Cách Học Luật Dân Sự Hiệu Quả / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Tập Môn Luật Dân Sự 2

Trong chương trình đào tạo cử nhân Luật của trường đại học Cần thơ, dân sự là một mảng nội dung khá lớn, cung cấp nguồn kiến thức thực tiễn, sát với cuộc sống hàng ngày như môn Dân sự 1, Dân sự 2, Luật hợp đồng thông dụng, môn pháp luật về thừa kế, luật trách nhiệm dân sự,…Trong đó, môn Dân sự 2 là môn học rất cần thiết cho sinh viên. Môn học này giới thiệu về nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật, đồng thời hướng dẫn sinh viên nghiên cứu về các giao dịch dân sự, sự kiện pháp lý theo quy định của luật, kết hợp so sánh với thực tế. Đây là môn căn bản, nền tảng trong chương trình đào tạo cử nhân. Cùng với quá trình đổi mới của Bộ luật dân sự 2005, môn luật Dân sự 2 đã cố gắng hướng dẫn sinh viên nắm bắt những vấn đề thật cần thiết trong đời sống xã hội cũng như làm rõ hơn những quy định của luật Dân sự Việt nam 2005 về các vấn đề cơ bản nhất.

Tác giả biên soạn

Giới thiệu khái quát

Mục tiêu môn học:

Môn Luật Dân sự 2 cung cấp những kiến thức cơ bản về nghĩa vụ theo quy định của Luật Dân sự Việt nam 2005 cùng với các quy định khác của luật. Là môn học nền tảng cung cấp những kiến thức cần thiết cho sinh viên để nghiên cứu các học phần chuyên ngành tiếp theo như: Bảo đảm nghĩa vụ, Luật kinh tế (hợp đồng), Thừa kế…Đồng thời, môn học còn phục vụ cho việc nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Yêu cầu môn học:

Với mục tiêu trên, trong môn Dân sự 2 khi học tập sinh viên cần nắm vững một số khái niệm: nghĩa vụ, giao dịch dân sự, sự kiện pháp lý, hành vi dân sự pháp lý đơn phương… Đây là môn học giới thiệu tổng thể các trường hợp làm phát sinh nghĩa vụ của một hoặc hai bên trong đời sống xã hội. Cho nên phần cốt lõi của học phần chính là sinh viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản nhất những quy định về hợp đồng dân sự, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch đó, cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ thể nhưng theo luật (Thực hiện công việc không có ủy quyền, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật…)

Ngoài những kiến thức căn bản đó, môn học đòi hỏi sinh viên phải biết xem xét các quy định của pháp luật theo đúng ý chí của các nhà làm luật, phải liên hệ với thực tế, so sánh, đối chiếu những gì đã học với thực tiễn. Vì vậy môn học này không những giúp các bạn sinh viên học kiến thức về luật đơn thuần mà chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn, hỗ trợ cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.

Kết cấu môn học:

Bài 1: Tổng quan về nghĩa vụ

Bài 2: Các căn cứ xác lập nghĩa vụ

Phần 1: Giao dịch dân sự

Mục 1: Hợp đồng Mục 2: Hành vi dân sự đơn phương

Phần 2: Sự kiện pháp lý

Mục 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Mục 2: Thực hiện công việc không có ủy quyền Mục 3: Nghĩa vụ do luật tạo ra trong một số trường hợp đặc thù

Bài 3: Chế độ chung về nghĩa vụ

Phần 1: Thực hiện nghĩa vụ

Mục 1: Các nguyên tắc chung về thực hiện nghĩa vụ Mục 2: Bắt buộc thực hiện nghĩa vụ

Phần 2: Lưu thông nghĩa vụ

Mục 1: Thay đổi người có quyền yêu cầu Mục 2: Thay đổi người có nghĩa vụ

Phần 3: Chấm dứt nghĩa vụ

Mục 1: Các trường hợp đặc biệt Mục 2: Các trường hợp chấm dứt theo quy định của luật Tải tài liệu: Tài liệu hướng dẫn học tập- Luật Dân Sự 2

Cách Học Các Môn Luật Cho Hiệu Quả, Nhanh Nhớ

Cách học các môn Luật cho hiệu quả, nhanh nhớ. Phương pháp học Luật hiệu quả.Ngành Luật là một ngành cao quý trong xã hội, đặc biệt là trong thời buổi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Hơn ai hết những sinh viên Luật đang rất băn khoăn lo lắng không biết làm thế nào để tranh bị cho mình kiến thức luật thật vững chắc để tự tin bước vào đời.

Trên cơ sở đó, Minh Luật có trao đổi và được Thạc sỹ, Giảng viên Nguyễn Thanh Minh cho biết phương pháp học Luật của cô như sau:

Trước hết, cần nắm được những khái niệm cơ bản của từng môn học. Ví như môn Lý luận nhà nước cần phải nắm được những khái niệm cơ bản như qui phạm pháp luật, chế định luật, ngành luật… Hoặc như môn Luật Hiến pháp cần biết Hiến pháp là gì, ngành luật Hiến pháp, khoa học Luật Hiến pháp… Khi đi chấm thi tốt nghiệp, cô Minh cho biết nhiều khi cả tổ “cười ra nước mắt” vì sinh viên ghi ” Hiến pháp thành Hiếp pháp”, ” Viện kiểm sát thành Viện kiểm soát”.

Ví dụ: đối với môn Hiến pháp, chúng ta có thể nhớ ngay được môn này gồm 2 học phần:

+ Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp và;

+ Bộ máy nhà nước.

Trong từng học phần, chúng ta lại xem xem có bao nhiêu bài. Mỗi bài có những mục gì để thấy được tổng thể của môn học rồi mới bắt đầu học. Như vậy, chúng ta học từ khái quát đến cụ thể. Học cụ thể bằng cách so sánh, phân tích, tổng hợp….

Để nhớ được những nội dung môn học cô Minh chủ yếu vẽ sơ đồ nhánh. Những nhánh cơ bản chính là tên bài học, nhánh thứ 2 là tên bài học, nhánh thứ 3 là tên các mục trong bài và cứ tiếp tục triển khai nhánh ra tiếp.

Thứ hai, khi học từng môn Luật, sinh viên cần tìm ra nội dung chính của môn đó là gì. Đối với Luật Hiến pháp, sinh viên không thể quên được hai vấn đề là : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và Quyền lực Nhà nước. Và khi nắm được mấu chốt của vấn đề rồi thì chúng ta sẽ xác định được học cái gì để hiểu. Ví dụ: đối với vấn đề quyền lực nhà nước, chúng ta cần biết vị trí pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, cách thức thành lập của các cơ quan…để biết quyền lực nhà nước được xác định như thế nào?

Nói tóm lại, khi nắm được tinh thần của môn đó chúng ta sẽ đưa ra được chiến lược học phù hợp. Đối với các môn có bài tập như dân sự, hình sự, kinh tế, thương mại… sau khi nắm được lý thuyết, các bạn nên mở phần bản án đã xử rồi để xem. Ví dụ: Khi học đến ly hôn, các bạn hãy mở vài bản án ly hôn ra xem và giải thử xem quan điểm của mình và các thẩm phán như nào, có trùng hợp không. Nếu không giải được, mình phải xem lại xem mình hổng lý thuyết phần nào để ôn lại.

(Theo http://tuyensinh.khaigiang.vn/)

7 Kỹ Năng Giúp Học Luật Hiệu Quả

Mỗi ngành học, mỗi môn học có những phương pháp để học bài khác nhau. Đặc biệt đối với ngành Luật, với hầu hết các môn học “toàn chữ”, giáo trình dày cộp đi kèm các bộ luật chưa kể phải ghi chép thì ngoài sự đam mê, để học tốt cần có những kỹ năng riêng! Những kỹ năng để học Luật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu để đạt kết quả cao.

7 Kỹ năng cần thiết khi học Luật

1/ Hiểu rõ nội dung vấn đề cần học thuộc

Để nắm chắc bất kỳ một nội dung nào trong bài học dù là nhỏ nhất thì hiểu rõ nội dung đó là điều tiên quyết giúp học nhanh hơn! Nếu không hiểu, dù có thuộc thì cũng chỉ là học vẹt, chỉ có thể đối phó qua loa với các bài kiểm tra chứ không thể ứng dụng thực tiễn làm mất thời gian của bản thân. Vì vậy, khi học trên lớp, cần cố gắng tiếp thu kiến thức mà các thầy, cô giảng dạy và ghi lại các ý quan trọng – đây là những người nắm rõ bản chất của vấn đề. Nếu chưa hiểu đừng ngại hỏi lại. Nắm rõ bản chất của vấn đề là tiết kiệm được 50% thời gian để học rồi đấy! Không những thế lại còn rất hiệu quả và có thể áp dụng vào thực tiễn!

2/ Đánh dấu các ý quan trọng và sắp xếp chúng

3/ Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ

Học Luật chắc chắn không tránh khỏi gặp các nội dung trải dài dễ khiến người học thấy khó nhớ và chán nản. Để giải quyết việc này, hãy chia bài học thành những mục nhỏ hơn với nội dung cụ thể. Một bài dài luôn có nhiều ý chính được triển khai, học từng ý một sẽ giúp bạn học nhanh hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Không những vậy, việc chia nhỏ sẽ giúp bạn có thêm động lực và hào hứng học tiếp khi học thuộc được mỗi phần nhỏ!

4/ Liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức

Học Luật với lý thuyết suông chắc chắn sẽ khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy chán. Vì vậy, đối với mỗi vấn đề phải học, hãy cố gắng liên hệ vấn đề đó ra thực tế. Giải quyết một vấn đề thực tế bằng kiến thức mà bạn cần học sẽ giúp bạn học nhanh và nhớ lâu hơn hẳn so với học toàn chữ trong sách vở.

5/ Ghi chép các ý trọng tâm ra nháp

Phương pháp học này sẽ giúp bạn vừa học nhanh, vừa nhớ lâu, đặc biệt là nhớ bài có tính hệ thống cao và tăng khả năng tập trung. Đây cũng là thói quen rất tốt, ghi chép ý chính ra ngoài, các công thức, định nghĩa có thể ghi lại vài lần. Những nội dung chính mà bạn ghi ra ngoài này chắc chắn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều đấy!

6/ Hình dung lại toàn bộ bài sau khi học xong

Học thuộc bài với các phương pháp ở trên sẽ giúp bạn nắm được những trọng điểm, cách phát triển ý từ các ý chính. Việc hình dung lại toàn bộ những gì vừa học sẽ giúp bạn liên kết tất cả những phần đã học lại với nhau thành 1 thể thống nhất, đặc biệt hiệu quả với những bài dài. Nếu có khi quên một vài ý, nhưng với việc đã nhớ ra hình ảnh tổng thể, bạn sẽ dễ dàng nhớ lại những phần chợt quên đó.

7/ Không gian học có vai trò quan trọng

Cách Giải Rượu Dân Gian Đơn Giản, Hiệu Quả

Lá bỏng hay còn có tên gọi khác là cây sống đời, diệp sinh căn… Giống như tên gọi của nó, loại lá này được biết đến như một vị thuốc tự nhiên có khả năng trị vết bỏng rất tốt.

Theo đông y, cây lá bỏng có tính mát, không độc, tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, hoạt huyết, giảm đau, chỉ thống, tiêu thũng…ngoài việc dùng để trị bỏng nó còn được dùng để chữa sỏi thận, bệnh gút, huyết áp cao, đau đầu, giảm ho, chữa bệnh trĩ hay dùng để giải rượu.

Cách làm: rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy vài lá bỏng, rửa sạch và giã nát, lọc lấy phần nước cốt.

1 cốc nước lá bỏng có khả năng làm mất tác dụng của rượu trong cơ thể, chỉ sau khoảng 10-20 phút, người say sẽ nhanh chóng tỉnh táo trở lại.

Làm 1 cốc nước chanh gừng đồng thời thêm 1-2 thìa cà phê mật ong sẽ rất tốt cho người say. Nó không chỉ giúp giải rượu mà còn giúp giảm thiểu những triệu chứng như đau nhức đầu, chóng mặt, cồn cào ruột gan, háo nước…sau cơn say.

Cách làm: 1 cốc nước ấm, pha 2 thìa nước cốt chanh, gừng đập nhỏ, 1 thìa cà phê mật ong hoặc không dùng mật ong chúng ta có thể thay thế bằng chút muối.

Có lẽ bạn chẳng bao giờ ngờ được rằng, 1 cốc nước ép rau muống cũng có thể đập tan cơn say rượu, giúp bạn nhanh chóng tỉnh lại.

Cách làm: 500g rau muống tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt để uống. Mẹo dân gian này rất hữu hiệu trong việc giải quyết các trường hợp bị ngộ độc rượu.

Cho người say uống 1 bát nước cháo loãng, hoặc trong khi uống rượu bạn nên làm 1 bát nước này. Chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại khiến cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa, như vậy bạn sẽ lâu say hơn không chỉ thế nó còn giúp bảo vệ dạ dày khỏi các chất độc của rượu.

Nguồn: cachgiairuou.vn