Cách Vẽ Bản Đồ Hình Chữ S / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Bản Đồ Việt Nam Không Phải Hình Chữ S?

LTS: Bấy lâu nay, trên các kênh quảng bá của các doanh nghiệp, vì vô tình mà đã mắc những thiếu sót không đáng có: Không thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa khi vẽ bản đồ Việt Nam. Bài viết sau đây của anh Nguyễn Ngọc Long, một người hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chiến lược truyền thông và thương hiệu cá nhân cung cấp thêm một góc nhìn, lý giải vấn đề này.

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!

Tôi cho rằng, việc cụ thể trong trường hợp này chưa có gì quá nghiêm trọng. Nhưng từ câu chuyện nhỏ của tấm bản đồ ấy mà tôi thấy cần phải nói tới những vấn đề có tầm vóc lớn lao hơn. Đó là ý thức của những người trẻ ở thế hệ 8x chúng tôi, và cả thế hệ 9x, 10x đang từ từ lớn.

Gần đây, các tình nguyện viên trong sự kiện đón tiếp người không chân tay tới Việt Nam đã lộn ngược tấm biểu ngữ có in hình bản đồ Việt Nam khi tiễn anh này về nước. Điều đáng nói là tấm bản đồ ấy cũng hoàn toàn không thể hiện 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi. Thật đáng tiếc là những hình ảnh chưa đẹp ấy vẫn được lên sóng Truyền hình Quốc Gia VTV1.

Khi phản ánh này việc này trên trang facebook cá nhân, có người góp ý với tôi rằng “không nên sa đà vào tiểu tiết” và “đừng bới lông tìm vết”. Nhận thức như vậy là nguy hiểm, vì khi cho rằng việc đó không quan trọng thì mặc nhiên phát sinh suy nghĩ thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là có cũng được, không có cũng không có gì to tát lắm.

Theo tôi, để xảy ra nhận thức này, có lỗi rất lớn của những người làm giáo dục và hệ thống tuyên truyền của chúng ta. Khi còn học phổ thông, từ thầy cô trong nhà trường cho đến sách vở thơ ca nhạc họa đều phát đi một thông điệp rằng VIỆT NAM HÌNH CHỮ S. Nếu hỏi nước Việt Nam hình gì, tôi sẽ nói Việt Nam hình chữ S, các bạn sẽ nói Việt Nam hình chữ S, và hàng triệu triệu học sinh sinh viên bây giờ cũng sẽ vẫn có câu trả lời như thế. Đó là một điều vô cùng tai hại.

Chính vì đã ăn sâu trong đầu rằng Việt Nam hình chữ S nên từ trong tiềm thức chúng ta đã “gạt” 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ra khỏi suy nghĩ và coi nó như thể một cái gì đó mang tính chất bổ sung không quá quan trọng. Lớn lên một chút, khi chúng ta đi làm, có những va chạm này kia, chúng ta mới nhận thức thêm rằng nếu quên chấm thêm 2 chấm vào bản đồ thì chắc chắn chúng ta bị phạt.

Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến giờ vẫn là một bộ phận không thể tách rời của đất nước Việt Nam, như là một con người thì mặc nhiên phải có đủ tay chân vậy. Có bao giờ bạn nghĩ rằng khi vẽ hình một người nào đó thì phải nhớ thêm tay chân vào, và có bao giờ bạn nghĩ rằng vẽ người thì vẽ tay chân cũng được mà không có cũng chẳng sao? Vậy có lý do gì lại cho rằng “vẽ thiếu” Hoàng Sa – Trường Sa ở trên bản đồ là không quan trọng? Thực ra, đó là vẽ sai chứ không phải là vẽ thiếu. Và cái bản đồ ấy không phải bản đồ thể hiện hình ảnh đất nước Việt Nam.

Sẽ thật là buồn cười, xấu hổ thậm chí là nhục nhã nếu một ngày nào đó bạn nói với bạn bè quốc tế của bạn rằng “Hey man, Spratlys and Paracels belong to Vietnam” (Xin chào! Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam) và được hỏi ngược lại rằng “But where is it?” (Vậy nó ở đâu?) nhưng bạn chẳng thể nhấc tay chỉ chính xác được rằng Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở chỗ nào trên tấm bản đồ. Nhưng chúng ta không thể yêu nước chỉ bằng cách mặc áo cờ đỏ sao vàng, mang biểu ngữ và hô lên rằng “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” theo cách như vậy được.

Tôi không cho rằng tất cả chúng ta cần phải ghi nhớ mấy trăm trang sách lịch sử dày cộp hay học thuộc lòng xem Hoàng Sa – Trường Sa nằm ở kinh độ, vĩ độ bao nhiêu, có thời tiết khí hậu ra sao, đặc điểm địa chất thế nào (như một nhà nghiên cứu chiến lược Biển Đông)… Nhưng ít nhất cũng phải ghi nhớ trong tiềm thức rằng đó là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và có thể lấy tay chỉ được “ang áng” vị trí 2 quần đảo đó trên tấm bản đồ. Một lần nữa, tôi xin khẳng định rằng, VIỆT NAM CHÚNG TA KHÔNG HỀ CÓ HÌNH CHỮ S.

Cách vẽ bản đồ Việt Nam theo “mẹo” của Nguyễn Ngọc Long

Và để có thể “ang áng” được, tôi xin mách các bạn một mẹo nhỏ thế này.

Ai cũng biết Việt Nam có 3 thành phố lớn là Hà Nội ở miền bắc (điểm số 1), Sài Gòn TPHCM ở miền nam (điểm số 3) và Đà Nẵng ở miền trung. Miền Trung tức là ở giữa, nên “suy ra” Đà Nẵng “nằm giữa”, ở “trung điểm” của Sài Gòn và Hà Nội, bạn xác định điểm số 2. Tiếp theo, bạn chỉ cần nhớ rằng Khánh Hòa – Nha Trang “nằm giữa”, ở “trung điểm” của Đà Nẵng và Sài Gòn, bạn sẽ xác định được điểm số 4. Từ điểm số 2 là Đà Nẵng bạn vẽ rộng ra phía Biển Đông và “chếch lên một chút”, chúng ta có quần đảo Hoàng Sa. Từ điểm số 4 là Nha Trang – Khánh Hòa bạn vẽ lấn ra phía Biển Đông và “chếch xuống một chút”, chúng ta có quần đảo Trường Sa.

Thành phố lớn thứ 4 trực thuộc Trung Ương là Thành phố Hải Phòng. Để nhớ “ang áng” vị trí của nó ở bản đồ thì các bạn chỉ cần nhớ nó là thành phố biển nằm gần Hà Nội. Tiếp nữa, ghi nhớ rằng Hải Phòng – Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành một tam giác kinh tế trọng điểm ngoài miền bắc, thì bạn có thể xác định được luôn vị trí của tỉnh Quảng Ninh, nơi có Vịnh Hạ Long nổi tiếng.

Và vì nội dung bài viết có mục tiêu hướng dẫn các bạn xác định vị trí Hoàng Sa, Trường Sa chứ không phải để nói về việc vẽ bản đồ chi tiết, nên tôi sẽ tạm thời chưa đề cập các đảo khác như Phú Quốc, Cô Tô, Trà Bản, Thượng Mai, Hạ Mai, Vạn Cảnh, Tuần Châu… trên tấm bản đồ. Tất nhiên, chúng ta đang nói đến việc ghi nhớ “ang áng” nên các vị trí này không hoàn toàn chính xác 100% như thực tế, cách dễ nhất là các bạn hãy coi trên chúng tôi (vì trang này ghi đích danh rằng Quần đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng, Việt Nam và quần đảo Trường Sa – Khánh Hòa, Việt Nam).

Bao nhiêu năm qua chúng ta đã bị nhận thức sai, hiểu sai, giáo dục nhau sai thì bây giờ hãy dũng cảm nhìn nhận và làm cho nó đúng. Ngày qua ngày, vẫn có hàng triệu bạn trẻ trên Internet tranh đấu để được đi biểu tình, tự hào khi cầm tấm bảng Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. Có bao nhiêu bạn trẻ nói rằng mong ước lớn nhất cuộc đời là một lần được đến Trường Sa. Tôi biết các bạn vô cùng yêu nước. Vậy thì hãy bắt đầu bằng những việc “nhỏ nhặt” nhất nhưng mang ý nghĩa lớn lao, đó là hãy bổ sung kiến thức cần thiết trong vấn đề chủ quyền biển đảo.

Cách Vẽ Biểu Đồ Hình Tròn Và Hình Cột

1Dùng compa toán học vẽ đường tròn. Nếu bạn muốn hoàn toàn chính xác, hãy lấy compa toán học và gắn bút chì vào giá đỡ bằng cách trượt bút vào. Ấn đầu nhọn của compa vào điểm bạn muốn tạo thành tâm của hình tròn. Xoay đầu bút chì vòng quanh trong khi đầu nhọn giữ nguyên để tạo hình tròn chính xác.[7] Nếu bạn không có compa và không quan trọng lắm về độ chính xác, bạn có thể dùng những vật hình tròn, như vung, nắp, hoặc chai như là cạnh của hình tròn và vạch quanh chúng2Kẻ một đường thẳng từ tâm ra cạnh hình tròn để tạo bán kính. Giữ yên đầu nhọn của compa và quay đầu chì đến đỉnh hình tròn. Kéo bút chì thẳng xuống về phía đầu nhọn sau khi nới lỏng bản lề để tạo bán kính. Tùy thuộc vào kiểu dáng của compa, bạn có thể cần đánh dấu ở tâm hình tròn sau khi nhấc đầu nhọn ra, tiếp theo là vẽ đường nối với cạnh của hình tròn.[8]Đường thẳng đó có thể nằm dọc (hướng 12 hoặc 6 giờ trên mặt đồng hồ) hoặc nằm ngang (hướng 9 hoặc 3 giờ trên mặt đồng hồ). Các lát cắt bạn tạo ra sẽ đi theo hướng xuôi hoặc ngược chiều kim đồng hồ.. Bạn có thể dùng bút3Đặt thước đo độ lên trên bán kính. Đặt lỗ nhỏ nằm ở cạnh dưới thước đo độ trùng với điểm đặt đầu nhọn compa. Dóng một đường thẳng từ dấu 90 độ trên thước đo độ.[9]Lỗ nằm ở cạnh dưới của thước đo độ được gọi là tâm ngắm và dùng để tạo góc 90 độ chính xác bằng cách vẽ một đường4Vẽ từng lát cắt, dịch chuyển tâm ngắm mỗi lần bạn vẽ đường thẳng. Giữ cho tâm ngắm trùng với tâm hình tròn và viết dữ liệu đầu tiên tại điểm 90 độ. Tìm số này ở bên ngoài thước đo độ và đánh dấu. Tiếp theo, vẽ một đường thẳng từ chỗ đánh dấu đến tâm hình tròn. Mỗi đường thẳng mới vẽ tạo góc 90 độ với tâm hình tròn cho phần bạn tính tiếp theo.[10] Ví dụ, nếu bạn đang vẽ biểu đồ vật nuôi trong trang trại, số đầu tiên sẽ là 144. Cộng 144 vào 90 để được 234. Đánh dấu ở vị trí 234 độ và vẽ đường thẳng. Xoay thước đo độ và dùng đường thẳng bạn vừa vẽ để đánh dấu 90 độ mới. Dữ liệu tiếp theo là 43 độ. Dùng đường thẳng vừa vẽ và cộng 43 vào 90 để được 133 độ. Đánh dấu ở vị trí 133 độ và vẽ đường thẳng đến tâm hình tròn. Phần còn lại của hình tròn sẽ là 173 độ. Bạn có thể dùng cạnh dưới của thước đo độ và bỏ qua bước cộng dữ liệu với 90 nếu muốn. Bạn sẽ phải vẽ từ góc lên nhưng làm cách này dễ mắc lỗi.thẳng hàng với dấu 90 độ.mực nếu m5Tô màu từng phần và đặt khóa mã. Đặt mã khóa cho biểu đồ hình tròn. Tô màu khác nhau cho từng phần để có thể dễ dàng xác định mỗi lát cắt biểu hiện điều gì.[11] Tô hình tròn và các chỗ đánh dấu bút chì bằng bút đánh dấu màu đen vĩnh viễn nếu bạn thực sự muốn làm màu sắc nổi bật lên. Bạn cũng có thể sử dụng kiểu mẫu, chẳng hạn như đốm lông bò để đại diện cho số bò trong biểu đồ!uốn, nhưng bạn sẽ phải làm lại từ nhớ chấm mk 5đ nha

Bài 2. Bản Đồ, Cách Vẽ Bản Đồ 63 Ppt

Kính chào quý thầy cô giáo cùng các em học sinhBài giảng điện tử: Bản đồ, cách vẽ bản đồ– Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất1. Bản đồ là gì?Tiết 3. Bài 2. BẢN ĐỒ, CÁCH VẼ BẢN ĐỒ H 4. Bề mặt quả cầu được dàn phẳng2. Vẽ bản đồ?Em hãy tìm điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng các lục địa trên bản đồ và trên quả địa cầu?– Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất1. Bản đồ là gì?Tiết 3. Bài 2. BẢN ĐỒ, CÁCH VẼ BẢN ĐỒ 2. Vẽ bản đồVẽ bản đồ là biểu hiện của mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồH 4. Bề mặt quả cầu được dàn phẳng2. Vẽ bản đồ– Vì sao diện tích đảo Grơn len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? ( Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu Km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu Km2 )– Bản đồ H 5 khác với bản đồ H4 ở chỗ nào? – Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất1. Bản đồ là gì?Tiết 3. Bài 2. BẢN ĐỒ, CÁCH VẼ BẢN ĐỒ 2. Vẽ bản đồ– Vẽ bản đồ là biểu hiện của mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ– Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được đều có sai số. Càng xa trung tâm chiếu đồ sai số càng lớn.?Nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên hình 5,6,7.?Tại sao có sự khác nhau đó?Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng?– Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất1. Bản đồ là gì?Tiết 3. Bài 2. BẢN ĐỒ, CÁCH VẼ BẢN ĐỒ 2. Vẽ bản đồ– Vẽ bản đồ là biểu hiện của mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ– Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được đều có sai số. Càng xa trung tâm chiếu đồ sai số càng lớn.– Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau ?Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc dạy và học đại lí?– Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất1. Bản đồ là gì?Tiết 3. Bài 2. BẢN ĐỒ, CÁCH VẼ BẢN ĐỒ 2. Vẽ bản đồ– Vẽ bản đồ là biểu hiện của mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ– Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được đều có sai số. Càng xa trung tâm chiếu đồ sai số càng lớn.– Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau 3. Cách vẽ bản đồ:– Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí– Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ– Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí1. Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến , vĩ tuyến là những đường thẳng?Củng cố:2. Chọn câu trả lời đúng nhấta. Thu thập thông tin về các đối tượng địa líb. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồThiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa líd. Cả ba ý trên. DẶN DÒ Về nhà làm các bài tập 1,2,3 SGK.– Soạn bài mới: Soạn bài 3 TBĐ. Chuẩn bị thước tỉ lệ để thực hành bài sauChúc thầy cô giáo sức khỏeTiết học kết thúc

Cách Vẽ Hình Họa Cơ Bản

Trong các trường nghệ thuật tạo hình, hình họa là môn học cơ bản nhằm rèn luyện nhận thức thẩm mỹ và kỹ năng thể hiện hình khối không gian. Hình họa trong tiếng Pháp được chỉ rõ là hình vẽ theo mẫu khỏa thân, tức là lấy cơ thể hoàn mỹ của con người làm đối tượng nghiên cứu. Hình họa là bộ môn nghệ thuật tạo hình dựa trên cơ sở nghiên cứu về luật xa gần và giải phẫu tạo hình, nhằm phản ánh tính chất chân thực của sự vật hiện tượng dưới nhận thức thẩm mỹ của họa sĩ thông qua hoạt động nghiên cứu mẫu tự nhiên.

Làm thế nào để nhanh chóng nắm bắt và thể hiện được hình khối, không gian với tính chân thực của sự vật hiện tượng? Và sau đó là thể hiện nó thông qua nhận thức thẩm mỹ của họa sĩ?

Trên tinh thần kế thừa những giá trị sẵn có kết hợp với kinh nghiệm cá nhân, tôi mạnh dạn đưa ra một vài vấn đề kể như làm quà cho những bạn mới học vẽ (thực tình không dám “đánh trống qua cửa nhà sấm”).

Dạy nghệ thuật nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng (dù chỉ dừng lại ở mức cơ bản) theo tôi có thể chia làm hai ranh giới: Ranh giới thứ nhất là những vấn đề hữu ngôn, nghĩa là có thể phân tích, cắt nghĩa bằng ngôn ngữ nói hay viết; phần kia là cái phần mà người dạy cũng như người học khó lòng phát biểu bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.

Ở ranh giới thứ nhất tôi lại chia làm hai phần nữa:

Một là: những vấn đề cụ thể hóa bằng ngôn ngữ nói hay viết. Ở phần này tôi xin được kéo lui từ hình họa vẽ người trở về với một bậc học thấp hơn, nghĩa là bắt đầu từ những khối cơ bản – dù vậy theo tôi nó lại là bậc học có tính then chốt, nền tảng – ngàn dặm đường bắt đầu từ một bàn chân!

Hai là: ứng dụng những tiếp thu ở phần một, giải quyết những quan hệ phức tạp hơn tế nhị hơn… tiến gần tới tác phẩm. Ở phần này tôi hoàn toàn không có ý định lấy việc nghiên cứu cơ thể hoàn mỹ của con người làm căn bản. Trên thực tế nếu người học đã tích lũy sâu sắc những nhận thức thông qua việc nghiên cứu ở phần 1 thì trong nghiên cứu hình họa, mẫu người chỉ là một trong những đối tượng cụ thể được đưa vào chương trình chứ không nhất thiết chỉ có mẫu người là duy nhất. Tuy vậy ở bài viết này tôi vẫn lấy cơ thể hoàn mỹ của con người làm đối tượng để bàn, như vậy chúng ta sẽ tiện liên hệ so sánh với những bài học hình họa cơ bản trong nhà trường.

Phần 1: Hình – Khối cơ bản

Ở phần này người học phải làm quen với việc đưa một không gian ba chiều lên một không gian hai chiều sao cho ở không gian hai chiều nó có vẻ giống như hay đồng dạng với không gian gốc (ba chiều).

Xin lưu ý các bạn ở phần này có một vài vấn đề mà tôi đưa ra có vẻ như ngược lại với những gì được xem là chuẩn mực lâu nay, tuy thế ý định của tôi không phải là phủ nhận nó, có chăng tôi chỉ muốn nó gần hơn, khoa học hơn đối với môn học có tiếng là rất khó dạy này.

Trước khi đi vào khảo sát khối cơ bản, xin hỏi bạn đã chuẩn bị que đo, dây dọi chưa? người học vẽ bao giờ cũng có xu hướng muốn sử dụng que đo, dây dọi, nghĩa là cần ít nhất một sự trợ giúp. Bạn hãy ném hộ tôi que đo, dây dọi của bạn! Đó không phải là que đo, dây dọi mà nó là cái cân, là gông cùm khổ sai của bạn, nó không tốt như bạn tưởng, nó giúp đỡ bạn đôi chút, nhưng nó sẽ lấy đi của bạn rất nhiều! Nếu bạn muốn tiến sâu vào vào con đường sáng tác nghệ thuật này, thì việc sử dụng que đo, dây dọi đã phần nào tước đi của bạn những khả năng phát triển cảm giác ngay từ những bài học nhập môn.

Bạn đã ném que đo, dây dọi đi rồi phải không? Bạn đã bước chân vào sa mạc rồi đấy! Bây giờ không ai khác chỉ duy nhất mỗi bạn phải trực diện với nó. Bình tĩnh! Bạn hãy bình tĩnh! Tôi biết bạn đang có trong tay rất nhiều phương tiện thừa đủ để xây dựng được một hình họa vững vàng – Kiến thức về hình cơ bản, hình đồng dạng, kiến thức về đường, điểm, hai đường thẳng song song, kiến thức về các góc vuông, tù, nhọn, góc 450, 300, 600, 150 v.v… mà bạn đã học ở trung học phổ thông bây giờ sẽ rất hữu ích cho bạn đấy… Giây phút lúng túng và sợ hãi ban đầu sẽ qua đi rất nhanh, bạn hãy mở rộng tất cả các giác quan của mình… bạn có thể thất bại, nhưng sau mỗi lần như vậy bạn đang nhích dần tới cảm thức tương quan của chính bạn (không nhờ vào ai khác, không nhờ vào que đo, dây dọi) cảm giác của bạn đang ngày trở nên chính xác hơn, hòa hợp hơn. Với bước khởi đầu như vậy bạn đã bắt đầu có được một cơ thể tráng kiện, một tinh thần kiên định, phấn chấn cho đường đua dài trước mặt! Có thể sẽ có ai đó hỏi: vậy sao lâu nay ở Châu Âu rồi cả ở Việt Nam nữa người ta đều sử dụng que đo, dây dọi mỗi khi vẽ hình họa, tại sao họ vẫn có những hình họa tốt và cũng chính họ đã sáng tác được những tác phẩm bất hủ? bạn cứ việc nghe và tùy bạn tin hay không vào điều đó, chỉ xin lưu ý bạn đừng quên áp dụng thử cách vẽ không dùng que đo, dây dọi mà tôi vừa nói với bạn, nếu có thời gian bạn hãy thử tìm hiểu cách học và sự chống đối của những tài năng nghệ thuật với việc sử dụng que đo, dây dọi xem sao!

1. Vẽ hình tròn như thế nào?

Lâu nay bạn vẫn vẽ hình tròn bằng cách bắt đầu từ một hình vuông phải không?

Cách vẽ hình tròn bắt đầu từ một hình vuông rất tiện lợi cho những người mới nhập môn và những người có rất ít hay không có năng khiếu mỹ thuật. Tuy vậy nếu bạn muốn có hình tròn mà không cần đến hiệu quả thông qua rèn luyện nghiên cứu bản chất của nó thì sao bạn không vẽ hình tròn đó bằng compa có nhanh hơn không? Nói vậy có thể bạn sẽ tự ái và khó chịu rồi đấy, vì tôi biết bạn đang muốn trở thành họa sĩ cơ mà! Bạn có thể khó chịu nhưng cái cách mà bạn đang vẽ nghĩa là vẽ hình tròn bắt đầu từ một hình vuông cũng đang vô hình đánh mất mỹ cảm của bạn nếu không muốn nói là phản tác dụng. Với cách vẽ ấy bạn chỉ cần chú ý phân chia sao cho các đoạn thật đều nhau – thay vì rèn luyện cảm nhận đường cong bạn chỉ học được mỗi việc phân phát đều đặn nhàm chán những đoạn thẳng mà thôi!

Trong khi đó, để vẽ hình tròn bắt đầu từ một điểm, người vẽ trước hết phải hình dung về một hình tròn trong tâm trí, từ đó hình tròn được vận lên cánh tay, các khớp tay, đầu ngón tay… và một cua tròn khép kín được thực hiện hiển thị nên hình tròn. Thông một đến hai vị trí và có dạng ô van hoặc quả trứng. Bây giờ bạn chỉ việc nắn sửa đôi chút, để nắn sửa cho nó sát thực buộc bạn phải bao quát tổng thể hình ô van hay quả trứng rồi so sánh vào trong với tâm của nó. Với cách làm việc như vậy, bạn đã làm quen với việc quan sát tổng thể, tránh được cách vẽ vụn vặt… Bốn phương, tám hướng, trái, phải, trong, ngoài đều được bạn suy xét – đó là thói quen tốt giúp cho năng lực bao quát của bạn phát triển. Ít nhiều bạn đã tiếp cận với khả năng truyền tình cảm trực tiếp từ tâm đến bề mặt bức vẽ. Ngoài ra hình tròn được vẽ theo cách trên bao giờ nét phác cũng có được vẻ đậm nhạt tự nhiên, liên tục, sung sức và trơn hoạt đúng như bản chất vốn có của nó. Chắc chắn một hình tròn như vậy sẽ giúp bạn tích lũy hoàn thiện những cảm thức thẩm mỹ đúng hướng.

2. Chiều hướng và tỉ lệ

Cơ sở để xây dựng hình họa trên bề mặt bức vẽ – không gian hai chiều – là dựa vào sự ổn định của trục đứng và trục ngang (tung và hoành). Người mới học vẽ tuy khả năng rèn luyện chưa cao nhưng thường vẽ đúng tỉ lệ một đoạn thẳng khi nó trùng với phương của trục tung hay hoành. Nhưng hầu như đa phần các bạn đều lúng túng với những đoạn hút ngắn của vật mẫu, để khắc phục bạn có thể tham khảo hình vẽ minh họa sau:

Hình 1: Minh họa chiều hướng và tỉ lệ

Qua đó, bạn có thể tự rút cho mình những kinh nghiệm xác định chính xác tỉ lệ thực của một đoạn hút ngắn trong không gian. Chẳng hạn: giả thiết một người ngồi mẫu có hướng đùi trùng với hướng của OB và độ dài cũng bằng OB (OB = R) nhưng do bạn đã vẽ lệch hướng đùi đôi chút bây giờ hướng đùi của bạn không còn trùng với hướng OB mà là một hướng mới OB”, hãy quan sát trên mặt phẳng bạn sẽ thấy giá trị quy đổi của OB và OB” đều bằng O’B’. Giả thiết bạn dùng que đo và đo được O’B’ bằng một đầu và bạn vẫn tin tưởng vào sự chính xác nơi que đo của bạn mà để mất đi những khả năng bao quát khác, thì giá trị thực về chiều dài của đùi trên bức vẽ của bạn đã ngắn đi rất nhiều (ở đây que đo đã trở nên vô dụng). Và theo tôi đây cũng là lỗi cơ bản mà bạn vẫn thường mắc phải. Ta có thể triển khai mô hình trên cho việc xây dựng những bộ phận khác nhạy cảm hơn; chẳng hạn từ cùi tay đến cổ tay, từ đầu xương đùi đến khớp gối v.v.. theo mô hình của khối chóp nón.

Hình 2: A, B, C, D là những vị trí tương đối của đầu gối khi thay đổi hướng đùi

Thực ra cấu trúc cơ thể con người hết sức tinh tế, một cử động nhỏ của đùi hay cánh tay đều kéo theo thay đổi vi tế của những bộ phận khác. Bởi vậy khi đưa ra những minh họa trên tôi chỉ mong cung cấp một khái niệm tương đối giúp bạn hình dung cụ thể hơn về không gian – Tuyệt nhiên cơ thể con người không thể đơn thuần xem như những mô hình hình học.

Để xây dựng được một hình họa vững vàng có người chỉ cần thuần túy cảm giác đã có thể có được bức vẽ sát thực đồng dạng với tỉ lệ vật mẫu. Dù vậy không phải ai cũng có được cảm giác tốt như vậy, hơn nữa việc học tập có một số vấn đề cũng cần được đúc kết như những quy luật.

Người học vẽ hay có thói quen xuất phát bằng việc vẽ một chi tiết, bộ phận riêng lẻ nào đó, rồi vẽ lan dần sang các bộ phận khác. Có bạn vẽ người mẫu bắt đầu bằng cách xây dựng riêng cái đầu sau đó từ tỉ lệ đầu vẽ lan dần tới thân người rồi chân tay… Tỉ lệ bảy hay tám đầu ở sách giải phẫu chỉ có tính chất gợi ý, định hướng để bạn có cái nhìn chung về cơ thể người chứ không dạy bạn lấy đầu làm chuẩn để vẽ lan sang các bộ phận khác của cơ thể

Bạn hãy quan sát không gian mẫu vẽ và tập trung cho nó một cái nhìn bao quát, vào lúc này không một chi tiết nào của mẫu được xem trọng hơn những chi tiết khác. Thường thì tổng thể mẫu bao giờ cũng có xu hướng muốn nội tiếp một hình cơ bản nào đó. Người có kinh nghiệm sẽ bao quát tổng thể mẫu và dù cho nét phác đầu tiên của anh (chị) ta có bắt đầu từ một điểm nào đó riêng lẻ thì anh ta cũng đang dụng công để bắt được phom chung của mẫu.

Bắt đầu từ tổng thể bạn không nên xem trọng bộ phận nào hơn hết, tất cả các tín hiệu thị giác nơi mẫu vẽ đều có giá trị soi chiếu quy ước lẫn nhau. Để xây dựng một điểm hay một bộ phận nào đó bạn phải so sánh đối chiếu nó với quan hệ tổng thể theo trục ngang, trục dọc, hướng chéo, trong, ngoài, mảng đặc, khoảng trống, mảng sáng, bóng tối… và đừng quên hãy để cho cảm nhận về tính chất đúng đắn của cấu trúc hình mẫu mà bạn đang vẽ có dịp điều hòa với những quan sát duy lý khoa học.

3. Nặng và nhẹ

Nếu bạn chỉ gắng sức gia công máy móc về đối tượng vật mẫu mà không dành chỗ cho cảm giác của bạn phát huy chưa hẳn bạn đã nhận thức đúng đắn về quan hệ nặng nhẹ đúng như bản chất của vật mẫu. Khi bạn vẽ khối cầu và khối hộp là khi bạn đang đứng trước những vật mẫu có quan hệ nặng nhẹ rồi đấy.

Khối cầu thông thường cho ta quy luật ánh sáng theo các bước sau: sáng – trung gian – tối – phản quang, tính chất chuyển đổi sắc độ chậm của khối cầu cho bạn cảm giác êm nhẹ, mềm mại và tuần hoàn… Ngược lại khối hộp cho quan hệ sáng tối đối lập, dứt khoát, khỏe khoắn, mạnh mẽ và đột ngột. Tuy vậy bạn phải liên tục suy tư về nó, vận dụng nó cho những bài học nâng cao về sau thì mới mong qua nó diễn đạt được những cung bậc tình cảm đúng như cảm xúc của mình.

5. Động và tĩnh

Động tĩnh vốn chỉ là cấp độ trong quan hệ tương đối của tín hiệu thị giác đôi khi bạn có thể dựa vào động tĩnh mà xây dựng cho mình một hình họa vững vàng. Động tĩnh còn có tác dụng rất lớn trong việc biểu cảm cảm xúc thẩm mỹ. Bạn hãy quan sát hình vẽ sau:

Hình 3: Cấp độ động tĩnh thay đổi từ 1 đến 3

Kết luận: Sự thay đổi quan hệ giữa hai hình ở những điểm chạm cụ thể tạo nên thay đổi động tĩnh khác nhau. Tượng em bé cài lược của Vũ Cao Đàm sử dụng ba khối cơ bản: khối quả trứng ở đầu, khối trụ ở cổ, khối hộp ở bệ tượng. Sự thay đổi trục tự nhiên của ba khối này trong quan hệ tổng thể được khái quát như sau: Hình vẽ 4: Minh họa nhịp điệu tượng em bé cài lược của Vũ Cao Đàm Qua đó ta nhận thấy chiều hướng vận động cơ bản của ba khối dẫn tới nhịp điệu tổng thể và cũng qua đó khối tượng toát lên mỹ cảm.

6. Đơn lẻ và tổ hợp:

Khối cơ bản khi đứng đơn lẻ hầu như khó lòng dấy lên một kích thích mỹ cảm, nhưng chỉ cần hai hoặc ba khối hộp hay khối cầu đặt cạnh nhau, chúng đã có thể tương tác cho nhau tạo nên một kích thích mỹ cảm nhất định.

Broncuxi dựng “cột vô tận” cao trên 30m, với kết cấu duy nhất những khối quả trám đồng dạng cụt hai đầu, nối tiếp nhau trùng trùng, dâng lên vươn cao hòa vào trời xanh, thăng hoa vĩnh cửu, làm nên một tổng thể hoành tráng đúng như tên gọi của nó!

Kiến trúc sư người Mỹ PERTER ELSENMAN đã dựng đài tưởng niệm HOLOCAUST ở BERLIN (đài tưởng niệm các nạn nhân do thái bị giết hại trong cuộc diệt chủng HOLOCAUST của phát xít Đức) gồm 2711 khối bê tông cao thấp khác nhau trên diện tích 10.000m2. Đứng trước những khối bê tông hình hộp này, người xem bị lạc vào một mê cung mà ở đó chỉ có sự câm lặng bao phủ, cảm giác bất lực được dồn nén đến tận cùng im lặng và ghê rợn.