Xu Hướng 3/2023 # Tổng Hợp Câu Hỏi Đoạn Trích: Kiều Ở Lầu Ngưng Bích # Top 10 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tổng Hợp Câu Hỏi Đoạn Trích: Kiều Ở Lầu Ngưng Bích # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Câu Hỏi Đoạn Trích: Kiều Ở Lầu Ngưng Bích được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tổng hợp câu hỏi đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bài này sẽ khái quát phần Tác giả, một số nội dung chính về Tác phẩm và hệ thống các câu hỏi về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) có trong đề thi vào lớp 10 môn Văn.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

II. ÔN TẬP

Cho đoạn thơ sau:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Câu 1: Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên?

Trả lời:

Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Câu 2: Cụm từ “tấm son” có nghĩa gì?

Trả lời:

“Tấm son” là từ ngữ dùng để chỉ tấm lòng son sắt, thủy chung, khôn nguôi nhớ về Kim Trọng của Thúy Kiều.

Cũng có thể Kiều đang cảm thấy tủi hờn, nhục nhã khi tấm lòng son bị vùi dập, hoen ố, không biết gột rửa thế nào cho hết.

Câu 3: Nêu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sử dụng từ “tưởng” và “xót” trong đoạn thơ trên.

Trả lời:

– Từ “tưởng” gợi lên được nỗi lòng khắc khoải, nhớ mong về người cũ tình xưa của Thúy Kiều. Trong lòng nàng luôn thường trực nỗi nhớ người yêu đau đớn, dày vò tâm can.

– Từ “xót” tái hiện chân thực nỗi đau đớn đến đứt ruột của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng không thể ở cạnh báo hiếu cho cha mẹ, nàng đau đớn tưởng tượng ở chốn quê nhà cha mẹ đang ngóng chờ tin tức của nàng.

Câu 4: Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

Trả lời:

Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” được sử dụng nhằm nhấn mạnh nỗi đau xót dày xé tâm can của Kiều khi lo lắng nghĩ về cha mẹ. Nàng băn khoăn không biết cha mẹ có được phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo không.

Câu 5: Em hãy nhận xét về trình tự thương nhớ của Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Theo em thứ tự đó có hợp lý không?

Trả lời:

Trình tự thương nhớ của Thúy Kiều: nhớ Kim Trọng trước, sau đó nhớ cha mẹ. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, thật ra lại là rất hợp lý.

+ Kiều bán mình chuộc cha mẹ và em là đã thể hiện sự hiếu đễ của bản thân với công lao cha mẹ, nên nàng phần nào đỡ day dứt.

+ Đối với Kim Trọng, Kiều nhận thấy mình như một kẻ phụ tình, không đền đáp được tình cảm và tấm lòng của người yêu.

Câu 6: “Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên là ai? Những suy nghĩ của nàng Kiều về người đó được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

“Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên chính là cha mẹ Kiều.

– Kiều cảm thấy đau đớn, xót xa khi tưởng tượng ở quê nhà, cha mẹ và nàng vẫn tựa cửa ngóng đợi tin tức về nàng.

– Nàng xót thương, cảm thấy day dứt khi không thể “quạt nồng ấp lạnh” phụng dưỡng song thân.

Câu 7: Viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật Kiều trong đoạn thơ trên.

Trả lời:

Kiều một mình trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng thì nỗi cô đơn của Kiều càng lúc càng dâng cao, và tâm trạng thương nhớ người yêu và người thân khắc khoải, da diết.

– Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng: Kiều luôn day dứt vì không thể đáp lại tình cảm và tấm lòng của Kim Trọng.

+ Nỗi nhớ về cảnh thề nguyền khiến Kiều thấy thương thân tủi phận, nàng thấy lại kỉ niệm thiêng liêng trong niềm nuối tiếc.

+ Thương xót, đau đớn nghĩ rằng Kim Trọng sẽ ngóng đợi khi không thấy Kiều.

+ Tấm lòng son sắt của nàng bị vùi dập, hoen ố không biết bao giờ gột rửa cho được.

→ Nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ da diết, đau đớn tới dày xé tâm can.

– Nỗi nhớ cha mẹ: thấy “xót” khi tưởng tượng cha mẹ vẫn ngóng đợi nàng.

+ Kiều tưởng tượng cha mẹ nơi quê nhà già yếu đi, không biết có ai chăm sóc chu đáo.

+ Mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.

→ Nỗi nhớ thương của Kiều nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng thật xót xa, đau đớn. Nàng đã quên đi nỗi khổ, thực trạng của bản thân để hướng về người thân. Trái tim của nàng giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

⇒ Kiều là người chung thủy, người con hiếu thảo, một người giàu đức hi sinh, lòng vị tha cao cả, đáng trân trọng.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xăm

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Câu 8: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự nào?

Trả lời:

Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần.

Từ “cửa bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác nhau:

+ Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.

+ Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới.

+ Nơi cỏ héo úa, rầu rầu.

+ Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi.

→ Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy ắp, càng ngày như muốn nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu.

Câu 9: Trong đoạn trích trên điệp từ “buồn trông” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.

– Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.

– Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.

– Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.

– Điệp ngữ tạo nỗi buồn trầm hùng, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.

Câu 10: Em hãy nêu tác dụng của hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Trả lời:

Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”

– Hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước, cũng giống như tâm trạng của Kiều trong không gian thanh vắng ở hiện tại nghĩ tới tương lai mịt mù của bản thân.

+ Nàng cảm thấy lênh đênh giữa dòng đời, không biết ngày nào mới được trở về với gia đình, đoàn tụ với người thân yêu.

Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Những cánh hoa trôi vô định trên mặt nước càng khiến Kiều buồn hơn, nàng nhìn thấy trong đó số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời ngang trái.

Kiều lo sợ không biết số phận của mình sẽ trôi dạt, bị vùi lấp ra sao.

Câu 11: Ghi lại các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết dụng ý nghệ thuật của chúng.

Trả lời:

Các từ láy được sử dụng trong bài: man mác, thấp thoáng, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

– “thấp thoáng”: gợi tả sự nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của ánh mặt trời sắp tắt.

– “man mác”: sự chia ly, chia cách biệt, khi Kiều càng ngày càng thấy bản thân lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi ba chìm sóng nước.

– “xanh xanh”, “ầm ầm”: chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đang đổ dồn tới đè nặng lấy tâm trạng và kiếp người nhỏ bé của Kiều.

Câu 12: Em hãy so sánh hai câu thơ của Nguyễn Du: Cỏ non xanh tận chân trời.

Hãy chỉ ra nội dung của câu thơ đó với câu: Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

Trả lời:

– Câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời là câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, diễn tả hình ảnh đẹp đẽ về sức sống của mùa xuân. Màu xanh của cỏ non ngút ngàn tới chân trời, mở ra không gian khoáng đạt, giàu sức sống.

– Câu thơ: Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

Nội cỏ “rầu rầu” là hình ảnh “sắc xanh héo úa” mù mịt, nhạt nhòa trải dài từ chân mây tới mặt đất, không còn cái “xanh tận chân trời” như sắc cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm.

Màu xanh của sự héo tàn gợi cho Kiều một nỗi nhàm chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô đơn, quạnh quẽ vô vọng vì sống cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày sống vô vị tẻ nhạt không biết kéo tới bao giờ.

Câu 13: Phân tích hình ảnh ẩn dụ:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Trả lời:

– Nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn “gió cuốn mặt duềnh” là sự tưởng tượng của Kiều trước thực tại mù mịt, chênh vênh của Kiều.

– Âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập xuống cuộc đời nàng và còn tiếp tục đè lên kiếp người đè nặng lên trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công.

– Tất cả những đợt sóng đang gầm thét trực chờ nhấn chìm Kiều, nàng không chỉ buồn mà là sợ, kinh hãi trước khi rơi vào vực thẳm một cách bất lực.

Nỗi buồn đã lên tới đỉnh điểm khiến Kiều thực sự tuyệt vọng.

→ Cảnh vật được nhìn thông qua lăng kính tâm trạng của Kiều “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Câu 14: Cảm nhận về nàng Kiều trong đoạn văn trên (khoảng 7 – 10 câu).

Trả lời:

Chỉ với 8 câu thơ tả thực cảnh nhưng thực chất là tâm cảnh đã nói lên sự vô định, buồn bã, nỗi lo âu kinh hãi dồn tới đỉnh điểm trong cảm xúc của Kiều. Hình ảnh cánh buồm xa xa nơi cửa biển là hình ảnh rất đắt khi thể hiện được nội tâm nhân vật Kiều. Cánh buồm nhỏ nhoi vô định cũng chính là hình ảnh Kiều vẫn lênh đênh giữa dòng đời không biết khi nào mới về đoàn tụ với gia đình. Tiếp nối là hình ảnh những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên mặt nước mới xa thì Kiều lại càng buồn hơn bởi nàng nhìn thấy thân phận vô định giữa dòng đời của mình. Hình ảnh nội cỏ rầu rầu như khắc họa sâu thêm nỗi buồn không lối thoát của Kiều. Nàng vô vọng vì những chuỗi ngày vô định xung quanh tẻ nhạt, không biết kéo tới bao giờ. Dường như nỗi buồn ngày càng tăng lên tới vô định, dồn dập. Nỗi buồn và sợ hãi dâng lên tột đỉnh, khiến Kiều rơi vào tuyệt vọng. Tất cả như muốn nhấn chìm, à dìm Kiều xuống tận đáy của sự đau khổ cùng cực.

Câu 15: Nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thúy Kiều.

Trả lời:

Tác giả xót thương trước thân phận và hoàn cảnh của Kiều. Tác giả tái hiện chân thực nỗi đau, nỗi buồn và sự tuyệt vọng của Kiều trong những ngày tháng vô định, mù mịt, không có tương lai.

Tác giả thấu hiểu cặn kẽ nỗi cô đơn, buồn tủi mà Kiều đang phải đối mặt, vì thế mà ông có thể diễn tả thông qua hình ảnh của ngoại cảnh nhưng chạm tới được dụng ý nghệ thuật của mình.

Cảnh thiên nhiên trong bài cũng chính là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc chân thật của mình.

Câu 16: Phân tích biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả Nguyễn Du trong đoạn trích trên bằng đoạn văn tổng phân hợp có sử dụng phép thế và phép lặp (gạch chân phía dưới các phép liên kết đó).

Trả lời:

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn thơ cuối bài (8 câu cuối) chính là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển.

Để diễn tả tâm trạng của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển để khắc họa tâm trạng của Kiều trong lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Mỗi biểu hiện của cảnh chính là ẩn dụ về tâm trạng con người, mỗi một cảnh khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau trong khi nỗi buồn ấy lại ẩn chứa tâm trạng.

Thông qua điệp từ “buồn trông” kết hợp cùng với hình ảnh đứng sau và hệ thống các từ láy tượng hình, gợi sự dồn dập, chỉ có một từ tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng lên, lớp lớp nỗi buồn vô vọng, vô tận.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Phân Tích Tám Câu Thơ Giữa Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du:

Nguyễn Du (1766 – 1820), là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam.

Giới thiệu về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đoạn trích nằm ở phần hai của Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc), được viết bằng chữ Nôm.

Giới thiệu tám câu thơ:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Tám câu thơ này khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật Kiều.

2. Thân bài

Khái quát về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất tiền vốn lẫn lời nên đã hứa khi nào Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi đưa nàng ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lòng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống một mình ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi.

Khái quát nội dung tám câu thơ: là nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu và cha mẹ.

Kiều nhớ tới Kim Trọng

⇒ Nỗi nhớ người yêu da diết, đau đáu.

Nỗi nhớ cha mẹ

Xót người tựa cửa hôm mai,Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưa,Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nếu nhớ đến Kim Trọng, Kiều “tưởng” thì nhớ đến cha mẹ nàng lại “xót”.

Kiều xót khi cha mẹ già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con.

Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và điển tích “Sân Lai”: nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

Nhớ về cha mẹ, Kiều tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, cha mẹ không ai chăm sóc, đỡ đần lúc về già.

Cụm từ “cách mấy nắng mưa”: vừa nói về thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật.

Nhớ về cha mẹ, Kiều luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục “Nhớ ơn chín chữ cao sâu”.

⇒ Kiều là một con người hiếu thảo, thủy chung, vị tha, luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình.

Lí giải: Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến Kim Trọng

Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.

⇒ Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí. ⇒ Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.

⇒ Kiều hiện lên là một người con gái thủy chung, hiếu thảo và đầy lòng vị tha.

3. Kết bài

Nội dung:

Đoạn trích thể hiện nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Kiều.

Tấm lòng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

⇒ Đây là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại nội tâm, hình ảnh, từ ngữ tinh tế.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau để thấy được vẻ đẹp ở nhân vật Thúy Kiều Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều” – kiệt tác của văn học Trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc “Truyện Kiều” còn rất thành công về nghệ thuật. Với nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả và gợi thì nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và điển hình là tám câu thơ đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật.

Phân Tích Đoạn Trích “Kiều Ở Lầu Ngưng Bích” Của Nguyễn Du.

   Thời gian trôi đi, bốn mùa luân chuyển, tạo hóa cho con người được sinh ra và cũng lại để họ ra đi ở cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian. Và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của tác giả Nguyễn Du là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế.

Nguyễn Du viết:

“Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

   Đó là những lời xót xa của Nguyễn Du khi viết về cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội mà ông đang sống. Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến, cái xã hội thối nát, đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ. Tất cả những người phụ nữ ở thời đại đó đều thùy mị, đảm đang nhưng chỉ vì những thế lực phong kiến, những cách nghĩ ngu muội mà cuộc đời họ đã chịu nhiều khổ cực. Mỗi người họ đều có một cuộc đời riêng, một nỗi đau khổ riêng, nhưng họ đều có đặc điểm chung là “bạc mệnh”. Ta có thể thấy điều đó qua nhân vật Thúy Kiều trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du.

   Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn:

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”

   Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng (khoá xuân). Cảnh “non xa”, “trăng gần” gợi hình ảnh lầu Ngưng Bích đơn độc, chơi vơi giữa mênh mông trời nước. Vầng trăng ở đây có thể coi là chi tiết nghệ thuật nói về thời gian. Vầng trăng ấy là vầng trăng buổi chiều tà, lúc con người hay hướng về gia đình, nhất là người xa xứ. Họ nhớ về những người thân, những bữa cơm sum họp. Chắc chắn trong tâm hồn họ có bao nhiêu chất chứa không thể giải bày. Kiều cũng vậy, nàng đang ở thân phận như một tù nhân giam lỏng. Chắc chắn Kiều cũng đang nhớ về cha mẹ, hai em và người yêu của mình. Không gian ấy càng mênh mông, hoang vắng hơn khi Kiều nhìn xung quanh tứ phía:

“Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

Từ trên lầu cao nhìn ra, bốn bề đều “bát ngát xa trông”, không một bóng người, chỉ có những cồn cát vàng nối tiếp nhau trong nắng chiều hồng rực của buổi hoàng hôn. Đây là một không gian đẹp có sắc màu, có hình ảnh nhưng chơi vơi và hoang vắng. Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng” có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. Kiều “bẽ bàng”:

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Kiều xấu hổ, tủi thẹn nghĩ đến việc buộc phải làm vợ Mã Giám Sinh, bị Tú Bà la mắng khi vừa bước chân đến lầu xanh và bị ép phải tiếp khách làng chơi. Trong lòng Kiều hiện tại có biết bao nhiêu nỗi niềm, biết bao sự ấm ức không thể chia sẻ cùng ai. Xung quanh chỉ có bốn bức tường ở lầu Ngưng Bích, sớm làm bạn với mây, tối trò chuyện với đèn. Nàng cô đơn đến mức tuyệt vọng. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín hết ngày này qua ngày khác. Tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi. Xung quanh chỉ có cảnh vật mà chẳng có người chia sẻ nỗi niềm, bởi vậy tác giả mới viết “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Dù cảnh có đẹp đến mấy, tâm trạng Kiều cũng không thể vui được. “Nửa tình, nửa cảnh”, buồn rồi nhớ, đợi chờ, hi vọng rồi thất vọng “như chia tấm lòng “, nối nhau đến rồi đi trong lòng nàng như thế. Nàng cô đơn gần như tuyệt đối. Như vậy, với bút pháp chấm phá đặc sắc, Nguyễn Du đã khắc họa khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên càng rộng lớn, con người càng nhỏ bé, đơn côi. Những câu thơ tái hiện một khung cảnh đẹp, êm đềm, có non xa, trăng gần nhưng vẫn đượm nét buồn bởi lòng người cô đơn, bẽ bàng và còn bởi “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

   Trong hoàn cảnh này, Kiều là người tội nghiệp nhất nhưng nàng lại luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ đến mình. Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, nhưng thật ra lại là rất hợp lý. Kiều bán mình cứu cha và em là đã đền đáp được một phần công lao cha mẹ, nên nàng cắn rứt khôn nguôi. Người mà nàng nhớ đến trước hết là chàng Kim Trọng:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trong mai chờ”

Nàng đang hình dung ra Kim Trọng trong nỗi “rày trông mai chờ’” nàng. Trước khi bán mình chuộc cha, nàng đã xác định với mình để không bao giờ còn đợi chờ, hi vọng. Huống chi bây giờ thân nàng đã rơi vào tay bọn Tú bà và họ Mã. Nhưng còn chàng Kim, chàng đâu đã biết việc nàng gặp tai biến. Ở Liêu Dương xa xôi, chàng vẫn ngày đêm trông chờ để sớm gặp lại nàng. Kiều “tưởng” như thấy lại kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước.  Cái đêm ấy hình như mới ngày hôm qua. Nàng nhớ người yêu với tâm trạng đau đớn:

“Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Cũng có thể là Kiều đang tủi nhục khi tấm lòng son sắt đã bị dập vùi, hoen ố, không biết bao giờ mới gột rửa cho được. Và như vậy, nàng biết rằng nàng sẽ không bao giờ quên được mối tình đối với chàng Kim, dù cuộc đời có lưu lạc nơi “chân trời góc bể”, dù nàng có muốn ”gột rửa”, muốn quên lãng nó đi… Trong nỗi nhớ chàng Kim có cả nỗi đau đớn vò xé tâm can. Cũng trong nỗi lòng thương nhớ luôn hướng về người khác ấy, nàng hình dung cha mẹ già “tựa cửa hôm mai” ngóng tin nàng:

“Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”

Nàng thấy “xót” nghĩ đến hình bóng tộ nghiệp của cha mẹ khi sang sớm, lúc chiều tà tựa cửa ngóng tin con mà con thì “bóng chim tăm cá”. Đây không chỉ là nỗi nhớ mà còn là nỗi đau, là tình thương với đấng sinh thành. Không biết ai sẽ là người thay nàng chăm sóc cha mẹ khi trái nắng trở trời. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay:

“Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Duy nhất trong đoạn thơ, chỗ này có dùng điển tích. Điển tích “sân Lai gốc tử” chỉ sự thay đổi của không gian, thời gian và cảnh vật. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật. Tất cả đã đổi thay và Kiều không còn được ở bên cha mẹ để phụng dưỡng song thân. Đó là tấm lòng của một đứa con hiếu thảo, một nét nhân cách đáng trân trọng. Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ về người yêu và cha mẹ. Qua đó, chúng ta có thể thấy nàng là người vị tha, thủy chung, hiếu nghĩa, rất đáng trân trọng.

   Nghĩ về cha mẹ, nghĩ về Kim Trọng, cuối cùng lại trở về với thiên nhiên mênh mông trước mặt, tự đối thoại với lòng mình. Nguyễn Du đã vận dụng rất thành công thủ pháp tả cảnh ngụ tình, mượn thiên nhiên để miêu tả nỗi niềm nhân vật, đặc biệt là bức tranh tứ bình. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc hoạ qua điệp ngữ liên hoàn “buồn trông”. “Buồn trông” có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ ngút tầm nhìn, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lại bước giữa cuộc đời ngang ngược. Đây dường như là một điệp khúc của tâm hồn: buồn thì trông, trông rồi lại buồn. Tám câu thơ làm thành một bộ tứ bình cảnh sắc và tâm trạng đầy ấn tượng. Cứ mỗi lần từ “buồn trông” được lặp lại, thì một bức tranh thiên nhiên được vẽ ra, khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau. Nỗi buồn mở ra trước hết nơi cửa bể xa xăm:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?”

Một không gian mênh mông của cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn mênh mông bao trùm không gian đất trời. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, bỗng trở nên bé nhỏ, đơn côi trong hoàng hôn vàng rực. Hình ảnh ấy bất giác khơi gợi nỗi cô đơn, lạc lõng bơ vơ, gợi hành trình lưu lạc của chính thân phận nàng Kiều. Hình ảnh con thuyền trong thơ xưa thường diễn tả ước mơ trở về quê nhà của người tha hương. Phải chăng đó cũng là ước mơ trở về sum họp gia đình của Kiều – một ước mơ rất khó thực hiện?

   Nếu như hai câu đầu gợi ra một không gian rộng, xa, thì hai câu tiếp theo điểm nhìn của nàng Kiều thu gần lại, như kiếm tìm điều gì đó để sẻ chia, đồng cảm với mình:

“Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Ngọn nước đổ từ trên cao xuống, tung bọt trắng xóa. Trên dòng nước dập dềnh ấy có “hoa”. Nó được miêu tả bằng từ “man mác” giàu sức biểu cảm. Đó là nỗi buồn vời vợi thật khó trả lời, cứ bâng khuâng trải dài theo con nước. Kiều nhìn thấy nơi hình ảnh “hoa trôi” cái số kiếp trôi nổi lênh đênh vô định của nàng. Nàng tự hỏi: cuộc đời mình sẽ đi về đâu? Sẽ như cánh hoa kia bị dòng đời vùi dập phũ phàng?

   Dõi tầm mắt lại gần hơn nữa, một hình ảnh quen thuộc trong “Truyện Kiều” xuất hiện: đồng cỏ xanh, thế nhưng ở đây lại là:

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

Khác với cỏ non xanh mơn mởn trong tiết thanh minh, ở đây là cỏ rầu rầu ảm đạm trong ánh chiều. Nếu như bức tranh trong tiết thanh minh được điểm sắc trắng đầy sức sống thì ở nội cỏ chỉ có một màu “xanh xanh” đơn điệu, ảm đạm. Nó đơn điệu như chính những ngày Kiều ở lầu Ngưng Bích, khiến cho Kiều có tâm trạng mệt mỏi chán chường, tuyệt vọng với một tương lai mờ mịt, hãi hùng.

   Bức tranh thứ tư mở ra với một cảnh vừa thực, vừa ảo:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

Có thể thấy, điểm nhìn của Kiều thu hẹp lại dần, từ xa xa cửa bể, đến dòng nước, đến đồng cỏ, và giờ đây, Kiều như soi vào chính tâm trạng của mình. Khung cảnh giờ đây thật dữ dội, có cả hình ảnh và âm thanh. Những cơn gió lớn dữ dội đập mạnh vào “mặt duềnh” khiến tiếng sóng kêu ầm ầm. Cái âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công. Ở phần đầu đoạn trích, cảnh vật xung quanh lầu hiền hòa, nên thơ bao nhiêu thì giờ đây, nó lại trở nên dữ dội vô cùng. Nghệ thuật đảo ngữ càng nhấn mạnh âm thanh của tiếng sóng đang gầm gào bên cạnh Thúy Kiều. Tiếng sóng không phải ở xa mà ở sát ngay bên nàng. Sóng gió như ẩn dụ cho bão tố cuộc đời với biết bao hiểm họa, bất trắc đang rình rập Kiều, chờ đợi để đổ ập xuống đời nàng. Nàng hoảng sợ, hãi hùng khi nghĩ về mình.

   Bốn cảnh trong bức tranh tứ bình được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn đạt nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Tất cả là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ dữ dội. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất. Và bao trùm lên tất cả những hình ảnh diễn tả nỗi buồn ấy, ta có thể đọc thấy một nỗi trông chờ tuyệt vọng, khắc khoải. Như vậy, bằng những vần thơ có sức lay động, khơi gợi sự đồng cảm của con người và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, tác giả đã diễn tả chân thật nỗi khát khao cuộc sống, nỗi khát khao tình người của Thúy Kiều.

   Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Mỗi cảnh thiên nhiên trong đoạn đã diễn tả một sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tạo thành bức tranh tâm trạng, phản ánh một cách chân thực, sinh động hoàn cảnh cô đơn và tội nghiệp của Thúy Kiều cùng tân trạng buồn bã, lo âu, sợ hãi của nàng. Đằng sau sự thành công của bút pháp tả cảnh ngụ tình ấy là một trái tim yêu thương vô hạn với con người, là sự đồng cảm, sẻ chia xót thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh và ngầm tố cáo xã hội bất công đã chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm con người.

Phân Tích Tâm Trạng Của Thúy Kiều Trong Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

Khái quát về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất tiền vốn lẫn lời nên đã hứa khi nào Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi đưa nàng ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lòng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống một mình ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi, nhớ thương về người yêu và cha mẹ.

2. Thân bài

Cảnh lầu Ngưng Bích

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.Bốn bề bát ngát xa trông,Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Không gian: rộng lớn với “non xa”, “trăng gần” ⇒ sự bát ngát của không gian càng làm cho con người trở nên cô đơn, lẻ loi.

Từ “xa trông”: biểu lộ rất rõ tâm trạng thẫn thờ, đón đợi.

Không gian, vũ trụ bao la.

Từ “khóa xuân”: Kiều ý thức được mình không còn trẻ tuổi, đoạn tuyệt với tuổi trẻ khi đã rơi vào chốn lầu xa.

Tâm trạng của Thúy Kiều trước không gian bát ngát, mênh mông.

Nỗi nhớ của Kiều khi đứng trước lầu Ngưng Bích

Kiều nhớ tới Kim Trọng

Nỗi nhớ cha mẹ

Xót người tựa cửa hôm mai,Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân Lai cách mấy nắng mưa,Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Nếu nhớ đến Kim Trọng, Kiều “tưởng” thì nhớ đến cha mẹ nàng lại “xót”.

Kiều xót khi cha mẹ già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con.

Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và điển tích “Sân Lai”: nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

Nhớ về cha mẹ, Kiều tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, cha mẹ không ai chăm sóc, đỡ đần lúc về già.

Cụm từ “cách mấy nắng mưa”: vừa nói về thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật.

Nhớ về cha mẹ, Kiều luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục “Nhớ ơn chín chữ cao sâu”.

⇒ Kiều là một con người hiếu thảo, thủy chung, vị tha, luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình.

Lí giải: Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến Kim Trọng

Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phẩn nào đền đáp được công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.

⇒ Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.

⇒ Kiều hiện lên là một người con gái thủy chung, hiếu thảo và đầy lòng vị tha.

Cuối cùng, Kiều quay về với thực tại cảnh ngộ của mình.

Nghệ thuật lấy cảnh làm nền cho con người đã làm toát lên nỗi cô đơn, vô vọng của Kiều trước vận mệnh của chính mình.

3. Kết bài

Nội dung:

Đoạn trích thể hiện nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ và sự lo lắng cho số phận lênh đênh của Kiều.

Tấm lòng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ

⇒ Đây là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại nội tâm, hình ảnh, từ ngữ tinh tế, tả cảnh ngụ tình.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Sau khi bán mình chuộc cha và em, Thúy Kiều đã bị tên bán tơ mua nguyệt Mã Giám Sinh câu kết với Tú Bà đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh. Kiều bị cấm cung ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất đó là một sự giam lỏng. Sau lưng nàng là biết bao sóng gió, đoạn trường. Tại lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ người yêu, nhớ mẹ cha và xót xa cho bản thân mình.

Với quan niệm thẩm mĩ truyền thống, lấy cảnh vật làm nền cho con người, Nguyễn Du mở đầu đoạn trích bằng không gian rộng lớn nhưng cô đơn. Kết thúc bằng nỗi cô đơn vô vọng đã đẩy lên cao độ trong không gian của sự vắng lặng không một bóng người. Tất cả đó đã đẩy Kiều đến những lối rẽ không rõ ràng của vận mệnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Câu Hỏi Đoạn Trích: Kiều Ở Lầu Ngưng Bích trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!