Bạn đang xem bài viết Thấu Kính Phân Kỳ, Cách Dựng Ảnh Của Thấu Kính Phân Kỳ Và Bài Tập Vận Dụng được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để giải đáp thắc mắc trên, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ, cách dựng ảnh của 1 vật khi qua thấu kính phân kỳ như thế nào? Qua đó giải một số câu hỏi bài tập vận dụng thấu kính phân kỳ.
I. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
- Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh của vật cũng vuông góc với trục chính của của thấu kính.
* Câu C1 trang 122 SGK Vật Lý 9: Hãy làm thí nghiệm để chứng tỏ rằng không thể hứng được ảnh của vật trên màn với mọi vị trí của vật.
° Lời giải Câu C1 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Đặt vật ở một vị trí bất kì trước thấu kính phân kì.
- Đặt màn hứng ở trước thấu kính, từ từ đưa màn ra xa thấu kính và quan sát xem có ảnh trên màn hay không.
- Thay đổi vị trí của vật và cũng làm tương tự như trên, ta vẫn được kết quả là không có vị trí nào của vật để thu được ảnh trên màn quan sát.
* Câu C2 trang 122 SGK Vật Lý 9: Làm thế nào để quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì? Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật?
° Lời giải Câu C2 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Muốn quan sát được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì, ta đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló.
– Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật
II. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ
1. Cách dứng ảnh của 1 điểm sáng S qua thấu kính phân kỳ
- Từ S ta dựng hai tia (chọn 2 trong 3 tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.
2. Cách dựng ảnh của 1 vật AB qua thấu kính phân kỳ
° Lời giải Câu C3 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Muốn dựng ảnh của một vật AB qua thấu kính phân kì khi AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, ta làm như sau:
– Dùng hai trong ba tia sáng đã học để dựng ảnh B’ của điểm B.
+ Tia BI đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua F
+ Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
+ Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.
– Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh ảo của AB tạo bởi thấu kính phân kỳ.
* Câu C4 trang 122 SGK Vật Lý 9: Trên hình 45.2 cho biết vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA = 24cm.
+ Hãy dưng ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi thấu kính đã cho
+ Dựa vào hình vẽ, hãy lập luận để chứng tỏ rằng ảnh này luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
° Lời giải Câu C4 trang 122 SGK Vật Lý 9:
◊ Muốn dựng ảnh của một vật AB qua thấu kính phân kì khi AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, ta làm như sau:
◊ Dùng hai trong ba tia sáng đặc biệt đã học để dựng ảnh B’ của điểm B.
+ Tia BI đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua F
+ Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
+ Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.
+ Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh ảo của AB tạo bởi thấu kính phân kỳ (hình dưới).
– Do đó tia BO luôn cắt tia IK kéo dài tại B’ nằm trong đoạn FI → Hình chiếu A’ của B’ lên trục chính nằm trong đoạn OF. Chính vì vậy, ảnh A’B’ luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
III. Độ lớn của ảnh tạo bởi thấu kính
- Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ: Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
- Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì: Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
* Câu C5 trang 123 SGK Vật Lý 9: Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cách thấu kính 1 khoảng d = 8cm, A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB. Dựa vào hình vẽ để nêu nhận xét về độ lớn của ảnh so với vật trong 2 trường hợp:
– Thấu kính là hội tụ.
– Thấu kính là phân kì.
° Lời giải Câu C5 trang 122 SGK Vật Lý 9:
◊ Đặt vật AB trong khoảng tiêu cự thì:
– Ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật
– Ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kì nhỏ hơn vật
IV. Bài tập vận dụng thấu kính phân kỳ
* Câu C6 trang 123 SGK Vật Lý 9: Từ bài toán trên, hãy cho biết ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau. Từ đó hãy nêu cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì.
° Lời giải Câu C6 trang 122 SGK Vật Lý 9:
◊ So sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì:
– Giống nhau: Cùng chiều với vật.
– Khác nhau:
+ Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật.
+ Đốì với thâu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật.
◊ Cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính hội tụ hay phân kì:
– Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách. Nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, to hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ. Ngược lại, nếu nhìn thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn so với nhìn trực tiếp thì đó là thẩu kính phân kì.
* Câu C7 trang 123 SGK Vật Lý 9: Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở C5 khi vật có chiều cao h = 6mm.
° Lời giải Câu C7 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Ta đặt: OA = d; OA’ = d’; OF = OF’ = f
– Theo hình trên, xét cặp tam giác đồng dạng ΔA’B’F’ và ΔOIF’; ΔOAB và ΔOA’B’, ta có:
- Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật) nên suy ra:
- Chia cả hai vế của (2) cho tích dd’f ta được:
- Thay d = 8cm, f = 12cm ta tính được: OA’ = d’ = 24cm và thay vào (*) ta được:
– Xét hình trên, với hai cặp tam giác đồng dạng là ΔA’B’F và ΔOIF; ΔOAB và ΔOA’B’, ta có:
- Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật) nên suy ra:
- Chia cả hai vế của (2) cho tích dd’f ta được:
– Đây chính là công thức tính tiêu cự của thấu kính phân kỳ:
– Thay d = 8cm, f = 12cm ta có: OA’ = d’ = 4,8cm và thay vào(**) ta được:
* Câu C8 trang 123 SGK Vật Lý 9: Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài, cụ thể câu hỏi như sau: Bạn Đông bị cận thị nặng. Nếu Đông bỏ kính ra, ta nhìn thấy mắt bạn to hơn hay nhỏ hơn khi nhìn mắt bạn lúc đang đeo kính?
° Lời giải Câu C8 trang 122 SGK Vật Lý 9:
- Bạn Đông bị cận thị nặng. Nếu Đông bỏ kính ra, ta nhìn thấy mắt bạn to hơn khi nhìn thấy mắt bạn đang đeo kính.
– Vì kính của bạn là thấu kính phân kì, khi ta nhìn mắt bạn qua thấu kính phân kì, ta đã nhìn thấy ảnh ảo của mắt, nhỏ hơn mắt khi không đeo kính.
Ảnh Của 1 Vật Tạo Bởi Thấu Kính Hội Tụ, Cách Dựng Ảnh Và Đặc Điểm Của Ảnh
– Bố trí thí nghiệm như hình sau:
– Ảnh thật ngược chiều so với vật.
– Khi dịch chuyển vật lại gần thấu kính hơn nữa, ta không còn thu được ảnh thật ngược chiều với vật trên màn nữa, mà sẽ quan sát thấy một ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
* Câu C3 trang 116 SGK Vật Lý 9: Hãy chứng tỏ rằng không hứng được ảnh của vật ở trên màn. Hãy quan sát ảnh của vật qua thấu kính và cho biết đó là ảnh thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chiều, lớn hơn hay nhỏ hơn vật.
– Đặt vật nằm trong khoảng tiêu cự, màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyến màn ra xa thấu kính, không hứng được ảnh ở trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn.
II. Cách dựng ảnh qua thấu kính hội tụ
– Từ ta dựng hai trong ba tia đặc biệt đến thấu kính sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính
– Nếu 2 tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau chính là ảnh thật S’ của S, nếu đường kéo dài của hai tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau này chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.
* Câu C4 trang 117 SGK Vật Lý 9: Hãy dựng ảnh S’ của điếm sáng S trên hình 43.3 SGK.
– Tia tới SI là tia đi song song với trục chính nên cho tia ló đi qua tiêu điểm F’
– Tia tới SO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
⇒ Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính.
* Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính là ta có ảnh A’ của A.
* Câu C5 trang 117 SGK Vật Lý 9: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’ trong hai trường hợp:
– Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 36cm (hình 43.4a SGK).
– Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm (hình 43.4b SGK).
◊ Vật AB cách thấu kính d = 36 cm, vật ngoài khoảng OF.
– Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
– Hai tia ló trên giao nhau tại B’, ta thu được ảnh thật B’ của B qua thấu kính.
– Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của AB tạo bởi thấu kính hội tụ.
– Nhận xét: Ảnh A’B’ là ảnh thật ngược chiều với vật khi vật được đặt ngoài khoảng tiêu cự (như hình trên)
◊ Vật AB cách thấu kính d = 8 cm, vật nằm trong khoảng OF.
– Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
– Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.
– Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của AB tạo bởi thấu kính hội tụ.
– Nhận xét: Ảnh ảo A’B’ cùng chiều với vật và lớn hơn vật khi vật được đặt trong khoảng tiêu cự (như hình trên)
* Ta có, các trường hợp tạo ảnh của thấu kính hội tụ:
A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với AB
AB nằm trong tiêu cự (d<f)
A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với AB và luôn lớn hơn AB
AB nằm trên tiêu cự (d=f)
Không thu được ảnh, A’B’ nằm ở vô cực
III. Bài tập vận dụng thấu kính hội tụ
* Câu C6 trang 117 SGK Vật Lý 9: Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở C5. Cho biết vật AB có chiều cao h = lcm.
◊ Ta đặt: OA = d; OA’ = d’; OF = OF’ = f
– Theo hình trên (hình 43.4a), ta xét hai cặp tam giác đồng dạng là ΔABO và ΔA’B’O; ΔA’B’F’ và ΔOIF’. Từ hệ thức đồng dạng được:
– Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật) nên suy ra:
– Chia cả 2 vế của (1) cho dd’f ta được:
– Đây chính là công thức tính tiêu cự f của thấu kính hội tụ trong trường hợp ảnh thật:
– Thay d = 36cm, f = 12cm ta tính được: OA’ = d’ = 18cm vào (*) ta được:
♠ Vật AB cách thấu kính d = 8 cm, vật nằm trong khoảng OF
– Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật) nên suy ra:
– Chia cả hai vế của (2) cho dd’f ta được:
– Đây được gọi là công thức tính tiêu cự f của thấu kính hội tụ cho trường hợp ảnh ảo:
– Thay d = 8cm, f = 12cm ta tính được: OA’ = d’ = 24cm và thay vào (**) ta được:
* Câu C7 trang 117 SGK Vật Lý 9: Trả lời câu hỏi nêu ra ở phần đầu bài, cụ thể câu hỏi như sau: Một thấu kính hội tụ được đặt sát vào trang sách, hãy quan sát hình ảnh dòng chữ qua thấu kính. Hình ảnh dòng chữ thay đổi như thế nào khi từ từ dịch chuyển thấu kính ra xa trang sách?
– Dịch chuyển thấu kính hội tụ ra xa trang sách, ảnh của dòng chữ quan sát qua thấu kính cùng chiều và to hơn dòng chữ quan sát trực tiếp. Đó là ảnh ảo của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ khi dòng chữ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
– Đến một vị trí nào đó, ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật. Đó là ảnh thật của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ, khi dòng chữ nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính, và ảnh thật đó nằm ở trước mắt.
Chương Vii: Bài Tập Hệ Hai Thấu Kính Đồng Trục
Chương VII: Bài tập hệ hai thấu kính đồng trục
Chương VII: Bài tập mắt và cách khắc phục
Bài tập hệ hai thấu kính đồng trục ghép xa nhau, phương pháp giải bài tập thấu kính đồng trục vật lý lớp 11 cơ bản, nâng cao.
I/ Tóm tắt lý thuyết
II/ Bài tập hệ hai thấu kính đồng trục Bài tập 1. Cho một hệ gồm hai thấu kính hội tụ L1 và L2 có tiêu cự lần lượt là f1 = 30cm và f2 = 20cm đặt đồng trục cách nhau l = 60cm. Vật sáng AB = 3cm đặt vuông góc với trục chính (A trên trục chính) trước L1cách O1 một khoảng d1. Xác định vị trí, tính chất, chiều và độ cao của ảnh cuối cùng A2B2 qua hệ thấu kính trên và vẽ ảnh với a/ d1 = 45cm b/ d1 = 75cm
Bài tập 2. Một vật sáng AB cao 1cm đặt vuông góc với trục chính của một hệ gồm hai thấu kính L1 và L2 đồng trục cách L1 một khoảng d1 = 30cm. Thấu kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 20cm, thấu kính L2 là thấu kính phân kỳ có tiêu cự f2 = -30cm, hai thấu kính cách nhau l = 40cm. Hãy xác định vị trí, tính chất, chiều cao của ảnh cuối A2B2 qua hệ thấu kính trên, vẽ ảnh.
Bài tập 3. Một hệ đồng trục gồm một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 40 cm và có thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự f2 đặt cách nhau l = 60cm. Một vật sáng AB cao 4cm đặt vuông góc trục chính trước tháu kính L1 cách một khoảng d1 = 60cm. Biết ảnh cuối A2B2 của AB qua hệ thấu kính là ảnh ảo cùng chiều và cách thấu kính L2đoạn 30cm. Xác định tiêu cự f2. Tính độ cao của ảnh cuối cùng qua hệ thấu kính.
Bài tập 4. Hai thấu kính, một hội tụ L1 có f1 = 20cm, một phân kỳ L2 có f2 = -10cm, đặt đồng trục. Hai thấu kính cách nhau 30cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính, nằm bên trái L1 và cách L1 đoạn d1 a/ Biết d1 = 20cm, xác định vị trí, số phóng đại của ảnh cuối cùng cho bởi hệ thấu kính. vẽ hình. b/ Tính d1 để ảnh sau cùng là ảnh ảo cao gấp 4 lần vật.
Bài tập 5. Cho thấu kính L1 có độ tụ D1 = 4dp đặt đồng trục với thấu kính L2 có độ tụ D2 = -dp, khoảng cách O1O2 = 70cm (với O1 và O2 là quang tâm của thấu kính). Điểm sáng S nằm trên trục chính của hệ trước O1cách O1 khoảng 50cm. Xác định ảnh S2 tạo bởi hệ quang học có tính chất như thế nào?
Bài tập 6. Hai thấu kính L1; L2 được ghép đồng trục, cách nhau 40cm, tiêu cự của L1 là 20cm, còn độ tụ của L2 là -5dp. Đặt trước L1 một vật sáng AB có chiều cao 4cm, cách L1 một khoảng 25cm. a/ Xác định tính chất, vị trí và độ cao của ảnh cuối cùng tạo bởi hệ thấu kính. b/ Muốn ảnh cuối cùng là ảnh thật cách L2 một đoạn 20cm thì vật sáng AB phải đặt cách L1 bao nhiêu cm.
Bài tập 7. Một hệ gồm hai thấu kính hội tụ O1 và O2 đặt đồng trục cách nhau l = 50cm có tiêu cự lần lượt là f1 = 20cm và f2 = 10cm. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính và cách O1 khoảng d1. Xác định d1 để hệ cho a/ Ảnh A2B2 thật cách O2 đoạn 20cm b/ ảnh A2B2 ảo cách O2 đoạn 10cm
Bài tập 8. Một hệ đồng trục gồm hai thấu kính có tiêu cự lần lượt là f1 = 20cm và f2 = -10cm đặt cách nhau l = 10cm. Vật sáng AB đặt cách O1 và vuông góc trục chính cách O1 một đoạn d1. Chứng tỏ độ phóng đại của ảnh cho bởi hệ thấu kính không phụ thuộc vào d1.
Bài tập 9. Một hệ đồng trục gồm thấu kính phân kỳ O1 có tiêu cự f1 = -18cm và 1 thấu kính hội tụ O2 có tiêu cự f2 = 24cm đặt cách nhau một khoảng a. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính cách O1 đoạn 18cm. Xác định L để a/ Hệ cho ảnh thật, ảnh ảo, ảnh ở vô cực b/ hệ cho ảnh cao gấp 3 lần vật c/ Hệ cho ảnh ảo trùng vị trí vật.
Bài tập 10. Một hệ đồng trục L1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 20cm là L2 là một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f2 = -50cm đặt cách nhau một khoảng l = 50cm. Trước L1 khác phía với L2, đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của L1 cách L1 đoạn d1 = 30cm a/ Xác định vị trí, tính chất ảnh cuối cùng A2B2 qua hệ. b/ Giữ AB và L1 cố định. Hỏi cần dịch chuyển L2 trong khoảng nào để ảnh của AB qua hệ luôn là ảnh thật.
Bài tập 11. Cho hệ thấu kính L1; L2 cùng trục chính, cách nhau 7,5cm. Thấu kính L2 có tiêu cự f2 = 15cm. Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính trước và cách L1 đoạn 15cm. Xách định giá trị của f1 để a/ hệ cho ảnh cuối cùng là ảnh ảo b/ hệ cho ảnh cuối cùng là ảnh ảo cùng chiều với vật. c/ Hệ cho ảnh cuối cùng là ảnh ảo cùng chiều và lớn gấp 4 lần vật.
Bài tập 12. Thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 60cm. Thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự f2 = -40cm. Hai thấu kính được ghép đồng trục. a/ Một vật thẳng AB được đặt vuông góc với quang trục của hệ, cách L1 đoạn 40cm. Chùm sáng từ vật qua L1rồi qua L2. Hai thấu kính cách nhau 40cm. Tìm vị trí và số phóng đại của ảnh cuối cùng qua hệ thấu kính. b/ Bây giờ đặt L2 cách L1 một khoảng a. Hỏi a bằng bao nhiêu thì độ lớn của ảnh cuói cùng không thay đổi khi ta di chuyển vật lại gần hệ thấu kính.
Bài tập 13. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một hệ thấu kính L1 có tiêu cự f1 qua thấu kính cho ảnh A1B1 cùng chiều và cao bằng 1/2 lần vật. Giữ thấu kính cố định, dịch chuyển vật một khoảng 10cm thì thấu kính cho ảnh cùng chiều với vật và cao bằng 1/3 lần vật. a/ Tính tiêu cự f1 của thấu kính L1 đó. b/ Đặt vật AB ở vị trí thấu kính cho ảnh cao bằng 1/2 lần vật, sau thấu kính L1 đặt thấu kính hội tụ L2 có tiêu cự f2 = 20cm và lúc đầu cách L1 khoảng 25cm. Bây giờ giữ nguyên vật AB và thấu kinh L1, dịch chuyển thấu kính L2 ra xa dần L1 thì ảnh cuối cùng cho bởi hệ dịch chuyển như thế nào
Bài tập 14. Hai thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là f1 = 10cm và f2 = 12cm được đặt đồng trục, các quang tâm cách nhau đoạn 30cm. Ở khoảng giữa hai quang tâm, có điểm sáng S. Ảnh tạo bởi hai thấu kính đều là ảnh thật cách nhau khoảng S1 S2 = 126cm. Xác định vị trí của S.
Bài tập 15. Có hai thấu kính được đặt đồng trục. Các tiêu cự lần lượt là f1 = 40cm và f2 = 60cm. Vật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính trong khoảng giữa hai thấu kính và cách thấu kính L1 đoạn d. Biết khoảng cách giữa 2 thấu kính bằng 80cm. Xác định vị trí của vật để a/ Hai ảnh có độ lớn bằng nhau b/ Hai ảnh cùng chiều.
Bài tập 16. Vật khi đặt trong khoảng 20cm < d < 40cm so với thấu kính L1 thi hai ảnh cho bởi hai thấu kính L1 và L2 sẽ cùng chiều. Cho hệ hai thấu kính L1 và L2 đặt đồng trục cách nhau l = 30cm, có tiêu cự lần lượt là f1 =6cm và f2 = -3cm. Một vật sáng AB = 1cm đặt vuông góc với trục chính, trước L1 và cách L1 một khoảng d1 hệ cho ảnh A’B’ a/ d1 = 15cm. Xác định vị trí, tính chất, chiều và độ cao của ảnh A’B’ b/ Xác định d1 để khi hoán vị hai thấu kính, vị trí ảnh A’B’ không đổi.
Bài tập 17. Một vật sáng AB đặt thẳng góc trục chính của một hệ thống hai thấu kính đồng trục chính L1 và L2là hai thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 và f2 = 20cm. Hai thấu kính cách nhau 12cm. Khoảng cách từ AB đến L1có thể thay đổi từ 15cm đến 30cm. Hỏi f1 phải như thế nào để ảnh cuối cùng của AB qua hệ hai thấu kính luôn là ảnh ảo
Bài tập 18. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính ội tụ L2 có tiêu cự f2. Trên màn E đặt cách AB một đoạn a = 7,2f2 ta thu được ảnh của vật. a/ Tìm độ phóng đại của ảnh đó. b/ Giữ vật AB và màn E cố định. Tịnh tiến thấu kính L2 dọc theo trục chính đến vị trí cách màn E đoạn 20cm. Đặt thêm một thấu kính L1 tiêu cự f1 đồng trục với L2 vào trong khoảng giữa AB và L2, cách AB một khoảng 16cm thì thu được một ảnh cùng chiều và cao bằng AB hiện lên trên màn E. Tìm f1 và f2
Bài Tập Vật Lý Lớp 11 Quang Hình Học Thấu Kính, Vật Lý Phổ Thông
Bài tập thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ dạng bài vẽ hình vật lý phổ lớp 11 chương trình cơ bản, nâng cao Video bài giảng thấu kính, bài tập quang hình thấu kính
I/ Tóm tắt lý thuyết
1/ Các tia đặc biệt – Tia tới quang tâm O của thấu kính thì truyền thẳng – Tia song song với trục chính cho tia ló hoặc đường kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm chính F’ – Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) qua tiêu điểm chính F cho tia ló song song với trục chính. 2/ Vật thật, ảnh thật thì ngược chiều (khác bên thấu kính). Vật thật, ảnh ảo thì cùng chiều khác bên thấu kính. 3/ Vật thật, ảnh thật thì vẽ nét liền, ảnh ảo vẽ bằng nét đứt. Tia sáng vẽ bằng nét liền, có dấu mũi tên chỉ chiều truyền của tia sáng. 4/ Bảng nhận biết thấu kính qua ảnh thu được.
II/ Bài tập thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ, dạng bài tập vẽ hình Bài tập 1. Trình bày cách vẽ và vẽ hình để xác định vị trí ảnh S’ của điểm sáng S trong các trường hợp sau.Bài tập 2. Trình bày cách vẽ và vẽ hình để xác định vị trí ảnh S’ của điểm sáng S trong các trường hợp sau.Bài tập 3. Cho vật sáng AB có dạng đoạn thẳng AB, A nằm trên trục chính và cách quang tam O như hình. Hãy dựng ảnh của vật AB qua thấu kính, nói rõ cách dựng.Bài tập 4. Hãy trình bày cách vẽ hình ảnh A’B’ của vật sáng AB trong các trường hợp sauBài tập 5. Trình bày cách vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB trong các trường hợp sau.Bài tập 6. Trong hình xy là trục chính O là quang tâm, A là điểm sáng, A’ là ảnh của A a/ Hãy xác định: tính chất ảnh, loại thấu kính. b/ Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí các tiêu điểm chính.Bài tập 7. Trong hình xy là trục chính, O là quang tâm, A là điểm sáng, A’ là ảnh của A. a/ Hãy xác định: tính chất ảnh, loại thấu kính. b/ Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí các tiêu điểm chínhBài tập 8. xy là trục chính, O là quang tâm, A là điểm sáng, A’ là ảnh của A. a/ Hãy xác định: tính chất ảnh, loại thấu kính. b/ Bằng phép vẽ hãy xác định vị trí các tiêu điểm chínhBài tập 9. Hãy xác định loại thấu kính, quang tâm O và các tiêu điểm chính của thấu kính.Bài tập 10. Trong các hình sau đây, xy là trục chính thấu kính, S là điểm vật thật, S’ là điểm ảnh. Với mỗi trường hợp bằng phép vẽ hãy xác định S’ là ảnh gì? thấu kính thuộc loại nào? các tiêu điểm chính.Bài tập 11. xy là trục chính của thấu kính, AB là vật thật, A’B’ là ảnh. Bằng phép vẽ hãy xác định A’B’ là ảnh gì? thấu kính thuộc loại nào? các tiêu điểm chính và quang tâm O của thấu kính.Bài tập 12. Cho AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của AB. Hãy xác định: Tính chất vật, ảnh, loại thấu kính. Bằng phép vẽ đường đi của tia sáng, xác định quang tâm và tiêu điểm chính của thấu kính.Bài tập 13. Một học sinh khác đặt bút chì ở vị trí bất kỳ thì thấy ảnh A’B’ và AB nằm như hình vẽ. Bằng phép vẽ có phân tích hãy xác định quang tâm và tiêu điểm của thấu kính.
phút 9:20, S’ là ảnh thật hả thầy?
Cập nhật thông tin chi tiết về Thấu Kính Phân Kỳ, Cách Dựng Ảnh Của Thấu Kính Phân Kỳ Và Bài Tập Vận Dụng trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!