Cách Vẽ Biểu Đồ Địa Lý Lớp 9 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Cách Vẽ Biểu Đồ Môn Địa Lý, Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ Địa Lý Lớp 12. 9

Cách vẽ biểu đồ môn Địa Lý

1. Các dạng biểu đồ hình tròn Dấu hiệu nhận biết:

– Thông thường với các đề thi mà cần vẽ biểu đồ tròn sẽ là yêu cầu mô tả cơ cấu, thành phần và tỉ lệ các đơn vị có trong một tổng thể. Các biểu đồ hình tròn là các biểu đồ có ít năm nhưng lại có nhiều thành phần trong đó.

Cách bước vẽ biểu đồ hình tròn:

Bước 1: Đề có thể vẽ biểu đồ môn Địa Lý với hình tròn người dùng phải xử lí số liệu dầu tiên và chuyển nó sang dạng % để đồng nhất đơn vị cũng như tính toán tỉ lệ chính xác nhất.

Bước 2: Xác định vị trí, bán kính của hình tròn mà bạn cần vẽ và điều cần lưu ý chính là kích thước nó phải phù hợp với khổ giấy mà bạn đang làm. Với 1 biểu đồ hình tròn có tỉ lệ 100% tương ứng 360 độ thì cứ 1% chính là 3,6 độ.

Bước 3: Hoàn tất các thông số của bản đồ, lựa chọn các kí hiệu thể hiện sao cho dễ hiểu nhất.

Các dạng biểu đồ tròn:

– Đầu tiên là biểu đồ tròn đơn tức là chỉ có 1 biểu đồ tròn duy nhất, với loại này chúng ta dễ dàng nhận định bởi dễ dàng phân chia theo thứ tự từ lớn đến bé. Cái này hoàn toàn theo ý cúa bạn được.

– Thứ hai chính là các dạng biểu đồ có nhiều hình tròn, kích thước không giống nhau. Với loại này cũng không khó những người vẽ cần phải lưu ý đầu tiên chính là nhận xét cái chung nhất của các hình tròn là gì, tổng thể nó tăng hay giảm như thế nào.

Sau khi nhận xét cái đầu tiên xong chúng ta tiếp tục xét các yếu tốt tương tự cho các biểu đồ còn lại. Nếu như các biểu đồ kích thước hiển thị cùng đơn vị thì việc vẽ đơn giản hơn, nhưng nếu khác chỉ số thì việc phải chú thích riêng ra từng loại theo năm khá mất thời gian.

2. Các dạng biểu đồ miền Dấu hiệu nhận biết:

Có rất nhiều học sinh bị nhầm lẫn giữa biểu đồ miền và điều đò tròn, tuy nhiên nếu như nắm vững được kiến thức chúng ta sẽ thấy biểu đồ miền là loại biểu đồ “nhiều năm, ít thành phần”. Nó ngược lại hoàn toàn so với biểu đồ tròn và hơn thế nữa loại biểu đồ này thường nó có hình chữ nhật hoặc vuông và được chia ra làm các miễn khác nhau.

Các bước vẽ biểu đồ miền:

Bước 1: Bạn hãy nhớ rằng biểu đồ miễn có dạng hình vuông hoặc chữ nhật và các thành phần trong nó được chia ra làm nhiều miễn khác nhau và chúng chồng lên nhau. Cứ mỗi miền sẽ đại diện cho một đối tượng cụ thể nào đó, đó là lý do biểu đồ này ít miền nhưng nhiều năm.

Bước 2: Các cột mốc thời gian của nó cũng giống như các dạng biểu đồ mà chúng ta hay gặp với cột mốc năm được chia ra ở 2 bên. Chiều cao của biểu đồ được thể hiện đơn vị của biểu đồ còn chiều ngang là theo năm.

Điều khó nhất khi vẽ dạng biểu đồ này chính là tỉ lệ của nó bởi ranh rới giữa các miền to hay nhỏ phụ thuộc vào chỉ số mà nó đang thể hiện.

Bước 3: Hoàn thành biểu đồ bạn chỉ cần ghi số liệu tương ứng với vị trí nó đang được hiển thị trên từng miền.

Các dạng biểu đồ miền thường gặp:

Có 2 loại biểu đồ miền thường gặp mà bạn có thể thấy đó chính là biểu đồ miền chồng nối tiếp nhau và biểu đồ chòng từ gốc tọa độ. Cả 2 điều đồ này đều là biểu đồng chồng có nghĩa nó sẽ có hình cốt với lần lượt các giá trị trồng lên nhau và to hay nhỏ tùy vào đơn vị được chỉ định sẵn trong bài.

3. Các dạng biểu đồ hình cột Dấu hiệu nhận biết:

Đây là dạng biểu đồ sử dụng khi chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí và sử dụng để so sánh về độ lớn tương quan giữa các đại lượng. Ví dụ như biểu đồ về diện tích của một khu vực nào đó hoặc biểu đồ so sánh sản lượng của 1 số địa phương hay là dân số của địa phương đó.

Cách vẽ biểu đồ hình cột:

Bước 1: Đầu tiên chúng ta phải chọn tỉ lệ thích hợp để vẽ biểu đồ môn Địa Lý dạng cột này và sau đó kẻ hệ trục vuông góc với trục đứng thể hiện đơn vị các đại lượng còn trực ngang thể hiện các năm của các đối tượng.

Bước 2: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy và để hoàn thiện bản đồ bạn cần phải ghi các số liệu tương ứng cũng như các cột tiếp theo để vẽ kí hiệu vào cột.

Các loại biểu độ hình cột hay gặp

Có bốn loại biểu đồ hình cột mà chúng ta có khả năng gặp phải trong quá trình làm bài là biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ cộ đơn gộp nhóm cũng như biểu đồ thanh ngang. Thông thường các cột chỉ khác nhau về độ cao còn về bề ngang chúng hoàn toàn phải bằng nhau.

Các biểu đồ cột sẽ hiển thị độ cao của cột tương ứng với các giá trị theo dữ liệu được gán cho.

4. Dạng biểu đồ đường Cách nhận biết biểu đồ:

– Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi đại lượng địa lí khi số năm nhiều và thay đổi liên tục, nó biểu hiện tốt độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có cùng đơn vị hoặc khác.

Cách vẽ biểu đồ đường:

Bước 1: Để vẽ biểu đồ đường bạn cần kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian.

Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục và căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ chuẩn cũng như thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng.

Bước 3: Điền nốt các thông số cũng như các kí hiệu để hoàn tất việc vẽ biểu đồ môn Địa Lý.

Các loại biểu đồ dạng đường:

Có 2 loại biểu đồ dạng đường là loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đồi và loại có một hoặc nhiều vẽ theo giá trị tương đối. Như đã nói ở trên thì biểu đồ dạng đường tương đối là loại có giá trị tăng liên tục, thể hiện tốc độ tăng trường còn với loại tuyệt đối là có số thống kế chính xác theo dữ liệu của từng năm.

Kỹ Năng Vẽ Và Phân Tích Các Dạng Biểu Đồ Địa Lý Lớp 9

GD&TĐ – Chương trình địa lý 9 THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9 THCS cũ. Nhiều dạng biểu đồ học sinh còn trừu tượng như biểu đồ miền, đường…

Hướng dẫn học sinh lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp

Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất, có thể dựa vào: Lời dẫn (đặt vấn đề); bảng số liệu thống kê (bảng % hay tuyệt đối); lời kết nêu yêu cầu cụ thể cần làm.

Nếu bảng số liệu đưa dãy số (số liệu % hay tuyệt đối) thể hiện sự phát triển của các đối tượng theo một chuỗi thời gian, ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.

Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kỳ (giai đoạn), ta chon vẽ biểu đồ cột.

Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng thành phần cơ cấu, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn khi có số liệu tương đối hoặc tuyệt đối của các thành phần hợp đủ giá trị tổng thể (mới có đủ dữ kiện tính ra tỉ lệ cơ cấu (%) để vẽ biểu đồ tròn).

Nếu một tổng thể có quá nhiều thành phần, khó thể hiện trên biểu đồ tròn (vì các góc hình quạt sẽ quát hẹp), trường hợp này chuyển sang biểu đồ cột chồng dễ thể hiện hơn.

Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3 thời điểm, không thể vẽ biểu đồ tròn, trường hợp này sẽ phù hợp với biểu đồ ba miền.

Hình thành cho học sinh kỹ năng tính toán, xử lí số liệu

Các kỹ năng gồm: Tính tỉ lệ giá trị cơ cấu (%); quy đổi tỉ lệ % ra góc hình quạt đường tròn;

Tính bán kính các vòng tròn có giá trị đại lượng tuyệt đối khác nhau (nếu số liệu của các tổng thể chỉ được ghi theo tỉ lệ %, sẽ vẽ các hình tròn có bán kinh bằng nhau. Nếu số liệu của các tổng thể được ghi bằng các đại lượng tuyệt đối lớn nhỏ hơn nhau, ta sẽ vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau);

Tính tỉ lệ chỉ số phát triển: Bảng số liệu về tình hình phát triển có ba đối tượng trở lên, với 3 đối tượng khác nhau, cần tính thành chỉ số phát triển % bằng cách: Đặt năm đầu tiên trong bảng thống kê thành năm đối chứng bằng 100%. Giá trị đại lượng của các năm tiếp theo đều được chia cho giá trị đại lượng năm đối chứng rồi nhân với 100 sẽ thành tỉ lệ phát triển % so với năm đối chứng.

Kỹ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn

Bước 1: Kẻ trục toạ độ trục đứng ghi các mốc về giá trị của đại lượng, trục ngang thể hiện các mốc thời gian. Chú ý kẻ trục dứng và trục ngang đảm bảo tính mỹ thuật, dễ quan sát

Nếu các đại lượng có giá trị quá lớn, quá lẻ có từ 3 đại lượng khác nhau trở lên thì chuyển đại lượng tuyệt đối thành tương đối để vẽ.

Đầu 2 trục vẽ hình mũi tên chỉ chiều tăng lên. Trên trục ngang chia mốc thời gian phải phù hợp khoảng cách năm, ở mỗi năm nên kẻ nét đứt mờ thẳng đứng để đánh dấu các đỉnh ở mỗi năm cho thẳng. Trục đứng phải ghi mốc giá trị cao nhất cao hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu.

Bước 2: Xác định các đỉnh, căn cứ vào bảng số liệu đối chiếu mốc trên trục đứng và trục ngang để xác định toạ độ các đỉnh. Nếu là biểu đồ có 2 đường biểu diễn trở lên, các đỉnh vẽ theo các kí hiệu khác nhau để phân biệt.

Ghi số liệu trên đầu các đỉnh; kẻ các đoạn thẳng nét đậm nối đầu các đỉnh để thành đường biểu diễn.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ – Lập bảng chú giải có khung, tên biểu đồ.

Kỹ năng vẽ biểu đồ cột

Bước 1: Kẻ trục toạ độ chú ý sự tương quan giữa trục đứng và trục ngang cho phù hợp.Trục đứng ghi các mốc về giá trị của đại lượng, trục ngang thể hiện các mốc thời gian, giai đoạn hoặc địa điểm…

Chú ý mốc thời gian đầu tiên trên trục ngang cần lùi cách trục đứng một đoạn nhất định để khi vẽ cột không đè lấp vào trục đứng.

Bước 2: Dựng cột cần đảm bảo các cột đứng phải thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian của trục ngang; cần đối chiếu với các mốc giá trị trên trục đứng để vẽ cho chính xác độ cao các cột; các cột có chiều ngang như nhau không quá to hoặc quá nhỏ; ghi số liệu lên đầu các cột.

Bước 3: Kí hiệu cho các cột nếu là 2 đối tượng t Thời gian nào…?

Kỹ năng vẽ biểu đồ tròn

Để vẽ biểu đồ tròn phải biết sử lí một số trường hợp tính toán (tính tỉ lệ cơ cấu %, quy đổi % ra góc hình quạt, tính bán kính khi tổng thể có giá trị tuyệt đối khác nhau).

Bước 1: Nghiên cứu đặc điểm chuỗi số liệu để xác định cần vẽ bao nhiêu hình tròn, vẽ hình tròn bằng nhau hay to, nhỏ khác nhau.

Bước 2: Thực hiện các phép tính cần thiết (tính tỉ lệ%. quy đổi % ra độ) nếu bảng số liệu dưới dạng tuyệt đối.

Bước 3: Cần sử dụng com pa và kẻ đường vòng tròn bằng nét mực mảnh, bố trí cân xứng với trang giấy. Nếu không cùng bán kính thì nên lấy thước kẻ bán kính trước rồi mới sử dụng com pa vẽ hình tròn (lưu ý các tâm của vòng tròn nên đặt trên cùng 1 đường thẳng).

Bước 4: Tiến hành vẽ các thành phần cơ cấu (hình quạt) cần đúng quy tắc sau:

Dùng thước đo độ để vẽ cho chính xác; vẽ từ tia 12 giờ, thuận chiều kim đồng hồ (trên mặt đồng hồ); vẽ lần lượt các thành phần trên bảng xắp xếp; kẻ các kí hiệu để phân biệt nan quạt (chú ý hình quạt có diện tích lớn kẻ nét thưa, hình quạt diện tích nhỏ kẻ nét mau vừa tiết kiệm thời gian mà không gây cảm giác bị rối).

Bước 5: Hoàn thành biểu đồ. Ghi tỉ lệ cơ cấu lên nan quạt, dưới mỗi biểu đồ ghi năm hoặc ngành hay vùng miền, lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ..

Vẽ biểu đồ cột chồng

Bước1: Xử lí số liệu tính ra tỉ lệ % nếu bảng số liệu là tuyệt đối.

Bước 2: Dựng một hệ trục toạ độ như khi vẽ biểu đồ cột, khoảng cách các cột vừa phải dễ quan sát, chiều ngang cần thiết không bé quá để thể hiện các thành phần bên trong.

Bước 3: Vẽ chiều cao các cột bằng 100%, vẽ các thành phần đầu tiên được chồng từ gốc toạ độ căn cứ vào thứ tự rồi chồng tiếp thành phần còn lại (đối với biểu đồ có 3 đối tượng trở lên để vẽ cho chính xác, và nhanh hơn thì khi vẽ thành phần thứ 2 lấy tỉ lệ cộng với tỉ lệ của thành phần 1 rồi vẽ tiếp lên).

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Kí hiệu các thành phần, ghi số liệu vào từng ô của các thành phần; lập bảng chú giải, tên biểu đồ.

Vẽ biểu đồ miền

Bước 1: Nếu bài cho số liệu tuyệt đối cần tiến hành chuyển sang số liệu tương đối

Bước 2: Kẻ khung hệ toạ độ gồm: Trục ngang thể hiện mốc thời gian, chia mốc phù hợp với tỉ lệ khoảng cách năm;

Trên thời gian đầu và cuối của trục ngang, ta dựng 2 trục đứng có mốc từ 0 đến 100. Nối đỉnh 2 trục đứng ngang mốc 100 để khép kín không gian của biểu đồ.

Trên trục ngang vẽ mờ những trục đứng trên các mốc thời điểm.

Bước 3: Đánh dấu mốc giá trị % của từng thời điểm (giống biểu đồ đường) rồi kẻ đường biểu diễn cho thành phần thứ nhất để tạo miền cho thành phần 1.

Căn cứ vào tỉ lệ giá trị cơ cấu của thành phần thứ 2 ta vẽ đường biểu diễn của thành phần này tạo miền thành phần thứ 2 chồng lên thành phần thứ nhất. Nếu đối tượng có 3 thành phần thì miền còn lại là miền của thành phần 3.

Bước 4: Vạch kí hiệu phân biệt các miền, lập bảng chú giải, tên biểu đồ.

Kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ

Khi phân tích biểu đồ, cần căn cứ vào các số liệu ở bảng thống kê và đường nét thể hiện trên biểu đồ, không thoát ly khỏi các dữ kiện được nêu trong số liệu biểu đồ, không nhận xét chung chung (cần có số liệu dẫn chứng kèm theo các ý nhận xét). Phần nêu nguyên nhân cần dựa vào kiến thức các bài đã học để viết cho đúng yêu cầu.

Cần chú ý: Đọc kỹ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi nhận xét, phân tích; cần tìm ra mối liên hệ hay tính quy luật nào đó giữa các số liệu.

Không được bỏ sót các dữ kiện cần phục vụ cho nhận xét, phân tích; trước tiên, cần nhận xét phân tích các số liệu có tầm khái quát chung sau đó mới phân tích các số liệu thành phần;

Chú ý tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo cả hàng ngang và hàng dọc nếu có;

Chú ý những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình. Đặc biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột thể hiện sự đột biến (tăng hay giảm nhanh)

Cần có kỹ năng tính tỉ lệ (%) hoặc tính ra số lần tăng hay giảm của các con số để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét.

Vẽ Biểu Đồ Hình Tròn Địa Lý 11

Cách vẽ biểu đồ tròn Địa lý lớp 8, Bài tập vẽ biểu đồ tròn, Cách vẽ biểu đồ tròn lớp 7, Cách nhận xét biểu đồ tròn, Cách vẽ biểu đồ tròn trong Excel, Bài tập vẽ biểu đồ Địa lý 10, Cách vẽ biểu đồ cột, Cách vẽ biểu đồ tròn trong Word

Cách vẽ biểu đồ tròn Địa lý lớp 8, Bài tập vẽ biểu đồ tròn, Cách vẽ biểu đồ tròn lớp 7, Cách nhận xét biểu đồ tròn, Cách vẽ biểu đồ tròn trong Excel, Bài tập vẽ biểu đồ Địa lý 10, Cách vẽ biểu đồ cột, Cách vẽ biểu đồ tròn trong Word

– Xử lí số liệu: + Công thức tính bán kính hình tròn: S = + Toàn bộ hình tròn là 360 + Nếu số liệu của đề bài đã cho là số liệu tuyệt đối (tỉ đồng, triệu người…) thì việc đầu tiên là phải xử lí số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối (tỉ lệ %). Thành phần

+ Công thức xử lí số liệu: % = X 100 Tổng thể + Khi tính toán, ta có thể làm tròn số đến hàng chục của số thập phân nhưng tổng phải là 100% – Xác định bán kính hình tròn:

+ Nếu là các yếu tố tự nhiên bán kính hình tròn bằng nhau. + Nếu bảng số liệu đã cho là % bán kính hình tròn năm sau lớn hơn năm trước. R 2 – Chia hình tròn theo đúng tỉ lệ và tật tự của các thành phần trong bài:

+ Khi vẽ nên bắt đầu từ kim 12 giờ và làn lượt theo chiều quay của kim đồng hồ. – Hoàn thiện biểu đồ: + Ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ. 0, tương ứng với tỉ lệ 100%. Tỉ lệ 1% sẽ tương ứng với 3,6 o trên hình tròn. + Chọn kí hiệu, thể hiện trên biểu đồ và lập bản chú giải. + Ghi tên biểu đồ.

Cách Vẽ Biểu Đồ Tròn Địa Lý Chuẩn Xác Nhất

Có các loại biểu đồ nào?

Trong môn Địa lý có nhiều loại biểu đồ khác nhau:

Biểu đồ tròn

Nhận biết: đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu hoặc tỷ lệ thành phần học sinh cần phải vẽ biểu đồ tròn. Đây chính là dấu hiệu nhận biết cơ bản.

Nhận biết: biểu đồ thể hiện tiến trình phát triển nhóm đối tượng diễn ra theo thời gian nên học sinh cần chọn biểu đồ hình tròn.

Nhận biết: biểu đồ mô tả sự phát triển nhưng thường có sự so sánh tương quan về độ lớn giữa những đại lượng hoặc cơ cấu thành phần trong tổng thể.

Nhận biết: biểu đồ yêu cầu thể hiện về cơ cấu, tỉ lệ. Số liệu biểu diễn trên 3 mốc thời gian khác nhau.

Đây là các dạng biểu đồ chính trong môn học Địa lý mà học sinh cần quan tâm khi thể hiện biểu đồ trong các bài tập.

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ hình tròn đơn giản như sau:

Đầu tiên bạn phải nhận biết được các dấu hiệu để biết chính xác biểu đồ đề bài yêu cầu thực hiện là biểu đồ gì, vì dĩ nhiên trong đề bài sẽ không nói sẵn trước cho bạn, vậy dấu hiệu nhận biết vẽ biểu đồ tròn là như thế nào?

Các đơn vị được kí hiệu là %

Chú ý số lượng đề bài cho để tránh nhầm với biểu đồ miền: biểu đồ tròn có số lượng năm < hoặc = 3 năm

Thường thể hiện sự thay đổi cơ cấu gắn với bảng số liệu có dạng tổng, các thành phần không quá phức tạp, tỉ trọng không quá nhỏ.

Biểu đồ tròn thường yêu cầu thể hiện: cơ cấu (%), tỉ trọng (%), tỉ lệ (%), quy mô (%)), quy mô và cơ cấu (%), thay đổi cơ cấu (%), chuyển dịch cơ cấu (%),….

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Bạn cần chắc chắn rằng để vẽ được biểu đồ tròn ta cần có: compa, thước đo chiều dài, đo góc, bút chì và máy tính để tính chuyển đổi đơn vị.

Bạn không thể thiếu một trong những dụng cụ trên, nhất là compa, thước đo độ cùng máy tính cầm tay.

Bước 2: Quy đổi số liệu, tính toán để xử lý số liệu

Bước tính toán số liệu này tuy không quá khó nhưng lại đòi hỏi người vẽ phải tỉ mỉ, cẩn trọng vô cùng. Bởi vì chỉ cần sơ suất một chút thôi thì đã có thể khiến cho biểu đồ tròn của bạn sai toàn bộ, từ đó kéo theo bước nhận xét cũng sai theo luôn.

Nếu đề bài cho số liệu thô như tỉ đồng, triệu người,… thì các bạn phải tính toán để đưa chúng về % hết. Phải như vậy thì bạn mới suy ra được số độ cần vẽ trong hình tròn.

Nếu đề bài không yêu cầu sắp xếp lại số liệu thì bạn đừng làm.

Cách tính độ cho biểu đồ tròn cực kì đơn giản, trước hết bạn hãy cộng tổng của tất cả các số liệu thô lại. Sau đó lấy từng số liệu nhỏ chia nhỏ số liệu lớn, rồi lại nhân cho 360. Thế là bạn đã ra được số độ cần vẽ. Đây là cách tính số độ thứ nhất.

Có được số độ, bạn hãy dùng viết chì ghi chú lại chúng bên cạnh số liệu thô của chúng. Cứ làm lần lượt như thế với những số liệu thô còn lại.

Nếu đề bài yêu cầu tính phần trăm cho từng số liệu thô, các bạn hãy lấy số liệu thành phần chia cho số liệu tổng và nhân cho 100. Tỉ trọng= (Giá trị thành phần/ Giá trị tổng) * 100= … %.

Mỗi phần trăm của tỉ trọng tương đương với 3,6 độ trên biểu đồ. Do đó khi đã có tỉ trọng phần trăm thì bạn lấy chúng nhân cho 3,6 là ra ngay số độ cần vẽ. Và đây chính là cách tính số độ thứ 2.

Bước 3: Tính bán kính

Nếu đề bài yêu cầu thể hiện quy mô thì bạn phải xác định bán kính của hình tròn.

Quy ước:

R2001 = 1 (đơn vị bán kính)

R2002 = căn bậc 2( Tổng giá trị 2002 : Tổng giá trị 2001)= đơn vị bán kính

Tương tự đối với năm 2003 cũng vậy, lấy căn bậc 2 của năm sau chia cho năm trước là ra được bán kính đường tròn cần thể hiện.

Bước 4: Vẽ biểu đồ và hoàn thành

Tiến hành vẽ biểu đồ khi đã xác định xong tất cả các bước trên.

Chia các thành phần thành các hình nan quạt.

Vẽ lần lượt theo chiều thuận của kim đồng.

Khi vẽ xong biểu đồ, nhớ phải ghi đơn vị số liệu, kí hiệu và chú thích.

Nếu đề bài yêu cầu vẽ 2, 3 biểu đồ thì bạn phải định tâm cho chúng cùng nằm trên một đường thẳng.

Vẽ đường bán kính hướng tia 12 giờ trên đồng hồ ngay sau khi hình tròn được hình thành.

Nên sử dụng các kí kiệu đơn giản để dễ theo dõi và so sánh nhận xét : dấu cộng, dấu trừ, gạch chéo…. ngay sau đó là lập bảng chú thích và bước cuối cùng của giai đoạn này đó chính là ghi tên biểu đồ.

Lưu ý: Đây là các bước để thực hiện trên một biểu đồ tròn đơn bình thường, vì biểu đồ tròn có nhiều dạng khác nhau: biểu đồ đơn, biểu đồ tròn có bán kính khác nhau, biểu đồ tròn bán nguyện,..

Bước 5 : Nhận xét biểu đồ

– Đối với biểu đồ đơn: đầu tiên là ta nhận xét chung nhất , sau đó thành phần nào lớn nhất sau đó là các thành phần cách nhau bao nhiêu đơn vị, gấp bao nhiêu lần (dùng phép trừ và chia để xác định).

– Đối với biểu đồ có 2 – 3 hình tròn: nhận xét chung tổng thể, việc tăng giảm bao nhiêu đơn vị xảy ra như thế nào liên tục hay không liên tục. Sau đó mới đi vào nhận xét từng năm.

Nếu tăng liên tục thì nhanh hay chậm?

Nếu không tăng liên tục thì rơi vào năm nào?

Thứ tự cao, thấp và trung bình.

– Đưa ra nhận xét về mối tương quan.

Lỗi hay gặp trong cách vẽ biểu đồ tròn

Những lỗi thường gặp của không ít bạn khi vẽ biểu đồ tròn, nhất là những bạn vừa vẽ lần đầu như sau:

Ghi số liệu thô chưa qua xử lý lên biểu đồ.

Vẽ các giá trị không theo một quy luật nhất định.

Tâm các đường tròn không nằm trên cùng một đường thẳng.

Viết tên đối tượng hay năm lên biểu đồ.

Các dạng biểu đồ hình tròn

– Biểu đồ tròn đơn.

– Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau.

– Biểu đồ bán tròn (thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu).