Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Các Bài Tập Vật Lý 10 Nâng Cao được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Vật lý 10 nâng cao bài 1:
Một vật nặng 1kg rơi tự do từ độ cao h = 60m xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian 0,5 s kể từ khi thả vật.
b) Tìm vị trí tại đó động năng bằng thế năng.
Hướng dẫn giải
a) Vận tốc của vật sau 0,5s: v = gt = 5m/s
Động lượng của vật sau 0,5s: p = mv = 5kg.m/s
Độ biến thiên động lượng của vật: Δp = p – p0 = 5kg.m/s
b) Chọn mốc thế năng tại mặt đất
Cơ năng ban đầu của vật: W1 = Wt1 = mgz1
Cơ năng tại vị trí động năng bằng thế năng: W2 = Wt2 + Wd2 = 2W12 = 2mgz2
Áp dụng ĐLBT cơ năng: W2 = W1 ⇒ z2 = z1 : 2 = 30m
II. Vật lý 10 nâng cao bài 2:
Một quả bóng có dung tích không đổi 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 100cm3 không khí. Coi quả bóng trước khi bơ không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi. Tính áp suất của khối khí trong quả bóng sau 45 lần bơm
Hướng dẫn giải
Thể tích khí đưa vào quả bóng: V1 = N.ΔV = 45.0,1 = 4,5 l
Áp dụng Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt:
III. Vật lý 10 nâng cao bài 3:
Nêu định luật vạn vật hấp dẫn và viết biểu thức, giải thích các đại lượng?
Hướng dẫn giải
1) Định luật. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
2) Hệ thức:
Trong đó:
m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm
r là khoảng cách giữa hai chất điểm (m)
G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn và không đổi đối với mọi vật.
IV. Vật lý 10 nâng cao bài 4
Dưới tác dụng của lực F = 2000N theo phương ngang. Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa xe và mặt đường là 0,04. Lấy g = 10 (m/s2). Tính khối lượng của xe ?
Hướng dẫn giải
Cho biết: F = 2000 (N), μ = 0,04, lấy g = 10 (m/s2), a = 0 Tìm m = ?
Giải: Áp dụng định luật II Niu Tơn:
Lực ma sát:
Thay (b) vào (a)
V. Vật lý 10 nâng cao bài 5:
Đặt một quả cầu khối lượng m = 2kg tựa trên hai mặt phẳng tạo với mặt nằm ngang các góc α1 = 30º, α1 = 60º như hình vẽ. Hãy xác định áp lực của mặt cầu lên hai mặt phẳng đỡ Bỏ qua ma sát và lấy g = 10m/s2.
Hướng dẫn giải
Cho biết: m = 2(kg), α1 = 30º, α1 = 60º
Lấy g = 10 (m/s2) Tính: Nx = ?; Ny = ?
Chọn trục tọa độ Oxy như hình vẽ.
VI. Vật lý 10 nâng cao bài 6:
Em hãy viết biểu thức tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo và giải thích ý nghĩa mỗi kí hiệu trong công thức ?
Hướng dẫn giải
k là độ cứng của lò xo
l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo
l là chiều dài của lò xo tại vị trí cần tính lực đàn hồi của lò xo
VII. Vật lý 10 nâng cao bài 7:
Một vật có khối lượng m = 5kg trượt trên mặt phẳng nằm ngang nhờ lực kéo F như hình vẽ. Cho biết: độ lớn lực kéo F = 20N; g = 10m/s2.
Hướng dẫn giải
a) (2 điểm)
+ Vẽ hình, biểu diễn tất cả mọi lực tác dụng lên vật:
+ Viết phương trình định luật II Niu-tơn:
+ Chiếu pt (1) lên trục Ox ta được: F = m.a
b) (2 điểm)
+ Vẽ hình, biểu diễn tất cả mọi lực tác dụng lên vật
+ Viết phương trình định luật II Niu-tơn
+ Chiếu pt (2) lên trục Oy: N – P = 0
→ N = P = m.g = 5.10 = 50N
+ Độ lớn lực ma sát: Fms = μ.N = 0,2.50 = 10N
+ Chiếu pt (2) lên trục Ox: F – Fms = ma
a) Tính gia tốc của vật, khi bỏ qua mọi ma sát ?
b) Tính gia tốc của vật, khi hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μ = 0,2?
VIII. Vật lý 10 nâng cao bài 8:
Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m có chiều dài tự nhiên là 50 cm. Treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng 0,5 kg, lấy g = 10m/s2. Xác định chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng.
Hướng dẫn giải
Tại VTCB ta có:
→ mg = k (l – l0)
↔ 0,5.10 = 100(l - 0,5)
→ l = 0,55(m) = 55(cm)
IX. Vật lý 10 nâng cao bài 9:
Một vật có khối lượng 20kg được treo vào một sợi dây chịu được lực căng đến 210N. Nếu cầm dây mà kéo vật chuyển động lên cao với gia tốc 0,25m/s2 thì dây có bị đứt không? Lấy g = 10m/s2
Hướng dẫn giải
Sử dụng định luật II Niutơn thu được kết quả : T = P + ma = m(g +a).
Thay số ta được: T = 20(10 + 0,25) = 205N.
Sức căng của dây khi vật chuyển động nhỏ hơn 210N nên dây không bị đứt.
Lý Thuyết Và Tổng Hợp Công Thức Vật Lý 10 Chương 5
I. Tổng hợp công thức vật lý 10: CẤU TẠO CHẤT
– Những điều mà bạn đã học về cấu tạo chất
– Phân tử là các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt
– Các phân tử chuyển động không ngừng trong môi trường của chúng
– Các phân tử chuyển động nhanh.
– Lực tương tác phân tử
– Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy.
– Lực đẩy mạnh hơn lực hút khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ, Còn lực hút mạnh hơn lực đẩy khi khoảng cách giữa các phân tử lớn. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác sẽ không đáng kể.
– Các thể rắn, lỏng, khí
II. Tổng hợp công thức vật lý 10: THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
* Nội dung
– Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
– Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
– Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
* Khí lí tưởng
Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng.
II. Tổng hợp công thức vật lý 10: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT
– Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái.
– Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ được giữ không đổi.
– Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích, khi trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định hay pV= hằng số
– Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.
Dạng đường đẳng nhiệt:
III. Tổng hợp công thức vật lý 10: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG
– Các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và định luật Sác – lơ khiến cho các chất khí thực tuân theo gần đúng. Chỉ có khí lí tưởng là tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học.
– PT trạng thái khí lí tưởng
= hằng số
– Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.
– Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Lý thuyết và tổng hợp các công thức lý 10 chương Cơ sở của nhiệt động lực học
IV. Lý thuyết và Công thức vật lý 10: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
– Trong nhiệt động lực học, nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thẻ tích của vật.
– Có thể làm thay đổi nội năng bằng các quá trình thực hiện công và truyền nhiệt.
– Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình thực hiện công là công.
– Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.
ΔU = Q
Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo công thức:
Q = mcΔt
V. Lý thuyết và Công thức vật lý 10: CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
* Nguyên lí 1 nhiệt động lực học
Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được:
ΔU = A + Q
Quy ước dấu:
ΔU < 0: nội năng giảm
A < 0: hệ thực hiện công
Q < 0: hệ truyền nhiệt
* Nguyên lí 2 nhiệt động lực học
– Quá trình thuận nghịch là quá trình vật tự trở về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của vật khác.
– Quá trình không thuận nghịch là quá trình vật không thể tự quay về trạng thái ban đầu, nếu muốn xảy ra theo chiều ngược lại thì phải cần đến sự can thiệp của vật khác.
– Nguyên lí:
+ Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn
+ Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học
= hằng số hay
– Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp.
Dạng đường đẳng áp:
– Nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K gọi là độ không tuyệt đối.
Nhiệt độ thấp nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm là 10-9 K
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu phần Lý thuyết và tổng hợp công thức vật lý 10 chương 5 và 6. Để ghi nhớ lâu và dễ dàng áp dụng làm bài, các bạn nên in ra giấy hay tốt hơn bạn có thể ghi chép ra cuốn sổ tay sẽ giúp bạn nhớ bài lâu hơn.
Tổng Hợp Lý Thuyết Hóa 12 : Tổng Hợp Các Dạng Giải Bài Tập Kim Loại
I. Tổng hợp lý thuyết hóa 12: Tổng hợp phương pháp
1. Phương pháp bảo toàn khối lượng:
Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phầm.
Ví dụ. trong phản ứng kim loại tác dụng với axit → muối + H2
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
mdung dịch muối = mkim loại + mdung dịch axit - mH2
2. Phương pháp tăng giảm khối lượng:
Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ 1 mol chất A thành 1 hoặc nhiều mol chất B (có thể qua nhiều giai đoạn trung gian) ta có thể tính được số mol của các chất và ngược lại.
Ví dụ. Xét phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Ta thấy: cứ 1 mol Fe (56 gam) tan ra thì có 1 mol Cu (64 gam) tạo thành, khối lượng thanh kim loại tăng 64 – 56 = 8 (gam). Như vậy nếu biết được khối lượng kim loại tăng thì có thể tính được số mol Fe phản ứng hoặc số mol CuSO4 phản ứng,…
3. Phương pháp sơ đồ dường chéo:
Thường áp dụng trong các bai tập hỗn hợp 2 chất khí, pha trộn 2 dung dịch, hỗn hợp 2 muối khi biết nồng độ phần trăm của dung dịch (C%) hoặc phân tử khối trung bình (M).
Ví dụ. tính tỉ lệ khối lượng của 2 dung dịch có nồng độ phần trăm tương ứng là C1, C2 cần lấy trộn vào nhau để được dung dịch có nồng độ C%.(C1 < C < C2)
Đối với bài toán có hỗn hợp 2 chất khử, biết phân tử khối trung bình cũng nên áp dụng phương pháp sơ đồ chéo để tính số mol từng khí.
4. Phương pháp nguyên tử khối trung bình:
Trong các bài tập có hai hay nhiều chất có cùng thành phần hóa học, phản ứng tương tự nhau có thể thay chúng bằng một chất có công thức chung, như vậy việc tính toán sẽ rút gọn được số ẩn.
– Khối lượng phân tử trung bình của một hỗn hợp là khối lượng của 1 mol hỗn hợp đó.
– Sau khi được giá trị , để tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp cũng áp dụng phương pháp sơ đồ chéo:
5. Phương pháp bảo toàn electron:
Phương pháp này áp dụng để giải các bài tập có nhiều quá trình oxi hóa khử xảy ra (nhiều phản ứng hoặc phản ứng tạo ra nhiều sản phẩm hoặc phản ứng qua nhiều giai đoạn). Chỉ cần viết các quá trình nhường, nhận electron của các nguyên tố trong các hợp chất. Lập phương trình tổng số mol electron nhường = tổng số mol electron nhận.
6. Phương pháp bảo toàn nguyên tố:
Trong các phản ứng hóa học số mol nguyên tử của các nguyên tố được bảo toàn trước và sau phản ứng.
Ví dụ. xét phản ứng CO + oxit kim loại → kim loại + CO2
Bào toàn nguyên tử O: nCO = nCO2 = nO trong các oxit
7. Phương pháp viết pt phản ứng dưới dạng rút gọn:
Khi giải các bài toán có phản ứng của dung dịch hỗn hợp nhiều chất (dung dịch gồm 2 axit, 2 bazo,…) để tránh viết nhiều phương trình phản ứng, đơn giản tính toán ta viết phương trình ion rút gọn.
II. Tổng hợp lý thuyết hóa học 12: Tổng hợp ví dụ vận dụng phương pháp
Bài 1: Hòa tan 1,35 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi so với hidro bằng 21. Tìm M.
Hướng dẫn:
Bài 2: Hòa tan 4,59 gam nhôm trong dung dịch HNO3 1M thu được hỗn hợp X gồm hai khí NO và NO2, tỉ khối hơi của X đối với hidro bằng 16,75. Tính :
a) Thể tích mỗi khí đo ở đktc.
b) Khối lượng muối thu đươc.
c) Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
Hướng dẫn:
III. Tổng hợp lý thuyết hóa học 12: tổng hợp bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Một dung dịch có chứa các ion: x mol M3+, 0,2 mol Mg2+, 0,3 mol Cu2+, 0,6 mol SO42-, 0,4 mol NO3-. Cô cạn dung dịch này thu được 116,8 gam hỗn hợp các muối khan. M là:
A. Cr B. Fe. C. Al D. Zn
Đáp án: A
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có:
3x + 0,2.2 + 0,3.2 = 0,6.2 + 0,4 ⇒ x = 0,2 mol
Ta có: mmuối = mM3+ + mMg2+ + mCu2+ + mSO42- + mNO3-
116,8 = 0,2.MM + 0,2.44 + 0,3.64 + 0,6.96 + 0,4.62
MM = 52 ⇒ M là Cr.
Bài 2: Ngâm một cái đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.
A. 1M B. 0,5M C. 0,25M D. 0,4M
Đáp án: B
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Cứ 1 mol Fe (56 gam) tác dụng với 1 mol CuSO4 → 1 mol Cu (64 gam).
Khối lượng đinh sắt tăng: 64 – 56 = 8 (gam)
Thực tế khối lượng đinh sắt tăng 0,8 (gam)
Vậy nCuSO4 phản ứng = 0,8/8 = 0,1(mol) và CMCuSO4 = 0,1/0,2 = 0,5M
Bài 3: Hỗn hợp bột gồm 3 kim loại Mg, Al, Zn có khối lượng 7,18 gam được chia làm hai phần đều nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 8,71 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc nóng dư thu được V lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hãy tính giá trị của V.
A. 14,336l B. 11,2l C. 20,16l C. 14,72l
Đáp án: A
Bài Tập Nâng Cao: Oxi
Bài tập nâng cao: Oxi – không khí
Bài tập hệ thống toàn diện và trọng tâm về lý thuyết cũng như các dạng bài tập phổ biến về chương oxi – không khí
A. CuO B. ZnO C. FeO D. CaO
Bài 2: Oxit có của 1 NTố có hóa trị III chứa 30 % oxi về khối lượng. CTHH của oxit đó là:
Bài 3: Để oxi hóa hoàn toàn một kim lọai M hóa trị II thành oxit phải một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là:
A. Zn B. Mg C. Ca D. Ba
Bài 4: Tính khối lượng và thể tích khí oxi đủ dùng để đốt cháy hòan toàn: 3g cacbon. 11,2 lit khí buttan (C 4H 10) ở đktc. 0,62g photpho. 14g cacbon oxit (CO) 6,75g bột nhôm.
Bài 5: Đốt cháy hòan tòan một hỗn hợp khí gồm CO và H 2 cần dùng 9,6g khí oxi. Khí sinh ra có 8,8g CO 2.
a. Viết PTHH xảy ra.
b. Tính khối lượng, % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 6: Đốt hòan toàn hỗn hợp 5,6g cacbon và lưu huỳnh cần 6,72 lít khí oxi (đktc).
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính thành phần % theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng.
Bài 7: Có 3 lọ thủy tinh đựng riêng biệt 3 chất: oxi, nitơ, cacbonic được đây kín. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí trên? Viết PTHH minh họa?
Bài 8: Cho 6,5g Zn hòa tan vào dd chứa 0,2mol H 2SO 4 .
a. Viết PTHH minh họa.
b. Chất nào dư? Khối lượng là bao nhiêu?
c. Tính thể tích khí H 2 thu được?
Bài 9: Dùng H 2 để khử 50g hỗn hợp CuO và Fe 2O 3, trong đó Fe 2O 3 chiếm 80% khối lượng hỗn hợp.
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại thu được.
c. Tính thể tích khí H 2 cần dùng.
Bài 10: Trên 2 đĩa cân ở vị trí cân bằng: Đĩa cân A có 2 góc nhỏ, cóc thứ nhất đựng một ít bột CaCO 3, cốc thứ 2 đựng dd HCl; đĩa cân B có 1 ít cát khô. Đổ cốc thứ 2 vào cốc thứ nhất, Cốc rỗng vẫn được đặt lên đĩa cân A.
a. Hãy cho biết vị trí của 2 đĩa cân sau phản ứng và giải thích điều quan sát được có trái với định luật bảo tòan khối lượng không?
b. Nếu ta có những quả cân có khối lượng nhỏ, bằng cách nào có thể xác định được khối lượng sản phẩm là chất khí ?
Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam Al trong không khí, thu được chất rắn là Al 2O 3
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng Al 2O 3 tạo thành
b. Tính thể tích không khí cần dùng (biết rằng Oxi chiếm 20% không khí) (các thể tích đo ở đktc)
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam Mg cần dùng vừa đủ 11,2 lít không khí. Tìm giá trị m (biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) (các thể tích đo ở đktc)
Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam một kim loại M hóa trị I thu được 4,7 gam một oxit A.
a. Cho biết A thuộc loại oxit nào? Vì sao?
b. Tìm tên kim loại M và cho biết bazơ tương ứng của oxit A
Bài 15: Oxi hóa hoàn toàn 8,4 gam một kim loại X chưa rõ hóa trị thu được 11,6 gam một oxit B. Tìm tên kim loại X
Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe, thu được 21,8 gam hỗn hợp 2 oxit Al 2O 3 và Fe 3O 4
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại trên? (các thể tích đo ở đktc)
Bài 17: Thêm 3 gam MnO 2 vào 197 gam hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn nặng 152 gam.
a. Viết các phản ứng xảy ra (biết rằng KCl không bị phân hủy khi đun nóng)
b. Tính phần trăm khối lượng KCl, và KClO 3 trong hỗn hợp ban đầu
Bài 18: Viết các phương trình phản ứng biểu diễn sự oxi hoá các chất sau:
a.Mg
c. Al
d. Fe
Biết sản phẩm cháy lần lượt có công thức là: MgO, H 2O, Al 2O 3, ZnO.
Bài 19: Nung nóng kali clorat KClO 3 thu được 3,36 lít khí oxi (đktc)
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính khối lượng KClO 3 cần dùng.
Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn 1,86g sắt ở nhiệt độ cao .
a. Tính khối lượng oxit sắt thu được sau phản ứng.
b. Tính thề tích khí oxi cần dùng (đktc).
c. Tính thể tích không khí cần thiết để có đủ lượng oxi trên.
ĐÁP ÁN
Bài 1. D
Bài 2. A
Bài 3. C
Bài 6.
b. %C = 42,58%; %S = 57,42%
Bài 8.
c. V H2 = 2,24 lít
Bài 9.
c. V H2 = 19,6 gam
Bài 12. b. 16,8 lít không khí
Bài 14.
a. A là oxit bazơ, vì M là kim loại
b. M là kali , bazơ tương ứng của oxit A là KOH
Bài 17. B. % KClO 3 = 62,18%; %KCl = 37,82%
Bài 19. b. mKClO 3 = 12,25 gam
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Các Bài Tập Vật Lý 10 Nâng Cao trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!