1. Như thế nào là sơ đồ tư duy?
Phương pháp sơ đồ tư duy được Tony Buzan và Peter Russell phát triển vào giữa thập niên 70 như một cách “ghi lại bài giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh.
Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày ý tưởng bằng hình ảnh, giúp não bộ ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích, giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả quan hệ giữa các nội dung, sơ đồ tư duy dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2. Tác dụng của sơ đồ tư duy đối với việc ghi nhớ
Tóm tắt các ý chính
Mục đích ban đầu khi phát triển phương pháp sơ đồ tư duy của “cha đẻ” Tony Buzan là nhằm giúp cho việc ghi chép nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Khi sử dụng sơ đồ tư duy, bạn chỉ ghi chép và ghi nhớ những từ khóa chính, từ những từ khóa chính này sẽ triển khai rộng ra. Việc giản lược từ ngữ và xác định ý chính rõ ràng sẽ giúp cho quá trình học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu trở nên đơn giản hơn.
Liên kết kiến thức
Sơ đồ tư duy có thể mô tả chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo. Chính nhờ vậy mà bí quyết học thuộc lòng dựa vào sơ đồ tư duy đã vẽ, các em học sinh có thể liên kết kiến thức một cách hiệu quả, thay vì phải nhớ chúng qua những câu chữ máy móc, dài dòng.
Bao quát toàn bộ kiến thức
Sơ đồ tư duy sẽ giúp các em học sinh tổng hợp được dữ liệu, hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau. Như vậy, thông qua phương pháp sơ đồ tư duy, thay vì phải học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu hàng trang giấy và cố gắng liên kết chúng với nhau thì thông qua các nét vẽ, các em có thể bao quát toàn bộ kiến thức mà lại tránh bỏ sót nội dung.
Phát huy khả năng sáng tạo
Trong quá trình sử dụng sơ đồ tư duy, các em có thể thỏa sức sáng tạo với nhiều hình ảnh và màu sắc đa dạng, sinh động. Màu sắc không chỉ kích thích tinh thần học tập mà còn giúp vận dụng óc sáng tạo phong phú của mình. Cấu trúc lan toả của sơ đồ tư duy cho phép phát triển ý tưởng, các em chỉ việc viết ra, sắp xếp theo ý chính.
Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của não bộ
Ưu điểm của sơ đồ tư duy là tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, từ đó cô đọng kiến thức trong một trang giấy nhưng vẫn đầy đủ thông tin. Khi dùng sơ đồ tư duy, não sẽ kết hợp thông tin dưới cả dạng chữ viết, con số, hình ảnh và màu sắc, từ đó mà khiến cả não trái lẫn não phải cùng được kích thích và hoạt động, tăng công suất toàn bộ sức mạnh của cả bộ não.
3. Sử dụng sơ đồ tư duy để học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu?
Các bước để vẽ một sơ đồ tư duy đơn giản:
Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ
Các tiêu đề phụ thường là các nội dung, đề mục lớn như I, II, III,…Với mỗi tiêu đề phụ, vẽ một đường phân nhánh từ trung tâm tới mỗi ý phụ.
Bước 3: Vẽ thêm các nhánh cấp 2, 3
Tùy từng bài học sẽ có các nhánh cấp 2, 3 hoặc 4. Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý. Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất.
KOM EDU PARK sở hữu phương pháp phát triển trí tuệ đặc biệt, giúp não bộ của trẻ phát triển toàn diện. Thêm vào đó, tại KOM EDU PARK, các em sẽ được tập luyện để não bộ khỏe mạnh hơn, đây chính là điều kiện thiết yếu để trẻ có thể học tập hiệu quả và ghi nhớ tốt hơn.