Bản vẽ xây dựng là bản vẽ kỹ thuật (BVKT) được ứng dụng trong các công trình xây dựng. Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng công trình.
Bản vẽ xây dựng là bản vẽ kỹ thuật (BVKT) được ứng dụng trong các công trình xây dựng
Có những loại bản vẽ nào trong giai đoạn thiết kế sơ bộ ngôi nhà?
+ Mặt bằng tổng thể.
+ Là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
+ Thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường đi cây xanh .
+ Sự quy hoạch của khu đất.
+ Có mũi tên chỉ hướng bắc để định hướng.
Mặt bằng tổng thể
+ Là hình cắt bằng của ngôi nhà.
+ Mặt phẳng cắt đi qua cửa sổ.
+ Không biểu diễn phần khuất.
+ Thể hiện vị trí kích thước của tường, vách ngăn cầu thang .
+ Cách bố trí các phòng, thết bị, đồ đạc.
+ Có từng mặt cắt riêng từng tầng
+ Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà.
+ Có thể là hình chiếu đứng hoặc hình chiếu cạnh của ngôi nhà.
+ Không thể hiện phần khuất.
+ Thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.
Mặt bằng tổng thể
+ Là hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
+ Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà.
+ Kích thước của cửa đi, cửa sổ.
+ Kích thước của cầu thang, tường, sàn, mái, móng .
Các kí hiệu bản vẽ trong xây dựng
Để có cách xem bản vẽ thiết kế xây dựng thì quý vị cần lưu ý khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:
Kí hiệu bản vẽ các nét trong bản vẽ
+ Nét liền đậm (đường bao thấy, cạnh thấy)
+ Nét đứt (đường bao khuất, cạnh khuất)
+ Nét chấm gạch mảnh (giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu)
+ Nét chấm gạch mảnh (đường tâm, trục đối xứng)
+ Nét liền mảnh (đường kích thước)
Để có cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đúng chuẩn, chúng tôi chia sẻ với quý vị một số quy định chung về cách ghi kích thước trên bản vẽ:
Quy định kích thước trong bản vẽ thiết kế nhà
+ Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn
+ Đơn vị đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau con số kích thước
+ Đơn vị đo cao trình là m, không ghi đơn vị sau con số kích thước
+ Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước
Để có cách đọc bản vẽ xây dựng nhanh nhất bạn phải nắm rõ các ký hiệu trong từng bản vẽ. Vì vậy chúng tôi giới thiệu với các bạn một số ký hiệu thông dụng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng
Khi nhận được hồ sơ thiết kế ngôi nhà của gia đình mình, không ít gia chủ băn khoăn về hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà sao cho đúng và chính xác nhất, để tránh những sai sót trong quá trình thi công xây dựng.
+ Các bạn cần đọc bản vẽ tổng mặt bằng trước tiên. Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng để biết mối liên hệ giữa các hạng mục trong ngôi nhà với nhau và với không gian cảnh quan xung quanh.
+ Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đơn giản hơn nếu bạn đọc lần lượt các bản vẽ mặt bằng, nếu là biệt thự cao tầng thì đọc bản vẽ mặt bằng tầng 1 rồi tới tầng 2,… để xem bố trí các khu chức năng bên trong ngôi nhà như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh, phòng thờ, khu hành lang, cầu thang, cửa chính, cửa phụ,…
Trình tự cách đọc bản vẽ thiết kế nhà
+ Tiếp theo bạn nên đọc các bản vẽ phối cảnh để có thể dễ dàng hình dung về tổng thể ngôi nhà của gia đình mình trong tương lai.
+ Bước thứ ba là đọc bản vẽ mặt đứng để có thể sơ bộ tưởng tượng ra hình dáng kiến trúc bên ngoài của công trình
+ Tiếp theo cách đọc bản vẽ thiết kế nhà là đọc bản vẽ mặt cắt để hiểu rõ hơn không gian mỗi tầng bên trong ngôi nhà mình.
+ Cuối cùng không thể thiếu trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà đó là bản vẽ kết cấu. Bạn nên lưu ý các thông số của một số bộ phận chủ yếu trong ngôi nhà như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, hành lang, các loại cửa, bậc cửa,…
Trong bài viết trước chúng tôi cũng có hướng dẫn các bạn về các bản vẽ móng cũng như hướng dẫn một phần cách đọc cơ bản. Các bạn có thể tham khảo tại:
Cách đọc bản vẽ móng trong nhà ở
Đây là chi tiết của phần móng, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện 5 chi tiết, 5 mặt cắt của các loại móng như sau:
+ Mặt cắt móng băng
Các bạn nhìn bản vẽ mặt cắt móng băng sẽ nhìn thấy cao độ của móng là 600 trong đó 250mm là thân móng và 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm.
Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng
Được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới. Ở dưới cùng sẽ là lớp thép phi 12 đan cách nhau là 200 mm.
Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người thường lót bằng gạch để đổ bê tông.
Phần cổ móng này thường có trong móng băng nên sẽ hay được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè. Cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách của mỗi đai là 150mm
Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng
Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng
Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang