Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam. Chẳng thế mà nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn Phạm Quỳnh mới nói rằng:
“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn
Tiếng ta còn, nước ta còn”
1, Hướng dẫn cách học thuộc truyện kiều nhanh: học theo từng trích đoạn – phần 1
a, Vài nét về tác phẩm Truyện Kiều
Với 3254 câu thơ lục bát được viết bằng chữ Nôm, Truyện Kiều là một thiên tuyệt tác đã khắc họa nên một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam đương thời. Nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm là Thúy Kiều – một người con gái xinh đẹp, tài hoa hiếm có. Song dường như câu “hồng nhan bạc mệnh” thực sự dành cho nàng, cuộc đời Kiều trải qua mười lăm năm đoạn trường đầy tủi nhục, đau đớn. Thật đúng như câu thơ Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều:
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
b, Cấu trúc các phần của Truyện Kiều
Phần 1: Nguyễn Du nêu lên luận đề của Truyện Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là thuyết “tài mệnh tương đố” (tài và mệnh khắc nhau) làm luận đề chính
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
2, Hướng dẫn cách học thuộc truyện kiều nhanh: học theo từng trích đoạn – phần 2, 3
Phần 2: Giới thiệu hai chị em Thúy Kiều – Thúy Vân. Đây là đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9
Trích đoạn Chị em Thúy Kiều:
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Phần 3: Lễ thanh minh, Kiều thăm mộ Đạm Tiên
Đoạn trích mà học sinh được học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 có tên Cảnh ngày xuân. Sau đoạn trích Cảnh ngày xuân, trên đường đi chơi Thanh minh về, Kiều gặp mộ của Đạm Tiên bên đường, Kiều đã khóc cho một người con gái đã từng nổi danh tài sắc nhưng giờ lại không ai hương khói.
3, Hướng dẫn cách học thuộc truyện kiều nhanh: học theo từng trích đoạn – phần 4, 5, 6
Phần 4: Kiều gặp Kim Trọng và đính ước với Kim Trọng
Cũng trong tiết Thanh minh, Kiều đã gặp được Kim Trọng, là đồng môn với Vương Quan (em trai của Kiều và Vân), thuộc dòng dõi trâm anh: “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”. Dẫu rằng cả hai chưa kịp nói với nhau song cả Kiều và Kim Trọng đều đã “tình trong như đã mặt ngoài còn e”
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Sau đó, khi tình cờ gặp lại nhau, Kim Trọng đã chuyển tới sống bên cạnh nhà của Kiều. Vào một đêm trăng, họ gặp lại nhau và trao kỉ vật đính ước cho nhau. Phần này nằm trong trích đoạn Thề nguyền trong chương trình Ngữ văn lớp 10. cách học thuộc nhanh môn văn phần Thề nguyền đó chính là nắm được tình cảm của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích này. Cụ thể, vượt lên khuôn phép cũ của xã hội phong kiến, Kiều là một người con gái mạnh mẽ, chủ động trong tình cảm:
“Vì hoa nên phải trổ tường tìm hoa”
Phần 5: Kiều bán mình chuộc cha – Kiều trao duyên cho em gái
Khi Kim Trọng phải về quê ở Liêu Dương chịu tang chú, tai họa đột ngột đến với họ Vương: Bố và em trai của Kiều bị vu vạ tội buôn lậu rượu nên bị bắt. Không còn cách nào khác nên Kiều đành phải bán mình chuộc cha. Nhưng vì đã trót đính ước với Kim Trọng nên Kiều đành phải cậy nhờ Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Đoạn thơ này thuộc trích đoạn Trao duyên, nằm trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10.
cách học thuộc thơ lớp 9 trích đoạn Trao duyên: Chú ý đến sự cậy nhờ của Kiều cùng những hành động như lạy, van nài Thúy Vân
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Phần 6: Kiều bị lừa bán vào lầu xanh
Mã giám sinh (Giám sinh họ Mã) cùng với tú Bà mở lầu xanh, một nơi buôn phấn bán hương. Mã Giám sinh mua Kiều về với giá 400 lượng vàng với danh nghĩa là lấy về làm vợ.
Đoạn trích trên học sinh sẽ được học ở phần Mã Giám sinh mua Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9
Nhưng sau khi lấy đi lần đầu tiên của Kiều, Mã Giám sinh đã đưa nàng vào lầu xanh. Kiều định tự vẫn song không thành. Tú bà giả vờ ngọt ngào và đưa nàng vào lầu Ngưng Bích
cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9: Phân tích điệp từ “Buồn trông”, từ đó hiểu được tâm trạng chán nản, tuyệt vọng của Kiều:
“Buồn trông của bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
4, Hướng dẫn cách học thuộc truyện kiều nhanh: học theo từng trích đoạn – phần còn lại
Tóm tắt các trích đoạn Kiều tiếp theo
Kiều bị Sở Khanh lừa
Kiều gặp Thúc Sinh
Kiều bị Hoạn Thư (vợ Thúc Sinh) ghen tuông, đánh đập
Kiều bị bán vào lầu xanh lần thứ 2 và gặp Từ Hải
Kiều báo ân báo oán: Trích đoạn này học sinh được học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập 2
Kiều tự vẫn: Sau cái chết của Từ Hải và bị Hồ Tôn Hiến ép “thị yến dưới màn”, Kiều tự vẫn nhưng được vãi Giác Duyên cứu lần thứ hai. Sau mười lăm năm lưu lạc, Kim Trọng đã tìm được Kiều và đưa Kiều về đoàn viên với gia đình
Kết thúc thiên tuyệt tác, Nguyễn Du đã gửi gắm toàn bộ tư tưởng của mình vào trong đoạn cuối:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Nắm được ý chính xuyên suốt cùng với bố cục các phần là các em đã nắm được cách học thuộc truyện kiều nhanh rồi đó. Chúc các em học Ngữ văn thật tốt!