Cách Soạn Giáo Án Dạy Yoga / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Englishhouse.edu.vn

Nghệ Thuật Dạy Yoga Dành Cho Các Giáo Viên Yoga Yêu Nghề!

1: Hiểu được mong muốn của học viên

Yoga nhìn chung là tốt cho sức khỏe, vóc dáng, nhưng mỗi người đến với Yoga lại có mục đích khác nhau. Vì giảm cân, giảm mỡ, vì phòng bệnh, chữa bệnh hay đơn giản là vì yêu thích, muốn chinh phục… Hiểu được mong muốn thật sự của học viên chính là một nghệ thuật dạy Yoga tuyệt vời. Vì học viên chỉ thỏa mãn và nhận được hiệu quả tròn đầy nhất với công sức luyện tập của mình khi bạn cung cấp cho họ bài học phù hợp.

Để đạt được nghệ thuật dạy Yoga này, là một giáo viên bạn phải biết cách sắp xếp thời gian và cố gắng kết nối với học viên nhiều hơn, để họ sẵn sàng chia sẻ với bạn mong muốn của họ. Ngoài ra, bạn phải mở lòng để lắng nghe và thấu hiểu các suy nghĩ của họ.

2: Đơn giản hóa bài tập

Chính vì thế, bạn cần đơn giản hóa bài tập – một nghệ thuật dạy Yoga cần bạn nghiên cứu. Hãy thiết kế những bài học có độ chuyển từ từ. Đảm bảo trạng thái thoải mái nhất cho học viên cho đến cuối buổi tập. Cũng hãy cố gắng truyền tải một cách đơn giản, dễ hiểu. Bạn nê gia tăng nói những lời tích cực, động viên để họ không thấy sợ những động tác khó.

3: Làm mẫu các tư thế và chỉnh sửa tư thế

“Trăm nghe không bằng một thấy”, cách truyền tải chính xác và dễ tiếp thu nhất đó là làm mẫu. Kết hợp với việc điều chỉnh tư thế cho học viên thì họ sẽ nhân được hiệu quả tốt nhất.

4: Giải thích các từ tiếng Phạn

Tiếng Phạn là ngôn ngữ chính trong Yoga nên trong lúc giảng dạy, rất có thể bạn sẽ dùng. Nhưng học viên thì không hiểu bạn nói gì cả, mà chỉ biết bắt trước. Học và làm theo trong trạng thái mơ hồ. Vì không hiểu gì thì không thể nhận hết lợi ích được. Nếu là một giáo viên có tâm, bạn hãy từ từ giải thích các từ tiếng Phạn mà mình đã dùng cho học viên hiểu. Hãy chú yên đến giọng điệu và thái độ khi nói. Phải mang được vẻ bình tĩnh và động viên người học.

5: Chơi một giai điệu thú vị

Có nhiều người không mấy đồng tình với nhận định này. Với họ, những bản nhạc truyền thống dành riêng cho Yoga mới là tốt nhất. Ở đây chúng tôi không phủ nhận quan điểm ấy. Nhưng một khi đã xem Yoga là một loại hình nghệ thuật, thì sao chúng ta không khiến nó thêm thú vị, thêm mới mẻ nhờ những đoạn nhạc phá cách. Miễn sao khúc nhạc đó hài hòa với bài giảng của bạn là được. Có thể là một khúc nhạc Jazz, cổ điển… miễn sao học viên có thể thư giãn và cảm thấy thoải mái.

TRUNG TÂM THỂ DỤC THẨM MỸ DUYÊN DÁNG VIỆT

– Địa chỉ : 884 Nguyễn Kiệm, phường 3, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. – Hotline : 0987.37.57.90 – 0945.01.91.66 ( Mrs Lê Thọ ) – Hoặc bạn có thể gửi Mail cho chúng tôi: TrungTamTheDucThamMyLT@gmail.com

Giáo Án Dạy Thêm 10

CHƯƠNG II: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

Tiết: 1+2 Ngày soạn: 09/10/2010Ngày dạy: 10/10/2010 Lớp 10 K8 Bài 1: HÀM SỐI. TÓM TẮT LÍ THUYẾT1/ Định nghĩa: Cho tập D khác rỗng và .Nếu với mọi giá trị của thuộc tập D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực thì ta có một hàm số.Ta gọi là biến số và y là hàm số của .Tập hợp D được gọi là tập xác định của hàm số.Tuy nhiên ta thường gọi tắt hàm số hoặc hàm số .2/Cách cho hàm số: một hàm số có thể được cho bằng các cách sau:Hàm số cho bằng bảng.Hàm số cho bằng biểu đồ.Hàm số cho bằng công thức.3/ Tập xác định của hàm số cho bởi biểu thức: là tập hợp tất cả các số sao cho biểu thức có nghĩa.4/ Đồ thị của hàm số: cho hàm số xác định trên tập D là tập hợp tất cả các điểm trên mặt phẳng toạ độ với mọi x0 thuộc tập D và .5/ Sự biến thiên của hàm số: cho hàm số xác định trên khoảng .Hàm số gọi là đồng biến (hay tăng) trên khoảng (a;b) nếu .Hàm số gọi là nghịch biến (hay giảm) trên khoảng (a;b) nếu .Xét chiều biến thiên của một hàm số là tìm các khoảng đồng biến và các khoảng nghịch biến của nó. Kết quả được tổng kết trong một bảng gọi là bảng biến thiên.6/ Hàm số chẵn, hàm số lẻ:Cho hàm số với tập xác định D. gọi là hàm số chẵn trên D gọi là hàm số lẻ trên D Hàm số chẵn có đồ thị nhận trục tung làm trục đối xứng.Hàm số lẻ có đồ thị nhận gốc toạ độ làm tâm đối xứng.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN:VẤN ĐỀ 1: Tìm tập xác định của hàm số: Phương pháp: Muốn tìm tập xác định của hàm số , ta tìm các số sao cho biểu thức có nghĩa.Một số trường hợp cần nhớ:Hàm số dạngđiều kiện để biểu thức có nghĩa

là đa thức theo

Bài 1.1 Tìm tập xác định của hàm số:

Bài 1.2 Tìm tập xác định của hàm số:

…………………………………………@………………………………………………………………..Bài 2: HÀM SỐ y= ax+bTiết: 3+4 Ngày soạn: 09/10/2010Ngày dạy: 10(17)/10/2010 Lớp 10 K8I. TÓM TẮT LÍ THUYẾTHàm số bậc nhất có dạng: 1. Tập xác định: 2. Chiều biến thiên: Định lý: Nếu thì hàm số đồng biến trên . Nếu thì hàm số nghịch biến trên .Bảng biến thiên:Đồ thị là một đường thẳng không song song và không trùng với các trục tọa độ.Để vẽ đường thẳng chỉ cần xác định hai điểm khác nhau của nó.Hàm số hằng :Tập xác định: Hàm số hằng là hàm số chẵn. Đồ thị là một đường thẳng trùng phương với trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tung độ là b.Hàm số Tập xác định: Hàm số là hàm số chẳn. Hàm số đồng biến trên khoảng và nghịch biến trên khoảng .II. PHẦN BÀI TẬP:

Dạng 1: Vẽ đồ thị hàm số Phương pháp: Xác định hai điểm của đường thẳng bằng cách cho x hai giá trị rồi tính . Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm và Bài 2.1 Vẽ đồ thị các hàm số:

Dạng 2: Vẽ đồ thị hàm số cho bởi nhiều công thứcPhương pháp:Xác định công thức với tập xác định đã cho.Vẽ đồ thị xác định bởi công thức đó trên tập xác định đã cho.Đồ thị cần vẽ là hợp các đồ thị thành phần trên cùng một hệ toạ độ.Bài 2.2 Vẽ đồ thị các hàm số sau:

Dạng 3: Vẽ đồ thị hàm số y= Có thể vẽ đthị của hs y= bằng cách

Cách Soạn Giáo Án Và Tầm Quan Trọng Của Việc Soạn Giáo Án

Trước hết, cần khẳng định tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng trước khi hành động. Chúng thực sự mang lại hiệu quả cũng như giúp bạn đạt được thành công cao hơn so với việc không có một sự trang bị nào. Lại nói, giáo dục là một trong những lĩnh vực cốt lõi, những tiết học cần truyền tải tri thức cho các em học sinh một cách tối ưu nhất. Mặc dù không phải là yếu tố quyết định, nhưng trên hết việc soạn giáo án sẽ giúp giáo viên trang bị một hành trang đủ và tốt nhằm vận hành tiết học một cách trơn tru.

Việc làm Giáo dục – Đào tạo

1. Tại sao cần soạn giáo án trước khi giảng dạy? 1.1. Giúp nhìn nhận được năng lực của giáo viên

Người giáo viên luôn không ngừng cải thiện các phương pháp giảng dạy, đó vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm. Và trong các giáo án, cách dạy học của giáo viên được thể hiện rõ ràng nhất. Chuẩn bị một cách khoa học giáo án, trong đó chứa đựng đầy đủ các nội dung chắc chắn sẽ mang lại một tiết dạy hiệu quả hơn, cao hơn. Đồng thời, người giáo viên sẽ cảm thấy bản thân đủ tự tin và chủ động hơn trong quá trình dạy học. Mặt khác, nhờ những gì chuẩn bị trong giáo án, giáo viên sẽ không còn gặp phải các vấn đề lúng túng, mất tập trung, quên bài hay thậm chí phải đi tìm thông tin bài học trong suốt buổi giảng dạy.

Trải qua những tiết học hiệu quả, giáo viên nhận được sự công nhận về năng lực từ cả nhà trường và phụ huynh. Bởi việc dạy của một người có hiệu quả hay không, đều được thể hiện qua những kiến thức truyền tải, phương thức, thiết bị, việc sử dụng các máy móc để dạy học,…

Việc nhìn nhận năng lực của người nhà giáo trước những tiết học là rất cần thiết. Bất kể bạn là một giáo viên kỳ cựu, có kinh nghiệm lâu năm, nhưng sự tự tin thái quá và sự thờ ơ trong việc không chuẩn bị giáo án. Chính là hành động trực tiếp dẫn đến việc giáo viên đó sẽ nhận được những nhìn nhận tiêu cực từ phụ huynh và cả nhà trường.

1.2. Tối ưu hóa hiệu quả của tiết học

Trong một tiết học, vấn đề tương tác qua lại giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh là rất quan trọng. Chúng thúc đẩy được tinh thần học tập hăng say, tích cực, chủ động và mang tính tự giác của người học. Thống kê cảm nhận của các học sinh qua những tiết giảng dạy của thầy cô, sẽ đánh giá được phương thức giảng dạy của giáo viên nào là phù hợp, thú vị và hấp dẫn.

Từ xưa đến nay, chuẩn bị tốt luôn là giải pháp giúp bạn tự tin hơn và có được tinh thần làm việc tốt hơn. Biết cách soạn giáo án trước khi lên lớp, sẽ giúp cho người dạy học ý thức được sự thiết yếu của việc luyện tập, trau dồi, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân.

1.3. Hỗ trợ học sinh tiếp cận kiến thức bài bản hơn

Việc soạn giáo án trước khi lên lớp không chỉ có tác dụng đối với người dạy, mà còn có công dụng đối với người học. Thông qua giáo án, một phương thức giảng dạy rõ ràng, mạch lạc, dễ tiếp thu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng tiếp nhận được các thông tin.

Học bao gồm việc tiếp nhận rất nhiều khối kiến thức đa dạng, nếu người dạy không có một phương thức truyền tải tốt, giúp học sinh ghi nhớ, thì chất lượng học tập của chúng sẽ ngày càng đi xuống. Ngược lại nếu công tác này được làm tốt, kết quả sẽ nâng cao chất lượng học tập của học sinh hơn gấp nhiều lần, chúng được thể hiện qua các bài kiểm tra hay bài thi,… Mặc dù công tác thiết kế giáo án là do người dạy thực hiện, tuy nhiên người học cũng cần tìm hiểu, theo dõi, nắm bắt để đánh giá xem người dạy có thực sự có tâm huyết và có trách nhiệm trong việc giảng dạy cho mình hay không?

Tuyển dụng giáo viên

2. Nguyên tắc cần nắm trước khi soạn giáo án

Cách soạn giáo án không phải một sớm một chiều có thể nằm lòng. Chúng cần được đầu tư về công sức, trí tuệ và cả thời gian. Tóm lại, khi soạn giáo án, hãy hướng đến một mục đích rõ ràng, đó chính là giúp cho người học có thể tiếp thu tri thức nhanh, nhưng hiệu quả và nhớ lâu. Cách soạn giáo án ra sao? Cùng Hạ Linh bật mí qua nội dung ngay sau đây:

2.1. Căn cứ khi soạn giáo án

Soạn giáo án không đơn giản cứ ngồi vào bàn, đưa giấy và bút ra là có thể soạn. Công tác soạn giáo án vất vả và khó khăn hơn nhiều nếu như bạn không có một cơ sở hay một căn cứ dựa vào trước khi bắt đầu. Khi đã xác định được những căn cứ để soạn giáo án, bạn sẽ nhanh chóng nhập cuộc và soạn thảo những gì đã phác họa một cách dễ dàng hơn. Đa phần, những căn cứ khi soạn giáo án bao gồm các thành phần sau:

– Căn cứ về mặt lý thuyết: Tài liệu tham khảo, sách dành cho giáo viên, chuẩn kỹ năng kiến thức, phân phối chương trình giảng dạy.

– Căn cứ trên điều kiện cơ sở vật chất: Tài sản và cơ sở vật chất trong một lớp học. Bao gồm: Máy trình chiếu, máy tính, thiết bị âm thanh, điều khiển, bảng,… nói chung là trang thiết bị phục vụ dạy học.

– Căn cứ trên cơ sở đặc điểm về tiết học, nội dung của từng bài học.

– Căn cứ vào mặt bằng chung khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng học tập của học sinh.

2.2. Xác định các bước để soạn giáo án

– Thứ nhất, xác định được mục tiêu cần hướng đến: Trên cơ sở yêu cầu về chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục, người giáo viên phải xác định được kiến thức, thái độ, kỹ năng. Cần nhấn mạnh và bám sát vào tính đúng trọng tâm, không dài dòng, không chệch hướng, tránh tình trạng quá tải về kiến thức.

– Thứ hai, xác định được cách thức chủ đạo: Cách thức giảng dạy và truyền tải tri thức của giáo viên không hoàn toàn giống nhau. Bởi bạn cần áp dụng và tinh chỉnh dựa theo hoàn cảnh thực tế, chẳng hạn như tùy vào nội dung của bài học, mặt bằng chung kỹ năng tiếp thu kiến thức của lớp học, hay hạ tầng dạy học của từng địa điểm cụ thể.

– Thứ ba, diễn giải từng hoạt động cụ thể: Hoạt động dạy học trong tiết học cần được xây dựng và triển khai trên cơ sở đã xác định được mục tiêu của bài học trước đó. Và khi các hoạt động dạy học chuẩn bị kết thúc, đồng nghĩa với việc mục tiêu dạy học cần phải gần được hoàn thành.

Việc làm Giáo dục – Đào tạo tại Hà Nội

3. Cách soạn giáo án dựa trên 5 bước 3.1. Bước 1: Xác định mục tiêu tiết học

Xác định được mục tiêu tiết học là phải xác định được những điều sau:

– Người học sẽ tiếp nhận được những gì sau khi kết thúc một tiết học, hay một bài học. Cụ thể về việc tiếp nhận kiến thức, thái độ và cả kỹ năng.

– Dựa trên căn cứ chuẩn kiến thức, phải xác định được các mức độ chi tiết và cụ thể của tiết học. Các mức độ bao gồm mức độ biết, mức độ hiểu và mức độ thực hành. Đặc biệt cần đạt chuẩn sách giáo khoa, sách giáo viên, kỹ năng, kiến thức theo định hướng từ Bộ Giáo dục.

3.2. Bước 2: Xác định phương pháp chính yếu

– Định hướng và xác định được đâu là cách thức giảng dạy chính yếu được sử dụng trong tiết học.

– Bên cạnh đó, cần thiết lập thêm các phương pháp bổ trợ, bên cạnh phương pháp chính, nhằm đảm bảo tiết học diễn ra thuận lợi.

– Cần căn cứ trên cơ sở các điều sau thì mới xác định phương pháp trọng tâm dạy học đúng được: nội dung của bài học, mặt bằng chung kỹ năng tiếp thu kiến thức của lớp học, hay hạ tầng dạy học của từng địa điểm cụ thể.

3.3. Bước 3: Chuẩn bị thiết bị giảng dạy

– Thiết bị giảng dạy cho giáo viên: Bảng, phấn, máy chiếu, máy tính, sơ đồ, tranh ảnh, mô hình, điều khiển, tivi, phiếu học tập,…

– Thiết bị học cho học sinh: Tài liệu tham khảo, nghiên cứu và sưu tầm chuẩn bị trước tài liệu,…

3.4. Bước 4: Diễn biến tiết học

– Trong từng hoạt động, cần phân biệt một cách cụ thể và chi tiết các hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên trong tiết học.

– Nên định hướng và gắn liền mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động. Không nên xây dựng quá nhiều, dẫn đến tình trạng không hoàn thành được kịp tiết học theo thời gian và dư nhân lực.

– Mỗi hoạt động dạy và học cần được định hướng cụ thể về thời gian, phân bổ các hoạt động một cách hợp lý, bám sát vào thời gian giảng dạy cho từng tiết học.

3.5. Bước 5: Tổng kết tiết học

– Tổng kết lại nội dung bài học bằng cách tóm lược các thông tin, nhấn mạnh một lần nữa vào các nội dung chính yếu của bài học.

– Để thay cho việc tổng kết miệng, giáo viên cũng có thể sử dụng phiếu đánh giá.

– Giao bài tập về nhà và những nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết học tiếp theo để học sinh thực hiện.

– Giới thiệu các hình thức hoặc tư vấn các tài liệu tham khảo cho học sinh.

– Nhận xét tổng quan và nhìn nhận bằng cách đánh giá lại chất lượng tiết học. Điều này có thể giúp giáo viên tiếp nhận được những phản hồi và nhận xét, nhằm thay đổi hoặc cải thiện phương pháp dạy học cho những lần tiếp theo.

Tìm việc làm

Thực trạng xem nhẹ tầm quan trọng của giáo án đang diễn ra khá phức tạp. Nhiều giáo viên thậm chí còn dạy học không có giáo án, hoặc đi mua giáo án ở bên ngoài để áp dụng cho mình. Bạn nghĩ sao về điều này? Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã tham khảo cho mình được cách soạn giáo án hiệu quả nhất!

Hướng Dẫn Soạn Giáo Án Để Bắt Đầu Dạy Học Online

Xoá bỏ sự ngại ngần khi xây dựng khoá học online đầu tiên. Bước soạn giáo án cho khoá học trực tuyến là bước đầu tiên cần thực hiện.

======================================

I. Soạn giáo án cho lớp học online có gì khác biệt? II. Các bước soạn giáo án cho một khoá học trực tuyến III. Một số lưu ý

======================================

I. Soạn giáo án cho lớp học online có gì khác biệt?

Mục đích soạn giáo án thì vẫn như vậy, chỉ khác là giáo viên sẽ tiến hành giảng dạy online. Vậy giáo viên cần lưu ý những điểm gì để lớp học online đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Sự khác biệt lớn nhất khi soạn giáo án lớp học trực tuyến và khi đứng lớp học thông thường là “Học viên rất dễ sao nhãng, mất tập trung”. Lúc này, giáo viên cần có những lưu ý nhất định để phù hợp với lớp học online.

Một số biện pháp có thể đáng lưu tâm là:

Chia nhỏ nội dung học một cách hợp lý

Cần nhiều hơn các hoạt động tương tác như câu hỏi nhanh, bài tập nhóm…

Cần nhiều hơn các tài liệu bổ trợ và công cụ hỗ trợ như mini game, truyện, video hài ước…

Cần thực hiện nhiều hơn các bài test kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học viên

Giao bài tập và yêu cầu cao hơn khi học, làm bài tập và bài kiểm tra. Mục đích là tạo áp lực hơn cho học viên, hạn chế sự sao nhãng trong quá trình học.

Trong thực tế, các khóa học e-Learning luôn cần có một giáo án được sắp xếp một cách phù hợp, có mục tiêu, chiến lược nhằm giúp  quá trình học thuận lợi nhất có thể.

II. Các bước soạn giáo án cho một khoá học trực tuyến 1. Chuẩn bị Nghiên cứu đối tượng học viên

Nghiên cứu đối tượng học viên để có cơ sở quyết định lựa chọn phương pháp dạy, tài liệu và thời gian học phù hợp.

Mục đích là soạn giáo án thích ứng với phần đông học sinh trong lớp. Còn với những em có năng khiếu bẩm sinh hay những em yếu hơn thì điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu tích cách học sinh của mình để quản lý lớp học tốt hơn.

Bạn muốn khoá học kéo dài bao lâu, theo kinh nghiệm của bạn thì thời lượng bao lâu sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho học viên và cho bạn.. Đối với trẻ em thì video không thể kéo dài đến 30 phút được Phong cách của bài giảng sẽ như thế nào, chào phúng hay nghị luận…

Xác định mục tiêu bài học

Điều này giúp bạn xác định được những gì học sinh sẽ học được từ bài học và cách thức bạn sẽ thực hiện để đảm bảo rằng học sinh sẽ làm chủ được những gì trong tay họ. Đối với khoá học online, học viên quyết định có trả tiền cho khoá học online hay không là phụ thuộc vào mục tiêu này có phù hợp với kỳ vọng của họ hay không.

Sau khi kết thúc bài học, học sinh cần hiểu được những gì về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Xác định mức độ đạt được (biết, hiểu, vận dụng hay thành thạo) căn cứ vào chuẩn kiến thức và trình độ tiếp thu của học sinh.

Xác định phương pháp dạy học chủ đạo

Định hướng phương pháp dạy chính áp dụng trong bài học.

Đối với từng hành động cụ thể nên đưa ra các phương pháp khác để phù hợp với đặc thù.

Xác định đúng phương pháp dựa vào: điều kiện cơ sở vật chất, nội dung bài giảng và trình độ tiếp thu của học sinh.

Các cách thức dạy học mà bạn đưa ra có thể là đọc sách, vẽ sơ đồ, lấy ví dụ thực tế hoặc sử dụng một dụng cụ. Điều quan trọng là phải xem xét để áp dụng đa dạng các phong cách học tập trong lớp, và xác định phương pháp dạy học nào sẽ cộng hưởng được tốt nhất. Sự sáng tạo đó sẽ mang lại thành công cho bài giảng, thu hút học sinh tham gia và giúp chúng hiểu được nội dung của bài học.

Chuẩn bị thông tin

Khi bắt tay vào soạn giáo án, để đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần phải xác định rõ những tài nguyên mà mình có.

Trong tay bạn đang có những tài liệu gì, nội dung khoá học có tham khảo tài liệu nào không? Chuẩn bị một số tư liệu, ví dụ, hình ảnh, video…sẽ sử dụng kèm giáo án đó. Điều này thì chắc không có gì quá khó hiểu nên tôi sẽ không nói chi tiết quá.

Ví dụ: Nếu lựa chọn Hoola để dạy trực tuyến, bạn biết rằng mình có thể sử dụng bài giảng video, dạng powerpoint, audio, pdf… để khi bắt tay vào soạn giáo án bạn biết được bạn có thể sử dụng bài giảng nhiều định dạng khác nhau, chứ không chỉ video bài giảng.

Chú ý: Bạn cần lưu ý về bản quyền sử dụng hình ảnh, video, âm thanh, tư liệu… mà bạn thu thập trên mạng. Bạn nên nghiên cứu một chút về điều này. Nó sẽ bảo đảm việc khoá học của bạn không có cơ hội bị bêu xấu trên mạng.

Chuẩn bị thiết bị dạy học

Bạn đang có thiết bị gì, thiết bị gì có thể mua, thiết bị gì có thể mượn, thiết bị nào có thể được thay thế. Bạn sẽ sử dụng những công cụ nào để giảng dạy. Phụ thuộc vào lớp học đồng bộ (giáo viên dạy trên phần mềm video meeting, ví dụ Zoom) hay lớp học không đồng bộ (lớp học dạng video dựng sẵn), giáo viên sẽ chuẩn bị trang thiết bị phù hợp.

Đối với lớp học đồng bộ, các thiết bị cần thiết có vẻ đơn giản hơn nhiều so với việc quay video tạo khoá học không đồng bộ. Bạn chỉ cần một thiết bị thông minh có camera, mic và cài được phần mềm video meeting. Còn để tạo video bài giảng và xây dựng lớp học không đồng bộ, bạn cần nhiều hơn thế. Các thiết bị để ghi video, máy tính cài đặt các phần mềm hậu kỳ…

Có thể bạn không cần phải đầu tư nhiều ngay từ ban đầu, tuy nhiên việc đầu tư sẽ đem lại kết quả xứng đáng.

Ở đây, Hoola hy vọng bạn có thể tận dụng lợi thế về công nghệ trên nền tảng e-learning để có thể dạy bằng cả 2 cách nêu trên bất kỳ lúc nào mà không phát sinh thêm chi phí.

Chuẩn bị các phần mềm cần thiết

Ở đây chúng ta nói đến rất nhiều phần mềm giúp hỗ trợ soạn giáo án và giảng dạy. Để tránh bị sao nhãng, Hoola sẽ đề cập riêng nội dung này ở một post khác.

Photo by Seema Miah / Unsplash

2. Hướng dẫn chi tiết soạn giáo án 2.1. Tại sao cần lên bố cục video và soạn giáo án kĩ lưỡng?

Dù cho là dạy không chính thống trong các trường học thì không có nghĩa là bạn có thể hứng lên thì thu âm bài 03 và buồn buồn thì làm bài 07 trước được. Bạn cần phải nghĩ tới học viên sẽ rất khó khăn để tiếp cận những kiến thức mà bạn đang truyền tải.

Và nếu như bạn đang giảng dạy một bộ môn không chính thống thì thông thường kiến thức mà các bạn có là góp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau, từ các đàn anh/đàn chị, từ các bạn khác, từ trải nghiệm/kinh nghiệm của bản thân nên nó khá hỗn độn và không dễ để học viên có thể tiếp thu nếu bạn không soạn một giáo án kĩ lưỡng.

Và thực ra làm giáo án cũng không phải là một việc kinh khủng như bạn tưởng. Tôi biết rằng nhiều người dường như nghe từ “giáo án” rất kinh dị. Chỉ đơn giản là bài nào dạy trước bài nào dạy sau, khái niệm nào nói trước rồi học tiếp bài mới rồi lại học tiếp một khái niệm mới khác, .v.v…

Ví dụ, bạn có thể sắp xếp theo kiểu điển hình sau đây: Video tiếp thị/Video Sale: Đây là video giới thiệu khóa học để người xem nhận biết khóa học của bạn có phù hợp với người ta không. 3. Video lý do: nói cho học viên lý do mà học viên nên học khóa học của bạn. 4 – ∞. Các video hướng dẫn cụ thể – bài 1, bài 2, bài 3… Bạn có thể tùy ý gom hay tách nhỏ các video tùy theo sở thích của bạn, miễn là nó hợp lý và học viên có thể hiểu khi xem.

2.2. Lập dàn ý cơ bản

Dựa trên mục tiêu đã đặt ra và những tài nguyên có sẵn, bạn bắt đầu dựng khung cho khoá học một cách cơ bản.

Cũng giống như khi viết văn, khi làm giáo án đầu tiên cũng phải lập dàn ý cơ bản. Bước này sẽ tạo khung sườn cho toàn bộ giáo án, đảm bảo bài giảng không bị thiết thừa hay lạc ý.

Ở bước này bạn có được dàn ý cho khoá học và từng video cụ thể. Để làm được như vậy, bạn cần thực hiện các công việc sau:

Đầu tiên, bạn nên ghi hết các mục tiêu của bài học cần đạt được. Mục tiêu càng đơn giản càng tốt.

Sau đó viết phần tổng quát. Phần tổng quát là các đề mục của bài, bạn nên in đậm các đề mục này. Giáo viên nên căn cứ vào mục tiêu để viết phần tổng quát cho phù hợp. Tùy vào thời lượng của tiết học, bài học có thể thêm hoặc bớt các ý chính.

Tiếp theo là lên kế hoạch thời gian sao cho nội dung và thời lượng tiết học/ khoá học đã xác định trước phù hợp với nhau.

Với mỗi mục đề nên lên kế hoạch thời gian cụ thể để đảm bảo không bị thiếu ý. Trong trường hợp bài học có quá nhiều ý mà thời gian tiết học không đủ thì hãy chia nhỏ bài học thành từng phần. Khi đó, bạn có thể tự điều chỉnh tốc độ truyền đạt nhanh chậm tùy thuộc vào tiến trình của bài học. Bạn hãy lấy thời gian của một tiết học để chia đều cho từng phần.

Thời gian của một video hay thời lượng của một khoá học hoàn toàn là do bạn quyết định. Tuy nhiên, Thời lượng cho một buổi học online là 20 phút, nó tương đương khoảng một tiết học 45 phút khi học offline.

2.3. Soạn nội dung thuyết giảng cho bài giảng online

Đây là bước tiếp theo trong cách làm giáo án, là phần mà bạn phác họa một cách rõ nét bạn sẽ trình bày nội dung gì cho học sinh của bạn. Đây cũng là bước trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của bạn.

Dựa trên thời lượng khoá học và và thời lượng của mỗi video trong khoá học đó, để phân bổ nội dung cho phù hợp.

a. Phần mở đầu

Thông thường, đầu tiết học, học sinh thường mất tập trung, không chịu nghe giảng và lười suy nghĩ. Do đó, khởi động nhẹ nhàng, hướng học sinh vào trọng tâm bài học để các em dễ dàng tiếp kiến thức mới. Bạn có thể mở đầu tiết học bằng một trò chơi đơn giản, sử dụng tranh ảnh để bắt đầu bài học, kiểm tra bài cũ…

b. Truyền đạt kiến thức

Giáo viên có nhiều cách truyền đạt thông tin, nội dung bài học cho học sinh. Tùy thuộc vào trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh mà có thể sử dụng cách truyền đạt khác nhau, có thể qua video, tranh ảnh, trích đoạn… Bạn có thể cho học sinh biết trước nội dung bài học để học sinh dễ nắm bắt được trọng tâm của bài và nhớ được kiến thức sau khi học.

Phân rõ hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh cụ thể theo từng nội dung nhỏ.

Định hướng mục tiêu rõ ràng cho từng hoạt động, không nên tham lam xây dựng quá nhiều hoạt động cho một tiết học.

Phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động, ưu tiên hay không ưu tiên hoạt động nào.

c. Làm bài tập

Việc cho học sinh làm bài tập ví dụ có hướng dẫn sẽ giúp các em củng cố lại kiến thức và biết cách vận dụng lý thuyết vào bài tập. Bài tập và ví dụ là cách nhắc lại kiến thức một cách hiệu quả, các thầy cô hiển nhiên là nắm rõ vấn đề này.

d. Kiểm tra kết quả và đánh giá quá trình

Sau khi đã hoàn thành bài tập có hướng dẫn, bạn có thể cho học sinh làm một vài bài tập kiểm tra để xem các em đã hiểu và biết cách vận dụng chưa. Nếu chưa thì bạn phải giảng lại kiến thức và cố gắng giảng sâu theo cách soạn giáo án khác để học sinh hiểu được.

e. Giao bài tập

Khi các em đã được cung cấp hết kiến thức, hãy để các em tự làm bài tập. Việc này giúp học sinh nắm vững kiến thức mà bạn vừa truyền đạt và biết cách vận dụng vào bài tập. Và nhiệm vụ của bạn là theo dõi quá trình, chữa bài, giảng giải kỹ hơn khi các em còn chưa hiểu, còn khúc mắc,…

f. Phần dành cho câu hỏi g. Kết luận bài học một cách cô đọng

Bài học có mở đầu thì cũng có phải có kết thúc. Hãy kết thúc bài học một cách cô đọng bằng cách nhắc lại kiến thức chính, củng cố kiến thức đã học. Bước này có thể hiểu là câu trả lời cho phần mục tiêu đã đặt ra ở đầu.

Phần kết luận này đặc biệt quan trọng đối với bài giảng online, nó giúp học viên hệ thống lại những kiến thức vừa học.Tóm tắt, tổng kết những điểm chính của tiết học.

Có thể sử dụng phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết để học sinh nhớ lại các kiến thức đã học.

Giao nhiệm vụ và bài tập về nhà cho học sinh.

Giới thiệu tài liệu tham khảo (nếu có).

Đánh giá, nhận xét tiết học để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học và cách làm giáo án.

Photo by Nelson Ndongala / Unsplash

III. Một số lưu ý

Để soạn giáo án hiệu quả cần phải đầu tư về mặt thời gian, công sức và trí tuệ bởi mục tiêu chính là giúp học sinh tiếp thu được hết kiến thức trong bài.

Ngoài các bước trên, bạn cũng cần phải chuẩn bị chu đáo trước khi đầu bài giảng. Đặc biệt với những giáo viên trẻ, còn run trước học sinh thì nên chuẩn bị những bước sau khi thực hiện làm giáo án.

1. Viết ra giấy

Nếu sợ mình quên thì bạn nên viết ra giấy để bạn cảm thấy tự tin hơn, không bị vấp hay quên trong quá trình giảng dạy. Mặc dù quá trình này có thể sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn. Khi đã quen, bạn có thể dạy một cách tự nhiên và làm giáo án một cách trơn tru mà không cần phải viết ra giấy nữa.

2. Linh hoạt theo tình huống

Không ai có thể chắc chắn không có chuyện gì xảy ra trong quá trình giảng dạy. Bạn phải biết linh hoạt theo tình huống để bài giảng không bị đứt đoạn hay khi có vấn đề nào đó cắt ngang bài giảng của bạn.

3. Lên kế hoạch vượt qua yêu cầu

Bạn có thể đặt ra mục tiêu cao hơn cho buổi học hay rút ngắn thời gian cho các hành động. Bởi bạn sẽ không biết học sinh của mình sẽ hợp tác như thế nào, chúng có hứng thú với bài học này không.

4. Soạn giáo án dễ hiểu

Soạn giáo án dễ hiểu sẽ giúp bạn dễ dàng làm chủ khi có sự thay đổi. Hay khi phải nhờ giáo viên khác dạy thay, họ có thể dễ dàng sử dụng giáo án của bạn để truyền đạt kiến thức cho học sinh.

5. Lên phương án dự phòng

Cũng có thể xảy ra trường hợp giáo án bị mất, cần cập nhật nội dung bài giảng, thiết bị hỏng… Việc lên phương án dự phòng sẽ giúp bạn tránh được những tình huống xấu xảy ra. Việc này sẽ rất cần thiết đối với những giáo viên kinh nghiệm còn non trẻ hay trong những buổi dự giờ.

Có thể ví von giáo án điện tử giống như một tấm bản đồ giúp giáo viên hướng dẫn người học nên học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy vậy, làm thế nào để thiết kế được một giáo án hay, hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu người học thì không phải ai cũng biết.

“Dạy ở trong lớp nếu các em chán hoặc ngủ gục, mình còn biết để điều chỉnh, chứ dạy online mình không thể nào kiểm soát được. Nên bài giảng của GV phải làm sao để hấp dẫn được các em từ đầu đến cuối.” – Tâm sự của một giáo viên.

Tóm lại soạn giáo án cho khoá học trực tuyến là việc chuẩn bị tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học viên phù hợp với môi trường học online.

Chương Trình Giáo Án Dạy Bóng Đá

CHƯƠNG TRÌNH – TIẾN TRÌNH – GIÁO ÁN DẠY BÓNG ĐÁ TRẺ EM CỘNG ĐỒNG LỨA TUỔI 3-8. (làm tài liệu tham khảo).

MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ – YÊU CẦU CỦA LỨA TUỔI 3-8

A. Mục đích: Mục đích của chương trình huấn luyện bóng đá ban đầu (3-8 tuổi)– Cũng cố sức khỏe, đảm bảo cho cơ thể các em tiếp tục lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. đây là giai đoạn “vui mà vận động”– Hình thành các kỹ năng và kỹ xão cần thiết cho lao động và các hoạt động có ích cho xã hội.– Giáo dục lối sống tích cực, hình thành ở các em các chuẩn mực đạo đức cần thiết.– Gây thói quyen yêu thích tập luyện thể dục thể thao. Phát triển hứng thú bền vững về bóng đá cho các em.

B. Nhiệm vụ: Thông qua các buổi học bình thường đặc biệt là các trò chơi vận động:– Giúp các em có được những kỹ năng (đi, chạy có nhịp điệu và nhẹ nhàng), (nhảy tại chổ và có đà, tiếp đất nhẹ nhàng), sử dụng được các cách (ném và bắt bóng khác nhau, leo trèo) và (các bài tập thể dục đơn giản).– Phát triển các khả năng thị giác, thính giác, xúc giác và phát âm to rõ.– Phát triển tốt các cơ quan bên trong như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất, đặc biệt các tuyến mồ hôi bài tiết chất độc.– Phát triển thể lực chung.

C. Yêu cầu: Giáo viên khi thực hiện chương trình cần phải nắm rõ:– Các em ở độ tuổi này không phải là đối tượng chịu sức ép của việc huấn luyện kỹ thuật, thể lực, chiến thuật và thi đấu dành thành tích. Đây la giai đoạn tập luyện chủ yếu dưới hình thức vui chơi (huấn luyện và chơi phải vui), các cuộc thi đấu nên tổ chưc thoải mái và trên sân bóng nhỏ, sân bóng nhỏ đơn thuần là để các em tiếp xúc nhiều với bóng hơn, khoảng cách giữa 2 cầu môn không lớn và tất cả các cầu thủ đều có thể bảo vệ khung thành và tấn công ghi bàn. Bằng cách này các em hoàn toàn được tự do và rất vui thích trong cuộc chơi.– Cần phải hiểu rằng không nên áp đặt các em ở lứa tuổi non trẻ này phải học các yếu tố kỹ thuật lặp đi lặp lại, vì ở các em khả năng tập trung bị hạn chế và rất dể bị đảng trí. Ở lứa tuổi này, các em nên được động viên khuyến khích chơi bóng thoải mái mà không bị sức ép tâm lý của việc phải cố giành thắng lợi hoặc nhanh chóng đạt được thành công ngay.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA LỨA TUỔI 3 -8.1.1. KỸ THUẬT KHÔNG BÓNG: I. HỌC TẬP KỸ THUẬT

1.1.0. Các trò chơi gây thói quyen yêu thích tập luyện thể thao1.1.1. Kỹ thuật chạy trong bóng đá.1.1.2. Kỹ thuật nhảy trong bóng đá.1.1.3. Kỹ thuật đi bộ trong bóng đá.1.1.4. Kỹ thuật phối hợp và sự thăng bằng.1.2. KỸ THUẬT CÓ BÓNG:1.2.1. Làm quyen với bóng.1.2.2. Cảm giác bóng.1.2.3. Kỹ thuật nhận bóng.1.2.4. Kỹ thuật dẫn bóng.1.2.5. Kỹ thuật đá bóng.1.3. PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG1.2.1. Trò chơi phát triển mềm dẻo, khéo léo.1.2.2. Trò chơi phát triển sức nhanh chung.1.4. BỔ TRỢ CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN1.3.1. Trò chơi bổ trợ chiến thuật phòng ngự cá nhân .1.3.2. Trò chơi bổ trợ chiến thuật tấn công cá nhân.II. RÈN LUYỆN CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CAO ĐẸP2.1. Tiên học lễ, hậu học văn.III. RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG SỐNG3.1. Văn hóa xếp hang.3.2. Kỹ năng giao tiếp.

TIẾN TRÌNH, GIÁO ÁN GIẢNG DẠY (GỬI QUA MAIL NHÉ)

1.NHẬN LỚP, CHÀO HỎI (3-5 phút)

IV. CÁC GIÁO ÁN MẨU

2.KHỞI ĐỘNG TRƯỚC KHI VÀO TẬP (15-20 Phút)

VIDEO GIÁO ÁN MẨU DẠY BÓNG ĐÁ TRẺ EM CỘNG ĐỒNG LỨA TUỔI 3-8

3.TRÒ CHƠI LÀM QUYEN VỚI BÓNG, TRÒ CHƠI GÂY THÓI QUYEN YÊU THÍCH TẬP THỂ THAO (10-15 phút)

Giáo dục đạo đức, tiên học lễ hậu học văn

4.MỘT BÀI TẬP KỸ NĂNG VỚI BÓNG (10-15 Phút)

Bài khởi động trước khi đá bóng

5. THI ĐẤU, CHIA 2 ĐỘI HÌNH THI ĐẤU (10 -15 Phút)

Trò chơi gây thói quyen yêu thích tập luyện thể thao cho bé. Trò chơi lưới cá gây thói quyen yêu thích tập luyện thể thao.

Trò chơi phát triển kỹ năng đá bóng Trò chơi phát triển kỹ thuật

LƯU Ý: Ở lứa tuổi này tất cả là trò chơi (All Game). Với đặc điểm lứa tuổi còn non trẻ, niềm tin còn mong manh, sự chú ý không tập trung, tư duy không logic vì thế dạy lứa tuổi này không được nóng vội, cho phép sai lầm và không hướng tới sự hoàn thiện sớp. Đặc biệt vỏ đại nảo chưa phát triển nên chúng ta không tập đánh đầu lứa tuổi nhỏ này. Thời gian 1 buổi tập từ 60-80 phút.