Cách Giải Đen Sau Khi Thăm Bà Đẻ / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Englishhouse.edu.vn

Cách Giải Xui Sau Khi Thăm Bà Đẻ Về

Đối với quan niệm của ông bà xưa ta cho rằng việc đi thăm bà đẻ sau sinh thường mang đến những vận đen, khiến người thăm sẽ gặp nhiều xui xẻo. Chính vì vậy, khi đi thăm đẻ về người thăm cần phải xả xui trước khi vào nhà để tránh rước họa cho gia đình. Tuy nhiên, thật hư việc thăm bà đẻ về xui xẻo hay không chỉ là truyền miệng dân gian có từ xưa đến nay và chưa nhà khoa học nào khẳng định. Nhưng để đảm bảo mang đến điều tốt lành cho bản thân cũng như gia đình thì các bạn tốt nhất tìm cách giải xui sau khi thăm bà đẻ về. Và sau đây chúng tôi sẽ lý giải mọi thắc mắc về vấn đề thăm bà đẻ có xui không cũng như cách giải xui tốt nhất.

Có nên đi thăm bà đẻ không?

Những người mới sinh con xong thường cơ thể sẽ rất yếu do mất nhiều sức, do đó họ cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Hơn nữa, tâm trạng của người phụ nữ sau sinh thường bất ổn, thường gây ra khó chịu, stress làm cho người mẹ hay cảm thấy bực dọc. Bởi một tâm trạng không thõa mái như vậy, họ rất khó có thể vui vẻ tiếp chuyện những người đến thăm được, họ cần một không gian yên tĩnh để lấy lại sức cũng như ổn định tinh thần.

Thông thường, trẻ sơ sinh rất cần được bú, bởi vậy sẽ thật khó khăn cho các mẹ khi chẳng may có khách tới thăm mà con đòi bú, cho con bú trước mắt nhiều người sẽ rất ái ngại, những lúc này họ rất cần một không gian riêng để thõa mái dỗ dành con.

Như vậy, cũng có thể nói việc đi thăm phụ nữ sau sinh dù là ở bệnh viện hay ở nhà đều chưa cần thiết, bà mẹ vẫn cần phải được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian mang nặng, đẻ đau, cần nhiều thời gian để thư giãn đầu óc, thần kinh. Các bé cũng còn quá nhỏ, sức đề kháng rất yếu, chưa thể thích nghi được với môi trường ngoài nên cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh.

Đi thăm bà đẻ có xui không?

Từ xa xưa, người ta đã quan niệm rằng nên tránh đi thăm bà đẻ – sản phụ vừa mới sinh nở, nhất là vào những ngày đầu tháng bởi có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc đi thăm bà đẻ là tự rước xui vào mình, sẽ gặp nhiều chuyện không may mắn. Bởi vậy, thường có rất nhiều người tránh đi thăm bà đẻ dù ở viện hay ở nhà.

Nhưng thật ra đây chỉ là những lời truyền nhau, chứ chưa có một cơ sở căn cứ nào để đánh giá việc này. Điều này có lẽ phát sinh từ chính những người thân trong gia đình có những phụ nữ mới sinh, bởi họ hiểu người vợ, người con của họ cần phải có một khoảng thời gian bình tĩnh, nghỉ ngơi sau sinh. Có lẽ để từ chối khéo những người đi thăm sinh nên họ đồn đoán, tung tin như vậy chăng.

Thật ra, những việc kiêng cữ cho bà đẻ và trẻ sơ sinh đều là những việc làm mang tính khoa học, chứ không phải có sự can thiệp của những yếu tố siêu nhiên nào cả. Tuy nhiên, mỗi người đều có mỗi quan điểm riêng, họ có thể tin vào những điều xui rủi, vì vậy nên trong quan điểm của họ thì việc đi thăm bà để vẫn sẽ mang đến những điều xấu, vận xui nào đó cho cuộc sống, công việc.

Những kiêng cữ khi đi thăm bà đẻ

Người sắp đi xa không nên thăm bà đẻ: những người đang chuẩn bị đi đâu đó xa thì nên tránh đi thăm bà đẻ để tránh gặp vận hạn, xui rủi trong chuyến đi của mình.

Người làm ăn, kinh doanh cần tránh thăm bà đẻ: theo quan niệm từ xưa, những người làm ăn, kinh doanh muốn đi thăm bà đẻ cần đợi họ qua tháng rồi mới đi. Nếu đi thăm bà đẻ ở bệnh viện, hay ở nhà mà còn trong tháng sẽ dễ gặp vận xui, công việc làm ăn trì trệ.

Người đang bầu bì không nên đi thăm bà đẻ: ông bà ta từ xưa thường kiêng khem chuyện phụ nữ có bầu đi thăm người mới sinh xong, vì đứa trẻ lớn hơn sẽ “át vía” đứa nhỏ, làm cho đứa nhỏ chậm lớn, chậm phát triển.

Cách giải xui sau khi đi thăm bà đẻ về

Đi chùa, lễ phật: bạn nên đến những nơi thanh tịnh, trang nghiêm như chùa để loại bỏ phong long hay bạn cũng có thể giúp đỡ những người không may mắn khi vô tình gặp để giảm bớt vận xui cho mình.

Đốt xông phong long: ngoài những việc tai đổi, mua bán thì bạn cũng có thể đốt hoặc xông để giảm hạn xui. Bạn có thể dùng một vài tờ giấy báo, giấy vở hay trầm hương để đốt xông, nếu có điều kiện bạn cũng có thể mua các loại bột đốt xông bên ngoài.

Tắm để loại bỏ phong long: Việc đốt, xông phong long thường khi bạn bị xui quá nặng, hay điều này áp dụng cho những người kinh doanh, làm ăn buôn bán. Với những người bị nhiễm khí thì cũng có thể dùng các loại dầu tẩy khí, tẩy uế, nước lá… tắm để loại bỏ đi vận xui gặp phải khi đi thăm bà đẻ.

Ăn thịt rừng, trứng lộn: Theo quan niệm dân gian, ăn thịt rừng có thể mang lại may mắn cho bạn, giảm vận xui. Tuy nhiên thịt rừng hiện nay không được khuyến khích mua bán nên bạn có thể ăn trứng lộn để đảo vận, hóa giải những điều không may mắn.

Đi thăm bà đẻ cần lưu ý những gì?

Không nên ở lại quá lâu: như đã nói thì những phụ nữ mới sinh luôn cần được nghỉ ngơi, và trẻ cũng cần có một không gian yên tĩnh để ngủ. Nên bạn đừng ở lại quá lâu, nên tạo cho họ có những không gian riêng để được nghỉ ngơi.

Giải Mã Chuyện “Gặp Xui Xẻo” Sau Khi Đi Thăm Bà Đẻ

Sau khi đi thăm cô cháu họ mới sinh con đầu lòng được 1 tuần, chị Trần Thị Lụa (ở Văn Lâm, Hưng Yên) bỗng dưng gặp nhiều chuyện không may từ… trên trời rơi xuống. Đến nay, chị Lụa vẫn không lý giải được nguyên nhân của những vận xui đó.

Chị kể: “Tôi không phải là người mê tín, thế nên việc mọi người nói phải kiêng không được đến thăm bà đẻ trong 1 tháng đầu sau sinh, tôi cũng không để ý lắm. Cháu tôi sinh mổ nên phải nằm lại bệnh viện 1 tuần để được các bác sĩ chăm sóc. Trong khoảng thời gian đó, ở nhà, ai cũng háo hức ngày đón mẹ con cháu về để đến thăm thằng cu. Thế nhưng, ngay sau hôm ở nhà cháu về, tôi liên tiếp gặp vận đen. Từ việc hỏng xe, phải dắt bộ vài cây số mới tìm được quán sửa xe. Đến khi dắt xe vào quán thì phát hiện bị rơi mất tiền từ khi nào không hay. Xem lại lịch mới biết, hôm đó là ngày mùng 1 âm lịch. Không hiểu có sự trùng hợp nào ở đây không?”.

Giống như chị Lụa, anh Nguyễn Phúc Thành (35 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa hết “ấm ức” vì vừa phải bỏ tiền túi ra để đền khi làm hư hỏng hàng hóa của khách. Anh Thành vốn làm nghề shipper (người giao hàng) tại Hà Nội và một vài tỉnh lân cận. Bình thường, công việc của anh khá suôn sẻ cho đến khi vợ anh rủ đến thăm cô bạn mới sinh con được 2 tuần.

“Tôi đã nói là không thích đi thăm phụ nữ mới đẻ, nhiều cái bất tiện và không may nhưng vợ tôi cứ bắt đi cùng cô ấy cho vui. Nói mãi, tôi cũng đành ngậm ngùi đèo cô ấy đến nhà bạn thân. Đến nơi, tôi chỉ ngồi ngoài nhà nói chuyện với chồng cô bạn, không hề “bén mảng” vào bên trong giường của bà đẻ. Không hiểu sao, về nhà vẫn bị vận đen “ám” vào người”, anh Thành bức xúc kể lại.

Anh Thành cho biết thêm, sau khi đi thăm bà đẻ về, anh nhận được đơn hàng vận chuyển 2 lọ lục bình từ cửa hàng đến cho khách. Dù là người chạy xe rất cẩn thận, nhưng hôm đó anh bị va chạm với một xe máy đi ngược chiều. Anh Thành bị ngã ra đường, chân tay bị xây xát và 1 trong 2 lọ lục bình anh mang cho khách bị nứt đôi. Lần đó, anh Thành phải tốn vài triệu bạc để đền cho chủ cửa hàng, cộng với tiền thuốc men băng bó vết thương và tiền sửa chiếc xe máy bị hư hỏng. “Sau lần đó, tôi giận vợ hơn một tuần và tuyên bố với cô ấy rằng sẽ “cạch” đến già không bao giờ đi thăm bà đẻ nữa. Tốt nhất “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, tránh rước họa vào người”, anh Thành than thở.

Không giống hai trường hợp trên, chị Nguyễn Thị Loan (25 tuổi, quê Hòa Bình) là người đã từng đến thăm rất nhiều bà đẻ sau khi sinh và sau những lần đi thăm ấy, chẳng hề có chuyện gì đen đủi xảy ra, ngược lại, chị còn thấy vui vẻ, gặp nhiều may mắn. Chị Loan cho hay: “Tôi thấy mọi người thường hay nghiêm trọng hóa vấn đề. Tôi từng thăm rất nhiều bé mới sinh và thấy có sao đâu. Hồi tôi còn đi học, trước hôm thi cuối kỳ, tôi vẫn đi thăm chị nhà bác mới sinh em bé. Hôm sau thi làm bài bình thường, thậm chí đạt kết quả tốt hơn mong đợi, không giống với việc mọi người hay nói là gặp đen. Tôi nghĩ, một vài trường hợp gặp rủi ro sau khi thăm bà đẻ có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi”.

Kiêng cữ để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé

Xung quanh câu hỏi tại sao dân gian hay có quan niệm kiêng không đến thăm phụ nữ mới sinh, nhất là trong tháng đầu tiên sau sinh, chúng tôi Trần Thị Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng cho biết: việc nói thăm bà đẻ sẽ gặp “vận đen” là không có cơ sở khoa học mà chỉ dựa trên quan điểm dân gian, chưa được kiểm chứng. Việc đưa ra lý do như vậy, có thể xuất phát từ thực tế nhiều gia đình muốn từ chối khéo việc mọi người đến thăm quá đông trong 1 tháng đầu sau sinh để tránh gây hại cho cả mẹ và bé.

TS.BS Trần Thị Hoàng phân tích: “Sản phụ mới sinh con, cơ thể yếu do mất sức nên vẫn rất mệt mỏi, cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi. Trẻ sơ sinh cũng vậy, khi ra khỏi bụng mẹ phải mất thời gian để làm quen với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị giật mình nếu có quá đông người đến thăm cùng một lúc. Do vậy, việc kiêng cữ cho sản phụ và em bé là cần thiết”.

Còn theo ThS. BS Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ nhiễm các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên. Do vậy, việc nhiều người tập trung một chỗ “vây kín” em bé là điều không nên. Trẻ có thể lây bệnh từ các vị khách, nhất là những người đang có các triệu chứng cảm cúm, ho sốt hay vừa từ môi trường chứa nhiều bụi bẩn về.

Rửa tay sạch sẽ khi bế trẻ sơ sinh

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, nên hạn chế cho trẻ nhỏ đến thăm bà đẻ và trẻ sơ sinh, vì sự có mặt của những đứa trẻ có thể sẽ gây ồn ào ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé. Hơn nữa, với những trẻ hay nghịch, chân tay không được vệ sinh sạch sẽ, khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh, có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, để tránh gây hại cho sản phụ và em bé, tốt nhất phụ huynh nên ăn mặc gọn gàng và rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhỏ trước khi đến thăm.

TS.BS Trần Thị Hoàng tư vấn, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé sau khi sinh, gia đình nên có chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh. Việc giữ ấm cho trẻ là cực kỳ cần thiết, tránh nơi có gió lùa. Phụ huynh cũng nên lưu ý, không ủ ấm trẻ quá kỹ vì sẽ có nguy cơ khiến trẻ dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Với sản phụ, việc tắm rửa bằng nước ấm hoặc nước có pha chút muối, nước chanh hoặc tinh dầu có tính sát khuẩn vừa giúp cơ thể sạch sẽ, tránh viêm nhiễm sau sinh, vừa bảo đảm không lây vi khuẩn sang cho trẻ nhỏ.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Cách Hóa Giải Xui Xẻo Khi Thăm Bà Đẻ, Nhặt Được Vàng, Làm Vỡ Gương

Cách hóa giải xui xẻo trong một số trường hợp điển hình

Có rất nhiều cách giải xui xẻo, tuy nhiên tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể chúng ta sẽ có những cách hóa giải xui xẻo khác nhau. Cụ thể:

1. Cách giải xui khi thăm bà đẻ

Nhiều người quan niệm rằng, việc đi thăm bà đẻ khi chưa đủ tháng sẽ bị vận xui đeo bám vào người. Tính đúng đắn của quan niệm này tuy không được khoa học chứng minh nhưng lại được rất nhiều người tin tưởng vì họ chính là “nhân chứng sống”, hoặc được nghe kể lại.

Tuy nhiên, đối với những người duy vật, họ cho rằng quan niệm này là sai, đấy chỉ là cách để bảo vệ mẹ và bé được khỏe mạnh, tránh phải tiếp xúc với nhiều người khi cơ thể sau sinh đang còn yếu mà thôi.

Nốt ruồi ở cổ nữ – nam, bên phải, bên trái có ý nghĩa gì?

Giải mã giấc mơ bị chó cắn chảy máu chính xác nhất

Đi chùa: Nơi thanh tịnh, trang nghiêm sẽ giúp tâm bạn nhẹ nhàng hơn, xua đuổi tà ma, điềm gở.

Ăn trứng vịt lộn: Giúp đảo ngược điềm xui, điềm gở sau khi đi thăm bà đẻ thành điềm tốt, điềm lành.

Đốt xông: Đây cũng là cách giải xui khi thăm bà đẻ được nhiều người áp dụng. Trước khi vào nhà, bạn có thể dùng đốt lửa, trầm hương, bồ kết hoặc một số loại thảo dược, thảo mộc để đốt rồi bước qua ngọn lửa 9 lần (đối với nữ), 7 lần (đối với nam).

Tắm xông: Một số loại thảo dược, thảo mộc như củ sả, lá chanh, lá khế, lá bưởi, hương nhu … cho vào nồi đun sôi, xong đó vừa tắm vừa xông sẽ giúp bạn giải xui đi thăm bà đẻ.

2. Cách giải xui khi đánh bài

Có rất nhiều cách giải xui khi đánh bài đang được áp dụng, sau đây là một số cách điển hình nhất:

5 cách hóa giải hướng bàn làm việc xấu cho từng trường hợp cụ thể

Sử dụng các con số may mắn, ví dụ như số 8 vì âm là Bát, nghe gần giống với Phát. Hoặc kết hợp các số 3 – 6 – 9 lại với nhau tạo thành một bộ số may mắn.

Mặc đồ màu đỏ

Cầu nguyện thật bài

Rửa tay để rửa hết xui xẻo (nếu đang thắng thì đừng đi rửa trong khi đánh bài)

Ăn trứng vịt lộn, thịt chó

Trước khi chơi bài không nên quan hệ tình dục

3. Cách giải xui đầu tháng

Mới đầu tháng mà bạn gặp phải điều gì đó xui xẻo hoặc đang muốn hóa giải xui xẻo, mang đến may mắn cho cả tháng thì bạn có thể áp dụng theo một số cách dân gian như:

Ăn những thứ màu đỏ: Ví dụ như xôi gấc, dưa hấu, lựu …

Tránh ăn những thứ mang ý nghĩa xấu: Mắm tôm, thịt chó, trứng vịt lộn, thịt ngan thịt vịt (đối với người kinh doanh), thịt rùa, thịt ba ba …

Đốt thong long: Kêu tên cái người đã gây ra xui xẻo cho bạn và đốt giấy để đuổi cái vía giữa của họ đi.

Đi chùa: Nhiều người quan niệm rằng, ngày đầu tháng nên đi chùa cầu an, cầu tài để có một tháng may mắn, cát lành.

4. Cách giải xui khi nhặt được vàng

Người xưa có câu “ Nhặt được bạc thì sang, nhặt được vàng thì lụi”. Thực hư như thế nào thì vẫn còn là nghi vấn, nhiều người cho rằng cứ nhặt được những thứ giá trị là may mắn, nhiều người lại tin vào câu nói này. Nếu bạn cũng tin nhặt được vàng là xui thì bạn có thể tham khảo một số cách hóa giải như sau:

Nếu thấy vàng và muốn nhặt, bạn hãy cho một đồng tiền lẻ xuống đất, giống như việc mua bán, tức là vàng này bạn đã mua.

Không đem vàng về nhà mà đem đến tiệm vàng để bán, số tiền bán được có thể đem lên chùa công đức, hoặc có thể dùng cho những việc chính đáng.

Tóm lại, nếu nhặt được vàng thì bạn nên làm phúc, tìm được người bị mất thì nên trả cho họ. Trường hợp không biết ai làm mất thì có thể đem bán sử dụng cho mục đích tốt, như công đức một phần, phần còn lại dùng để làm ăn, giúp đỡ người khó khăn, coi như đó là lộc trời ban cho mình để tâm được thanh thản hơn.

5. Cách giải xui khi làm vỡ bát đĩa, gương

Nhặt sạch mảnh vỡ, gói chúng vào khăn đen và chôn xuống đất thay vì vứt vào sọt rác.

Thắp nến để loại bỏ xui xẻo, thu hút may mắn. Bạn có thể thắp 3 cây nến, trong đó 2 cây nến màu trắng giúp thanh lọc ngôi nhà, đem lại sự an toàn và một cây nến màu cam để thu hút may mắn.

Giải xui xẻo bằng muối. Theo đó, bạn bạn có thể giải xui với muối bằng cách dùng muối thả qua vai trái để muối hấp thụ năng lượng tiêu cực, tuyệt đối không được thả muối qua vai phải vì sẽ nhân đôi vận xui.

6. Cách hóa giải xui xẻo tháng cô hồn

Người xưa quan niệm, trong tháng cô hồn dưới âm sẽ nới lỏng giới nghiêm hơn để tạo điều kiện cho những người đã khuất về thăm gia đình. Tuy nhiên, cũng chính điều này tạo điều kiện cho một số “thành phần không sạch sẽ” quấy quả người còn sống, đem đến xui xẻo cho họ. Lúc này, bạn có thể tham khảo một số cách hóa giải sau đây:

Áp dụng cách giải xui bằng muối, cụ thể chúng ta sẽ dùng muối hạt rắc ở từng phòng và trước cửa nhà để xua đuổi tà khí, đón vận may.

Treo đèn lồng màu đỏ trước cửa nhà, cửa sổ hay bên cạnh lối đi vào để ngăn cản ma đói cố gắng vào nhà bạn.

Đốt nhang thơm để xoa dịu tinh thần vong thân, đốt ngoài trời hay bên ngoài cửa chính càng tốt và không nên đốt sau khi mặt trời đã lặn.

Đặt tượng rùa, kỳ lân để ngăn chặn đường đi của các vong nhân cố xâm nhập vào nhà, đem đến tài lộc, may mắn và sự trường thọ.

7. Cách giải xui trong công việc làm ăn kinh doanh

Sử dụng cây phong thủy hợp mệnh: Ví dụ như mệnh Mộc thì nên sử dụng những cây có màu xanh lá cây, mệnh Hỏa chọn cây màu đỏ –  cam – hồng – tím, mệnh Thổ màu vàng và nâu, mệnh Kim màu trắng, mệnh Thủy màu xanh nước biển và đen. Hoặc chọn những cây mang ý nghĩa tốt đẹp, phù hợp với công việc của bạn. Ví dụ, là nhân viên kế toán thì nên chọn cây Cọ cảnh, Kim Ngân …

Sử dụng vật phẩm phong thủy: Đá Thạch Anh, Tượng Thanh Long Bạch Hổ, Gậy như Ý, Cóc ngậm Tiền … có màu sắc hợp với mệnh của mình để đặt bàn làm việc.

5.0

Bật Mí Một Số Mẹo Dân Gian Giải Xui Khi Thăm Bà Đẻ

Đi thăm bà đẻ có xui không?

Cho đến nay, chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh là đi thăm bà đẻ sẽ gặp xui xẻo, đen đủi cả. Thực chất, phụ nữ sau khi sinh con và em bé mới đẻ đều yếu. Cả mẹ lẫn con đều cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với nhiều người lạ. Mọi người đi thăm đến từ nhiều nơi khác nhau, có thể mang không khí bụi bẩn từ bên ngoài vào dễ làm ảnh hưởng đến hai mẹ con.

Mỗi người sẽ có một quan điểm riêng trong việc này. Tuy nhiên, tốt nhất là trong tháng đầu, mọi người nên hạn chế đến thăm bà đẻ.

Tại sao nên hạn chế đi thăm bà đẻ? Bé sơ sinh và mẹ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi

Khách đến thăm tất nhiên là bà đẻ sẽ phải ngồi dậy để tiếp khách. Tiếng ồn dễ làm em bé thức giấc, giật mình. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của cả mẹ và bé, mọi người nên chú ý.

Tâm trạng mẹ sau sinh thường bất ổn

Có rất nhiều trường hợp mẹ sau sinh trở nên trầm cảm, có thể nguyên nhân cũng đến từ việc quá nhiều người đến thăm sau khi đẻ. Vì thế nên hạn chế trong tháng đầu để mẹ được thoải mái nghỉ ngơi.

Khách đến không thể giúp đỡ gì

Mọi người đến chơi có thể chọn thời điểm khi em bé đã tròn 1 tháng, cứng cáp và khỏe hơn. Còn trước đó em bé còn quá nhỏ, khách đến chơi cũng không thể giúp ru bé ngủ hoặc cho bé ăn được, chỉ làm ảnh hưởng đến 2 mẹ con nhiều hơn thôi.

Khi đến thăm bà đẻ, bạn nên chú ý những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng có sức ảnh hưởng lớn như:

Không nói quá to, quá nhiều làm ảnh hưởng đến em bé. Đừng bắt bà đẻ phải làm thế này, thế kia, nói những điều không tốt làm ảnh hưởng đến cảm xúc. Hãy để tâm trạng của họ được vui vẻ, thoải mái.

Chuẩn bị đi xa không nên đến thăm bà đẻ để tránh gặp xui trong chuyến đi.

Không đến thăm vào ngày đầu tháng, ngày rằm.

Người làm kinh doanh nếu muốn đến thăm hãy chờ đi em bé đầy tháng.

Người đang có bầu cũng không nên đi thăm bà đẻ.

Không nên bế ẵm, hôn trẻ: thực tế các bác sĩ luôn khuyên người lớn không được hôn trẻ nhỏ, tránh lây nhiễm bệnh cho các bé.

Nếu bạn đang ốm, đừng nên đến thăm bà đẻ. Bạn sẽ dễ trở thành nguyên nhân lây bệnh cho cả mẹ và bé – những người đang cần được nghỉ ngơi hồi sức.

Đừng ở lại quá lâu, hãy chú ý đến thời gian hợp lý để mẹ và bé có đủ thời gian nghỉ ngơi.

Cách giải xui khi thăm bà đẻ

Đi đền, chùa: đây là những nơi linh thiêng, yên tĩnh, giúp tâm hồn được thanh tịnh, nhẹ nhàng, trang nghiêm để loại bỏ đi những vận đen vận xui.

Đốt xông: trước khi vào nhà hãy dùng mảnh giấy, bột xông hoặc trầm hương đốt lên, đi qua đi lại vài vòng để giải vận xui.

Tắm xông: sau khi thăm bà đẻ có thể tắm xông một số loại lá thảo dược, thảo mộc,… để tẩy uế, giải xui, đặc biệt là những người làm ăn kinh doanh.

Ăn trứng lộn: đây là cách dân gian từ xưa của ông bà. Người xưa cho rằng ăn trứng lộn giúp đẩy đi những cái đen đủi, vận hạn sau khi đi thăm bà đẻ về.

Đi Thăm Bà Đẻ Có Xui Không?

Theo lời chị Ngân ( 29 tuổi – Lâm Đồng) chia sẻ lại. Sau khi đi thăm một chị đồng nghiệp sinh con đầu lòng vừa được 1 tuần. Bỗng dưng sau đó, chị gặp phải nhiều chuyện không may mà không thể lý giải được.

Chị nói rằng chị không phải là người mê tín. Nên việc mọi người bảo không nên đi thăm bà đẻ khiến chị không tin. Thế nhưng kể từ lúc thăm đồng nghiệp về chị liên tiếp gặp vận đen. Từ những việc vặt như hư xe, cho đến mất tiền rồi đau ốm. Những rắc rối cứ liên tiếp đến với chị mà không lý giải được nguyên nhân.

Một số trường hợp về việc đi thăm bà đẻ có đen không?

Cũng tương tự trường hợp của chị Ngân. Anh Vinh là chủ của một công ty nhỏ chuyên cung cấp bột mì tại Tây Ninh. Anh cho biết: ” Đúng là có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Từ giờ và cả sau này tôi không dại mà đi thăm bà đẻ lần nào nữa.”

Chuyện của anh Vinh là anh có một người bạn thân có vợ mới sinh. Hôm đó, cũng đúng ngày rằm anh chở theo vợ vaò bệnh để thăm vợ của người bạn. Đến hỏi thăm sức khỏe vài câu, một lúc sau hai vợ chồng anh về. Rồi chuyện xui ập đến, xe anh bị một xe ô tô khác va phải. Khiến chân phải anh bị gãy và bó bột hơn 1 tháng, rất may là vợ anh chỉ bị xây xác nhẹ.

Tưởng rằng việc chỉ vậy. Vài tuần sau công ty anh Vinh liên tục bị từ chối đơn hàng với nhiều lý do. Anh đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân nhưng vẫn không giải đáp được.

Ngược lại với hai trường hợp trên, bác Sinh năm nay đã ngoài 80. Bác nói: ” Tôi đã đi thăm sản phụ đến cả trăm lần mà thấy có sao đâu? Xui xẻo gì đâu? Do trùng hợp rồi các anh chị suy nghĩ thế thôi.”

Thực hư về tục kiêng thăm bà đẻ?

Qua những chia sẻ trên có thể làm nhiều người hoang mang. Không biết thực hư việc đi thăm bà đẻ có xui không? Trường hợp nào là đúng rồi liệu có nên tin là đi thăm bà đẻ là điều nên kiêng cữ?

Giải mã sự thật đi thăm bà đẻ có xui không Tại sao kiêng thăm bà đẻ?

Dưới góc nhìn chuyên môn của các bác sĩ khuyên rằng. Việc kiêng thăm bà đẻ trong 1 tháng đầu không phải mê tín hay phong thủy. Mà thực chất là bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Đây là 1 cách khoa học chứ không phải là thế lực ” siêu nhiên” hay thần thánh gì.

Sản phụ vừa trải qua cuộc lâm bồn đã tốn quá nhiều sức lực. Do vậy cơ thể còn rất yếu và cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe. Người mẹ không thể nói chuyện lâu với nhiều người, sẽ khiến sản phụ mệt mỏi. Thêm nữa, bé mới sinh phải cần thời gian thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ. Nên dễ giật mình khi đông người.

Nên thăm bà đẻ khi nào là tốt cho mẹ và bé?

Ngoài ra, cơ thể trẻ sơ sinh sức đề kháng cực kỳ yếu. Do đó bé rất dễ nhiễm bệnh từ virus và vi khuẩn từ những người đến thăm. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, chúng ta nên kiêng thăm bà đẻ 1 tháng đầu sau sinh.

Quan niệm thăm bà đẻ sẽ gặp vận xui là điều không hợp lí, không có cơ sở khoa học. Đây chỉ xuất phát từ quan điểm dân gian cũng như sự trùng hợp ngoài ý muốn.

Những điều cần phải lưu ý khi đi thăm bà đẻ

Biết rằng, chúng ta nên kiêng thăm bà đẻ 1 tháng đầu sau sinh. Nhưng cũng không hẵn là không được làm điều đó. Đó chỉ là lời khuyên nên hạn chế vì muốn bảo đảm an toàn cho mẹ và bé. Vì vậy, nếu quyết định đi thăm bà đẻ các bạn nên lưu ý những việc sau đây:

Không hút thuốc khi thăm bà đẻ. Vì thuốc lá không những ảnh hưởng xấu đến mẹ con mà cả những người xung quanh.

Không uống trà nóng, nước nóng trong phòng có trẻ sơ sinh. Việc này sẽ khiến người mẹ lo lắng vì không may có thể làm rơi vào da bé.

Không nên đi thăm bà đẻ ở bệnh viện cùng trẻ nhỏ. Do cơ thể mẹ rất mệt mỏi và cần yên tĩnh để nghỉ ngơi. Vì vậy khi có mặt nhỏ sẽ dễ gây ồn ào, đảo lộn không gian.

Không thăm bà đẻ khi bạn đang bị ốm. Sức để kháng ở trẻ sơ sinh rất yếu và hay nhiễm bệnh. Và cả bà mẹ cũng vậy. Do đó nếu bạn đang ốm thì hãy hoãn ngay cuộc đến thăm. Thay vào đó có thể gọi điện thoại hỏi thăm.

Hãy rửa tay sạch trước khi vào phòng bà đẻ mới sinh. Kể cả quần áo, mọi thứ từ bên ngoài đều có thể chứa vi khuẩn. Điều đó không tốt cho bé và mẹ. Do vậy ngoài việc rửa tay sạch, bạn cũng nên thay quần áo sạch khi đến thăm.

Giải mã thực hư việc đi thăm bà đẻ có xui không

Việc một thành viên mới chào đời là niềm vui cho gia đình và mọi người xung quanh. Cho nên đi thăm hỏi, chúc mừng là một văn hóa tốt.