Một Ngày Của Sinh Viên Y Khoa

Cũng như ở Việt Nam, y khoa là một ngành ‘khó vào’ ở Úc. Vậy một ngày của một sinh viên Việt Nam học y khoa ở Úc như thế nào? Hãy nghe Minh Quân, một sinh viên Việt Nam đang học ngành y tại Úc, kể về một ngày của cậu.

Ngày mới của Quân bắt đầu lúc 6h sáng. Cậu ra ga để bắt chuyến tàu tới bệnh viện Sunshine nằm ở phía tây bắc Melbourne.

Quân đang là sinh viên năm 2 ngành y tại Đại học Melbourne. Hiện tại, cậu đang học và thực tập tại Western Health. Ở đây, Quân vừa tham gia lớp học, vừa thực tập ở khu nhà thương. Nhờ vậy cậu có thể học các kiến thức về y khoa trong môi trường thực tế.

Thời gian thực tập

“Học về các vấn đề sức khoẻ từ sách giáo khoa vốn đã thú vị,” Quân kể. “Nhưng khi học về chúng tại bệnh viện, tôi có thể thấy được sự liên kết giữa kiến thức trong sách và thực tế.”

“Có một lần tôi học về nhịp đập bất thường của tim. Nhưng tôi chưa nghe tiếng tim đập bất thường bao giờ. Khi bác sĩ chỉ đạo dẫn bọn tôi đi nghe tiếng tim đập của những người bị bệnh tim, tôi cảm thấy như được mở mắt. Đó là lần đầu tiên tôi nghe nhịp đập bất thường của tim.”

Hôm nay, Quân sẽ thực tập ở khoa hô hấp. Quân nói cậu đã được dạy cách nói chuyện và viết bệnh án trước đó. Thế nhưng, khi thực tập, cậu vẫn gặp một số khó khăn.

“Bệnh nhân là con người, không phải sách giáo khoa,” Quân cho biết. “Bạn phải cố thích ứng với tình huống và ứng xử phù hợp.”

“Có vài bệnh nhân cao tuổi không nghe rõ (hoặc không nghe rõ nếu không có thiết bị trợ thính). Nhiều bệnh nhân khác thì không rành hoặc nói sõi tiếng Anh nên nhiều lúc nói chuyện khá là khó. Nhiều bệnh nhân cũng không nhớ rõ về tình trạng sức khoẻ của mình.”

Tuy nhiên, Quân tin rằng những khó khăn này là một phần của việc học y. Nhờ chúng, Quân có thể củng cố kĩ năng giao tiếp.

“Nói chuyện với bệnh nhân và lắng nghe chuyện của họ cũng khá thú vị,” cậu chia sẻ. Quân cũng cho biết việc là một học sinh quốc tế cũng là lợi thế cho cậu.

“Vì tôi đang sống và học tập ở nước ngoài, tôi trân trọng sự đa dạng văn hoá và không phán xét người khác dù họ là ai và đến từ đâu.”

Thời gian cho các lớp học

Hàng ngày Quân sẽ có khoảng 3-5 lớp học.

“Hôm nay tôi có một lớp về bệnh ung thư, một lớp về điện phân, và một lớp về đạo đức trong công tác hành nghề,”

Trong lớp về đạo đức công tác hành nghề, Quân có bài thuyết trình trước lớp về khái niệm “informed consent”.

“Informed consent được dùng để chỉ việc bệnh nhân có quyền được biết về cách họ sẽ được chữa trị,” Quân giải thích. “Về những rủi ro hay lợi ích của phương pháp chữa trị đó, cũng như quá trình, thao tác các bác sĩ sẽ thực hiện. Bệnh nhân cũng có quyền từ chối việc kiểm tra, siêu âm hay chữa trị. Nếu bệnh nhân không đồng ý, bác sĩ không được phép làm gì.”

Trong một ngày bận rộn như hôm nay, Quân không có thời gian nghỉ ngơi.

“Phiền nhất là việc không có đủ thời gian để ăn trưa,” Quân chia sẻ.

Thế nhưng may mắn là giáo viên của Quân cho phép cậu và các học sinh khác ăn trong lớp.

“Không có từ ngữ nào có thể tả hết sự hỗ trợ tôi nhận được từ mọi người – dù đó là bạn bè, giáo viên, hay cố vấn. Tất cả mọi người đều sẵn sàng lắng nghe những suy nghĩ, quan tâm của sinh viên,” Quân chia sẻ.

Kết thúc một ngày

Trên đường về, Quân cho biết với cậu một ngày trọn vẹn là khi cậu cảm thấy cậu đã đạt được điều gì đó.

“Nó có thể là bất cứ điều gì – hiểu nội dung lớp học, làm đúng thao tác y khoa, nói chyện với bệnh nhân, có cuộc nói chuyện thú vị với những bác sĩ thâm niên.”

Vậy hôm nay Quân có cảm thấy mình đã đạt được điều gì đó?

“Hôm nay, ngoài việc nói chuyện với bệnh nhân, tôi cũng hiểu hơn nội dung trong lớp học về điện phân. Nó giúp tôi hiểu ra một số kiến thức sai lệch mà tôi có hồi năm nhất.”

Sau 2 năm học y, Quân chia sẻ cậu rất ấn tượng với cách hệ thông sức khoẻ Úc luôn đặt bệnh nhân là trung tâm.

“Điều tôi ấn tượng nhất về hệ thống chăm sóc sức khoẻ Úc là việc bệnh nhân luôn là trung tâm – tôn trọng bệnh nhân và đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân luôn là ưu tiên ở đây.”

Cách Học Tốt Môn Giải Phẫu Người Cho Sinh Viên Y Khoa

Bạn mới bước chân vào trường Y Dược?

Vâng!

Tôi cũng đã từng như vậy.

Để tôi nhớ lại xem nào…

“Môn khoai nhất lúc đó là gì nhỉ?”

“Cái thời Y1 ở trường ĐH Y Hà Nội ấy à?”

MÔN GIẢI PHẪU

“Đúng là giải phẫu rồi. Môn khoai nhất năm đầu tiên”

Tôi hoàn toàn bị choáng ngợp …

Không chỉ sách dày và nhiều sách cần phải đọc (sách giao khoa của bộ môn, 3 tập sách của thầy Trịnh Văn Minh nữa).

Mà từng bài học đều dày từ 30 – 50 trang, và còn phải nhớ từng chi tiết trong đó nữa (từ nguyên ủy đến bám tận, rồi đường đi – mạch máu và thần kinh chi phối…)

Quá nhiều thứ cần phải xử lý với một “cái não” vẫn quen cách học thời cấp ba – ĐỌC ĐI ĐỌC LẠI, CHÉP ĐI CHÉP LẠI. (Kiểu như win 95 mà chạy phần mềm của win 10 vậy. Cứ đơ suốt).

LÀM SAO ĐÂY? 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT GIẢI PHẪU?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GHI NHỚ CÁC CHI TIẾT GIẢI PHẪU?

THẬM CHÍ, vì nó là môn sẽ thi nội trú khi tốt nghiệp Y6, nên “Có cách nào để GHI NHỚ NÓ ĐẾN Y6 KHÔNG?”

(Bạn cũng từng hỏi như vậy phải không?)

Các học viên mới của tôi, khi tham dự chương trình HUH (How to use your head), cũng liên tục đặt những câu hỏi như vậy.

Và đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

Thứ nhất, cần “RÕ RÀNG TRONG TƯ DUY”.

Xét về tổng quan, các môn học trong trường y dược được phân thành hai “nhóm” lớn.

Một nhóm bao gồm các môn như Giải phẫu, mô phôi, giải phẫu bệnh … (được gọi là các môn hình thái học).

Mục tiêu ghi nhớ của các môn hình thái học được “nâng dần” theo sự tiến bộ của học viên:

Mức cơ bản: Nhớ được “tên” của chi tiết.

Cao: Nhớ được “tác động” của nó với hoạt động của cơ thể.

Nghĩa là, khi bạn bắt đầu học giải phẫu. Hãy đặt cho mình mục tiêu nhớ tên của chi tiết trước tiên.

Sau khi làm được việc đó rồi …

Ta mới tiến lên nấc thang tiếp theo … là nhớ vị trí tương quan của nó. Đừng vội bắt mình phải ăn hết cả con voi trong một bữa.

Bạn biết nên làm gì rồi đó:

“Ăn từng miếng một, nhiều bữa một”.

Ngày đầu tiên, các sinh viên y dược trong lớp học HUH cũng hoảng lắm.

Và họ cần tôi làm một vài thủ pháp để bình an trở lại.

“Tại sao ư?”

Hãy tưởng tượng mà xem, bạn từng thấy một người hoảng loạn chưa?

Họ chẳng còn suy nghĩ nữa, họ hành động theo bản năng.

Và những người đó sẽ học theo bản năng – ĐỌC LẶP ĐI LẶP LẠI.

Càng hoảng à càng lặp lại à càng không nhớ được.

Khi bình an, tâm trí sẽ sáng suốt để sáng tạo nhiều hơn.

Thứ hai, cần xây dựng “MỐC”.

Mốc là cái gì vậy?

GƯỢM ĐÃ!

Trước khi giải thích cho bạn: mốc là cái gì.

Có phải, bạn muốn NHỚ NHANH VÀ NHỚ LÂU không?

Nếu tôi nói “Quả táo tầu”

Tâm trí bạn sẽ nghĩ tới hình ảnh gì?

Đúng rồi, một quả táo màu đỏ to như nắm tay hiện lên trong tâm trí bạn.

Thế tôi nói “Quả dưa hấu”

Tấm trí bạn sẽ nghĩ tới hình ảnh gì?

Đúng rồi, chính nó đấy, quả dưa hấu to tròn mọng nước. Bên ngoài vỏ xanh, bên trong đỏ hắc.

Đến tuổi này, chúng ta đã có khá nhiều trải nghiệm.

Dĩ nhiên, hình ảnh đó chỉ là một phần của mốc thôi. (học viên HUH được dạy từng bước để xây dựng “tất cả” các loại mốc ghi nhớ).

Câu hỏi là …

“Bạn đã biết tận dụng những hình ảnh/ trải nghiệm trong quá khứ để giúp mình nhớ nhanh và nhớ lâu chưa?”

Một số bạn vẫn thường nhớ tên một người mới biết, bằng cách tìm xem có nét gì tương đồng với những người bạn trước đây không.

Đó là minh chứng cho việc ta đang dùng MỐC để ghi nhớ.

Và cách để nhớ giải phẫu cũng tương tự như vậy.

Dĩ nhiên, nhiều lúc ta cần biến đổi qua vài chặng.

Hãy tưởng tượng, chỉ cần sau 5 – 7 ngày tham dự HUH, bạn sẽ thành thạo các kỹ thuật biến đổi và xây dựng mốc đó.

Điều gì sẽ xảy ra nhỉ?

Bạn sẽ không còn phải lo lắng với môn giải phẫu nữa.

Không chỉ môn giải phẫu, mà còn …

Các môn hình thái học khác nữa (mô phôi, giải phẫu bệnh…)

“LÀM THẾ NÀO TÔI CÓ THỂ ĐĂNG KÝ HỌC HUH VẬY”

Rất may cho bạn!

Giờ đây HUH đã có thể học online.

Bạn có thể học bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.

“TÔI MUỐN BIẾT THÊM THÔNG TIN VỀ HUH, ĐƯỢC CHỨ?”

Được!

XEM NGAY TẠI ĐÂY

Tóm lại, để có thể học tốt môn giải phẫu …

Cần hai thứ:

RÕ RÀNG TRONG TƯ DUY

Giải phẫu là môn hình thái học. Có ba cấp độ yêu cầu của việc ghi nhớ.

PHẢI XÂY DỰNG ĐƯỢC MỐC.

MỐC sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu.

Mọi thứ sẽ được huấn luyện tại lớp HUH Online

Chia sẻ bài viết này

 

 

 

 

 

 

Sách Học Tiếng Anh Y Khoa Dành Cho Sinh Viên

Chúng tôi tổng hợp các sách, tài liệu cần thiết cho việc rèn luyện Tiếng Anh chuyên ngành Y, từ các thuật ngữ cơ bản đến giao tiếp với bệnh nhân, trao đổi với đồng nghiệp…

Các bạn NÊN DÙNG SÁCH GIẤY để dễ học và ghi nhớ hơn. Tuy nhiên một số sách đã không còn phát hành hoặc hay dùng thì có thể tải pdf hoặc chụp lưu lại trên điện thoại để tra cứu khi cần thiết. Bản pdf của các sách được cung cấp ở đây đã lưu truyền trên mạng rất lâu rồi nên chúng tôi tập hợp lại để giúp tra cứu khi không có sách trong tay. Chúng tôi xin nhắc lại: nên dùng sách giấy, vì chính việc học của các bạn và vì bản quyền tác giả sách.

Tổng hợp sách học Tiếng Anh Y khoa dành cho sinh viên Tiếng Anh chuyên ngành Y, Bộ Y tế

Sách giúp bạn đọc có thể:

Nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành Khoa học Sức khoẻ.

Nắm vững các cấu trúc ngữ pháp, các cấu trúc cơ bản trong bài học.

Áp dụng được cấu trúc câu trong các tình huống thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Đọc hiểu được các đoạn văn phong chuyên ngành Khoa học Sức khoẻ.

Nội dung sách Tiếng Anh chuyên ngành Y được biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu tiếng Anh (tài liệu tham khảo cuối sách). Sách có các bài đọc hiểu, các bài hội thoại, các bài tập ngữ pháp giúp bạn đọc nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp cơ bản của Tiếng Anh và có kỹ năng giao tiếp trong các tình huống thường gặp.

English In Medicine For Medical Specialists (UMP HCMC)

Cuốn sách này dành cho những bạn nào mới bắt đầu làm quen với Tiếng Anh Y khoa và là nền tảng cần thiết để học sâu hơn.

Tiếng Anh trong trong Y khoa: Kỹ năng giao tiếp, GS BS Trần Phương Hạnh

Cuốn sách này giúp bạn giao tiếp bằng tiếng anh với bệnh nhân và thân nhân của họ, với các đồng nghiệp y khoa và ban điều hành. Sách cũng giúp bạn làm quen với cách đọc đủ loại y văn, từ những trường hợp bệnh đến các bài báo. Độc giả là sinh viên y khoa sẽ thấy cuốn sách này thật hữu ích trong giai đoạn lâm sàng của quá trình học tập.

Những điểm mới trong ấn bản này:

Bệnh án được cập nhật

Tham khảo mới về sách và bài báo

Các bài làm về nghe được ghi băng lại

Bản đối thoại – đầy đủ

Các bài làm được mã hóa tùy thuộc kỹ năng

Nhiều hình ảnh bổ sung

Các địa chỉ hữu ích được cập nhật

Các chức vụ mới trong bệnh viện nước Anh

Cẩm nang người dịch Tiếng Anh Y khoa, Trịnh Thanh Toản, Trương Hùng

Sách gồm 5 phần:

Phần 1 : Từ và các mẫu câu về bệnh tật nói chung

Phần 2 : Từ và câu về cấu tạo, chức năng và các rối loạn cơ thể người

Phần 3 : Dạy và học Tiếng Anh Y khoa

Phần 4 : Các bài học căn bản trau dồi tiếng anh y khoa

Phần 5 : Các thuật ngữ y học Anh-Việt A-Z

Sổ tay luyện dịch tài liệu Y khoa

Nội dung của sách gồm 4 phần:

Phần 3: Trau dồi kĩ năng đọc hiểu – nghe – nói tiếng Anh Y khoa Phần này nhắm đến đối tượng bạn đọc là sinh viên và cán bộ giảng dạy chuyên ngành Y khoa. Nội dung gồm 8 chủ điểm rèn đủ các kỹ năng nghe, nói, viết và đọc hiểu

Phần 4: 14 bài học căn bản trau dồi từ vựng tiếng Anh Y khoa. Phần này đưa vào rất nhiều bài tập dưới hình thức trắc nghiệm, giúp bạn đọc tự rèn luyện và trắc nghiệm kiến thức tiếng Anh Y khoa của mình.

Sổ tay người học Tiếng Anh Y khoa

Bài viết đã phân tích và xem xét các các khía cạnh ngôn ngữ và ngữ dụng về ngữ vực và thuật ngữ y học tiếng Anh trong dịch thuật. Ngoài ra cũng cung cấp một số phương thức gợi ý để dịch các thuật ngữ y học. Đây là một tài liệu có ý nghĩa thực tiễn cho sinh viên ngành y và những ai quan tâm đến dịch thuật y học.

Nội dung sách:

Chương I: THUẬT NGỮ Y HỌC VÀ DỊCH THUẬT

Chương II: CÁC THUẬT NGỮ Y HỌC CĂN BẢN

Chương III: THUẬT NGỮ Y HỌC TIẾNG ANH: HỆ TIM MẠCH

Chương IV: 7 NGÀY ĐỂ CÓ VỐN TỪ TIẾNG ANH Y KHOA CĂN BẢN: HỆ TIM MẠCH

Chương V: 7 NGÀY ĐỂ CÓ VỐN TỪ TIẾNG ANH Y KHOA CĂN BẢN: HỆ HÔ HẤP

Chương VI: 7 NGÀY ĐỂ CÓ VỐN TỪ TIẾNG ANH Y KHOA CĂN BẢN: HỆ TIÊU HÓA

Chương VII: THUẬT NGỮ Y HỌC TIẾNG ANH: HỆ TIẾT NIỆU-SINH DỤC

Chương VIII: BỆNH ÁN VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ LÀM BỆNH ÁN BẰNG TIẾNG ANH

Tiếng Anh dành cho giới Bác sĩ và Y tá

Với cách trình bày song ngữ Anh – Việt, sách giúp người học dễ dàng tham khảo và thực hành.

Nội dung sách không tập trung vào các cấu trúc ngữ pháp khô khan mà chủ yếu là xoay quanh các mẩu đối thoại thường gặp trong công việc hằng ngày đối với các nhân viên y tế. Các tình huống trong sách:

Unit 1: Đăng ký điều trị

Unit 2: Nạn nhân tai nạn giao thông

Unit 3: Khoa niệu/Phòng khám niệu

Unit 4: Phòng cấp cứu

Unit 5: Vấn đề về da

Unit 6: Đi khám nha khoa

Unit 7: Đứa trẻ bệnh

Unit 8: Bệnh nhân tiểu đường

Unit 9: Rối loạn bao tử

Unit 10: Phòng khám thần kinh

Unit 11: Phòng khám mắt

Unit 12: Đi khám BS Trung Quốc trị xương

Unit 13: Khoa ngoại

Unit 14: Bệnh phụ khoa

Unit 15: Phòng khám kế hoạch hóa gia đình

Unit 16: Ở nhà thuốc bệnh viện

Unit 17: Lấy mẫu xét nghiệm

Unit 18: Ở khoa X-Quang

Unit 19: Chích thuốc

Unit 20: Ở quầy thu ngân

Tiếng Anh đàm thoại dành cho Y tá, Nguyễn Thành Yến

Sách gồm 26 bài học về các tình huống giao tiếp tiếng anh trong bệnh viện

Bài 1: Giới thiệu giải thích sơ lược với bệnh nhân nhập viện

Bài 2: Sở thích ăn uống và xét nghiệm

Bài 3: Đo định lượng nước bệnh nhân hấp thụ và bài tiết và xét nghiệm đặc biệt

Bài 4: Điều trị và cấp thuốc

Bài 5: Thu thập thông tin

Bài 6: Quan sát bệnh nhân đang bị đau và hỏi về việc dị ứng

Bài 7: Chỉ dẫn dành cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường

Bài 8: Chăm sóc bệnh nhân có chế độ ăn nhạt và liên hệ với bác sĩ

Bài 9: Qui trình phẫu thuật

Bài 10: Chăm sóc trước ca mổ

Bài 11: Theo dõi việc dùng thuốc giảm đau sau ca mổ

Bài 12: Động viên bệnh nhân sớm đi lại

Bài 13: Tư vấn qua điện thoại và chăm sóc phụ nữ mang thai

Bài 14: Chăm sóc sản phụ trong phòng sinh

Bài 15: Chăm sóc khi sinh và sau khi sinh

Bài 16: Trò chuyện với người mẹ có con bị bệnh

Bài 17: Chăm sóc bệnh nhân khoa nhi nhập viện

Bài 18: Thu thập thông tin ở phòng cấp cứu

Bài 19: Tiến hành chửa trị tại phòng điều trị chứng nhồi máu cơ tim

Bài 20: Những chỉ dẫn trong phòng chăm sóc đặc biệt

Bài 21: Trấn an bệnh nhân bệnh nặng

Bài 22: Bày tỏ sự cảm thông sâu sắc

Bài 23: Chỉ dẫn dành cho bệnh nhân nội khoa xuất viện

Bài 24: Chỉ dẫn dành cho bệnh nhân xuất viện sau khi mổ

Bài 25: Chỉ dẫn dành cho sản phụ và bệnh nhân khoa nhi xuất viện

Bài 26: Thủ tục nhập viện, chuyển phòng bệnh và xuất viện.

Một thuật ngữ y khoa chứa một vài hay tất cả những thành phần sau: gốc từ, dạng kết hợp, tiếp đầu ngữ (tiền tố), tiếp vị ngữ (hậu tố). Các thành phần này kết hợp với nhau quyết định nên nghĩa của một từ. Việc phân tích từ thành các thành phần cấu thành nên nó hết sức quan trọng trong việc hiểu nghĩa một thuật ngữ.

Với cuốn sách này, bạn sẽ bắt đầu bằng cách học các phần của từ gốc, các hình thức kết hợp, tiếp vị ngữ và tiếp đầu ngữ. Sau đó, sử dụng sự hiểu biết của bạn về các phần từ để tìm hiểu thuật ngữ và có thể đoán từ này chỉ bệnh hay một triệu chứng, thuộc vùng cơ quan nào, bản chất là gì.

Sách là một ấn phẩm giúp bạn bước đầu tiếp cận thuật ngữ y khoa và là cơ sở để tra cứu, đọc sách và từ đó phát triển lên sau này.

Chú giải thuật ngữ Y học Anh-Việt thông dụng, BS Nguyễn Xuân Cẩm

Xin trích dẫn lời nói đầu của BS Nguyễn Xuân Cẩm cho quyển sách này:

“Qua những buổi giảng huấn, nói chuyện và giải đáp về y khoa cho các đồng hương ở Luân Đôn và ngoài tỉnh, chúng tôi nhận được lời yêu cầu Hội Tâm Thần Việt Nam xuất bản một quyển từ điển thông dụng để giúp họ trong việc tra cứu sách báo y khoa và dễ dàng hơn khi tiếp xúc với bác sĩ người nước ngoài. Chúng tôi cho biên soạn quyển Chú Giải Thuật Ngữ Y Học Anh-Việt Thông Dụng này hầu đáp ứng nhu cầu trên, với trọng tâm là giải thích rõ ràng những từ ngữ thường dùng để quý vị nắm vững ý nghĩa của các từ cần tra cứu. Phong Phú – Dễ Hiểu là phương châm hàng đầu trong quá trình biên soạn và chúng tôi hy vọng quyển sách này sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu của quý vị. Tất nhiên chúng tôi không sao tránh khỏi những sai sót, và rất mong quý vị sẽ đóng góp ý kiến để lần tái bản sau được thêm phần toàn hảo” – Bác sĩ Nguyễn Xuân Cẩm

Thuật ngữ Y khoa Việt-Anh

Trong thực hành ngoại ngữ, việc dịch những thuật ngữ chuyên ngành y từ ngôn ngữ Việt sang ngôn ngữ Anh đã khiến không ít người cảm thấy bối rối. Với mục đích giúp cho các bạn đọc đang học tập hay công tác trong lĩnh vực y học cảm thấy tự tin hơn và vận dụng chuẩn xác những cụm từ thuật ngữ chuyên ngành, Bs. Nguyễn Văn Hùng đã dành hơn mười năm nghiên cứu và cho ra đời bộ sưu tập hơn 20.000 thuật ngữ được dịch từ Việt sang Anh.

Hình thức quyển sách trình bày rõ ràng, hệ thống từ được sắp xếp theo dạng thứ tự ABC giúp bạn có thể dễ dàng tra cứu cụm từ cần tìm kiếm.

Hỏi bệnh bằng Tiếng Việt – Pháp – Anh, BS Đinh Sơn Mỹ

Nhằm giúp cho việc ôn tập và tự kiểm tra được chính xác, phần tiếng Việt được tách in riêng ở phần đầu so với các phần Anh, Pháp ngữ tương ứng in ở sau.

Tiếng Anh giao tiếp dành cho bác sĩ và bệnh nhân

Kèm theo sách là phần âm thanh các đoạn đối thoại với giọng nói của người bản xứ. Để luyện phát âm và luyện nghe nói, bạn có thể sử dụng đĩa MP3, nghe trực tuyến bằng cách quét mã QR hoặc truy cập vào trang web này.

Đây là tài liệu cần thiết và hữu ích dành cho:

Tất cả các nhân viên y tế

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có nhu cầu khám, chữa bệnh với bác sĩ là người nước ngoài

Sinh viên, học viên các trường Y dược

Tiếng Anh chuyên ngành Điều dưỡng

Sách được chia thành 12 đơn vị bài học, tập trung vào những tình huống thường gặp nhất trong nghề điều dưỡng đồng thời ôn lại những điểm cơ bản trong tiếng Anh.

Mỗi đơn vị bài học gồm có:

Những bài hội thoại minh họa cho các tình huống nghề nghiệp thường gặp (được người bản ngữ thu âm trên CD);

Các bài tập về:

Kỹ năng nghe hiểu với các câu hỏi về bài hội thoại và bài tập nghe

Cách diễn đạt trong văn viết với các bài luyện dịch và viết câu theo ngữ cảnh

Các bài học ngữ pháp được trình bày cô đọng, dễ hiểu cùng đa dạng các bài tập thực hành giúp bạn dễ dàng hệ thống hóa và nắm vững ngữ pháp căn bản của tiếng Anh;

Hình ảnh trực quan hỗ trợ việc hiểu, tiếp thu và ghi nhớ từ vựng chuyên ngành cùng bảng từ Anh-Việt.

Từ điển Y học Anh-Việt, BS Phạm Ngọc Trí

Cuốn Từ điển y học Anh- Việt của BS Phạm Ngọc Trí được biên soạn dựa trên những từ điển uy tín và khoa học của nhiều nước với trọng tâm giải thích rõ ràng từng đề mục, từng từ ngữ để các bạn nắm vững ý nghĩa những từ cần phải tra cứu, và luôn luôn bảo đảm ý nghĩa nội dung của từ gốc.

Từ điển Y học Dorland Anh – Việt

Qua trên 100 năm, Từ điển y bọc Dorland là cuốn sách tham khảo hàng đầu trên thế giới về các thuật ngữ y học. Nhiều thế hệ chuyên gia biên soạn từ điển đã cống hiến sức lực để tái duyệt, chọn lọc kho từ vụng hết sức phong phú mô tả những khu vực trọng yếu của kiến thức y học luôn mở rộng và thay đổi. Nỗ lực ấy cùa họ đã hình thành cuốn từ điển này với trên 118.000 mục từ. minh định hơn 122.000 thuật ngữ.

Ấn bản này ngoài việc tiếp tục truyền thống của Dorland, còn sử dụng trên 1.100 minh họa màu được chọn lọc cẩn thận để bổ sung và làm sáng tỏ các định nghĩa. Cuốn sách không chỉ đẹp và hiện đại về mặt hình thức mà còn dễ sử dụng.

Những phụ lục và bảng biểu cũng được cập nhật và thêm mới cùng danh sách các thuật ngữ Hy Lạp và Latin.

Sách Y Khoa Kinh Điển Dành Cho Sinh Viên

Bài viết này giới thiệu những quyển sách tiếng Anh nền tảng, hay và được xem là kinh điển về Y khoa. Sách tham khảo từ các Thầy Cô, Bác sĩ có kinh nghiệm và các trang web chuyên ngành. Chúng tôi tổng hợp theo chuyên ngành dành cho sinh viên Y khoa tham khảo từ cơ bản đến chuyên sâu. Mỗi môn, chuyên ngành có từ 1-3 sách để bạn đọc tham khảo.

Các bạn muốn mua sách gốc Tiếng Anh, có thể chọn mua từ Amazon và chuyển về tận nhà qua FADO.

Medical Terminology for Health Professions là một cuốn sách giáo khoa kinh điển về thuật ngữ Y khoa nên tham khảo. Sách được đánh giá dễ học, đầy đủ và hình ảnh phong phú dễ hiểu. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên dành cho các bạn mới bước vào trường Y và học Anh văn Y khoa.

Quick Medical Terminology

Sách thuật ngữ Y khoa hướng dẫn cách sử dụng lý thuyết cấu tạo từ, sử dụng những từ gốc, tiền tố, hậu tố và mối liên kết giữa chúng, biết một số những cụm từ chuyên ngành phức tạp từ đó kết nối lại với nhau và hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành Y. Đây là một cách rất nhanh chóng để làm giàu vốn từ của bạn khi mà có tới hơn 500 thuật ngữ trải đều ở từng chuyên khoa như Tim mạch, Tiêu hóa,… đã được đề cập và nhắc đi nhắc lại trong toàn bộ cuốn sách. Sách cũng hướng dẫn cách phát âm, đánh vần với ý nghĩa của từ và cách sử dụng chúng sao cho đúng ngữ pháp.

Hình thức trình bày của cuốn sách rất khoa học và thu hút bạn đọc. Thiết kế bố cục một trang sách rõ ràng 2 cột song song. Ở cột to hơn, đầu tiên tác giả giới thiệu về nghĩa của một từ, cụm từ, thuật ngữ chuyên ngành, tiếp theo sẽ là phần luyện tập bài tập giúp bạn đọc có thể nhớ được từ nhanh nhất. Cột kế bên nhỏ hơn và đi song song đó là lời giải của các câu bài tập khiến cho việc tra cứu trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hết mỗi chương sẽ có một bài kiểm tra tổng hợp nhỏ và có 2 bài kiểm tra lớn ở cuối cuốn sách để lượng giá chung.

Sách phù hợp cho mọi đối tượng từ sinh viên tới các bác sỹ lâu năm. Đây là một công cụ hữu ích giúp cho việc hiểu cũng như giao tiếp trong quá trình thực hành lâm sàng trở nên dễ dàng hơn.

Gray’s Anatomy for Student

Đây có thể nói là cuốn sách gối đầu giường của mọi sinh viên Y năm nhất trên toàn thế giới. Gray’s Anatomy for student có cách hành văn dễ hiểu, đầu tư nhiều hình ảnh, tranh vẽ minh họa, cung cấp phương pháp học và ghi nhớ, phục vụ cho việc học và thi cũng như trong thực hành lâm sàng của sinh viên.

Qua nhiều lần tái bản, chỉnh sửa, các tác giả đã chọn cách tiếp cận theo giải phẫu phân khu. Cách trên thuận lợi cho cả các bác sĩ khi muốn tra cứu lại kiến thức để định khu tổn thương khi gặp bệnh nhân cụ thể.

Atlas of Human Anatomy, Netter

Atlas of Human Anatomy được xem là bộ sách kinh điển suốt 25 năm qua, là quyển atlas mô tả cơ thể con người rất chi tiết, dễ hiểu và nhấn mạnh vào mối quan hệ giải phẫu học với tương quan lâm sàng. Công trình của Bác sĩ Netter cung cấp đầy đủ thuật ngữ từ vựng minh họa giúp cho việc nắm bắt và áp dụng trong lĩnh vực giải phẫu học y khoa ngày nay. Cuốn sách này là một công trình của cả cuộc đời 50 năm sáng tạo không ngừng vất vả, cực nhọc, nhưng vô cùng vinh quang và bổ ích của tác giả Frank H. Netter, một thầy thuốc, một nhà giáo, một nghệ sĩ bậc thầy chuyên sáng tác các tác phẩm về y học, đặc biệt là về giải phẫu học.

Guyton Textbook of Medical Physiology

Guyton Textbook of Medical Physiology tập trung vào những nguyên lý cơ bản nhất trong Sinh lý học Người, cần thiết cho mọi chuyên ngành chăm sóc sức khỏe. Cuốn sách còn là công cụ đắc lực phục vụ cho đối tượng các bác sỹ đa khoa những người mong muốn củng cố lại những nguyên lý cơ bản từ đó hiểu rõ hơn về cơ chế sinh bệnh học phục vụ cho điều trị.

Bates’ Guide to Physical Examination and History Taking

Đây là cuốn sách cần thiết với các bạn sinh viên Y khoa, đặc biệt là những bạn đang học môn nội cơ sở hay ngoại cơ sở. Sách hướng dẫn hỏi bệnh và thăm khám toàn diện, cung cấp nền tảng tốt nhất cho việc khai thác bệnh sử và khám bệnh trên lâm sàng. Sách cũng tập trung vào những ca lâm sàng điển hình, phổ biến, giúp sinh viên hình thành cho mình những phản xạ đúng khi khám bệnh. Mỗi chương tập trung vào một chuyên khoa, cung cấp những dấu hiệu triệu chứng trên bệnh nhân gắn liền với bằng chứng chứng minh độ tin cậy của các triệu chứng đó. Đây là một điểm vô cùng phù hợp khi Y học đang đi theo hướng Y học thực chứng – mọi thứ có giá trị ứng dụng khi đã được chứng minh trên lâm sàng.

Hình thức trình bày của cuốn sách tạo điều kiện tốt cho sinh viên trong việc ghi nhớ khi sử dụng hài hòa sáng tạo màu sắc, gạch chân từ khóa, bảng thống kê, hơn 200 hình ảnh tranh vẽ và một số tips nho nhỏ được ghi bên lề.

Macleod’s Clinical Diagnosis

“90% chẩn đoán được đưa ra dựa vào tiền sử và diễn tiến của bệnh”. “Thăm khám lâm sàng là cột mốc của mọi đánh giá.” Đây là hai nhận xét trong phần giới thiệu đầu tiên của cuốn sách. Điều này cho thấy tầm quan trọng của thăm khám lâm sàng và cách đánh giá đúng để chẩn đoán bệnh.

Sách Macleod’s Clinical Diagnosis trình bày súc tích và ngắn gọn cách đánh giá các triệu chứng và khám phá các dấu hiệu thực thể. Với cách tiếp cận dựa trên lập luận chẩn đoán, sách theo hướng thực hành và hiện đại hơn là kiểu giáo khoa hàn lâm. Cuốn sách giúp bạn xây dựng các kỹ năng lâm sàng, tự khám và đánh giá người bệnh. Sách đề cập đến nhiều vấn đề phổ biến như đau bụng, đau ngực, hôn mê, giảm ý thức, mê sảng, tiêu chảy…

Atlas Clinical Diagnosis

Phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bệnh là một trong những yêu cầu cơ bản nhất của sinh viên y khoa khi mới bắt đầu đi lâm sàng tại bệnh viện. Đây là phần quan trọng nhất trong thực hành và thực tế là không dễ chút nào. Có những triệu chứng dễ dàng phát hiện, có những triệu chứng phải có kinh nghiệm mới nhận ra, cũng có những triệu chứng hiếm nhiều khi thầy cô không để ý nhưng sinh viên lại phát hiện ra. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để sinh viên nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu chỉ được miêu tả bằng câu chữ ở trong sách? Và Atlas Clinical Diagnosis là câu trả lời tốt nhất.

Pocket Medicine là cuốn sổ tay Y khoa cực kỳ nổi tiếng trong ngành. Đây là cuốn sách rất ngắn gọn và hữu ích về Nội khoa. Với lối trình bày dễ hiểu và lượng thông tin ngắn gọn nhưng đầy đủ, cuốn sổ tay này được rất nhiều bác sỹ trên thế giới mang theo bên người để tra cứu khi cần thiết. Đảm bảo đây là cuốn sách rất cần thiết cho sinh viên lúc đi học lâm sàng Nội và là tài liệu tham khảo rất quý cho các bác sỹ và những ai quan tâm đến lĩnh vực sức khỏe.

Harrison’s Principles of Internal Medicine

Sách được biên soạn thành hai phần chính: phần đầu là những nguyên lý nền tảng, các triệu chứng của bệnh và cách tiếp cận nhằm chẩn đoán phân biệt; phần sau bao quát những cơ chế bệnh sinh và phương pháp điều trị. Với những cập nhật đáng giá trong lần xuất bản thứ 19, “Nguyên lý nội khoa Harrison” chắc chắn sẽ là tài liệu tham khảo hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Nội khoa cho tất cả bác sĩ Nội khoa cũng như chuyên gia Y tế khác.

The Washington Manual of Medical Therapeutics

Đây là một sách quá nổi tiếng về Nội khoa xưa nay. Sách được đánh giá dễ đọc, ngắn gọn và thiết thực khi học và thực hành lâm sàng, không quá hàn lâm như Harrison’s Principles of Internal Medicine.

Sabiston Textbook of Surgery

Đây được xem là sách giáo khoa về phẫu thuật ngoại từ khi xuất bản lần đầu vào năm 1936. Sabiston Textbook of Surgery có nhiều hướng dẫn cụ thể trong lĩnh vực thực hành phẫu thuật tổng quát. Các ấn bản mới tiếp tục truyền thống về chất lượng đã làm cho cuốn sách cổ điển này thành một phần không thể thiếu của nhiều thế hệ bác sĩ phẫu thuật và các học viên.

Zollinger’s Atlas of Surgical Operations Williams Obstetrics

Williams Obstetrics là tài liệu tham khảo hàng đầu về Sản khoa hiện nay. Đây là cuốn sách mô tả chi tiết, toàn diện và chặt chẽ nhất, được biên soạn bởi một nhóm tác giả đến từ bệnh viện Parkland nổi tiếng thế giới. Điểm nổi bật của cuốn sách này là ở sự triệt để, cơ sở khoa học vững chắc và ứng dụng thực tế cho các bác sĩ sản khoa ngay tại giường bệnh. Cuốn sách này cũng có thể coi là “Cuốn sách gối đầu giường” cho các bác sĩ khoa sản.

Shaw’s Textbook of Gynecology

Đây là giáo trình Phụ khoa trải qua hơn 75 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên và là một trong những cuốn giáo trình phụ khoa bán chạy nhất mọi thời đại. Sách tập hợp đầy đủ các vấn đề về phụ khoa cũng như cập nhật các nghiên cứu mới hiện nay.

Nelson Textbook of Pediatrics

Đây là sách gối đầu giường của nhiều thế hệ Bác sĩ Nhi khoa từ trước đến nay. Nelson Textbook of Pediatrics cung cấp các thông tin mới nhất về chẩn đoán và điều trị các bệnh nhi dựa trên các khuyến nghị và phương pháp luận mới nhất. Các kiến thức trong sách không chỉ đề điều trị bệnh mà còn để giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội mà trẻ em và thanh thiếu niên có thể phải đối mặt. Chắc chắn đây là nguồn tham khảo lý tưởng dành cho các Bác sĩ Nhi khoa, bác sĩ nội trú, học viên sau đại học cũng như sinh viên Y đa khoa.

Pediatric Decision Making Strategies

Sách Tiếp cận chẩn đoán và xử trí nhi khoa được trình bày theo dạng sơ đồ các bước tiếp cận chẩn đoán, xử trí trong Nhi khoa theo từng chuyên ngành: Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp… Cách tiếp cận này giúp học viên dễ dàng hệ thống và chẩn đoán để xử trí các tình huống lâm sàng kịp thời. Sách Pediatric Decision Making Strategies rất phù hợp cho các bạn đang đi thực hành lâm sàng Nhi khoa.

Đây là bộ sách X quang cơ bản dành cho sinh viên, bao gồm X quang ngực, X quang bụng và X quang cơ xương khớp. Những sách này được đánh giá là cơ bản, dễ học và dễ ứng dụng khi đi lâm sàng.

Diagnostic Ultrasound, Carol Rumack

Sách đã được biên dịch sang Tiếng Việt do BS Nguyễn Quang Thái Dương và các giảng viên Bộ Môn Chẩn đoán hình ảnh Đại học Y dược HCM.

The Radiology of Emergency Medicine

Bộ sách Case Files tập hợp các ca lâm sàng thực tế với các dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng… Sách giúp tổng hợp kiến thức và hướng dẫn cách đọc bệnh án, biện luận các ca bệnh cụ thể để có hướng chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Kinh Nghiệm Xương Máu Dành Cho Sinh Viên Y Khoa

Trang bị kinh nghiệm cho sinh viên Y khoa sẽ giúp các bạn bớt đi những bỡ ngỡ, bắt nhịp làm quen nhanh chóng trong một môi trường học tập mới khác xa thời phổ thông.

Bắt đầu cuộc đua từ năm thứ nhất

Rất nhiều sinh viên năm thứ nhất lấy lí do không bắt nhịp được với môi trường để biện minh cho sự tụt hậu trong học tập của mình vì không còn hình thức đọc chép nữa. Với sinh viên y khoa ngay từ ngưỡng cửa đầu tiên họ cần tập trung vào cuộc đua của mình bằng sự nhiệt huyết, đam mê. Nếu không có đam mê hãy chuyển ngành khác khi còn có thể bởi vì thời gian học ngành Y kéo dài không nên lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức. Sinh viên cần xác định rõ tinh thần của mình để vượt qua những khó khăn năm đầu tiên.

Với sinh viên y khoa cần phải đọc các tài liệu y học rất nhiều đặc biệt của nước ngoài, vì vậy họ cần lựa chọn học một ngoại ngữ cho riêng mình như tiếng Anh, Pháp. Đặc biệt những bạn có nền tảng tiếng anh tốt sẽ là lợi thế rất tốt và nên học ngoại ngữ chuyên ngành nhanh chóng. Bác sĩ Nam Anh cho biết hiện tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bắt đầu chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên sẽ giúp các bạn có cơ hội nghề nghiệp cao hơn.

Cố gắng học thật tốt môn giải phẫu, sinh học

Năm đầu của các bạn sinh viên y khoa sẽ rất khó khăn khi phải làm quen với cách học mới, khối lượng kiến thức khổng lồ, phương pháp học mới… sẽ khó bắt kịp chuyên môn. Sinh viên y khoa năm thứ nhất cần học thật tốt môn giải phẫu và sinh học đây là nền tảng cơ bản cần thiết về sau để trở thành một Bác sĩ giỏi. Đặc biệt môn giải phẫu là môn khoa học hình thái cần thực hành trực tiếp trên xác và phải vẽ được chi tiết ra vở để ghi nhớ.

Tìm người bạn đồng hành

Trong quá trình học tập sinh viên y khoa nên tìm người bạn học cùng mình bởi vì khối lượng kiến thức đồ sộ khổng lồ sẽ khó có thể ghi nhớ hết. Cách học hiệu quả nhất nên học theo nhóm bằng cách chia kiến thức ra cho từng người để nghiên cứu, tìm hiểu và thuyết trình lại ở các buổi sau đó se giảng giải lại cho người khác sẽ ghi nhớ các kiến thức hiệu quả hơn, sẽ dễ dàng vượt qua các kì thi khắc nghiệt trong trường Y.

Giảng viên Tú Anh dạy Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cho biết: Sẽ rất khó khăn để một đứa sinh viên Y khoa lần đầu mới bước vào trường, vì vậy tìm một đàn anh đàn chị để hướng dẫn đỡ đầu mọi thứ sẽ thuận lợi dễ dàng hơn. Bởi vì các anh chị sẽ chia sẻ kinh nghiệm học hành, chỗ vui chơi, sinh hoạt, ăn ở và biết được con đường trong tương lai mình sẽ đi. Nên chịu khó tham gia các hoạt động kết nghĩa, các buổi học trên thư viện, ký túc xá… chắc chắn sẽ tìm được người giúp mình.

Lựa chọn tham gia các câu lạc bộ

Đặc biệt sinh viên y khoa nên lựa chọn tham gia các câu lạc bộ, nhóm phù hợp với sở thích của mình sẽ học hỏi được nhiều điều và có cơ hội phát triển bản thân. Nữ điều dưỡng viên Bảo Vân học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược học buổi tối cho biết: Tham gia các câu lạc bộ, nhóm sẽ giúp sinh viên y khoa học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện bản thân mình. Đây cũng là hình thức tính điểm rèn luyện cá nhân, xét học bổng sau này.

Áp dụng những kĩ năng này sẽ giúp các bạn sinh viên y khoa làm quen và nhanh chóng hòa nhập trong môi trường mới. đặc biệt kết quả học tập không bị tụt hậu cũng như xác định rõ niềm đam mê, nhiệt huyết của bản thân. Đồng thời xác định hướng đi nghề nghiệp đúng đắn cho mình sau này.

Thu Hằng – chúng tôi