Cách Học Bảng Tính Tan Trong Nước Của Axit-Bazơ-Muối / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Bảng Tính Tan Của Các Chất Hóa Học, Muối, Axit, Bazơ

Taimienphi.vn xin cập nhật bảng tính tan của các chất hóa học đầy đủ cũng như mẹo học thuộc bảng này trong bài viết sau đây giúp các bạn học dễ dàng các kiến thức cơ bản trong môn Hóa để học và làm hóa dễ dàng hơn, hứng thú khi học.

Học sinh học lớp 8 bắt đầu được làm quen với môn Hóa với các kiến thức cơ bản nhất như hóa trị, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tử khối và cả bảng tính tan của các chất hóa học. Khi các học sinh nắm vững được các kiến thức này mới học tốt được môn Hóa. Nếu bạn chưa nhớ được bảng tính tan thì cùng tham khảo bài viết sau đây.

Cách học bảng tính tan của một số chất trong nước hiệu quả

I. Bảng tính tan của các chất hóa học

* Bảng 1 * Bảng 2 II. Những điều cần biết về bảng tính tan

Theo như trong sách hóa học lớp 9, độ tan được hiểu là số gam chất đó hoàn tan trong 100 gam dung môi (thường là nước) để tạo ra dung dịch bão hòa trong nhiệt độ nhất định.

Nhiệt độ, dung môi … được xem là các yếu tố ảnh hưởng tới độ tan của các chất. Ví dụ như bạn cho đường vào nước trong nhiệt độ cao hoặc bị tác động như khuấy sẽ tan nhanh hơn.

Bảng tính tan này là công cụ giúp bạn biết được độ tan, độ bay hơi, kết tủa, từ đó bạn làm bài tập dễ dàng hơn.

III. Mẹo học thuộc nhanh bảng tính tan

Khi làm bài kiểm tra, bài thi hay thực hành ở phòng thí nghiệm, các bạn sẽ được mang bảng tín tan để tra cứu. Nhưng việc nhớ bảng tính tan này sẽ giúp bạn làm bài chủ động, nghiên cứu dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.

Việc học thuộc kiến thức này được xem là khá khó, cần dành nhiều thời gian. Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách học thuộc bảng tính tan qua bài thơ hoặc rút gọn bảng tính tan hiệu quả sẽ giúp bạn hiểu, học thuộc và nhớ lâu hơn.

Tính tan của các muối và hydroxit

1. Rút gọn bảng tính tan * Tính tan của muối * Tính tan trong nước của axit

Chỉ có H2SiO3 là không tan, còn lại các axit đều có tính tan, bay hơi dễ dàng.

* Tính tan hóa học của bazơ

Các chất đều không tan trừ:

– Bazơ của kim loại kiềm như Li, K, Na đều hòa tan

– Bazơ của kim loại kiềm thổ như Ba, Ca đều ít tan

– Các hợp chất NH4OH tan

2. Tính tan của muối

Loại muối luôn hòa tan

Là muối Axetat (CH3COO)

Và muối Nitrat (NO3)

Bất kể kim loại nào

Những muối luôn hòa tan

Là Clorua, Sunfat (Cl; SO4)

Trừ bạc, chì clorua (AgCl; PbCl)

Bari, chì sunfat (BaCl2; PbCl2)

Những muối không hòa tan

Cacbonat; Photphat

Sunfua và Sunfit

Trừ Kiềm, Amoni……

Với bài thơ này, bạn thấy được tính tan của muối clorua và bảng tính tan của muối photphat là luôn hòa tan.

3. Bài thơ tính tan của các chất hóa học

Bazơ, những chú không tan: Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì.

Ít tan là của Canxi

Magiê cũng chẳng điện ly dễ dàng

Muối kim loại I đều tan

Cũng như Nitrat và “nàng” hữu cơ

Muốn nhớ thì phải làm thơ!

Ta làm thì nghiệm bây giờ thử coi,

Kim Loại I, ta biết rồi,

Những kim loại khác ta “moi” ra tìm

Photphat vào nước “đứng im” ( Trừ kim loại I)

Sunphat một số “im lìm trơ trơ”:

Bari, chì với S – r

Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” Canxi,

Còn muối Clo – rua thì Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (Giống muối Br, I)

Muối khác thì nhớ dễ dàng:

Gốc S O 3 chẳng tan chút nào! ( Trừ kim loại I)

Thế còn gốc S thì sao? (Giống muối cacbonat)

Nhôm không tồn tại chú nào cũng tan

Trừ đồng, thiếc, bạc mangan,

Thủy ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì

Đến đây thì đã đủ thi,

Hóa Học 9 Bài 14: Thực Hành Tính Chất Hóa Học Của Bazơ Và Muối

Hóa học 9 bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối được VnDoc biên soạn là nội dung bài thực hành, giúp các bạn học sinh biết cách làm thí nghiệm cũng như các yêu cầu bài bài thực hành đưa ra. Từ đó biết cách viết bản tường trình.

I. Dụng cụ hóa chất

1. Dụng cụ thí nghiệm

Giá để ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc nước, kẹp ống nghiệm

2. Hóa chất thí nghiệm

Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H 2SO 4, dây đồng, dung dịch BaCl 2, dung dịch AgNO 3, dung CuSO 4

II. Tiến hành thí nghiệm

1. Tính chất hóa học của bazơ

Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối

Cách tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch FeCl 3. Lắc nhẹ ống nghiệm

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

Giải thích: Dung dịch sau phản ứng tạo thành có kết tủa màu nâu đỏ vì chất mới sinh ra là Fe(OH) 3 có màu nâu đỏ.

Phương trình phản ứng hóa học:

3NaOH + FeCl 3 → 3NaCl + Fe(OH) 3

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit

Cách tiến hành: Cho một ít Cu(OH) 2 vào đấy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm.

Hiện tượng: Kết tủa tan dung dịch có màu xanh lam

Giải thích: Kết tủa tan ra có màu xanh lam do HCl phản ứng với Cu(OH) 2 tạo ra muối CuCl 2 ( muối của đồng có màu xanh làm)

Phương trình hóa học: 2. Tính chất hóa học của muối Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại

Cách tiến hành thí nghiệm: Ngâm đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch CuSO 4. Để khoảng 4 – 5 phút

Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vài đinh sắt.

Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO 4, chất rắn màu đỏ là (Cu) bám trên bề mặt đinh sắt.

Phương trình phản ứng hóa học: Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

Cách tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl 2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na 2SO 4

Hiện tượng: Dung dịch sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: Do BaCl 2 tác dụng với Na 2SO 4 tạo kết tủa trắng BaSO 4

Phương trình hóa học: Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit

Cách tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl 2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch H 2SO 4

Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng

Giải thích: Do BaCl 2 tác dụng với H 2SO 4 tạo ra kết tủa màu trắng BaSO 4

Phương trình phản ứng hóa học

Để xem toàn bộ nội dung bản tường trình Hóa 9 bài 14 tại: Bản tường trình hóa học 9 bài 14

…………………………………

Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Hướng Dẫn Cách Học Thuộc Bảng Tính Tan Dễ Dàng

Định nghĩa độ tan: Độ tan (được ký hiệu là S ) của một chất trong môi trường nước là số gam chất đó hòa toan được trong 100 gam nước để tạo ra dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ tan: độ tan của một chất rắn ở trong nước phụ thuộc và nhiệt độ, trong một số trường hợp nhiệt độ tăng thì độ tan tăng theo. Một số ít thì ngược lại, nhiệt độ tăng thì độ tan giảm. Hoặc độ tan của một chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất. Độ tan sẽ tăng nếu ta tăng ấp suất và giảm nhiệt độ.

Bảng tính tan là bảng dùng để thể hiện tính tan của một số chất (axit-bazo-muối) trong môi trường nước hoặc trong một số dung môi khác. Chất đó có thể tan hết, ít tan hoặc không tan. Bảng tính tan hóa học miêu tả rõ sự tan hay không tan của một số chất ở nhiệt độ 25,25 °C (hoặc 293,1°K) dưới áp suất 1atm.

Bảng tính tan được đưa vào chương trình học của môn hóa học từ cấp 2 THCS. Nắm chắc và học thuộc được bảng tính tan là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với học sinh học môn hóa học.

“k” không tan (kết tủa)

“b” bay hơi

“i” tan ít

“-” hợp chất không tồn tại hoặc bị nước phân hủy

2. Mẹo học thuộc nhanh bảng tính tan nhanh nhất

2.1 Bài thơ: Tính tan của muối

Loại muối tan tất cả

là muối ni tơ rat

Và muối a xê tat

Bất kể kim loại nào

Những muối hầu hết tan

Là clorua, sunfat

Trừ bạc chì clorua

Bari, chì sunfat

Những muối không hoà tan

Cacbonat, photphat

Sunfua và sunfit

Trừ kiềm, amoni.

2.2 Bài thơ tính tan của các chất hóa học

Bazơ, những chú không tan: Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì.

Ít tan là của Canxi

Magiê cũng chẳng điện ly dễ dàng

Muối kim loại I đều tan

Cũng như Nitrat và “nàng” hữu cơ

Muốn nhớ thì phải làm thơ!

Ta làm thì nghiệm bây giờ thử coi,

Kim Loại I, ta biết rồi,

Những kim loại khác ta “moi” ra tìm

Photphat vào nước “đứng im” (Trừ kim loại I)

Sunphat một số “im lìm trơ trơ”:

Bari, chì với S – r

Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” Canxi,

Còn muối Clo – rua thì Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (Giống muối Br, I)

Muối khác thì nhớ dễ dàng:

Gốc S O 3 chẳng tan chút nào! (Trừ kim loại I)

Thế còn gốc S thì sao? (Giống muối cacbonat)

Nhôm không tồn tại chú nào cũng tan

Trừ đồng, thiếc, bạc mangan,

Thủy ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì

Đến đây thì đã đủ thi,

2.3 Cách học rút gọn để nhớ bảng tính tan

Các Bazơ của kim loại kiềm thổ tan ít (Ca, Ba).

Hợp chất NH¬4OH tan, còn lại đều không tan.

Tính tan trong nước của axit:

Gần như tất cả các hợp chất axit đều tan và dễ dàng bay hơi. H2SiO3 thì không tan

Bảng Tính Tan Hoá Học 11 Đầy Đủ Dễ Nhớ

Học bộ môn hoá đến lớp 11 thì các em đã quá quen với dạng bài tập nhận biết các chất, khi nào thì chất kết tủa, khi nào thì bay hơi. Bảng tính tan hoá học 11 sẽ giúp các em làm được điều đó. Bài viết này sẽ giúp các em nắm vững thông tin mà bảng tính tan cung cấp, cách để ghi nhớ nhanh và tốt nhất.

Bảng tính tan hoá học 11

I. Bảng tính tan hoá học 11: Độ tan

1. Chất tan và chất không tan

– Ví dụ: Cho CaCO3 và NaCl vào cốc nước, thì ta thấy chỉ có NaCl tan còn CaCO3 không tan.

– Vì vậy có chất không tan và có chất tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước. Tan nhiều hay ít còn tuỳ vào loại chất cụ thể.

2. Định nghĩa độ tan

– Độ tan là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tan của một chất tại một điều kiện nhất định.

– Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

3. Độ tan của một chất trong nước

– Nếu 100 gam nước hòa tan:

< 1 gam chất tan → chất tan ít.

< 0,01 gam chất tan → chất thực tế không tan.

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Độ tan của một chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, áp suất, bản chất của chất.

– Với chất rắn, phụ thuộc vào nhiệt độ, thường nhiệt độ tăng thì độ tan tăng.

Ví dụ: Khi hoà tan đường vào cốc nước nóng đường sẽ tan nhanh hơn khi hoà tan vào cốc nước lạnh.

– Với chất khí, khi tăng nhiệt độ hoặc giảm áp suất thì độ tan giảm.

5. Ý nghĩa bảng tính tan

Bảng tính tan hoá học 11

II. Bảng tính tan hoá học 11: Bảng tính tan

1. Bảng tính tan hoá học 11

Chú thích:

T: chất dễ tan

I: chất ít tan

K: chất không tan (ô màu xanh)

B: chất bay hơi

– : chất không tồn tại hoặc bị nước phân huỷ

Cách đọc bảng tính tan:

Bảng tính tan gồm các hàng và các cột. Cột là các cation kim loại, còn hàng là các anion gốc axit (hay OH-). Với một chất cụ thể, ta sẽ xác định ion dương và ion âm, gióng theo hàng và cột tương ứng ta sẽ biết được trạng thái của chất đó tại một ô.

2. Cách ghi nhớ bảng tính tan

Hợp chất

Tính chất

Trừ

Axit (xem ở cột ion H+ và anion gốc axit tương ứng).

Đều tan.

H 2SiO 3

Bazo (xem ở hàng ion OH– và các cation tương ứng).

Không tan.

LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH) 2, Ba(OH) 2, NH 4 OH.

Muối liti Li+

Muối natri Na+

Muối kali K+

Đều tan.

Muối bạc Ag+

Không tan (thường gặp AgCl).

AgNO 3, CH 3 COOAg.

Muối axetat CH3COO–

Đều tan.

Muối clorua Cl–

Muối bromua Br–

Muối iotua I–

Đều tan.

AgCl: kết tủa trắng

AgBr: kết tủa vàng nhạt

AgI: kết tủa vàng

PbCl 2, PbBr 2, PbI 2.

Đều tan

BaSO 4, CaSO 4, PbSO 4: trắng

Ag 2SO 4: ít tan

Không tan

Muối sunfua S 2-

Không tan

Không tan

Trừ muối với Na+, K+ và NH 4+

3. Màu sắc của một số bazơ không tan hay gặp

Màu của dung dịch muối sẽ theo của ion kim loại.

Bảng tính tan hoá học 11

Bảng tính tan hoá học 11 phức tạp hơn so với bảng tính tan mà ta gặp ở lớp 8 – 9 trước đây. Bảng có đến 15 hàng 22 cột vì thế sẽ có nhiêu ô với nhiều chất khác nhau nên rất khó để nhớ tất cả. Vì vậy muốn khai thác tốt bảng tính tan thì cần nắm rõ tính chất của thành phần cấu tạo nên hợp chất và nắm mẹo ghi nhớ để hoàn thành tốt các bài tập.