rèn luỵên của học sinh vẽ biểu đồ bằng tay thì ta chỉ giới hạn 1 số loại biểu đồ sau đây :

+Biểu đồ cột.

+Biểu đồ đường ( đồ thị ) .

+Biểu đồ kết hợp cột và đường.

+Biểu đồ hình tròn( còn gọi là biểu đồ bánh ).

+Biểu đồ hình vuông (100 ô vuông )

+Biểu đồ miền.

Khi vẽ các biểu đồ :cột, đồ thị, biểu đồ kết hợp cột và đường, các biểu đồ miền cần chú ý :

-Trục giá trị Y (thường là trục đứng ) phải có mốc giá trị cao nhất cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu.Thường có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị .Phải ghi rõ ở đầu cột hay dọc theo cột ( vd:nghìn tấn, triệu kw.h, …)

-Ghi rõ gốc toạ độ bởi vì có trường hợp ta có thể chọn gốc toạ độ khác 0.Nếu có chiều âm thì phải ghi rõ.

-Trục định loại( trục X ) cũng phải ghi rõ danh số (vd:năm, nhóm tuổi, vùng…).Trong trường hợp trục X thể hiện các mốc thời gian (năm) thì ở biểu đồ đường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp cột và đường thì cần chia các mốc trên trục X tương ứng với các mốc thời gian.Còn đối với biểu đồ cột thì điều này không bắt buộc.

-Đối với các biểu đồ cột đơn có thể ghi số liệu ở trên đầu cột (nếu ít cột).

-Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn , giả sử có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa 1 vài cột lớn nhất và các cột còn lại, ta có thể vẽ trục Y gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại và các cột có giá trị lớn nhất sẽ vẽ thành cột gián đoạn .Ta có thể hình dung cách làm như trong Lam ngư nghiệp của tập Atlat địa lí Việt Nam

-Cần thiết kế kí hiệu chú giải trước khi vẽ các biểu đồ thể hiện các đối tượng khác nhau . Biểu đồ cần có chú giải.

-Ghi tên biểu đồ ở trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ .

Khi vẽ các biểu đồ hình tròn cần chú ý :

-Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của các đối tượng.

-Trật tự vẽ các hình quạt theo đúng trật tự trong bảng chú giải ( để tránh nhầm lẫn )

-Nếu vẽ từ 2 biểu đồ hình tròn trở lên thì cần thống nhất quy tắc vẽ (thuận hay ngược chiều kim đồng hồ).

-Nếu bảng số liệu cỉh cho cơ cấu %thì nên vẽ các biểu đồ có kích thước giống nhau.

-Nếu bảng số liệu cho phép thể hiện cả quy mô và cơ cấu thì có thể biểu diễn các biểu đồcó kích thước khác nhau 1 cách tương ứng.

Khi vẽ biểu đồ hình vuông :

-Biểu đồ này cũng có thể dùng để thể hiện cơ cấu , nhưng nói chung kiểu biểu đồ này ít dùng, vì khi vẽ tốn thời gian, tốn diện tích thể hiện, khả năng truyền tải thông tin có hạn ( vd thể hiện phần lẻ không uyển chuyển bằng biểu đồ tròn)

Lưu ý khác khi vẽ biểu đồ :

-Cần lưu ý rằng các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế nhau, tuỳ theo đặc trưng của các số liệu,yêu cầu của đề ra.Vì vậy khi lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp, cần hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu diễn của từng loại biểu đồ

-Như vậy chúng ta cần tránh mang định kiến về các loại biểu đồ .Chẳng hạn, không nhất thiết phải biểu diễn cơ cấu bằng biểu đồ hình tròn, không nhất thiết bác bỏ khả năng của các loại biểu đồ khác trong việc biểu diễn cơ cấu và cả động thái của sự biến đổi cơ cấu ….

(Thầy Lê Kim Tường – Cẩm Thủy – Thanh Hóa)

Cách Vẽ Biểu Đồ Trong Excel

Biểu đồ giúp các bạn thể hiện tốt hơn bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu mô tả các số liệu trong bảng tính Excel. Microsoft Excel hỗ trợ rất nhiều dạng biểu đồ như: biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn, biểu đồ vùng… phù hợp với các loại dữ liệu của các bạn.

Cách vẽ biểu đồ trong Excel 2010

Bước 1: Các bạn chọn (bôi đen) bảng dữ liệu mà các bạn muốn vẽ biểu đồ.

– Line: biểu đồ đường có thể biểu thị khuynh hướng theo thời gian với các điểm đánh dấu tại mỗi giá trị dữ liệu. Trong biểu đồ Line có nhiều dạng biểu đồ như: biểu đồ đường, biểu đồ đường có đánh dấu, biểu đồ đường xếp chồng, biểu đồ đường dạng 3D…

– Pie: biểu đồ hình tròn, biểu diễn số liệu dạng phần trăm.

– Bar: biểu đồ cột ngang, tương tự như Column nhưng được tổ chức dọc và giá trị ngang.

– Area: biểu đồ vùng được sử dụng để biểu thị sự thay đổi theo thời gian và hướng sự chú ý đến tổng giá trị qua một khuynh hướng.

– X Y (Scatter): biểu đồ phân tán XY, dùng để so sánh giá trị dữ liệu từng đôi một.

– Stock: biểu đồ chứng khoán, thường sử dụng để minh họa những dao động lên xuống của giá cổ phiếu, ngoài ra biểu đồ này cũng minh họa sự lên xuống của các dữ liệu khác như lượng mưa, nhiệt độ…

– Surface: biểu đồ bề mặt giúp các bạn kết hợp tối ưu giữa các tập hợp dữ liệu, màu sắc sẽ cho biết các khu vực thuộc cùng một phạm vi giá trị. Các bạn có thể tạo một biểu đồ bề mặt khi cả thể loại và chuỗi giá trị đều là các giá trị số.

– Doughnut: biểu đồ vành khuyên biểu thị mối quan hệ giữa các phần với tổng số, nó có thể bao gồm nhiều chuỗi dữ liệu.

– Bubble: Biểu đồ bong bóng là một loại biểu đồ xy (tan), biểu đồ này được dùng nhiều trong nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính.

– Radar: Biểu đồ dạng mạng nhện hiển thị các dữ liệu đa biến, thường sử dụng để xác định hiệu suất và xác định điểm mạnh và điểm yếu.

Sau khi các bạn đã chọn biểu đồ phù hợp với dữ liệu của mình các bạn chọn OK. Kết quả như sau:

1. Công cụ chỉnh sửa biểu đồ (Chart Tools).

Khi các bạn chọn vào biểu đồ vừa tạo, trên thanh công cụ xuất hiện Chart Tools với 3 tab là Design, Layout và Format.

Tab Design, các bạn có thể chọn các kiểu biểu đồ, cách bố trí, màu sắc, thay đổi dữ liệu … cho biểu đồ. Các bạn có thể di chuyển biểu đồ sang Sheet khác trong Excel.

Các bạn có thể chọn vào biểu đổ và kéo biểu đồ tới vị trí các bạn muốn trong cùng sheet của bảng tính, các bạn cũng có thể kích chuột vào các góc của biểu đồ để thay đổi kích thước cho biểu đồ.

Chọn biểu đồ, trong Chart Tools các bạn chọn Layout.

Để thêm tiêu đề các bạn chọn Chart Title và chọn kiểu tiêu đề sau đó nhập tiêu đề trên biểu đồ và nhấn Enter.

4. Thêm chú thích cho các trục trong biểu đồ.