Cách Giải Nghĩa Tên Hán Việt / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Những Tên Hán Việt Hay Và Ý Nghĩa Nhất

Nguồn gốc của các tên Hán Việt

Ở Việt Nam hầu hết tên gọi được đặt tên theo nghĩa Hán Việt. Ngay từ ngày xưa truyền lại tới bây giờ để phân biệt giới tính của nam và nữ thì các ông bà ta thường thêm tên đệm “Văn” cho con trai và tên đệm “Thị” cho con gái. Bởi theo quan niệm dân gian, con trai thường chăm lo việc đèn sách văn chương, còn con gái thì chỉ ở nhà để đảm nhiệm công việc nội trợ chăm lo chồng con.

Tuy nhiên khi mà trong thời hiện đại quy tắc đặt tên có phần mang hơi hướng phương tây và những tên đêm như “Thị” và “Văn” ít dùng hơn. Những cái tên thời nay, có sự đặt tên phóng khoáng và thoải mái hơn, những cách đặt tên cũ gần như mất đi điển hình như cách đặt tên bằng âm thanh kì quặc, xa lạ, hay đặt tên bằng những từ chỉ các bộ phận cơ thể hay hoạt động bình thường của con người, cách đặt tên bằng những từ chỉ dụng cụ sinh hoạt sản xuất… Duy chỉ có cách đặt tên Hán Việt là vẫn còn duy trì.

Những tên Hán Việt dành cho con trai

Tên Hán Việt cho con trai

Ý nghĩa

Phức (馥)

Hương thơm, thơm phức. Chỉ sự thanh nhã, tôn quý

Phú (赋)

Biểu thị hàm ý có tiền tài, sự nghiệp thành công.

Hàn (翰)

Chỉ sự thông tuệ

Hạo (皓)

Chỉ sự trong trắng, thuần khiết.

Hành (珩)

Cổ đại chỉ một loại ngọc. Dùng làm tên người chỉ sự quý báu.

Hậu (厚)

Chỉ sự thâm sâu; con người có đạo đức.

Ký (骥)

Chỉ một loài ngựa chạy rất nhanh; dùng làm tên người tượng trưng cho tài năng.

Tiệp (捷)

Chỉ sự nhanh nhẹn, thắng trận. Dùng làm tên người chỉ sự thắng lợi.

Tinh (菁)

Chỉ sự hưng thịnh

Kiến (建)

Kiến trúc, xây đựng, mở mang. Dùng làm tên người với mong ước lập được sự nghiệp lớn.

Huỳnh (炯)

Sáng chói, tươi sáng. Dùng làm tên người với mong ước tương lai tươi sáng.

Cử (举)

Hưng khởi, lựa chọn. Dùng làm tên gọi chỉ sự mong ước thành đạt về đường học vấn.

Tuấn (俊)

Tướng mạo tươi đẹp, con người tài năng.

Nghiên (妍)

Chỉ sự đa tài, khéo léo, thanh nhã.

Giai (佳)

Dùng làm tên người chỉ sự ôn hòa, đa tài.

Chính (政)

Chỉ sự thông minh, đa tài.

Hinh (馨)

Ngũ hành thuộc Kim, chỉ hương thơm bay xa.

Tư (思)

Ngũ hành thuộc Kim. Chỉ sự suy tư, ý tưởng, hứng thú.

Gia Bảo

Tài sản lớn

Thiên Ân

Con là ân huệ từ trời cao

Trung Dũng

Mong con là chàng trai dũng cảm và trung thành

Thành Công

Mong con luôn đạt mục đích

Hải Đăng

Con là ngọn đèn sáng giữa biển đêm

Thành Đạt

Mong con làm nên sự nghiệp

Thái Dương

Vầng mặt trời của bố mẹ

Phúc Điền

Mong con luôn làm điều thiện

Thông Đạt

Hãy là người sáng suốt, hiểu biết mọi việc đời

Tài Đức

Hãy là một chàng trai tài đức vẹn toàn

Chấn Hưng

Con ở đâu, nơi đó sẽ thịnh vượng hơn

Mạnh Hùng

Người đàn ông vạm vỡ

Khang Kiện

Ba mẹ mong muốn con sống bình yên và khỏe mạnh

Bảo Khánh

Con là chiếc chuông quý giá

Tuấn Kiệt

Mong con trở thành người xuất chúng trong thiên hạ.

Đăng Khoa

Con thi đỗ trong mọi kì thi.

Thanh Liêm

Mong con sống trong sạch.

Thiện Ngôn

Mong con nói lời chân thật.

Hiền Minh

Mong con là người tài đức và sáng suốt.

Minh Nhật

Con hãy là một mặt trời tỏa sáng.

Thụ Nhân

Trồng người.

Trọng Nghĩa

Hãy quý trọng chữ nghĩa trong đời.

Nhân Nghĩa

Hãy biết yêu thương người khác.

Khôi Nguyễn

Mong con luôn đỗ đầu.

Trung Nghĩa

Hai đức tính mà ba mẹ luôn mong con hãy giữ lấy.

Phương Phi

Con hãy trở thành người khỏe mạnh, hào hiệp.

Hạo Nhiên

Hãy sống ngay thẳng, chính trực.

Hữu Phước

Mong đường đời con phẳng lặng gặp nhiều may mắn.

Thanh Phong

Con là ngọn gió mát.

Đông Quân

Con là vị thần của mặt trời, mùa xuân.

Minh Quân

Con sẽ luôn anh minh và công bằng.

Tùng Quân

Con sẽ luôn là chỗ dựa của mọi người.

Sơn Quân

Vị minh quân của núi rừng.

Trường Sơn

Con là dải núi hùng vĩ, trưởng thành của đất.

Ái Quốc

Hãy yêu đất nước mình.

Thiện Tâm

Dù cuộc đời có thế nào đi nữa, mong con hãy giữ một tấm lòng trong sáng.

Thái Sơn

Con mạnh mẽ, vĩ đại như ngọn núi cao.

Anh Thái

Cuộc đời con sẽ bình yên, an nhàn.

An Tường

Con sẽ sống an nhàn, sung sướng.

Thạch Tùng

Hãy sống vững chãi như cây thông đá.

Thanh Thế

Con sẽ có uy tín, thế lực và tiếng tăm.

Toàn Thắng

Con sẽ đạt được mục đích trong cuộc sống.

Chiến Thắng

Con sẽ luôn đấu tranh và giành chiến thắng.

Đình Trung

Con là điểm tựa của bố mẹ.

Minh Triết

Mong con hãy biết nhìn xa trông rộng, sáng suốt, hiểu biết thời thế.

Nhân Văn

Hãy học để trở thành người có học thức, chữ nghĩa.

Kiến Văn

Con là người có học thức và kinh nghiệm.

Quang Vinh

Cuộc đời của con sẽ rực rỡ.

Khôi Vỹ

Con là chàng trai đẹp và mạnh mẽ.

Uy Cũ

Con có sức mạnh và uy tín.

Những tên Hán Việt dành cho con gái

Tên Hán Việt cho con gái

 Ý nghĩa

Hồng (洪)

Chỉ sự vĩ đại; khí chất rộng lượng, thanh nhã.

Hồng (鸿)

Chỉ sự thông minh, thẳng thắn, uyên bác.

Hậu (厚)

Chỉ sự thâm sâu; con người có đạo đức.

Cẩm (锦)

Thanh cao, tôn quý. Dùng làm tên người hàm nghĩa mong tương lai tươi đẹp.

Cúc (鞠)

Nuôi nấng, dưỡng dục. Dùng làm danh từ chỉ người được nuôi dưỡng, dạy bảo tốt.

An (安)

Chỉ sự yên bình, may mắn.

Khả (可)

Chỉ phúc lộc song toàn.

Hy (希)

Mong muốn, hy vọng. Dùng làm tên người chỉ sự anh minh đa tài, tôn quý.

Linh (灵)

Chỉ sự linh hoạt, tư duy nhanh nhạy.

Vi (薇)

Chỉ một loại rau.

Dĩnh (颖)

Chỉ tài năng, thông minh.

Hào (豪)

Chỉ người có tài xuất chúng.

Tuệ Nhi

Bé là cô gái thông minh, hiểu biết

Thục Quyên

Con là cô gái đẹp, hiền lành và đáng yêu

Nguyệt Cát

Hạnh phúc cuộc đời con sẽ tròn đầy

Gia Mỹ

Con là bé cưng xinh xắn – dễ thương của bố mẹ

Quỳnh Chi

Xinh đẹp và mĩ miều như cành hoa Quỳnh

Mẫn Nhi

Mong con thông minh – trí tuệ nhanh nhẹn – sáng suốt.

Nguyệt Ánh

Bé là ánh trăng dịu dàng, trong sáng, nhẹ nhàng.

Gia Bảo

Con chính là “tài sản” quý giá nhất của bố mẹ, của gia đình.

Minh Châu

Bé là viên ngọc trai trong sáng, thanh bạch của bố mẹ.

Diễm Châu

Con là viên ngọc sáng đẹp, lộng lẫy

Ngọc Khuê

Một loại ngọc trong sáng, thuần khiết.

Ngọc Anh

Bé là viên ngọc trong sáng và tuyệt vời của bố mẹ.

Ngọc Bích

Bé là viên ngọc trong xanh, thuần khiết.

Ngọc Lan

Bé là cành lan ngọc ngà của bố mẹ.

Mỹ Lệ

Cái tên gợi nên một vẻ đẹp tuyệt vời, kiêu sa đài các.

Bảo Châu

Bé là viên ngọc trai quý giá.

Ngọc Diệp

là Lá ngọc, thể hiện sự xinh đẹp, duyên dáng, quý phái của cô con gái yêu.

Gia Hân

Con là cô gái luôn hân hoan, vui vẻ, may mắn, hạnh phúc suốt cả cuộc đời.

Ngọc Hoa

Bé như một bông hoa bằng ngọc, đẹp đẽ, sang trọng, quý phái.

Lan Hương

Nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính, đáng yêu.

Quỳnh Hương

Giống như mùi hương thoảng của hoa quỳnh, cái tên có sự lãng mạn, thuần khiết, duyên dáng.

Vân Khánh

Cái tên xuất phát từ câu thành ngữ “Đám mây mang lại niềm vui”, Vân Khánh là cái tên báo hiệu điềm mừng đến với gia đình.

Kim Liên

Với ý nghĩa là bông sen vàng, cái tên tượng trưng cho sự quý phái, thuần khiết.

Gia Linh

Cái tên vừa gợi nên sự tinh anh, nhanh nhẹn và vui vẻ đáng yêu của bé đó.

Thanh Mai

Xuất phát từ điển tích “Thanh mai trúc mã”, đây là cái tên thể hiện một tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và gắn bó, Thanh Mai cũng là biểu tượng của nữ giới.

Tuệ Mẫn

Cái tên gợi nên ý nghĩa sắc sảo, thông minh, sáng suốt.

Kim Oanh

Bé có giọng nói “oanh vàng”, có vẻ đẹp quý phái.

Tú Uyên

Con là cô gái vừa xinh đẹp, thanh tú lại học rộng, có hiểu biết.

Tú Linh

Con là cô gái vừa thanh tú, xinh đẹp vừa nhanh nhẹn, tinh anh.

Diễm Phương

Một cái tên gợi nên sự đẹp đẽ, kiều diễm, lại trong sáng, tươi mát.

Bảo Quyên

Quyên có nghĩa là xinh đẹp, Bảo Quyên giúp gợi nên sự xinh đẹp quý phái, sang trọng.

Diễm My

Cái tên thể hiện vẻ đẹp kiều diễm và có sức hấp dẫn vô cùng.

Kim Ngân

Bé là “tài sản” lớn của bố mẹ.

Bảo Ngọc

Bé là viên ngọc quý của bố mẹ.

Khánh Ngọc

Vừa hàm chứa sự may mắn, lại cũng có sự quý giá.

Thu Nguyệt

Là ánh trăng mùa thu – vừa sáng lại vừa tròn đầy nhất, một vẻ đẹp dịu dàng.

Nguyệt Minh

Bé như một ánh trăng sáng, dịu dàng và đẹp đẽ.

Hiền Nhi

Con luôn là đứa trẻ đáng yêu và tuyệt vời nhất của cha mẹ.

Hồng Nhung

Con như một bông hồng đỏ thắm, rực rỡ và kiêu sa.

Khánh Ngân

Con là cô gái có cuộc đời luôn sung túc, vui vẻ.

Hương Thảo

Con giống như một loài cỏ nhỏ nhưng mạnh mẽ, tỏa hương thơm quý giá cho đời.

Bích Thủy

Dòng nước trong xanh, hiền hòa là hình tượng mà bố mẹ có thể dành cho bé.

Giải Nghĩa Từ Hán Việt Sang Thuần Việt Như Thế Nào?

Do bị ảnh hưởng bởi hơn 4000 năm Bắc thuộc nên văn hóa và ngôn ngữ của chúng ta bị tác động không ít. Bằng chứng là hiện nay chúng ta vẫn dùng khá nhiều từ Hán Việt, từ Hán mượn. Nhiều người tuy dùng thường xuyên nhưng chưa chắc đã hiểu hết nghĩa của những từ này. Hôm nay sẽ giải nghĩa từ Hán Việt sang thuần Việt giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nghĩa của chúng!

Từ Hán Việt và giải nghĩa

Từ Hán Việt là những từ vựng được dùng trong Tiếng Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ thì từ Hán Việt đã được ghi lại bằng kí tự Latinh. Từ Hán Việt bắt đầu xuất hiện khi chúng ta bị thực dân phương Bắc đô hộ. Từ đó đến nay trong quá trình sử dụng từ ngữ cũng vay mượn rất nhiều từ Hán Việt. Thậm chí có những từ mà chúng ta sử dụng thường xuyên, hàng ngày nhưng cũng không biết đó là từ Hán Việt.

Có thể kể đến rất nhiều từ Hán Việt thường dùng như: mì chính, thiên, địa, kỳ, tượng, sinh, tử, nhật… Ngày này thì hầu hết chúng ta đều đã hiểu nghĩa của những từ Hán Việt thường dùng. Nếu có thắc mắc về nghĩa của một số từ ít gặp bạn có thể hỏi thế hệ đi trước. Họ là những người chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa chế độ cũ. Chính vì thế mà vốn kiến thức về từ Hán Việt cũng sẽ tốt hơn chúng ta. Bạn cũng có thể tra nghĩa của các từ không hiểu nghĩa trên google giải nghĩa Tiếng Việt hoặc tham khảo sách từ điển Hán Việt.

Giải nghĩa từ Hán Việt sang thuần Việt

Trong một số trường hợp bạn cần dịch chữ Hán sang Tiếng Việt thì cũng không quá khó khăn. Ngoài cách dùng từ điển Hán – Việt hay Google, bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp của các trang web tra từ. Có thể kể đến một số cái tên như: chúng tôi hvdic.thivien.net… Đối với những trang web này bạn có thể thực hiện tra từ một cách khá đơn giản. Chỉ cần nhập từ cần tra vào ô trống sau đó bấm đợi kết quả xuất hiện. Để giải nghĩa từ Hán Việt sang thuần Việt bạn cũng có thể thực hiện tương tự.

Ở trình độ khó hơn nếu bạn muốn dịch nghĩa câu Hán Việt thì cần phải biết nghĩa của từng từ. Sau đó xác định hoàn cảnh sử dụng, vì thường có nhiều từ sẽ đa nghĩa. Chỉ khi thực hiện lần lượt như vậy bạn mới có thể dịch được cả câu Tiếng Hán snag Tiếng Việt sát nghĩa nhất.

Chữ Phúc Trong Tiếng Hán: Ý Nghĩa, Cách Viết

Tìm hiểu về ý nghĩa chữ phúc trong tiếng Hán. Học cách viết chữ phúc tiếng Hán đẹp nhất. Trả lời câu hỏi tại sao người ta treo chữ phúc ngược trong nhà.

1. Các ý nghĩa của chữ phúc trong tiếng Trung

Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.

Chữ phúc gồm bộ thị đi liền ký tự phúc. Bộ thị vốn là hình vẽ cái bàn thờ. Ký tự phúc – mà người đời sau chiết thành nhất khẩu điền – vốn là hình vẽ một vò rượu. Nghĩa là sao? Cầu cho trong nhà được bình rượu luôn đầy. Thế là đầy đủ, dồi dào và hoàn bị. Ý nghĩa của chữ phúc thoạt kỳ thủy tương tự chữ phú 富, ngày nay được hiểu là giàu.

Chữ phúc lần hồi được hiểu là “điều tốt lành” hoặc “việc may mắn” . Do đó, nhiều kết hợp từ có yếu tố phúc nhằm chỉ sự vui vẻ, no ấm, an lành: phúc đức, phúc ấm, phúc tinh, phúc hạnh, hạnh phúc, hồng phúc, diễm phúc, v.v.

Lưu ý rằng trong từ Hán – Việt còn mấy chữ phúc đồng âm dị nghĩa:

Phúc 輹 có nghĩa thanh gỗ ngang dưới xe dùng nắt liền trục xe với thân bánh xe;

Phúc 輻 / 辐 có nghĩa nan hoa bánh xe;

Phúc 蝮 có nghĩa rắn độc (như phúc xà là rắn hổ mang);

Phúc 腹 có nghĩa là bụng (như tâm phúc, phúc mạc, v.v.);

Phúc 覆 /复 có nghĩa lật lại, xem xét lại kỹ càng (như phúc khảo, phúc hạch, v.v..);

Phúc 蝮 có nghĩa là chiều ngang, khổ, viền mép vải, bức (như nhất phúc hoạ là một bức tranh); phúc có nghĩa là con dơi.

Chữ phúc chỉ con dơi được viết khác: không phải bộ thị mà là bộ trùng (tức côn trùng, rắn rết, v.v.) đi kèm. Gọi cho đầy đủ theo tiếng Hán, con dơi là biên phúc 蝙蝠.

Tuy nhiên : cả hai chữ phúc đều được phát âm là phú. Do đó, họ lấy hình ảnh con dơi tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn.

2. Tại sao ngày Tết người ta treo chữ phúc lộn ngược

Nhiều người khi đến nhà ai đó chơi nhìn thấy chữ phúc treo lộn người thì chê gia chủ không biết tiếng mà còn đòi chơi chữ. Nhưng thực chất đó mới là người chưa hiểu được ý nghĩa sâu xa của việc treo đó.

Thực chất, đây là một phong tục độc đáo và có nhiều cách giải thích khác nhau, ví như điển tích “thợ mộc Thái Sơn” chẳng hạn. Trên phương diện ngôn ngữ, đây lại là lối “chơi chữ” đặc sắc dựa theo tính chất đồng âm.

Chữ phúc tiếng Hán lộn ngược gọi là gì ? Phúc đảo. Tiếng Bắc Kinh đọc là phú dào, y hệt như… phúc đáo, nghĩa là “điều tốt, vận may đến”. Đầu năm đầu tháng (hoặc làm lễ khai trương cửa hiệu, ăn mừng tân gia, v.v.), hỏi ai chẳng mong “bồng ông Phúc vào nhà” như vế đối Nguyễn Công Trứ từng nêu ?

3. Chữ phúc biến hoá thành phước

Phúc và phước là từ đồng nghĩa dị âm. Chính âm là phúc. Biến âm thành phước. Vấn đề đặt ra: sự biến âm ấy diễn ra từ bao giờ? Vì sao? Đâu là giới hạn?

Mọi người đều biết rằng hiện tượng “viết chệch, đọc lệch” từng xuất hiện trong lịch sử do kiêng húy. Chữ phúc bị kiêng, thoạt tiên từ thời Tây Sơn. Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng (1797 – 1864) có đoạn: “Xã tôi xưa gọi là Long Phúc, vì Nguyễn Huệ có tên giả là Phúc, nên đổi gọi là Long Phú”.

Vậy là Phúc biến thành Phú, tức thay hẳn cả chữ lẫn nghĩa. Còn Phúc biến thành Phước thì giữ nguyên chữ nghĩa, chỉ đổi âm, thực sự phổ biến kể từ năm Quý Mùi 1883 – thời điểm công tử Ưng Đăng lên ngôi vua, chọn niên hiệu Kiến Phúc.

Dù đây không phải là trọng húy được triều đình chuẩn định ban bố, song từ hoàng thân quốc thích đến quan quân lẫn thứ dân thảy đều gọi kiêng. Dòng họ Nguyễn Phúc được đọc trại ra Nguyễn Phước. Theo đó, Phúc – Lộc – Thọ biến thành Phước – Lộc – Thọ; may phúc thành may phước; phúc đức thành phước đức; diễm phúc thành diễm phước, v.v.

Tuy nhiên, do không phải trọng húy mà chỉ là khinh huý, nên sự biến âm đã diễn ra chẳng triệt để. Vì thế cần lưu ý rằng trong Việt ngữ, chẳng phải bất kỳ trường hợp nào phước đều có thể thay thế hoàn toàn cho phúc. Ví dụ: hạnh phúc, phúc đáp, phúc âm, v.v.

Tương tự trường hợp hoa đổi thành bông (do kiêng húy danh Tá Thiên Nhơn hoàng hậu Hồ Thị Hoa), nhiều khi phúc biến ra phước lại mang màu sắc có vẻ “thuần Việt” hơn. So sánh ân phúc với ơn phước ắt rõ điều này.

Ý Nghĩa Tên Của Bạn Trong Tiếng Trung

Phần 1: Ý nghĩa tên người Việt trong tiếng Trung

Tiếng Việt

Tiếng Trung

Ý nghĩa

Anh

yīng

Anh hùng, chất tinh túy của vật

An

ān

Bình an

Bình

píng

Hòa bình

Bảo

bǎo

Báu vật

Cường

qiáng

Mạnh, lớn mạnh

Cúc

Hoa cúc

Công

gōng

Thành công

Chính

zhèng

Ngay thẳng, đoan chính

Duyên

yuán

Duyên phận

Dung

róng

Hoa phù dung

Huyền

xuán

Huyền bí

Hưng

xìng

Hưng thịnh

Hạnh

xìng

Hạnh phúc

Hậu

厚/后

hòu

Nhân hậu

Hoàng

黄/皇/凰

huáng

Huy hoàng, phượng hoàng

Khánh

qìng

Mừng, vui vẻ

Kim

jīn

Vàng, đồ quý

Khải

kǎi

Khải hoàn, chiến thắng trở về

Liên

lián

Hoa sen

Linh

灵/玲/龄

líng

Linh hồn, lung linh

Long

lóng

Con rồng

Lâm

lín

Rừng cây

Lan

lán

Hoa phong lan

Liễu

柳/蓼

liǔ/ liǎo

Cây liễu/ tĩnh mịch

Mai

méi

Hoa mai

Mạnh

mèng

Mạnh mẽ

Mây

yún

Mây trên trời

Mỹ

měi

Tươi đẹp, mĩ lệ

Duy

wéi

Duy trì

Dương

yáng

Ánh mặt trời

Danh

míng

Danh tiếng

Đạt

Đạt được

Dũng

yǒng

Anh dũng

Đức

Đạo đức

Đông

dōng

Phía đông

Giang

jiāng

Con sông

Giai

jiā

Đẹp, tốt

Hải

hǎi

Biển cả

Hoa

huá

Phồn hoa

荷/霞

hé/ xiá

Hoa sen/ ráng chiều

Hằng

héng

Lâu bền, vĩnh hằng

Hiền

xián

Hiền thục

Hùng

xióng

Anh hùng

Hiếu

xiào

Đạo hiếu

Hương

xiāng

Hương thơm

Huy

huī

Huy hoàng

Nam

nán

Miền nam, phía nam

Nhung

róng

Nhung lụa

Nhật

Mặt trời

Nga

é

Thiên nga

Nguyệt

yuè

Ánh trăng

Nguyên

原/元

yuán

Nguyên vẹn, nguyên thủy

Tên từ vần P – Y

Phương

fāng

Mùi thơm hoa cỏ

Phong

fēng

Gió

Phượng

fèng

Phượng hoàng

Phú

Giàu có

Phúc

Hạnh phúc

Quân

jūn

Quân nhân

Quyết

jué

Quả quyết

Quyên

juān

Xinh đẹp

Quỳnh

qióng

Hoa quỳnh

Quý

guì

Cao quý

Quang

guāng

Ánh hào quang

Sơn

shān

Núi

Tuấn

jùn

Anh tuấn, đẹp

Tâm

xīn

Trái tim

Tài

cái

Tài năng

Tình

qíng

Tình nghĩa

Tiến

jìn

Cầu tiến

Tiền

qián

Tiền tài

Tiên

xiān

Tiên nữ

Thái

tài

To lớn

Thủy

shuǐ

Nước

Thùy

chuí

Rủ xuống

Thư

shū

Sách

Thảo

cǎo

Cỏ

Thế

shì

Thế gian

Thơ

shī

Thơ ca

Thu

qiū

Mùa thu

Thanh

qīng

Thanh xuân

Thành

chéng

Thành công

Trường

cháng

Dài, xa

Uyên

鸳/渊

yuān

Uyên ương/ uyên bác

Vân

yún

Mây trên trời

Văn

wén

Văn nhân

Vinh

róng

Vinh quang

Vượng

wàng

Sáng sủa, tốt đẹp

Việt

yuè

Vượt qua, tên nước Việt Nam

Yến

yàn

Chim yến

Phần 2: Hướng dẫn cách dịch tên tiếng Việt sang tiếng Trung

Ví dụ 1

:

Tên bạn là Nam, bạn sẽ chọn từ 南 với âm Hán Việt là Nam. Tất nhiên có nhiều chữ khác cũng mang âm Hán Việt là Nam, nhưng chúng ta thường lựa chọn chữ nào có ý nghĩa hay nhất.

Tên bạn là Hà, chữ Hà trong tiếng Trung có rất nhiều như 霞 (ráng chiều), 河 (sông), 荷 (hoa sen). Lúc này bạn cần suy nghĩ xem lấy chữ nào làm tên. Nếu bạn là nam, tên 河 hợp hơn, nếu bạn là nữ thì 霞 và 荷 nghe sẽ mềm mại hơn.

     → Tên trong tiếng Việt như nào thì khi dịch sang tiếng Trung thứ tự tên không thay đổi.

Ví dụ 2

:

Tên bạn là Nguyễn Thị Oanh, khi dịch sang tiếng Trung cũng thứ tự lần lượt Nguyễn (阮) , Thị (氏) , Oanh (莺).

Về cách đọc tên, bởi vì tiếng Trung là từ đồng âm, đọc giống nhau nhưng viết lại viết khác nhau, và như vậy ý nghĩa cũng khác nhau.

Ví dụ 3

:

XEM THÊM

CÂU CHỬI TIẾNG TRUNG

ĐỒ ĂN SÁNG TRONG TIẾNG TRUNG

TỰ HỌC TIẾNG TRUNG QUA THÀNH NGỮ HAY (PHẦN 1)

HỌ NGƯỜI VIỆT NAM TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC