Bảo tàng Áo dài Việt Nam nói lên lịch sử phát triển của chiếc Áo dài qua nhiều năm tháng, kể từ khi bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn và trở thành một danh tính chính trị – văn hóa chính thức của Việt Nam.
“Áo dài là sườn xám cách tân” – Một luận điệu xâm phạm văn hóa?
Mới đây, bài viết của tờ China Daily đăng tải các thiết kế giống hệt Áo dài Việt Nam, nón lá, mấn đội đầu Việt Nam và gọi đó là “phong cách Trung Quốc” được lan truyền trên mạng xã hội khiến công chúng rất quan tâm. Bộ sưu tập đến từ thương hiệu Ne Tiger (Trung Quốc), ra mắt vào tháng 10/2018 trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân – Hè 2019.
Đáng nói hơn, China Daily đề cập đến loạt thiết kế này với tiêu đề: Chinese style delights China S/S Fashion Week (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân – Hè). Cụm từ Chinese style (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc) khiến không ít người Việt nhận định đây là hành vi “ăn cắp văn hóa”.
Bùi Đình Minh Tuệ, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn chúng tôi chia sẻ: “Đó là một sự cạn kiệt ý tưởng của một nền thời trang và là sự đánh cắp biểu tượng văn hóa của đất nước Việt Nam. Trong rất nhiều cuộc thi hoa hậu quốc tế, các hoa hậu Việt Nam đã mang Áo dài đi thi và cả thế giới công nhận. Mình không chấp nhận nếu họ nói Áo dài là trùng ý tưởng hay sườn xám cách tân”.
Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc người Trung Quốc định nghĩa “Áo dài là sườn xám cách tân” chứng tỏ họ chưa có kiến thức để phân biệt kiểu dáng, chiều dài tà áo và cách kết hợp với các phụ kiện của hai loại trang phục này.
Trang Xinhuanet của Trung Quốc đưa tin, các thiết kế Áo dài của thương hiệu Ne Tiger (Trung Quốc) lấy cảm hứng từ trang phục thời Minh và sườn xám thời nhà Thanh. Sau đó, Ne Tiger đã kết hợp Áo dài với các phụ kiện khác nhau như quần dài, mấn, nón lá để thêm phần độc đáo khi trình diễn.
Hành vi mà Trung Quốc tự gắn mác là “sáng tạo” này khiến không ít giới mộ điệu thời trang trên toàn thế giới phải thất vọng. Có người không ngại bày tỏ: “Chiếc Áo dài là niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận năm 2002. Mình tin rằng thế giới sẽ biết đâu là đúng, đâu là sai để nhận định”. Bà Jame Steson, một sứ giả người Mỹ đã từng nói rằng: ” Không một đất nước nào có một trang phục dân tộc vừa đẹp, vừa truyền thống mà lại có chiều sâu văn hóa như tà Áo dài Việt Nam… “.
Theo Wikipedia, “Áo dài” là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân và là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Xuất hiện từ năm 1744 thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát – người sáng chế và định hình chiếc Áo dài Việt Nam như hiện nay, áo dài đã đi qua bao thăng trầm lịch sử và trở thành trang phục quen thuộc trong cuộc sống đại chúng, biểu tượng của văn hóa Việt. “Áo dài” cũng đã được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được nhấn mạnh là trang phục của phụ nữ Việt.
Khám phá Bảo tàng Áo dài Việt Nam – Lịch sử phát triển của Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ
Với mong muốn bảo tồn, quảng bá vẻ đẹp của Áo dài – loại trang phục có bề dày hơn 300 năm lịch sử của người Việt, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã dày công xây dựng nên Bảo tàng Áo dài Việt Nam suốt hơn 10 năm, trên nền tảng của khu nhà vườn Long Thuận (phường Long Phước, quận 9). Công trình khánh thành ngày 22/1/2014 là bảo tàng thứ 12 tại chúng tôi và là 1 trong 2 bảo tàng tư nhân của TP.
Vào khoảng thập niên 1930, một người phụ nữ Hà Nội có tên Cát Tường (hay Le Mur) đem lại rất nhiều thay đổi cho trang phục Áo dài, thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, “Áo dài Le mur” trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.
Áo dài vẽ ra đời năm 1989, đánh dấu lần đầu tiên ngôn ngữ hội họa được đưa vào trang phục. Bên cạnh những bộ sưu tập Áo dài, bảo tàng còn trưng bày khoảng 3.000 hình ảnh phụ nữ Việt trong trang phục Áo dài truyền thống.
Những năm gần đây, Áo dài được cách tân mạnh mẽ bằng cách kết hợp nét văn hóa dân tộc với yếu tố thời trang hiện đại. Nét đẹp của tà Áo dài dân tộc Việt Nam nổi tiếng trên các buổi trình diễn tuần lễ thời trang quốc tế, các cuộc thi hoa hậu trong và ngoài nước, các festival bề thế và trang trọng. Những nhà thiết kế Áo dài Việt Nam như Sỹ Hoàng – chủ nhân Bảo tàng Áo dài Việt Nam, Minh Hạnh, Võ Việt Chung, La Hằng đã được biết đến trên thị trường quốc tế và góp phần làm rạng danh tên tuổi trang phục Áo dài – Biểu tượng văn hóa của quốc gia hình chữ S thân yêu.
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục, khi nhìn cách họ phục sức chúng ta biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật Bản có áo Kimono, người Trung Hoa có chiếc áo sườn xám v.v. Người Việt Nam hãnh diện về Áo dài – “Ở đâu có phụ nữ Việt, ở đó có Áo dài Việt”.
Không đơn thuần là trang phục truyền thống, Áo dài Việt Nam còn là một nét văn hóa gói trọn tinh thần Việt – “quốc hồn” của phụ nữ Việt Nam!