Cùng với CV xin việc thì Email xin việc đính kèm thư xin việc cũng cần phải được thiết kế một cách chuyên nghiệp nếu muốn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tham khảo và nắm được những mẫu Email xin việc, thư xin việc phổ biến sẽ giúp bạn biết cách viết đúng chuẩn, tránh mắc lỗi sai không đáng có và tiết kiệm thời gian tối đa khi có nhu cầu sử dụng.
Có rất nhiều ứng viên đã bỏ lỡ cơ hội của mình chỉ vì gửi thư xin việc quá đơn giản, sơ sài vô tình đã không tạo được ấn tượng gì với nhà tuyển dụng mặc dù là người tài năng, có kinh nghiệm. Vậy viết thư xin việc và gửi email xin việc ra sao cho chuyên nghiệp, thuyết phục, thu hút? Bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các mẫu Email xin việc, thư xin việc đúng chuẩn và chuyên nghiệp nhất cho các bạn lựa chọn.
MỤC LỤC: I. Định nghĩa về Email xin việc và thư xin việc II. Mẫu Email xin việc chuẩn III. Mẫu thư xin việc đúng chuẩn IV. Lỗi sai cơ bản khi viết email, thư xin việc
Các mẫu Email xin việc, thư xin việc chuẩn, chuyên nghiệp, lịch sự
I. Định nghĩa về Email xin việc và thư xin việc 1. Email xin việc là gì?Email xin việc là phần nội dung mà bạn viết trực tiếp trên email khi gửi Cv xin việc hay hồ sơ xin việc cho nhà tuyển dụng. Thực tế Email xin việc bạn chỉ cần viết ngắn gọn, rõ ràng nhưng đảm bảo đầy đủ thông tin cũng như thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân để nhà tuyển dụng dễ dàng xem hồ sơ xin việc mà không mất nhiều thời gian.
Trong phần email xin việc này bạn không cần giới thiệu quá chi tiết về bản thân vì nội dung chính bạn đã có trong hồ sơ của mình. Phần email này là mở đầu và giới thiệu sơ qua giúp nhà tuyển dụng nhận biết bạn đã gửi mail và ứng tuyển vào vị trí nào.
2. Thư xin việc (Cover Letter) là gì?Có nhiều bạn thường có sự nhầm lẫn email xin việc là thư xin việc nhưng thực tế không đúng, đây là hai phần riêng biệt. Như các bạn đã biết email xin việc ở trên, còn thư xin việc là một file đính kèm riêng được gửi cùng với Cv xin việc. Một lá thư xin việc hay thể hiện được ý nghĩa cũng như mục đích của bạn chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng và thuyết phục để bạn có thêm cơ hội cho buổi phỏng vấn.
II. Mẫu Email xin việc chuẩnThường gửi email xin việc sẽ có hai cách đó là viết thư xin việc ngay trong email và gửi kèm CV hoặc viết emai có nội dung ngắn gọn rồi gửi kèm thư xin việc và Cv. Thường các bạn sẽ dùng cách thứ hai vừa chuyên nghiệp lại dễ dàng hơn cho nhà tuyển dụng khi mở hồ sơ xin việc ra xem.
1. Mẫu Email xin việc bằng tiếng ViệtMẫu email xin việc bằng tiếng Việt được ứng viên dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Với biểu mẫu này, ứng viên có thể tải về và điền thông tin cá nhân phù hợp với việc làm cụ thể, rồi gửi kèm CV xin việc cùng nhiều giấy tờ khác như bảng điểm, thư xin việc,… để gửi tới nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng, tạo ấn tượng mạnh.
2. Mẫu email xin việc bằng tiếng Anh 3. Cách viết Email xin việc cơ bảnĐầu tiên bạn cần chọn địa chỉ email nghiêm túc khi xin việc cũng như duy trì email cho công việc sau này. Email chuyên nghiệp sẽ là yếu tố đầu tiên giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự cẩn thận của ứng viên.
Nội dung của email các bạn cần chú ý:
Phần tiêu đề email (chủ đề): Phần này cần đầy đủ và rõ ràng, hãy lựa chọn cho mình thông tin cần thiết, không được để trống phần tiêu đề hay dùng tiêu đề đơn giản quá như “xin chào quý công ty”… Phần này bạn hãy cho biết mục đích của bạn để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt, ví dụ ” Đơn xin ứng cử vị trí Biên tập viên JOBOKO.com…”
Hãy nhớ đính kèm File CV xin việc, hồ sơ xin việc và thư xin việc cùng những thông tin bạn muốn gửi tới nhà tuyển dụng.
Bày tỏ mong muốn của bản thân để có được sự liên hệ sau đó: Hãy viết trong email của bạn với sự mong chờ và nhận được các thông tin phản hồi sớm cùng mong muốn được liên hệ tiếp sau, bạn có thể chủ động gọi đến nhà tuyển dụng sau vài ngày sau đó khi gửi mail để xác định xem họ đã nhận được Cv xin việc của bạn hay chưa.
Đọc kỹ Email và kiểm tra lỗi chính tả: Trước khi bạn gửi email hãy dành thời gian đọc lại và chú ý lỗi chính tả cùng ngữ pháp của mình. Những lỗi dù nhỏ cũng khiến nhà tuyển dụng đánh giá không tốt về mức độ chuyên nghiệp của bạn.
III. Mẫu thư xin việc đúng chuẩnIV. Lỗi sai cơ bản khi viết email, thư xin việc
Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tính cạnh tranh cho một số vị trí tuyển dụng sẽ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải tạo ra một hình ảnh hoàn hảo ngay từ những bước ứng tuyển đầu tiên cho công việc mà mình yêu thích. Bất cứ lỗi sai cơ bản nào trong email hoặc thư xin việc cũng có thể sẽ khiến bạn đánh mất đi cơ hội của mình.
1. Viết sai chính tả hàng loạt trong thư xin việcĐây là lỗi sai lớn nhất mà bất cứ ai cũng có thể sẽ mắc phải trong quá trình viết email hoặc thư xin việc. Bạn phải luôn nhớ kiểm tra chính tả thật kỹ trước khi gửi, hoặc thậm chí là nhờ một người bạn của mình kiểm tra giúp.
Chỉ một lỗi sai chính tả đơn giản cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người cẩu thả, bất cẩn trong công việc. Vậy nên, nếu viết sai chính tả hàng loạt, bạn chắc chắn sẽ mất đi cơ hội được gọi phỏng vấn, hoặc nếu có thì nhà tuyển dụng cũng chỉ muốn kiểm tra thực hư những gì bạn đã viết trong CV mà thôi.
2. Ghi sai tên nhà tuyển dụngBạn có thể đang rất tự tin rằng mình sẽ chẳng bao giờ ghi sai tên nhà tuyển dụng; thế nhưng khi ứng tuyển vào nhiều công việc cùng lúc và gần như cảm thấy chán nản với việc gửi email xin việc, bạn hoàn toàn có thể mắc lỗi mà không hề hay biết. Trên thực tế, có tới 70% nhà tuyển dụng nói rằng họ sẽ tự động loại một ứng viên nếu như viết sai tên mình. Do đó, bên cạnh kiểm tra chính tả, hãy đảm bảo chắc chắn rằng tên nhà tuyển dụng được viết chính xác.
3. Không đúng trọng tâm 4. Tên Email ứng tuyển thiếu chuyên nghiệp 5. Viết email quá ngắn hoặc quá dàiNếu gửi email xin việc quá ngắn, nhà tuyển dụng sẽ có thể nghĩ bạn không hẳn hứng thú với vị trí tuyển dụng này. Hơn nữa, khi viết quá ngắn, bạn cũng không thể cho nhà tuyển dụng thấy hết được tiềm năng của bạn đối với công ty. Nhưng ngược lại, email viết quá dài cũng sẽ là một điểm trừ. Nhà tuyển dụng nhận được hàng ngàn thư xin việc mỗi ngày, và nếu như thư quá dài, họ thường sẽ có xu hướng bỏ qua và chuyển ngay sang một ứng viên khác.
Một số lỗi sai trong Email, thư xin việc có thể khiến bạn mất cơ hội
6. Quên đính kèm CV