Cách Giải Nhiệt Nóng Trong Người / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Gợi Ý Cách Giải Nhiệt Nóng Trong Người

maihien

Gợi ý các cách giải nhiệt nóng trong người.

Uống nước đúng cách

Thay vì uống nhiều nước lạnh bạn nên uống nước lọc bình thường hoặc tốt nhất là nước ấm để giúp lỗ chân lông nở ra, mồ hôi thoát ra ngoài, từ đó cơ thể sẽ được mát hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại nước trái cây giải nhiệt để bù vào lượng nước và vitamin bị mất đi bởi thời tiết nắng nóng.

Bên cạnh đó, bạn có thể uống thêm các loại nước mát có chức năng giải nhiệt như rau má, lá vối, sắn dây, nước mía, nước chanh…

Ăn thực phẩm chứa nhiều nước

Vào mùa hè, bạn nên bổ sung thêm các loại rau củ giúp cơ thể “hạ hỏa”: Cà chua, rau diếp, củ cải,… ngăn cơ thể bị mất nước. Ngoài ra, mướp đắng, rau dền giúp cơ thể giải nhiệt và loại bỏ độc tố.

Bổ sung muối và khoáng chất cho cơ thể

Nắng nóng khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhiều, đây chính là nguyên nhân thiếu hụt lượng muối cho cơ thể. Nếu không kịp bổ sung muối khoáng cho cơ thể điện giải, thân nhiệt sẽ tăng cao rất dễ dẫn đến sốt và các bệnh khác.

Các loại muối khoáng tự nhiên có trong rau xanh và trái cây. Chế độ ăn mùa nóng nên có nhiều rau và hãy uống thêm mỗi ngày một ly nước ép trái cây có nhiều trong mùa này như: cam, chanh, ổi, dưa hấu…

Ngoài ra, phải thủ sẵn vài gói Oresol trong nhà và pha nước uống ngay nếu bạn cảm thấy trong người nóng bức. Nước biển khô sẽ giúp cơ thể điện giải, hạ thân nhiệt nhanh chóng.

Cân bằng nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao cũng tác động đến thân nhiệt cơ thể. Nếu sống trong môi trường thoáng mát, có nhiệt độ và độ ẩm ổn định, cơ thể con người cảm thấy dễ chịu và khoẻ khoắn hơn.

Trạng thái lo âu, căng thẳng và mệt mỏi do thời tiết tác động cũng giảm hẳn. Sử dụng quạt phun sương là một trong những cách hiệu quả để có một môi trường thoáng mát mà không phải lo ngại vấn đề khô da hay gây ra các bệnh về hô hấp.

Nóng Trong Người Uống Gì Để Giải Nhiệt, Thanh Lọc Cơ Thể?

Uống các loại nước thanh nhiệt để điều trị nóng trong người

Nóng trong người là một loại bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nóng trong người không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân nóng trong người và giải pháp trị liệu là điều bạn cần làm ngay bây giờ.

Nguyên Nhân Làm Nóng Trong Người

Nóng trong người đến từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do thời tiết nắng nóng, cơ thể điều tiết hoạt động để thích nghi với môi trường, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh khiến cơ thể mất nước. Nếu không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể không chỉ gây ra hiện tượng nóng trong người mà còn khiến cơ bị rút, nôn ói, da phừng đỏ, đau đầu hoặc rối loạn tinh thần…

Thứ hai, phần lớn biểu hiện nóng trong người phản ánh việc cơ thể đã hấp thu quá nhiều thực phẩm gây nóng, các chất kích thích khiến các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động gấp đôi, gấp ba công suất. Bổ sung các thực phẩm từ thiên nhiên là cách giải nhiệt nóng trong người tốt và hiệu quả nhất.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ là nguyên nhân chủ yếu gây nóng trong người (Ảnh: Internet)

Thứ ba, nguyên nhân gây nóng trong người thường gặp nhất là do chế độ ăn uống ko hợp lý. Chẳng hạn ăn quá nhiều thịt và các loại chất đạm khác, uống ít nước… Chức năng hoạt động của gan và thận bị suy yếu nên không thể thanh độc, giải nhiệt cơ thể khiến bạn bị nóng trong người.

Ngoài ra, nóng cơ thể do uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá; ăn uống không điều độ, ngủ không đủ giấc. Cũng có thể do bạn ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng.

Tác Hại Của Nóng Trong Người

Một trong những tác hại của nóng trong người là làm chức năng gan suy yếu. Chức năng gan suy yếu khiến việc thải độc và thanh lọc cơ thể không hiệu quả. Chất độc trong cơ thể tích tụ và xuất qua làn da gây ra các hiện tượng mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa… Trường hợp nặng hơn có thể gây kích ứng da và để lại vết thâm, sẹo làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Biểu hiện dễ nhận biết khi nóng trong người là nổi mụn nhọt (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, khi chức năng gan bị suy giảm, các sắc tố mật bilirubin trong máu không được chuyển hóa để bài tiết ra ngoài sẽ tạo ra hiện tượng vàng da. Lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc lưỡi và kết mạc mắt là những vùng thể hiện rõ nhất tình trạng bị tích tụ sắc tố mật bilirubin.

Ngoài ra, biểu hiện của nóng trong người còn thể hiện ở: hơi thở có mùi hôi, quần thâm quanh mắt và mỏi mắt, môi khô nứt nẻ, nhiệt miệng, chảy máu chân răng, khó ngủ về đêm, cơ thể sụt cân…

Cách Giải Nhiệt Cơ Thể Bằng Đồ Uống Hiệu Quả

Các loại đồ uống từ thiên nhiên như bí đao, nước rau má…

Ăn các thực phẩm mát cho cơ thể như chè đậu đen, chè đậu xanh…

Các loại nước ép, sinh tố trái cây như: nước ép dưa hấu, táo, dứa…

Các loại nước detox từ rau củ và trái cây không những thanh nhiệt mà còn giải độc cơ thể, giảm gánh nặng cho gan.

Cách nấu nước mát giải nhiệt đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc và dễ dàng tìm mua được ngoài chợ sẽ là biện pháp điều trị căn bệnh này hiệu quả. Hơn nữa, dù không mắc bệnh nóng trong người, bạn cũng có thể nấu nước giải nhiệt uống mỗi ngày để bổ sung nước, thanh lọc cơ thể cho bản thân và cả gia đình.

Gợi Ý Những Đồ Uống Khi Nóng Trong Người

Nha Đam Đường Phèn

Đứng đầu trong danh sách các đồ uống làm mát cơ thể và giải nhiệt phải kể đến nha đam đường phèn. Không chỉ là thần dược cho làn da, nha đam còn được chế biến thành những món ăn, thức uống thơm ngon giúp giải nhiệt hiệu quả, trong đó nha đam đường phèn là cái tên quen thuộc nhất.

Nha đam đường phèn giảm nóng trong người

Cách làm nha đam đường phèn rất đơn giản. Bạn cần sơ chế nha đam đúng cách. Sau khi gọt bỏ phần vỏ và cắt nha đam thành hạt lựu, bạn ngâm nha đam trong nước muối và rửa thật sạch để nha đam hết nhớt. Nấu nha đam cùng lá dứa, đường và nước cốt chanh cho sạch nhớt rồi vớt ra nước đá để nha đam giòn hơn. Nấu nước đường phèn lá dứa, cho nha đam vào là hoàn thành món đồ uống giúp đánh tan cơn nóng trong người.

Rau Má Đậu Xanh

Rau má là loại rau được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Theo dân gian, rau má có vị hơi đắng, hậu ngọt, tính bình, thanh nhiệt, lợi gan và giải nhiệt độc rất hiệu quả. Chính vì lí do này, rau má thường được lựa chọn để làm các món ăn, thức uống chữa khí hư, mụn nhọt và cũng được xem là đồ uống làm mát cơ thể hiệu quả.

Trà Bông Cúc

Từ lâu hoa cúc đã được biết đến như một loại thảo mộc có tính thanh mát rất được ưa chuộng. Với những ai thường xuyên bị nóng trong người, nóng bức do thời tiết hoặc do ăn uống, mụn nhọt thì công thức trà bông cúc là thức uống không thể bỏ qua.

Trà hoa cúc kết hợp cùng một số thảo dược khác

Trà hoa cúc có thể dùng nóng hay dùng lạnh đều được. Tuy nhiên, nếu muốn hấp dẫn hơn bạn có thể kết hợp với một số thảo mộc hay nguyên liệu khác để tăng màu và hương vị. Uống trà hoa cúc thay nước hằng ngày với liều lượng cho phép sẽ chữa được bệnh nóng trong người và mụn nhọt kinh niêm rất hữu hiệu.

Nước Ép Bí Đao

Có tính mát vượt trội nên nước ép bí đao rất thích hợp với những ai bị nóng trong người. Tuy nhiên không nên dùng nhiều nếu như bạn bị chướng bụng và có vấn đề về tiêu hóa.

Nước ép bí đao có hương vị mới lạ, thơm ngon

Để an toàn hiệu quả khi sử dụng bạn nên tự tay pha chế nước ép bí đao, không nên sử dụng những loại có sẵn trên thị trường vì thường chứa đường, nhiều năng lượng, khiến bạn vừa tăng cân và tác dụng giảm nóng cũng bị giảm đáng kể. Vì nước ép bí đao hơi khó uống nên bạn hãy tinh tế kết hợp với nước ép táo hay nước ép dưa hấu để dễ uống hơn.

Thời tiết nắng nóng thì uống nước sâm từ bí đao, mía lau, thục địa, rễ tranh không chỉ giúp trị làm nóng trong người mà còn bổ sung nước và một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cách làm nước sâm cũng rất đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà để uống mỗi ngày.

Nước Đậu Rang

Nước đậu rang rất tốt cho sức khỏe

Ngoài những món thức uống hỗ trợ, Dạy Pha Chế Á Âu cũng khuyên bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt có ích, bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin hơn, hạn chế những thức ăn chiên xào, chứa nhiều đường để không còn nóng trong người nữa. Bởi vì một cơ thể khỏe mạnh bắt nguồn từ thói quen ăn uống lành lành mạnh.

10 Cách Giải Nhiệt Cơ Thể Trong Mùa Hè Nắng Nóng

Trẻ nhỏ chảy máu cam do nóng nhiệt, thì lấy hạt đười ươi sao vàng, rồi đem nấu lấy nước để dùng. Dùng nước này thay cho nước uống đến khi thấy bé không còn nóng hầm hập nữa

Nếu bị nổi nhọt do nóng nhiệt thì lấy hạt đười ươi ngâm nước, rồi dùng phần cơm trộn với tí xíu muối đắp lên nhọt. Bạn đắp khoảng 15p rồi rửa lại bằng nước sạch.

Táo bón do nóng nhiệt thì ngâm 10 hạt đười ươi để dùng vào lúc sáng sớm, khi bụng còn đói. Táo bón sẽ nhanh chóng khỏi. Điều này rất quan trọng vì táo bón có thể gây ra những bệnh sau này khá khó chữa

Để giải độc, thanh nhiệt trong lúc nắng quá gắt thì dùng một ít bột sắn dây pha loãng với nước chín để nguội, và gia thêm tí đường phèn.

Nóng quá, khiến trẻ bứt rứt khó chịu, thì dùng ngò rí tươi đem nấu lấy nước, rồi cho vào tí đường phèn uống để giải nhiệt, giải độc rất hay.

Nếu ho khan, khô và nóng cổ do nhiệt, thì dùng 30g kim ngân hoa, 30g cúc hoa, và 10g cam thảo. Cho cả 3 loại vào bình nước nóng uống thay trà trong ngày.

Trời nóng, dễ đổ mồ hôi làm cho da ngứa ngáy, khô da, để giải độc có thể dùng các vị thuốc: bồ công anh, lẻ bạn (mỗi loại 30g) và 50g cát căn, đem nấu uống. Bài thuốc này giải đôc khá tốt

Nóng nhiệt trong người, đi tiểu vàng, gắt, thì dùng cỏ tranh, mã đề, bồ công anh (mỗi loại 30g), nấu uống trong ngày. Đây là bài thuốc được khá nhiều người áp dụng hiệu quả

Lưu ý, trời nắng gắt khiến chúng ta khát nước liên tục, lúc này không nên dùng nước đá lạnh quá nhiều, rất dễ gây bị cảm, mà cần dùng nước chín để nguội có cho vào một ít muối và một ít đường phèn (dùng muối hạt, không dùng muối i-ốt, vì muối i-ốt sẽ làm khát nước nhiều hơn). Thường thì dùng cứ 5 hạt muối thì 20g đường phèn.

Nguyên Nhân Của Bệnh Nóng Trong Người Và Bài Thuốc Từ Thiên Nhiên Giải Nhiệt Hiệu Quả

Nguyên nhân chứng nóng trong người:

Theo y học cổ truyền, nóng trong người (nội nhiệt) có thể do các nguyên nhân sau: – Nội nhân: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. – Ngoại nhân: do các yếu tố sau: – Sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh). – Uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá (chất kích thích). – Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt là các chất quá nhiều năng lượng. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể. – Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người. – Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người.

Nóng trong là tình trạng thường xuyên cảm thấy nóng trong người, hay đổ mồ hôi tay chân, khiến mọi hoạt động thường ngày đều trở nên khó chịu… Bên cạnh đó, nóng trong người thường biểu hiện bằng các triệu chứng: người khô táo, gầy yếu, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, nước tiểu vàng, da khô, môi khô nứt nẻ, đổ nhiều mồ hôi, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dễ bị dị ứng, nhức đầu, choáng váng. Trẻ em thì nổi ban đỏ, chảy máu cam…

Theo y học cổ truyền “Âm hư sinh nội nhiệt”, nóng trong người là do âm hư bởi các nguyên nhân sau: nội nhân – do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người. Và do ngoại nhân như: sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh); uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng – chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể; uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người; làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.

Hậu quả của nóng trong người là nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa; nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết, gây chứng huyết nhiệt có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.

Hậu quả của nóng trong người

– Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa. – Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch. – Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.

Chữa trị

Muốn hết nóng trong người cần phải thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết bằng chế độ ăn uống, hay dùng những bài thuốc. Y học cổ truyền chữa nóng trong người thường dùng bài thuốc bổ thận âm rất hiệu quả, đó là bài gồm các vị thuốc: thục địa, hoài sơn (mỗi vị 16g), sơn tra, phục linh (mỗi loại 12g), đan bì, trạch tả (mỗi vị 10g). Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng sau khi ăn 30 phút. Thường dùng một đợt là 10 ngày. Ngoài việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ giúp chữa trị tình trạng này. Hằng ngày phải tăng cường ăn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dâu tươi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng (khổ qua), cà chua, rau diếp cá, bột sắn dây… và uống đủ bình quân 2 lít nước mỗi ngày. Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, nước chè đặc, cà phê… Bên cạnh đó cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ – không thức quá khuya, tránh căng thẳng, stress; năng vận động cơ thể.

Nóng trong người tưởng chừng là hiện tượng bình thường nhưng có những tác hại không lường, nếu không có phương cách giải quyết hiệu quả.

Hầu hết chúng ta, ai cũng một lần bị bệnh nóng trong, mà theo Đông y nguyên nhân là do tâm bị nhiệt. Nguyên nhân sâu xa hơn là chức năng tiêu độc của gan và chức năng bài tiết của thận suy giảm.

Chức năng gan kém sẽ kéo theo thận phải làm việc nhiều hơn bình thường để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi cả chức năng tiêu độc và bài tiết của hai bộ phận này suy yếu cộng với sức khoẻ giảm sút, cơ thể dễ dàng bị phong (gió), nhiệt (nóng), thấp (ứ nước) sẽ gây ra trứng cá, mụn nhọt, mề đay, u bã đậu, lở ngứa, dị ứng… Ngoài ra bệnh nóng trong còn do rất nhiều yếu tố: sử dụng nhiều loại thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh; uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt là các chất quá nhiều năng lượng; làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người…

Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa. Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch… Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.

Điều trị trong – ngoài

Nóng trong người biểu hiện cả bên ngoài lẫn bên trong, do đó để giảm hiệu quả hiện tượng nóng trong người, người bệnh vừa phải sử dụng một số loại thuốc bên ngoài và kết hợp với các loại thuốc uống mới mong đạt hiệu quả cao. Một số thảo dược trong Đông y có vị đắng, tính mát (hoặc hàn) tác dụng thanh nhiệt, chống khô khát trong người, nhuận tràng, giải độc, mát gan như kim ngân, sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề, râu bắp, râu mèo, rong biển… thường được sử dụng rất hiệu quả.

Ngoài ra, chúng ta cần có chế độ ăn uống thích hợp, tránh thừa dinh dưỡng và các chất gây dị ứng để hạn chế tối đa việc phát sinh chất độc và tránh xa chất kích thích thần kinh như: rượu bia, thuốc lá, cà phê…

Ngoài ra, việc bổ sung một số loại thức ăn mát, luộc, hầm như: canh khổ qua, bí đao, bí đỏ, bầu, diếp cá, rau ngót, mã đề, rau má, rau đay, mồng tơi… và các loại hoa quả dưa hấu, dưa gang, cam, bưởi, thanh long… sẽ giúp bạn nhanh chóng có một cơ thể khỏe mạnh và làn da đầy sức sống.

Bên cạnh đó, chúng ta cần thường xuyên tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ và chạy để ra nhiều mồ hôi. Việc tập thể dục rất quan trọng vì các loại thuốc tiêu độc đều không thể tiêu hết độc. Tập thể dục vừa đẩy độc tố ra khỏi cơ thể vừa tăng cường chức năng toàn thân, tăng cường thể lực. Yếu tố tinh thần hết sức quan trọng, chúng ta cần phải giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress, ức chế lâu dài và hoạt động tình dục hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Bài thuốc và ăn uống trị nóng trong người

Nóng trong người (nội nhiệt) xảy ra do nhiều nguyên nhân. Chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Một số bạn đọc gửi thư cho chuyên mục sức khỏe, cho biết về tình trạng thường xuyên cảm thấy nóng trong người, hay đổ mồ hôi tay chân, khiến mọi hoạt động thường ngày đều trở nên khó chịu… Bên cạnh đó, nóng trong người thường biểu hiện bằng các triệu chứng: người khô táo, gầy yếu, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, nước tiểu vàng, da khô, môi khô nứt nẻ, đổ nhiều mồ hôi, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dễ bị dị ứng, nhức đầu, choáng váng. Trẻ em thì nổi ban đỏ, chảy máu cam…

Theo y học cổ truyền “Âm hư sinh nội nhiệt”, nóng trong người là do âm hư bởi các nguyên nhân sau: nội nhân – do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người.

Và do các ngoại nhân như: sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh); uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng – chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể; uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người; làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.

Hậu quả của nóng trong người là nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa; nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết, gây chứng huyết nhiệt có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.

Chữa trị

Muốn hết nóng trong người cần phải thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết bằng chế độ ăn uống, hay dùng những bài thuốc. Y học cổ truyền chữa nóng trong người thường dùng bài thuốc bổ thận âm rất hiệu quả, đó là bài gồm các vị thuốc: thục địa, hoài sơn (mỗi vị 16g), sơn tra, phục linh (mỗi loại 12g), đan bì, trạch tả (mỗi vị 10g). Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng sau khi ăn 30 phút. Thường dùng một đợt là 10 ngày.

Ngoài việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ giúp chữa trị tình trạng này. Hằng ngày phải tăng cường ăn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dâu tươi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng (khổ qua), cà chua, rau diếp cá, bột sắn dây… và uống đủ bình quân 2 lít nước mỗi ngày. Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, nước chè đặc, cà phê… Bên cạnh đó cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ – không thức quá khuya, tránh căng thẳng, stress; năng vận động cơ thể.

Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều bài thuốc để trị nóng trong người có hiệu quả như:

– Thục địa 16g, hoài sơn 16g, sơn tra 12g, phục linh 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng sau khi ăn 30 phút. Thường dùng một đợt là 10 ngày.

-Bài thuốc “trà tang cúc ẩm”: tang diệp và cúc hoa mỗi loại 10g rửa sạch nấu với 300ml nước, lọc bỏ xác uống trong ngày giúp giải khát, làm mát cơ thể

– Bài thuốc “trà song hoa ẩm” gồm kim ngân hoa và cúc hoa mỗi loại 10g, rửa sạch nấu với 300ml nước uống trong ngày tác dụng làm mát cơ thể

– Dây lá sương sâm 100g, khoảng 1 lít nước, hái lá già rửa sạch, vò nát trong nước nóng, vắt lấy nước lát sau sẽ đông đặc thành sương sâm; có thể ăn không hoặc thêm ít đường, vừa thanh nhiệt giải độc, vừa nhuận trường.

Tuy nhiên, cần chú ý khi người bệnh có sốt cao do nhiễm trùng, hoặc người tì vị yếu hay bị tiêu chảy, lạnh bụng, cảm lạnh, người già yếu không nên dùng các thuốc mát.

Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết dùng các loại thảo dược giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể, hạ nhiệt như Rau má, artichaut, rau đắng, nhân trần, cúc hoa, kim ngân hoa, sương sâm, lá sen, lá tre, bông súng, nha đam, khổ qua, hoa thiên lý, hạt sen, hoa dâm bụt, đậu đỏ, dừa, sắn dây, mía lau, diếp cá, rau sam, sữa đậu nành…

Thảo Quyết Minh, Hoa Hòe, Cỏ Ngọt, Cam Thảo là những dược liệu đã được sử dụng phổ biến trong Đông Y do có tác dụng thanh nhiệt, nâng cao sức khoẻ con người.

Thảo quyết minh (Cassia tora L. Caesalpiniaceae)

Tên khác: Muồng lạc,…Ở ViệtNam, Thảo quyết minh phân bố hầu như ở các địa phương.

Tác dụng dược lý:

– Tác dụng hạ huyết áp

– Tác dụng an thần

– Tác dụng nhuận tràng, tẩy: Do có chất anthraglycosid, nên Thảo quyết minh có tác dụng tăng cường sự co bóp của ruột, làm đại tiện dễ dàng, phân mềm và lỏng.

– Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Dạng chiết cồn từ hạt Thảo quyết minh có tác dụng ức chế các chủng Staphylococcus aureus, Bacillus diphtheriae, B.typhi và Enterococcus và ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.

– Tác dụng hạ lipid máu

– Tác dụng kiểm soát glucose máu

Tính vị công dụng: Thảo quyết minh tươi có vị nhạt, hơi đắng. Dược liệu sao có vị đắng, ngọt, hơi mặn, tính mát, vào các kinh can và thận, có tác dụng thanh can hỏa, tán phong nhiệt, minh mục, nhuận tràng, lợi thủy thông tiện. Cây thuốc được đưa vào sử dụng trong điều trị như: viêm màng tiếp hợp cấp: ( mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt) thuốc có tác dụng thanh can hỏa; trị đau đầu do huyết áp cao ( thể can dương thịnh); trị cườm mắt thị lực giảm: do can thận bất túc, chứng quáng gà; trị táo bón.

HOA HOÈ Sophora japonica Fabaceae

Tính vị qui kinh:Vị đắng hơi hàn. Qui kinh Can, Đại tràng

Thành phần chủ yếu:Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid.

– Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh can tả hỏa.Chủ trị các chứng: tiện huyết, trĩ huyết, niệu huyết, lạc huyết, nục huyết, can nhiệt mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt.

– Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

+Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu,

+Tác dụng với mao mạch: rutin giúp giảm bớt tính thấm của thành mạch và làm tăng độ bền của thành mạch.

+Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: huyết áp hạ rõ rệt. Flavonoid có tác dụng làm giãn động mạch vành

+Tác dụng hạ mỡ trong máu: giảm cholesterol trong máu của gan và ở động mạch cửa.

+Tác dụng chống viêm: trên thú vật thí nghiệm.

+Tác dụng chống co thắt và chống lóet

-Công dụng:

+Dùng làm thuốc lương huyết chỉ huyết: Trong các chứng tiêu ra máu, trĩ ra máu, huyết lî, băng lậu, niệu huyết;

+Trị Huyết áp cao

+Trị vảy nến

+Trị mụn nhọt mùa hè: dùng Hoa hòe khô 30 – 60g cho nước 1500ml sắc lấy nước, lấy bông thấm nước rửa tại chỗ, nước có thể hâm nóng mỗi ngày rửa 2 – 3 lần, bã thuốc đắp vào chỗ đau. Thường sau 1 – 2 ngày mụn nhọt hết sưng và khỏi

+Trị chứng can nhiệt: mắt đỏ, đầu căng đau, chóng mặt … thuốc có tác dụng thanh can nhiệt, nấu uống như nước trà có thể phối hợp thêm Cúc hoa, Hạ khô thảo.

CỎ NGỌT Stevia rebaudiana (Bert) Asteraceae

Trong y học nó được sử dụng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Thí nghiệm khảo sát được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng (số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia) thì kết quả là với người cao huyết áp chè cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định, không thấy độc chất trong lá cỏ ngọt. Ngày nay, người ta thường dùng kết hợp với các loại thảo mộc khác trong các thang thuốc y học dân tộc.

CAM THẢO Glycyrrhiza uralensis Fabaceae

Thành phần hóa học: Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, …..(Trung Dược Học).

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng giải độc: Thuốc có tác dụng giải độc đối với rất nhiều loại thuốc và độc tố, như Chloralhydrat, Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin . Giải các loại Barbituric, Histamin

+ Tác dụng chỉ khái, hóa đàm: Tác dụng chỉ khái có quan hệ đến thần kinh trung ương, Cam thảo kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm

+Tác dụng kháng khuẩn: Cồn chiết xuất Cam thảo và Glycuronic acid (in vitro) có tác dụng ức chế các loại tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn Coli, Amip và Trichonomas. Cam thảo còn có tác dụng kháng viêm, thành phần kháng viêm chủ yếu là Glycirisin và Glycuronic acid. Trên mô hình gây phản ứng dị ứng cho chuột Hà Lan, thuốc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau. Các tác giả cho rằng tác dụng kháng viêm và chống dị ứng của thuốc là do tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng Histamin và làm giảm tính phản ứng của tế bào đối với kích thích

Công dụng

+ chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng , ngộ độc.

+ thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, kém ăn.

+bảo vệ gan và tăng tiết acid mật.

Xin bác sĩ cho biết tại sao cơ thể lại bị nóng gan? Nóng trong sẽ dẫn đến những bệnh gì? Cách khắc phục chứng nóng trong như thế nào? Mong bs tư vấn rõ giúp xin cảm ơn!

Nguyên nhân gây lên bệnh nóng trong người (gan)

Cũng nhiều thể loại nhưng thường gặp nhất là do chế độ ăn uống ko hợp lý ví dụ ăn nhiều thịt và các loại chất đạm khác quá, hoặc uống ít nước quá… Bên trong do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người. Bên ngoài do sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh); uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng – chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể; uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người; làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.

Bệnh nóng trong(táo bón, trĩ, lở nhiệt, lở ngứa). Bệnh này có thể dùng Cao tiêu độc. Cao này giúp làm mát người theo cơ chế bổ âm . Có tác dụng: bổ thận, mát gan , tiêu độc, giải độc; Giúp giải khát , giải nhiệt, giải độc rượu và thuốc lá . Chữa sốt cao, rôm sảy , mụn nhọt, trứng cá, trĩ ra máu, táo bón, nước tiểu đỏ, đái rắt, đái buốt, đái dầm, mồ hôi trộm… Ngoài việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ giúp chữa trị tình trạng này. Tăng cường ăn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng (khổ qua), cà chua, rau diếp cá, bột sắn dây… Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, nước chè đặc, cà phê… Uống đủ bình quân khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Bạn nên có chế độ sinh hoạt điều độ tránh căng thẳng, stress; thường xuyên tập thể dục.

(st)