1. Xây dựng giáo án stem tiểu học dựa trên những mục tiêu cụ thể
Giáo án stem tiểu học cần được xây dựng dựa trên những mục tiêu cụ thể và rõ ràng nhằm dễ dàng đo lường được hiệu quả mà học sinh đạt được. Trên cơ sở này, cũng là giải pháp giúp giáo viên có cơ sở để xây dựng hoạt động giảng dạy phù hợp.
Xây dựng giáo án stem với mục tiêu cụ thể
Những mục tiêu đưa ra cần chi tiết, đo lường và phù hợp với từng độ tuổi của trẻ nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng tiêu chuẩn trong giáo dục khoa học. Nhờ đó, các bài soạn giáo án tiểu học mới đảm bảo có tính chặt chẽ, thống nhất nhằm giúp học sinh đạt được kết quả tốt nhất.
2. Phác thảo tổng quan của tiết học
Trong giáo án stem tiểu học, giáo viên cần phác thảo xem trong một tiết học, các tiến trình hoạt động sẽ diễn ra như thế nào? Đâu là hoạt động chính, đâu là phần giàng của giáo viên. Đồng thời phải tìm ra giải pháp làm thế nào để giúp học sinh hứng thú tham gia khám phá, tìm tòi và trải nghiệm.
3. Lên kế hoạch thời gian giảng dạy
Giáo viên cần lên kế hoạch thời gian giảng dạy phù hợp cho tiết học. Bạn cần chia các phần trong tiết học với những thời gian cụ thể. Có như vậy, mới đảm bảo thực hiện đúng tiến độ nhằm giúp quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên một lưu ý nho nhỏ là các giáo viên nên dành ra cho mỗi phần 1 – 2 phút nhằm giúp các học sinh được thư giãn. Mặt khác, thời gian này cũng giúp giáo viên dễ dàng điều chỉnh lại một số nội dung nếu cần thiết.
4. Soạn giáo án stem tiểu học bằng đa dạng phương pháp giảng dạy
Nếu cứ khư khư một phương pháp giảng dạy chắc chắn sẽ khiến học sinh không thấy hứng thú mà bản thân người giáo viên cũng thấy nhàm chán. Do đó, bạn cần hiểu rõ đối tượng học sinh của mình để đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau và áp dụng một cách linh hoạt.
5. Thực hiện mô hình tương tác đa dạng
6. Có kế hoạch thực hành và tạo sản phẩm
Có kế hoạch thực hành và tạo sản phẩm
7. Thường xuyên đánh giá
Giáo án stem tiểu học cần đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức cũng như cách tiếp cận của học sinh. Do đó, trong mỗi tiết học nên dành chút thời gian để kiểm tra mức độ nhận thức bài giảng của học sinh như thế nào nhằm có hướng điều chỉnh phù hợp.
8. Có kế hoạch chuyển tiếp, ôn tập và củng cố
Để tránh nhàm chán, giáo viên nên có kế hoạch chuyển tiếp giữa các bài học bằng cách cho học sinh tham gia một trò chơi đơn giản nhằm giúp các em cảm thấy thoải mái hơn. Cùng với đó cũng cần chú ý đến việc ôn lại những nội dung bài học trước nhằm giúp các em có thể ghi nhớ và kết nối với các bài học sau nhanh chóng, dễ dàng.