Bạn đang xem bài viết Tóm Tắt Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay, Ngắn Nhất (5 Mẫu). được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa
Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 1
Theo lời trưởng phòng đi thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới, Phùng đã chụp được một bức ảnh đắt giá ở vùng biển miền Trung. Đó là cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ảo. Ấy thế mà khi thuyền cập bến, anh thấy cảnh một người đàn ông đang đánh đập vợ mình. Người đàn bà ấy được mời lên chánh án huyện, Phùng khuyên ngăn nhưng người đàn bà nhất quyết không bỏ chồng và kể cho mọi người nghe câu chuyện về cuộc đời mình. Phùng rời đi với bộ ảnh tuyệt đẹp nhưng anh biết rằng đằng sau đó là một sự thật không hề đẹp đẽ.
Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 2
Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Phùng – một nhiếp ảnh đã đến vùng biển miền Trung để săn được những bức ảnh đẹp của thiên nhiên. Sau nhiều ngày chờ đợi, anh cũng đã có được bức ảnh đắt giá. Nhưng đằng sau bức ảnh ấy là một hiện thực mà Phùng phải suy ngẫm, người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập nhưng lại không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều người ngoài không thể biết được. Phùng nhận ra rằng luật pháp và chánh án cũng không thể giúp đỡ cuộc sống của người đàn bà này. Anh nhận ra giá trị sâu sắc về cuộc sống, rằng mình phải nhìn nhận sự vật nhiều chiều chứ không phải chỉ qua một cái nhìn đầy cảm quan từ vẻ bề ngoài của nó.
Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 3
Cắm trại trên biển nhiều ngày, Phùng đã chụp được những bức ảnh đắt giá về cảnh thuyền và biển cho bộ lịch năm mới. Tưởng chừng Phùng sẽ rời đi với tâm trạng vui vẻ và chiến lợi phẩm nộp lại cho trưởng phòng, thế nhưng trước mặt anh lúc này là một hiện thực phũ phàng. Con thuyền mà anh cho là có vẻ đẹp đắt giá là nơi người chồng đang hành hạ, đánh đập vợ mình một cách dã man. Đứa con của họ vì thương mẹ nên cũng đánh lại cha. Phùng ra tay ngăn cản nhưng không thành, người phụ nữ lúc này được mời lên chánh án. Phùng khuyên người đàn bà bỏ chồng nhưng không được. Người đàn bà ấy kể cho họ nghe lí do vì sao chị không thể bỏ người chồng vũ phu, tệ bạc ấy. Phùng hiểu rằng mọi thứ mình nhìn thấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Anh rời đi với nỗi tiếc nuối, dù sau này, những tấm ảnh của Phùng được mọi người rất yêu thích nhưng anh vẫn luôn thấy ở đó những hình ảnh hiện thực đau thương đến không thể quên.
Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 4
Phùng – nhân vật chính của truyện là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo lời trưởng phòng, anh đi về một vùng biển miền Trung để thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới. Tại đây, Phùng đã bắt gặp một hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp hiếm có. Đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ẩn hiện. Phùng đã có được một cảnh mà anh cho rằng rất “đắt giá”. Thế nhưng, khi con thuyền ấy cập bến thì trước mặt Phùng lại là một hiện thực đáng buồn, người chồng vũ phu đang đánh vợ, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ nên đánh lại cha của nó. Trước sự việc như vậy, Phùng thấy bất bình và tiến đến ngăn cản. Không may, Phùng bị người đàn ông đó đánh đến bị thương. Bạn cũ của Phùng – Đẩu – đã mời người đàn bà ấy đến chánh án huyện nhưng chị ta không nghe theo lời khuyên của Phùng mà vẫn sống với chồng. Người đàn bà kể cho mọi người câu chuyện của mình và lí do không thể bỏ chồng. Phùng rời đi, tuy đã có bộ ảnh ưng ý nhưng anh luôn nhìn thấy đâu đó trong ảnh là người đàn bà đang bị chồng đánh đập.
Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 5
Nhận yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng – một nhiếp ảnh gia nghệ thuật đi đến vùng biển miền Trung (nơi anh từng chiến đấu và có người bạn tên là chánh án Đẩu) để chụp ảnh cho cuốn lịch cuối năm. Sau thời gian phục kích, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho: hình ảnh chiếc thuyền từ xa ẩn hiện trong sương mờ. Đó là một cảnh đẹp như một bức tranh mực tàu khiến anh bối rối như vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện và khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
Thuyền cập bến, Phùng ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy người đàn ông bước xuống đánh vợ dã man và người con – thằng Phác đánh bố để bảo vệ mẹ. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, Phùng đã ra tay can thiệp và anh bị thương. Anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Theo lời mời của chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài được mời đến tòa án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông, ngỡ ngàng. Anh ngạc nhiên khi thấy người đàn bà từ chối sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và không chấp nhận ly hôn với người chồng vũ phu.
Phùng đã có một tấm ảnh được chọn vào bộ lịch thuyền và biển năm ấy. Tuy nhiên mỗi lần đứng trước tấm ảnh của mình, anh thấy hiện lên chiếc thuyền từ xa trong ánh sương mai với màu hồng của bình minh. Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ Phùng cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ta từ tấm ảnh.
Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi
chiec-thuyen-ngoai-xa.jsp
Soạn Bài Chiếc Thuyền Ngoài Xa Ngắn Nhất
Hướng dẫn Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa ngắn nhất. Với bản soạn văn 12 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.
Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa
Đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu
– Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biết mất”): Sự thật nghiệt ngã sau bức tranh toàn bích mà Phùng phát hiện.
– Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện về người đàn bà hàng chài trong phiên toà án huyện.
* Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ :
+ Đang lí húi trú mưa , khi ngước lên bất chợt thấy một chiếc thuyền lưới vó chiếc thẳng vào trước mặt mình.
+ Đó là cảnh đắt trời cho mà suốt cuộc đời nghệ sĩ Phùng chưa bao giờ nhìn thấy.
“Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu…………….một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”
* Tâm trạng của người nghệ sĩ trước phát hiện ấy:
+ Trở nên bối rối.
+ Khám phá ra vẻ đẹp của đạo đức, chân lý của toàn thiện.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp trong ngần của tâm hồn mình trong từng khoảnh khắc.
* Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ:
+ Chiếc thuyền đến gần bờ, bóng người đàn bà và người đàn ông lội qua quãng phà, tiếng người đàn ông quát mắng, vẻ mặt của hắn ta dữ dội, mắt nhìn vào tấm lưng của người đàn bà xấu xí.
+ Lão đàn ông hùng hổ rút thắt lưng quất tới tấp vào người đàn bà như trút đi cơn giận giữ.
+ Những lời nguyền rủa đầy tàn nhẫn phát ra từ người đàn ông: ‘Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.
– Thằng Phác thương mẹ chạy xộc thẳng đánh trả bố.
– Người mẹ ôm con lại rồi buông ra, chắp tay vái lạy cầu xin trong vội vã.
* Tâm trạng của Phùng lúc ấy:
+ Trong phút chốc cứ đờ đẫn ra, kinh ngạc đến lạ thường.
+ Hành động: vứt máy ảnh, chạy nhào tới.
⇒ Người nghệ sĩ cay đắng nhận ra thực tại phũ phàng, khuất lấp sau bức ảnh toàn bích hoàn mỹ kia lại là sự thật đầy đau đớn đang diễn ra: bạo lực gia đình, sự tồn tại giữa đẹp – xấu vẫn hiện diện trong cuộc sống.
* Câu chuyện của người đàn bà trong toà án huyện nhằm nói lên nhiều điều:
+ Hạnh phúc đến từ sự bao dung, yêu thương, hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều nhỏ bé, đơn giản trong cuộc sống.
+ Nghệ thuật phải luôn luôn gắn với đời sống, phải phục vụ đời sống và phản ánh đời sống.
+ Phải biết nhìn nhận cuộc sống thật đa chiều, tránh cái nhìn phiến diện.
– Người nghệ sĩ phải có trách nhiệm với tác phẩm của mình.
a. Người đàn bà hàng chài:
+ Luôn yêu gia đình và yêu thương con hết mực, luôn bảo vệ con cái.
+ Bao dung, thứ tha cho tất cả những thô lỗ, nhẫn tâm của chồng vì các con, vì gia đình cần một người đàn ông chèo chống.
+ Hạnh phúc trong cảm nhận của người đàn bà thật bình dị, đó là những bữa cơm quây quần, là những lần thấy con vui vẻ, ăn no….
b. Lão đàn ông độc ác
– Xuất thân: vốn là người đàn ông hiền lành nhưng dễ nóng nảy, cục tính
c. Chị em thằng Phác:
những đứa trẻ, những người con phải chịu đựng sự tàn nhẫn của bố mỗi ngày.
– Chị thằng Phác: ngăn cản em đánh bố.
– Thằng Phác: người con hiếu thảo, giàu tình cảm, thương mẹ, căm thù người cha nhẫn tâm.
⇒ Tuổi thơ bất hạnh của những đứa trẻ khi chứng kiến đòn roi của bố gây ra cho mẹ.
d. Nghệ sĩ nhiếp ảnh
– Từng đi lính.
– Nghệ sĩ yêu cái đẹp, nhạy cảm với cái đẹp.
– Căm ghét sự bất công, hướng thiện, làm điều tốt.
– Phùng phát hiện và nhận ra được sứ mệnh cao cả của nghệ thuật chân chính.
– Hiểu hơn về cuộc sống.
Cách xây dựng cốt truyện:
– Tạo nên những tình huống vô cùng nghịch lý, mâu thuẫn nhau để làm nổi bật tình huống nhận thức:
– Ngôn ngữ: giản dị, thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật.
– Lời kể khách quan, chân thành
– Giọng điệu mang tính chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc
Tóm Tắt Chiếc Lược Ngà Hay, Ngắn Nhất (6 Mẫu).
Tóm tắt Chiếc lược ngà hay, ngắn nhất (6 mẫu)
Bài giảng: Chiếc lược ngà – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Tóm tắt Chiếc lược ngà (Bản 1)
Ông Sáu rời nhà đi kháng chiến từ khi con gái còn nhỏ, chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Suốt những năm tháng sống ở chiến trường, không lúc nào ông Sáu nguôi ngoai nỗi nhớ về con gái. Ba ngày được về nghỉ phép, ông Sáu nôn nao được trông thấy con, vội vàng, cuống quít. Nhưng đến khi về tới nhà, bé Thu, con gái ông, lại không nhận ra ba mình bởi vết thẹo trên mặt ông Sáu do chiến tranh để lại. Suốt ba ngày, ông Sáu cố gắng gần gũi, vỗ về con nhưng càng lại gần thì con gái càng đẩy ông ra. Đến lúc con bé không nghe lời, ông Sáu vung tay đánh vào mông nó, bé Thu bỏ về nhà ngoại. Đến khi bé Thu nhận ba thì cũng là lúc ông Sáu phải vào chiến trường. Trước khi chia tay ba, bé Thu muốn ba mua cho mình một chiếc lược khi ba trở về. Trở lại chiến trường, nỗi nhớ con càng đau đáu, ông Sáu nhớ lời hứa với con gái, lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ làm cho con một chiếc lược. Nhưng chưa kịp trở về đưa chiếc lược tận tay con gái thì ông Sáu đã hi sinh ở chiến trường. Chiếc lược ông gửi lại cho người đồng đội là ông Ba, nhờ đưa cho con gái mình, rồi mới nhắm mắt đi xuôi.
Tóm tắt Chiếc lược ngà (Bản 2)
Ông Sáu xa nhà đi lính từ khi bé Thu – con gái ông vẫn còn rất nhỏ. Tám năm sau, ông Sáu có dịp trở về thăm gia đình, để được gặp lại vợ và con gái. Ngỡ tưởng rằng con gái ông sẽ hạnh phúc, vui mừng khi nhìn thấy ba nhưng không, bé Thu không nhận ra ba vì trông ông Sáu không giống với người ba của bé trong ảnh. Bé hét lên gọi má khi ông Sáu lại gần: “Thu! Con”. Trong suốt ba ngày ở bên ba, bé Thu thường nói trống không, lạnh nhạt với ba. Đỉnh điểm, trong bữa ăn, khi ông Sáu gắp cho con cái trứng cá, bé Thu đã hất văng ra, khiến ông Sáu giận dữ và đánh con. Tối hôm đó, bé Thu nghe bà kể về vết sẹo trên gương mặt ba nên bé đã thấy mình cư xử không đúng, bé thương ba. Khi ông Sáu đi, bé Thu đã chạy ra gọi ba, ôm hôn ba khiến cho mọi người đều thấy cảm động. Sau khi chia tay, ông Sáu vẫn luôn nhớ về con gái, ông tỉ mẩn khắc Chiếc lược ngà để tặng cho con gái. Nhưng trong một trận càn của giặc, ông Sáu đã hi sinh. Trước khi chết, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà, chờ anh Ba hứa sẽ trao cho bé Thu rồi mới yên tâm nhắm mắt.
Tóm tắt Chiếc lược ngà (Bản 3)
Sau tám năm xa nhà, ông Sáu được về thăm vợ và con gái trong ba ngày nghỉ phép. Trớ trêu thay, con gái ông – bé Thu – không nhận ra cha vì vết thẹo dài trên má của ông. Ông Sáu rất đau buồn trước sự lạnh nhạt của con gái. Bé Thu thường nói trống không với ba và còn hất cái trứng cá khi ông Sáu gắp cho con. Sự tức giận khiến ông không kìm lòng được, ra tay đánh bé Thu. Ngày hôm sau, khi chia tay gia đình để trở về chiến khu, bé Thu đã chạy ra ôm ba, hôn ba và gọi “Ba”. Tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu được hàn gắn trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng đủ để ông Sáu yên tâm lên đường. Sau này, ông Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé Thu. Cuối cùng, anh Ba cũng thực hiện được ước nguyện của ông Sáu, đưa chiếc lược cho bé Thu – khi ấy đã trở thành cô giao liên nhanh nhẹn, dũng cảm.
Tóm tắt Chiếc lược ngà (Bản 4)
Chiến tranh xảy ra, ông Sáu cũng như bao người con trai khác phải đi lính. Ông tạm để lại vợ con nơi quê nhà và đặc biệt là đứa con gái mới tròn một tuổi. Tám năm sau, khi ông trở về thì con gái ông – bé Thu – không nhận ba và đối xử thờ ơ, vô lễ với ba. Nhưng trước khi chia tay, bé Thu và ông Sáu đã hàn gắn lại sau những hiểu lầm trong bữa cơm hôm trước. Ở chiến khu, ông Sáu tỉ mỉ làm chiếc lược ngà tặng con gái, ông khắc lên đó dòng chữ: “Thương nhớ tặng Thu con của ba.” Trong một trận càn của giặc, ông Sáu đã hi sinh, ông nhờ anh Ba trao lại chiếc lược cho con gái. Chiếc lược đến được tay bé Thu khi cô đã trở thành một cô giao liên xinh đẹp, dũng cảm.
Tóm tắt Chiếc lược ngà (Bản 5)
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là lời kể của anh Ba về câu chuyện cảm động về tình cha con sâu sắc giữa ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi lính khi con gái ông mới tròn một tuổi. Bé Thu chưa từng một lần gặp ba mà chỉ biết về ba qua tấm ảnh ba chụp chung với má. Khi trở về nhà thăm gia đình, vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt nên bé Thu không nhận ba. Bé cư xử vô lễ và lạnh nhạt với ông Sáu vì nghĩ đây không phải ba của mình. Cho đến một lần, bé Thu đã hất cái trứng cá trong bữa ăn, khiến ông Sáu tức giận và đánh con – điều làm ông hối hận rất nhiều khi trở về chiến khu. Ngày hôm sau, trước lúc ông Sáu đi, bé Thu đã chạy đến ôm ba và bày tỏ tình cảm với ba. Hai cha con hàn gắn lại tình cảm sau nhiều năm xa cách. Sau này, ở chiến khu, ông Sáu luôn nghĩ về con gái và đã làm chiếc lược ngà với hy vọng sau này khi trở về thăm con, ông sẽ trao nó cho bé Thu. Nhưng không may, ông đã hi sinh khi chưa kịp làm điều ấy. Anh Ba thay ông Sáu trao chiếc lược cho bé Thu, dù ông Sáu đã hy sinh nhưng với anh Ba thì “Dường như chỉ có tình cha con là không thể chết.”
Tóm tắt Chiếc lược ngà (Bản 6)
Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Trong giây phút gặp con, ông Sáu hồi hộp, xúc động. Xuồng chưa cập bến, ông đã “nhảy thót lên”, bước vội vàng những bước dài và kêu to tên con. Bé Thu – con ông không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Đáp lại những hành động yêu thương của ông Sáu, bé Thu giật mình, ngơ ngác, vụt chạy, kêu thét gọi má khiến ông Sáu hụt hẫng và đau đớn. Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu không đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, ông mong được nghe tiếng “ba” nhưng bé Thu cứ xa lánh, lạnh lùng và kiên quyết không gọi ba trong mọi tình huống. Sau khi bị ba đánh, bé Thu chạy sang nhà bà ngoại và được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ông Sáu. Sáng hôm sau, khi chuẩn bị lên đường, bé Thu đã hiểu ra chuyện và gọi ông Sáu là “ba” trong tiếng khóc. Bé Thu ôm chặt lấy cô ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba khiến ông Sáu xúc động rơi nước mắt. Bé Thu không cho ba đi và hẹn ba tặng cho em một cây lược.
Khi ông Sáu vào chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con. Ông dồn hết tình yêu thương của mình để làm một chiếc lược ngà tặng con. Ông vui sướng, “mặt hớn hở như đứa trẻ được quà” khi kiếm được ngà voi. Ông thận trọng, tỉ mỉ và ông phu để làm ra một chiếc lược có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lúc nào nhớ con ông lại lấy lược ra ngắm rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Thế nhưng, trong một lần làm nhiệm vụ, ông Sáu đã bị thương nặng. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp lấy cây lược đưa cho bác Ba nhờ người bạn gửi về cho con gái của mình.
Các bài soạn văn lớp 9 hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Tóm Tắt Thánh Gióng Hay, Ngắn Nhất (5 Mẫu).
Tóm tắt Thánh Gióng hay, ngắn nhất (5 mẫu)
Bài giảng: Thánh Gióng – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Tóm tắt Thánh Gióng (Bản 1)
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.
Tóm tắt Thánh Gióng (Bản 2)
Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Tóm tắt Thánh Gióng (Bản 3)
Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà lão đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Tóm tắt Thánh Gióng (Bản 4)
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Tóm tắt Thánh Gióng (Bản 5)
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão ăn ở phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng thấy một vết chân rất to liền đặt lên ướm thử. Không ngờ, về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân xâm chiếm bờ cõi, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Nghe thấy tiếng rao, Thánh Gióng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Sau hôm đó, nhờ sự giúp đỡ của dân làng Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ phá tan quân giặc. Giặc tan, Gióng bay về trời. Vua nhớ công ơn phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Cập nhật thông tin chi tiết về Tóm Tắt Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay, Ngắn Nhất (5 Mẫu). trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!