Cách Giải Bài Toán Tỉ Lệ Thuận / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Phương Pháp Giải Bài Toán Tỉ Lệ Thuận

Trong chương trình toán lớp 5, dạng toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch là một trong các dạng toán quan trọng, đặc biệt hay xuất hiện trong các kỳ thi vào lớp 6 các trường chất lượng cao.

Để hỗ trợ các em học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức, chuẩn bị cho các kỳ thi vào lớp 6 các trường Hà Nội Amsterdam, THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm, THCS Lương Thế Vinh, THCS Nguyễn Tất Thành,… Thầy Hiếu và đội ngũ MathX Team giới thiệu đến các em học sinh bài viết về chuyên đề giải toán tỉ lệ thuận – tỉ lệ nghịch.

Hướng dẫn giải một số ví dụ:

Tỉ lệ thuận thì nhân Tỉ lệ nghịch thì chia Lưu ý: số người luôn tỉ lệ nghịch với thời gian

Ví dụ 1: Tổ 4 lớp 5A có 15 em trồng được 90 cây. Hỏi cả lớp 45 em trồng được bao nhiêu cây? Biết số cây mỗi em trồng được bằng nhau ?

15 em – 90 cây

45 em – a? cây

1 em trồng được số cây là:

90 : 15 = 6 (cây)

45 em trông được số cây là:

6 x 45 = 270 (cây)

Đáp số: 270 cây

Số em tỉ lệ thuận với số cây trồng được nên có tỉ số: a90 ; 4515

45 em trồng được số cây là:

90 × 4515 = 270 (cây)

Đáp số: 270 cây

Ví dụ 2: Một đơn vị thanh niên xung phong chuẩn bị một số gạo đủ cho đơn vị ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đơn vị sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày, biết lúc đầu đơn vị có 90 người ?

Tóm tắt:

90 người – 30 ngày

Sau 10 ngày:

Dự định: 90 người – 20 ngày

Thực tế: 90 + 10 người – a ? ngày

Sau 10 ngày số gạo còn lại dự đinh ăn đủ trong số ngày là:

30 – 10 = 20 (ngày)

1 người theo dự định ăn hết số gạo trong số ngày là:

90 x 20 = 1800 (ngày)

Thực tế số người ăn số gạo còn lại là:

90 + 10 = 100 (người)

Thực tế số gạo còn lại ăn trong số ngày là:

1800 : 100 = 18 (ngày)

Đáp số: 18 ngày

Số người ăn và số ngày ăn hết là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên có tỉ số: a20; 10090

Số gạo còn lại ăn đủ trong số ngày là:

20:10090=18 (ngày)

Đáp số: 18 ngày

(Bài này chú ý phần tóm tắt cần chính xác)

Ví dụ 3: Một đội công nhân có 8 người trong 6 ngày đắp được 360m đường. Hỏi một đội công nhân có 12 người đắp xong 1080m đường trong bao nhiêu ngày ? (Năng suất làm việc mỗi người như nhau ) ?

Tóm tắt:

8 người – 6 ngày – 360m đường

12 người – a ? ngày – 1080 m đường

Cách 1: phải tính 1 người – 1 ngày đắp được ? m đường

8 người 1 ngày đắp được số mét đường là:

360 : 6 = 60 (m)

1 người 1 ngày đắp được số mét đường là:

60 : 8 = 15/2 (m)

1 người đắp 1080m đường trong số ngày là:

1080 : 15/2 = 144 (ngày)

12 người đắp 1080 m đường trong số ngày là:

144 : 12 = 12 (ngày)

Số ngày xong tỉ lệ nghịch với số người

Số ngày xong tỉ lệ thuận với số m đường

Các tỉ số: a6; 128;1080360

12 người đắp 1080 m đường trong số ngày là:

6:128 × 1080360 = 12 (ngày)

Đáp số: 12 ngày

Bài 1: Ba đoạn dây thép dài bằng nhau có tổng chiều dài là 37,11m. Hỏi năm đoạn như thế dài bao nhiêu mét?

Bài 2: Biết rằng cứ 3 thùng mật ong thì đựng được 27l. Trong kho có 12 thùng, ngoài cửa hàng có 5 thùng. Tất cả có bao nhiêu lít mật ong?

Bài 3: Học sinh một trường học lao động tiết kiệm giấy. Buổi đầu 25 em làm xong 400 phong bì mất 4 giờ. Hỏi buổi sau 45 em làm 940 phong bì mất bao lâu?(năng suất của mỗi em đều như nhau).

Bài 4: Trong dịp tết Nguyên Đán một cửa hàng đã chuẩn bị một số hộp mứt đủ bán trong 20 ngày, nếu mỗi ngày bán 320 hộp, nhưng thực tế cửa hàng bán một ngày 400 hộp. Hỏi số hộp mứt cửa hàng đã chuẩn bị đủ bán được bao nhiêu ngày?

Bài 5: Một người đi từ tỉnh A đến tỉnh B bằng xe đạp, mỗi giờ đi được 12km. Từ B về A người đó đi bằng ô tô, mỗi giờ đi được 48km. Cả đi lẫn về mất 10 giờ. Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 6: Một đơn vị thanh niên xung phong chuẩn bị một số gạo đủ cho đơn vị ăn trong 30 ngày. Sau 10 ngày đơn vị nhận thêm 10 người nữa. Hỏi số gạo còn lại đơn vị sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày, biết lúc đầu đơn vị có 90 người.

Bài 7: Một doanh trại có 300 chiến sĩ có đủ lương thực ăn trong 30 ngày. Được 15 ngày lại có thêm 200 tân binh. Hỏi anh quản lý phải chia lương thực như thế nào để cho mọi người đủ ăn được 10 ngày nữa trong khi chờ đợi bổ sung thêm lương thực?

Bài 8: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 45 ngày, nhưng sau 4 ngày có một số người mới đến thêm nên anh quản lý tính ra số gạo chỉ còn đủ ăn trong 25 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu? (Biết suất ăn của mỗi người là như nhau)

Bài 9: Một tổ thợ mộc có 3 người trong 5 ngày đóng được 75 cái ghế. Hỏi nếu tổ có 6 người làm trong 10 ngày thì sẽ đóng được bao nhiêu ghế? Biết năng suất mỗi người đều như nhau.

Bài 10: 8 người đóng xong 500 viên gạch mất 4 giờ. Hỏi 16 người đóng xong 1000 viên gạch trong bao lâu? (năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 11: 9 người cuốc 540m2 đất trong 5 giờ. Hỏi 18 người cuốc 270m2 trong bao lâu? (năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 12: Để đặt ống nước, 5 công nhân đào trong 2 ngày được 20m đường. Hỏi 10 công nhân đào trong 4 ngày được bao nhiêu mét? (năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 13: Trong 2 ngày với 8 người thì sửa được 64m đường. Vậy trong 5 ngày với 9 người thì sửa được bao nhiêu mét đường?(năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 14: Một đội công nhân có 38 người nhận sửa một đoạn đường dài 1330m trong 5 ngày. Hỏi nếu muốn sửa một quãng đường dài 1470m trong 2 ngày thì cần bao nhiêu công nhân? (năng suất của mỗi người đều như nhau).

Bài 15: Một cửa hàng có một số lít nước mắm đựng đầy trong các thùng, mỗi thùng chứa được 20l. Nếu đổ số lít nước mắm vào các can, mỗi can 5l thì số can 5l phải nhiều hơn số thùng 20l là 30 cái. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu lít nước mắm?

Bài 16: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị một số gạo đủ cho 50 người ăn trong 10 ngày. 3 ngày sau được tăng thêm 20 người. Hỏi đơn vị cần chuẩn bị thêm bao nhiêu suất gạo nữa để cả đơn vị đủ ăn trong những ngày sau đó? (số gạo mỗi người ăn trong 1 ngày là một suất gạo)

Bài 17: 8 người đóng xong 500 viên gạch mất 4 giờ. Hỏi 16 người đóng xong 1000 viên gạch trong bao lâu? (năng suất của mỗi người đều như nhau) ?

Bài 18: Một đội công nhân có 120 người đắp một đoạn đường dài 4km mỗi ngày làm trong 8 giờ. Trước khi khởi công, đội được điều thêm 30 người nữa và làm thêm 1km đường nữa. Hỏi để hoàn thành đúng kế hoạch thì mỗi ngày phải làm việc mấy giờ ? (năng suất mỗi người như nhau) ?

Dạng Toán Tỉ Lệ Thuận – Nghịch Lớp 5

Posted 21/09/2015 by Trần Thanh Phong in Lớp 5, phương pháp giải toán tiểu học. Tagged: gia su toan truc tuyen lop 5. 33 phản hồi

Dạng toán tỉ lệ thuận

Định nghĩa :

Hai đại lượng gọi tỉ lệ thuận, Nếu giá trị của đại lượng này tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì giá trị của đại lượng kia cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

Bài tập mẫu :

Hôm qua, mẹ mua cho An 12 quyển tập hết 90 000 đồng. Hỏi nếu hôm nay, mẹ mua 4 quyển tập thì mẹ cần bao nhiêu tiền ?

Tóm tắt : quyển tập và số tiền là hai đại lượng tỉ lệ thuận

12 quyển tập : 90 000 đồng.

4 quyển tập :      ?   đồng.

Cách 1 :

Phương pháp rút về một đơn vị

.

Số tiền mua 1 quyển tập là :

90 000 : 12 = 7 500 (đồng)

Số tiền mua 4 quyển tập là :

7 500 x 4 = 30 000 (đồng)

Đáp số : 30 000 (đồng)

Cách 2 :

Phương pháp Lập tỉ lệ

.

Tỉ lệ 4 quyển tập và 12 quyển tập là :

4 : 12 = 1/3

Số tiền mua 4 quyển tập là :

90 000 x 1/3 = 30 000 (đồng)

Đáp số : 30 000 (đồng)

Dạng toán tỉ lệ nghịch

Định nghĩa :

Hai đại lượng gọi tỉ lệ nghịch, Nếu giá trị của đại lượng này tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì giá trị của đại lượng kia cũng giảm (hoặc tăng ) bấy nhiêu lần.

Bài tập mẫu :

10 người làm xong một công việc phải hết 7 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau)

Tóm tắt : số người và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

10  người : 7 ngày

     ?   người : 5 ngày

Cách 1 : Phương pháp rút về một đơn vị.

Số ngày làm xong một công việc của một người là :

10 x 7 = 70 (ngày)

Số người làm xong một công việc trong 5 ngày là :

70 : 5 = 14 (người)

Đáp số : 14 người.

Cách 2 : Phương pháp Lập tỉ lệ.

Tỉ lệ 5 ngày và 7 ngày là :

5 : 7 = 5/7

Số người làm xong một công việc trong 5 ngày là :

10 : 5/7 = 14 (người)

Đáp số : 14 người.

Phương pháp tổng quát hai đại lượng tỉ lệ nghịch : Nhân ngang – chia chéo.

 Tóm tắt : số người và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

10  người : 7 ngày

     ?   người : 5 ngày

Số người làm xong một công việc trong 5 ngày là :

10 x 7 : 5 = 14 (người)

Đáp số : 14 người.

Dạng toán tỉ lệ 3 đại lượng

Bài tập mẫu :

Nếu 5 người, mỗi người làm việc trong 6 giờ thì được nhận 150 000 đồng. Hỏi nếu 15 người, mỗi người làm việc trong 3 giờ thì được nhận bao nhiêu tiền? (Biết rằng giá trị giờ công của mỗi người là như nhau).

Tóm tắt :

5 người : 6 giờ : 150 000 đồng.

15 người : 3 giờ : ? đồng.

Ta có :

5 người, mỗi người làm việc trong 6 giờ thì được nhận 150 000 đồng.

15 người, mỗi người làm việc trong 6 giờ thì được nhận : 150 000 x 15 : 5 = 450 000 đồng.

15 người, mỗi người làm việc trong 3 giờ thì được nhận : 450 000 x 3 : 6 = 225 000 đồng.

Đáp số : 225 000 đồng.

Phương pháp giải toán 3 đại lượng tỉ lệ :  Phương pháp 3 dòng.

+ Dòng 1 : giả định bài toán cho.

+ Dòng 2 :cố định đại lượng thứ hai.

+ Dòng 3 : cố định đại lượng thứ nhất.

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Một Số Bài Toán Về Tỉ Lệ Thuận Trong Toán Lớp 7

– Posted on September 21, 2015Posted in: Tài liệu học toán lớp 7

[Học toán lớp 7 trên mạng] – Một số bài toán về tỉ lệ thuận trong Toán lớp 7.

Hai đại lượng quãng đường đi (km) và xăng tiêu thụ (lít) có tỉ lệ thuận không? Nếu có, cho biết hệ số tỉ lệ của hai đại lượng trên, tìm số lít xăng tiêu thụ khi ôtô chạy được 150km.

Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, hãy điền vào ô trống:

a) Cứ 3 lít nước biển chứa 105 gam muối. Hỏi 13 lít nước biển chứa bao nhiêu gam muối? b) Khi xát 100kg thóc thì được 62kg gạo. Hỏi cần 124kg gạo thì phải xát bao nhiêu kg thóc?

Một đồng hồ có kim phút dài 2cm, kim giờ dài 1,5cm. Hỏi vận tốc đầu kim phút gấp mấy lần vận tốc đầu kim giờ.

Biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ a (a ≠ 0); y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b (b ≠ 0); z tỉ lệ thuận với t theo hệ số tỉ lệ c (c ≠ 0). Hỏi t có tỉ lệ thuận với x không?

Hiện nay anh hơn em 8 tuổi. Tuổi của anh cách đây 5 năm và tuổi của em sau 8 năm nữa tỉ lệ với 3 và 4. Hỏi hiện nay anh bao nhiêu tuổi? em bao nhiêu tuổi?

Một trường phổ thông có 3 lớp 7. Tổng số học sinh ở hai lớp 7A và 7B là 85 em. Nếu chuyển 10 em từ lớp 7A sang lớp 7C thì số học sinh 3 lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ thuận với 7; 8; 9. Hỏi lúc đầu mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?

Cho góc A, B, C của tam giác ABC tỉ lệ với các số 7, 5, 6. Tính số đo các góc của tam giác ABC.

Ba đơn vị kinh doanh góp vốn theo tỉ lệ 7 : 9 : 8. Hỏi mỗi đơn vị được chia bao nhiêu tiền lãi nếu tổng số tiền lãi là 720 triệu đồng và tiền lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn đã góp?

Chia số M thành ba số tỉ lệ thuận với 4; 7; 9. Tổng các bình phương của ba số đó là 1314. Tìm số M.

Đồng bạch là một loại hợp kim của Niken, Kẽm và Đồng với khối lượng tỉ lệ của mỗi loại là 3; 4; 13. Hỏi cần bao nhiêu kg Niken, Kẽm và Đồng để sản xuất được 150 kg Đồng bạch.

Tìm một số tự nhiên có bốn chữ số, biết rằng chữ số hàng nghìn, chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị tỉ lệ với 2; 1; 2; 3 và số đó chia hết cho 3.

Chúc các em học tập tốt, mọi thông tin cần hỗ trợ Toán lớp 7 vui lòng liên hệ tới trung tâm gia sư môn Toán thủ khoa Hà Nội theo số máy: 0936.128.126.

Cách Giải Bài Toán Về Ứng Dụng Tỉ Lệ Bản Đồ

CÁCH GIẢI BÀI TOÁN VỀ ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ 1. Kiến thức cần nhớ:

-Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa

-Muốn tìm độ dài thật, ta lấy độ dài thu nhỏ trên bản đồ nhân với mẫu số tỉ lệ bản đồ.

Độ dài thực tế = Độ dài thu nhỏ (trên bản đồ) x mẫu số tỉ lệ (trên bản đồ)

-Muốn tính độ dài trên bản đồ, ta lấy độ dài thật (sau khi đã đổi về cùng đơn vị đo với chiều dài thu nhỏ cần tìm) chia cho mẫu số của tỉ lệ bản đồ.

Độ dài trên bản đồ = Độ dài thực tế : mẫu số tỉ lệ bản đồ

-Muốn tính tỉ lệ bản đồ, ta lấy độ dài thu nhỏ trên bản đồ chia cho độ dài thực tế (sau khi đã đổi về cùng đơn vị đo)

Tỉ lệ bản đồ = Số đo trên bản đồ: Số đo thực tế

Lưu ý:

– Nếu độ dài trong thực tế chưa cùng đơn vị đo với độ dài thu nhỏ thì phải đổi về cùng đơn vị với độ dài thu nhỏ trước khi thực hiện tính.

– Khi tính diện tích ngoài thực tế hoặc trên bản đồ thì phải đổi các cạnh về cùng đơn vị thực tế hoặc trên bản đồ rồi mới tính diện tích. (Tránh trường hợp tính nhầm khi đổi đơn vị diện tích).

Bài giải đúng:

Chiều dài sân bóng thực tế là: 6 x 200 = 1200 (cm) = 12m

Chiều rộng sân bóng thực tế là: 4 x 200 = 800 (cm) = 8m

Bài giải hay nhầm

Diện tích sân bóng trên bản đồ là: 6 x 4 = 24 (cm)

Sửa: Diện tích sân bóng thực tế là: 24 x 200 x 200 = 960000 (cm) = 96 (m)

2. Bài tập minh họa

Khoảng cách giữa hai thành phố A và B ngoài thực tế là:

6 x 1 200 000 = 7 200 000 (cm) = 72km

Đổi 40km = 4 000 000 cm

Khoảng cách giữa hai tỉnh trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100000 là:

4 000 000 : 100 000 = 40 (cm)

Chiều dài cạnh cái ao hình vuông ngoài thực tế là:

6 x 400 = 2400 (cm) = 24 (m)

Chiều rộng khu đất là: 500 x 3 : 5 = 300 (m) = 30000cm

Đổi: 500 = 50000cm

Chiều dài khu đất trên bản đồ là: 50000 : 1200000 = 1/24 (cm)

Chiều rộng khu đất trên bản đồ là: 30000 : 1200000 = 1/40(cm)

3. Bài tập tự luyện