Cách Vẽ Bản Đồ Địa Lí 12 / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Địa Lí 6 Bài 2: Bản Đồ Cách Vẽ Bản Đồ

Tóm tắt lý thuyết

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất.

(Nửa địa cầu) (Bề mặt địa cầu trên mặt phẳng)

Giống và khác nhau về hình dạng lục địa trên địa cầu và trên mặt phẳng:

Giống nhau: Là hình ảnh thu nhỏ của Trái Đất.

Khác nhau:

Bản đồ thể hiện trên mặt phẳng.

Qủa địa cầu thể hiện tren mặt cong.

Vẽ bản đồ là biểu hiện của mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ.

Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được đều có sai số. Càng xa trung tâm chiếu đồ sai số càng lớn.

Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau.

(Bản đồ địa cầu sau khi đã nối những chỗ đứt; 1: đảo Grơn len, 2: lục địa Nam Mĩ)

Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu Km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu Km2.

Vì sao diện tích đảo Grơn len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ?

Vì khi dàn mặt cong lên mặt phẳng sẽ có sai số. Với phương pháp chiếu đồ này các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là 2 đường thẳng song song nên càng về 2 cực sự sai lệch càng lớn. Điều đó lí giải vì sao đảo Grơn len bằng 1/9 lục địa Nam Mĩ nhưng trên bản đồ thì lại bằng lục địa Nam Mĩ.

Vì sử dụng phương pháp chiếu đồ khác nhau nen sẽ có sự khác nhau đó

→ Vì vậy để vẽ bản đồ người ta thường dùng phương pháp chiếu đồ khác nhau.

Nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên hình 5, 6, 7.

Hình 5: các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng.

Hình 6: Kinh tuyến ở 00 là 1 đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm lại ở cực; vĩ tuyến là những đường thẳng song song.

Hình 7: kinh tuyến là những đường cong chụm nhau ở cực, xích đạo là đường thẳng; các đường vĩ tuyến Bắc là nững đường cong hướng về cực Bắc, các đường vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí

Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ

Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí

Cung cấp cho ta những khái niệm chính sác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên – kinh tế – xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.

Địa Lí 9, Cách Vẽ Biểu Đồ

PHƯƠNG PHÁP VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9=======================PHẦN I: MỞ ĐẦUMôn địa lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu về trái đất thiên nhiên và con người các châu lục núi chung và thiên nhiên con người Việt Nam nói riêng. Đối với môn địa lý 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lý tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất. Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình địa lý 9 THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9 THCS cũ. Nhiều dạng biểu đồ học sinh còn trừu tượng như biểu đồ miền, đường….. Vì vậy mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ các dạng biểu đồ một cách thích hợp dễ nhớ, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác, tính mĩ quan. Hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết áp dụng cho việc học tập cũng như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới có nhiều loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến một kết luận địa lý và ngược lại Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu……chuyển từ bảng số liệu thành biểu đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các yếu tố địa lý được dễ dàng hơn thông qua các biểu đồ. Thông qua đề tài này giúp tôi hoàn thành bài giảng kiến thức mới, bài thực hành, ôn tập kiểm tra được tốt hơn. Đối với học sinh lớp 9, kỹ năng vẽ biểu đồ chính xác, đảm bảo tính mỹ quan chỉ được thực hiện ở học sinh khá giỏi, còn học sinh trung bình và yếu kỹ năng còn hạn chế.Vì vậy với một số phương pháp vẽ biểu đồ này giúp học sinh yếu và trung bình có kỹ năng vẽ biểu đồ tốt hơn. Ý nghĩa của đề tài:Giúp chúng ta tìm ra phương pháp vẽ và nhận xét biểu đồ có hiệu quả nhất.Giáo viên hoàn thành tốt bài giảng theo phương pháp đổi mới hiện nay.Học sinh có kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ thành thạo để nắm bắt kiến thức nhanh, có hứng thú say mê môn học.PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPChương 1. Phương pháp vẽ các dạng biểu đồ* ) Có 6 dạng cơ bản:– Biểu đồ cột– Biểu đồ tròn– Biểu đồ miền– Biểu đồ thanh ngang– Biểu đồ cột chồng– Biểu đồ đườngĐối với mỗi dạng biểu đồ đều có phương pháp vẽ khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chung cho các dạng biểu đồ là :Biểu đồ gồm đơn vị, năm, tên biểu đồ, bảng chú giải……Biểu đồ phải có tính mỹ quan và đảm bảo chính xác. Trong khi làm bài tập, bài kiểm tra nếu đề bài yêu cầu vẽ cụ thể là biểu đồ tròn, cột … thì chúng ta theo thứ tự các bước dể thực hiện, còn nếu đề bài chưa yêu cầu vẽ cụ thể thì học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài. *) Cách lựa chọn biểu đồ:– Nếu bảng số liệu cho 1 hoặc 2 năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ hình tròn hoặc cột chồng.– Nếu bảng số liệu cho nhiều năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ miền hoặc đường.– Nếu bảng số liệu cho nhiều năm, năm gốc là 100% thì ta vẽ biểu đồ đường.I ) Biểu đồ cột : Là dạng biểu đồ mà học sinh được làm quen từ lớp 8 nên viêc tiếp thu của học sinh tương đối thuận lợi1. Yêu cầu chung:– Biểu đồ gồm hệ trục tọa độ ox, oy vuông góc với nhau+ Ox biểu thị đơn vị+ Oy biểu thị năm hoặc vùng miền…..– Tên biểu đồ– Bảng chú giải2. Cụ thể:Ví dụ: dựa vào bảng 18.1 vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vung Đông Bắc và Tây Bắc.Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc

Giáo Án Địa Lí 12 Bài 3: Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam

Giáo án Địa Lí 12 Bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.

2. Kĩ năng:

– Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí. 3.

3. Năng lực:

– Năng lực chung: Giai quyết vấn đề

– Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

– Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam.

– Bản đồ trống Việt Nam. Bút dạ viết bảng…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

a/ Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Các nước Đông Nam á.

b/ Nêu ý nghĩa vị trí địa lý Việt Nam.

2. Vào bài mới:

* Lược đồ địa lý : là hình vẽ khái quát những nét cơ bản về hình dạng lãnh thổ và một số yếu tố địa lý nhất định nào đó theo chủ điểm đặt ra. Trong học tập địa lý, lược đồ địa lý là phương tiện tiếp thu kiến thức một cách sinh động, trực quan, gắn với không gian địa lý. Vì thế vẽ lược đồ địa lý là một yêu cầu kỹ năng địa lý khá quan trong. Có nhiều cách vẽ lược đồ Việt nam. Trong bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu cách vẽ lược đồ Việt nam dựa trên hệ thống ô vuông và một số điểm chuẩn nổi bật để vẽ đường biên giới và đường bờ biển của Tổ quốc.

Hoạt động 1: Vẽ khung lược đồ Viêt Nam ( Hình thức : Cả lớp )

* Bước 1 : Vẽ khung ô vuông :

– Vẽ khung ô vuông gồm 40 ô (5×8), đánh số thứ tự theo trật tự :

+ Theo hàng ngang từ trái qua phải ( từ A → E )

+ Theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 → 8 )

– Mỗi ô có chiều rộng tương ứng với 2 kinh tuyến và 2 vĩ tuyến.

– Quy ước trục tung là đường kinh tuyến 102 0 Đông. Trục hoành là đường vĩ tuyến 8 0 Bắc.

– Như vậy, lưới ô vuông thể hiện lưới kinh vĩ tuyến là ( 102 0 KTĐ – 112 0 KTĐ, 8 0 VTB – 24 0 VTB )

* Bước 2 : Vẽ khung lược đồ :

– Giáo viên hướng dẫn HS xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dạng lãnh thổ Việt nam – phần đất liền ( xem phần phụ lục )

* Bước 3 : Vẽ khung lãnh thổ Việt nam :

– Giáo viên hướng dẫn HS vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp thành khung lãnh thổ Việt nam.

+ Vẽ đoạn 1 : Từ điểm cực Tây ( xã Sín Thầu – Điện Biên ) → Thành phố Lào Cai.

+ Vẽ đoạn 2 : Từ thành phố Lào Cai → Lũng Cú – Hà Giang ( điểm cực Bắc của đất nước )

+ Vẽ đoạn 3 : Từ Lũng Cú – Hà Giang → Móng Cái – Quảng Ninh.

+ Vẽ đoạn 4 : Từ Móng Cái – Quảng Ninh → phía Nam ĐB sông Hồng.

+ Vẽ đoạn 5: Từ phía Nam ĐB sông Hồng → phía Nam dãy Hoành Sơn ( chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển )

+ Vẽ đoạn 6 : Từ phía Nam dãy Hoành Sơn → Nam Trung Bộ ( chú ý vị trí của Đà Nẵng ở góc ô vuông D4, vị trí Cam Ranh ở cạnh dưới E5, có thể bỏ qua các chi tiết thể hiện các vũng vịnh ở NTB )

+ Vẽ đoạn 7 : Từ Nam Trung Bộ → Mũi Cà Mau.

+ Vẽ đoạn 8 : Từ Mũi Cà Mau → Rạch Giá – Kiên Giang → Hà Tiên – Kiên Giang.

+ Vẽ đoạn 9 : Biên giới ĐB Nam Bộ với Campuchia ( Hà Tiên → Bình Phước )

+ Vẽ đoạn 10 : Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào.

+ Vẽ đoạn 11 : Biên giới từ Nam Thừa Thiên Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

+ Vẽ đoạn 12 : Biên giới cực Tây Thanh Hoá với Lào.

+ Vẽ đoạn 13 : Biên giới phía Nam Sơn La và Tây Điện Biên với Lào.

– Xem phần phụ lục.

* Bước 4 : Xác định vị trí và vẽ các đảo – quần đảo lớn, vịnh biển.

– Giáo viên hướng dẫn HS dùng các ký hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo :

+ Quần đảo Hoàng Sa – Đà Nẵng (15 045′ → 17 015′ Bắc và 111 000′ → 113 0 00′ Đông ) E4

+ Quần đảo Trường Sa – Khánh Hoà ( 8 038′ Bắc ; 111 0 55′ Đông ) E8

+ Đảo Phú Quốc – Kiên Giang ( 9 053′ → 10 028′ Bắc và 103 049′ → 104 0 05′ Đông ) A7 – B7

+ Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan.

* Bước 5 : Xác định vị trí và vẽ các con sông chính :

– Sông Hồng

– Sông Đà

– Sông Mã – Sông Thái Bình

– Sông Cả

– Sông Thu Bồn – Sông Đà Rằng

– Sông Đồng Nai

– Sông Sài Gòn – Sông Tiền

– Sông Hậu.

Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, đảo-quần đảo lên lược đồ (HT: Cá nhân)

* Bước 1 : Quy ước cách viết tên địa danh :

– Tên nước : chữ in hoa viết đứng ( VIÊT NAM )

– Tên Tp, đảo, quần đảo : viết in hoa chữ cái đầu, viết theo hàng ngang ( Hà Nội )

– Tên sông : Viết thường, viết theo chiều dọc dòng sông ( Sông Hồng )

* Bước 2 : Dựa vào Atlát Địa lý VN , xác định vị trí các thành phố điển hình :

– Xác định vị trí các thành phố ven biển :

+ Hải Phòng ( gần 21 0 Bắc )

+ Thanh Hoá ( 19 0 45′ Bắc )

+ Vinh ( 18 0 45′ Bắc ) + Huế ( 16 0 30′ Bắc )

+ Đà Nẵng ( 16 0 Bắc )

+ Quy Nhơn ( 13 0 45′ Bắc ) + Nha Trang ( 12 0 15′ Bắc )

+ Vũng Tàu ( 10 0 30′ Bắc )

– Xác định vị trí các thành phố trên đất liền :

+ Lào Cai, Sơn La ( 104 0 Đông )

+ Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn ( 22 0 Bắc )

+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Mê Thuột ( 108 0 Đông ) + Đà Lạt ( 12 0 Bắc )

+ Hà Nội ( gần 106 0 Đông )

+ Tp Hồ Chí Minh ( gần sông SG )

* Bước 3 : Tiến hành điền tên các thành phố , sông vào lược đồ.

* Bước 4 : Ghi bảng chú giải các nội dung biểu thị trên lược đồ.

IV. TỔNG KẾT

1. Đánh giá: – GV nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa.

2. Hoạt động nối tiếp: – Luyện tập cách vẽ. Mỗi HS hoàn chỉnh một bản vẻ đẹp, chính xác.

V. PHỤ LỤC

VI. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Cách Vẽ Biểu Đồ Cột Đơn Giản Trong Môn Địa Lí

Trong môn Địa lí để dành được số điểm tuyệt đối của một câu hỏi thường được sắp xếp vào phần vẽ biểu đồ. Cùng xem các bí quyết mà chúng tôi chia sẽ sau đây để dành được điểm cao trong kì thi sắp tới .

I. Dấu hiệu nhận biết

– Thể hiện qui mô, độ lớn, số lượng: hơn – kém, nhiều – ít, so sánh các yếu tố, tình hình phát triển.

– Có các cụm từ như: số lượng, sản lượng, so sánh

– Có số lượng năm cho trước hơn 4 năm

– Thể hiện ở dấu gạch chéo: người/ km2, USD/người,…

– Trong một năm mà yêu cầu thể hiện nhiều thành phần: loại sản phẩm, vùng miền, số lượng,….

II. Cách vẽ biểu đồ

Các bước thực hiện lần lượt như sau:

– Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp

– Xây dựng hệ trục tọa độ: có trục hoành bằng 3/2 trục tung

– Đánh số kí hiệu thật chính xác trên các hệ trục

– Sắp xếp số liệu theo 1 thứ tự nhất định

– Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 1 cm ( trừ biểu cột thể hiện lượng mưa)

– Khoảng cách các năm phải phân bố một cách chính xác

– Độ rộng các cột phải đều nhau .

– Viết số liệu trên mỗi cột và vẽ kí hiệu

– Viết tên cho biểu đồ

– Hoàn chỉnh bảng chú thích

III. Cách nhận xét

– Đầu tiên là nhìn vào và đưa ra sự nhận xét chung cụ thể, sau đó đi vào nhận xét từng năm, tăng giảm bao nhiêu, sự tăng giảm diễn ra như thế nào : nhanh-chậm, liên tục-không liên tục

– Kết luận và giải thích nếu cần.

Chú ý:

Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau .Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian .

Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện .

Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ . Tuy nhiên , trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.

IV. Các lỗi thường gặp