Bạn đang xem bài viết Tài Liệu Ôn Thi Địa Lý (Bài Tập Biểu Đồ) được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP TỐT NGHIỆP Phuong phỏp v? v s? d?ngb?ng s? li?u, bi?u d?. 11. CC KHI NI?M Theo t? di?n bỏch khoa ton thu Vi?t Nam: “Bi?u d? l hỡnh v? bi?u di?n m?i quan h? gi?a cỏc d?i lu?ng. Cỏc d?ng bi?u d? thụng d?ng nh?t l bi?u d? ch? nh?t v bi?u d? hỡnh qu?t (trũn). Bi?u d? mụ t? m?t cỏch tr?c quan s? ph? thu?c gi?a cỏc d?i lu?ng. Vớ d?: Bi?u d? tang dõn s? c?a m?t nu?c, bi?u d? thu nh?p qu?c dõn”. Bi?u d? l c?u trỳc d? h?a dựng d? bi?u hi?n tr?c quan s? li?u th?ng kờ v? quỏ trỡnh phỏt tri?n c?a hi?n tu?ng, c?u trỳc c?a hi?n tu?ng, m?i quan h? v? th?i gian v khụng gian gi?a cỏc hi?n tu?ng d?a lớ.2 2. PHÂN LOẠI
Phân loại theo hình thức thể hiện: biểu đồ cột, đường, kết hợp, miền…Phân loại theo bản chất đối tượng: biểu đồ động thái, cơ cấu, so sánh, mối quan hệ.Phân loại theo nội dung: biểu đồ tự nhiên, dân cư – xã hội, kinh tế …3PHN LO?I THEO HèNH TH?C TH? HI?N2.1.
a) Biểu đồ cộtLà dạng biểu đồ thích hợp nhất và phổ biến để thể hiện quy mô (giá trị) của đối tượng địa lí ở thời điểm xác định hoặc lãnh thổ nhất định. Số liệu vẽ có thể là đại lượng tuyệt đối (số người, số tiền, diện tích..) hoặc đại lượng tương đối (số %). Trong loại biểu đồ này còn chia ra các loại khác nhau: cột đơn, cột gộp nhóm, cột chồng (chồng liên tiếp, chồng từ gốc tọa độ), cột thanh ngang, tháp dân số4B) Biểu đồ đường (đồ thị hoặc đường biểu diễn)Đồ thị dùng để biểu diễn sự thay đổi của một hoặc vài đại lượng địa lí theo chuỗi thời gian (thường từ 4 năm trở lên, còn ít hơn có thể dùng cột). Các mốc thời gian thường là các thời điểm xác định. Vì vậy nếu chuỗi số liệu biến đổi theo không gian hay theo thời kì (chứ không phải theo từng thời điểm, từng năm) thì người ta không dùng đồ thị mà dùng các loại biểu đồ khác, chẳng hạn như biểu đồ cột. (VD GTDS theo thời kì – trang 78NC)
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của các nhóm cây trồng giai đoạn 1990-2005
7C) Biểu đồ kết hợp cột – đườngThường để thể hiện nhiều đối tượng địa lí có mối quan hệ nhất định với nhau và khác nhau về đơn vị đo.Loại biểu đồ này rất phổ biến, thông thường người ta dùng hai trục đứng cho hai chuỗi số liệu thể hiện hai đối tượng khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau.Trong địa lí tự nhiên, học sinh có thể gặp loại biểu đồ dạng này ở biểu đồ khí hậu.Trong địa lí kinh tế – xã hội như biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cây trồng, sản lượng và số dân qua các năm khác nhau.Về nguyên tắc ta có thể sử dụng biểu đồ kết hợp cột đường không chỉ cho hai đối tượng mà có thể nhiều hơn. Chẳng hạn, trên cùng một hệ trục tọa độ có thể biểu diễn diện tích rừng (gồm diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng) và độ che phủ rừng.8Biểu đồ thể hiện sự biến đổi diện tích rừngvà độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943-20059d) Biểu đồ hình tròn (biểu đồ bánh)Biểu đồ hình tròn dùng để thể hiện cơ cấu của đối tượng địa lí tính theo giá trị tương đối (các thành phần cộng lại bằng 100%) và thể hiện quy mô (ứng với kích thước biểu đồ) của hiện tượng khi cần trình bày trực quanTrong một số trường hợp, có thể vẽ thêm một vòng tròn đồng tâm để ghi giá trị về số liệu tổng. Khi đó ta có biểu đồ hình vành khăn. Một dạng đặc biệt của biểu đồ tròn là biểu đồ bát úp (nửa tròn). 10e) Biểu đồ miềnBiểu đồ miền như là một trường hợp đặc biệt của biểu đồ cột chồng, khi mà bề ngang các cột được thu nhỏ lại chỉ còn là các đường thẳng đứng và khi đó các cột lại được nối với nhau. Biểu đồ miền vẽ khi cần thể hiện sự thay đổi cơ cấu của nhiều đối tượng địa lí qua nhiều thời điểm (từ 4 năm trở lên).+ Biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi của hiện tượng (theo giá trị tương đối)+ Biểu đồ miền thể hiện thay đổi của hiện tượng theo giá trị tuyệt đối.+ Biểu đồ miền chồng theo giá trị lấy từ gốc tọa độ11Biểu đồ tình hình thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tửvà gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960-200612f) Các dạng biểu đồ khác+ Biểu đồ tam giác.+ Biểu đồ tượng hình.+ Biểu đồ hình vuông.133. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG BÀI TẬP BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ TRONG THI TỐT NGHIỆPCác bài tập đa dạng về nội dung, bám sát chương trình sách giáo khoa.Các bảng số liệu đơn giản, thường thể hiện ít đối tượng hoặc ít năm.Yêu cầu vẽ khá dễ nhận biết loại biểu đồ hoặc chỉ rõ biểu đồ cần vẽNội dung nhận xét đơn giảnYêu cầu giải thích ý chính, không cần đi sâu phân tích các nguyên nhân.144.1.
CĂN
CỨ4. HƯỚNG DẪN CHỌN BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP154.2.
CÁC
Ôn Thi Địa Lý – Otdl Channel
1. Vị trí địa lí, giới hạn – Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á. – Đại bộ phận diện tích nằm giữa hai chí tuyến, có đường Xích đạo đi ngang qua giữa các châu lục.
Hinh 1. Lược đồ tự nhiên châu Phi
2. Đặc điểm tự nhiên – Địa hình: Tương đối cao, châu lcuj được xem như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn. – Khí hậu: Nóng, khô bậc nhất thế giới. Hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới. – Quang cảnh tự nhiên: Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. – Động vật phong phú như ngựa vằn, hươu cao cổ, voi và động vật ăn thịt (báo, sư tư, linh cẩu)…
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 118 SGK Địa lý 5) Tìm vị trí của châu Phi trên hình 1 (trang 102 SGK Địa lý 5) ở bài 17. – Châu Phi gồm lục địa Phi và đảo Mađagaxca. – Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á. – Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ – Phia Tây: Đại Tây Dương – Đại bộ phận diện tích nằm giữa hai chí tuyến, có đường Xích đạo đi ngang qua giữa các châu lục.
? (trang 118 SGK Địa lý 5) Chỉ trên hình 1 (trang 116 SGK Địa lý 5), vị trí hoang mạc Xa-ha-ra và vùng xa-van châu Phi. Các em dựa trên hình 1 để xác định vị trí hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở Bắc Phi, còn vùng xa-van châu Phi rộng lớn bao gồm trung, nam Phi.
? (trang 118 SGK Địa lý 5) Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và xa-van châu Phi. – Hoang mạc Xa-ha-ra: Lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá khô khốc, những bãi cát mênh mông. Tại đây nhiệt độ ban ngày có khi lên tới hơn 50oC, ban đêm có thể xuống tới 0oC. Vì khô hạn nên sông hồ ở đây cũng rất ít và hiếm nước. – Xa-van châu Phi: Những nơi ít mưa xuất hiện đồng cỏ núi cao, cây bụi. Thỉnh thoảng nổi lên một vài cây keo, hoặc cây bao báp. Động vật phong phú như ngựa vằn, hươu cao cổ, voi và động vật ăn thịt (báo, sư tư, linh cẩu)…
? (trang 118 SGK Địa lý 5) Chỉ trên hình 1 (trang 116 SGK Địa lý 5): sông Nin, sông Công-gô và sông Ni-giê. Các em dựa trên hình 1 để xác định vị trí: sông Nin, sông Công-gô và sông Ni-giê.
Cách Vẽ Biểu Đồ Môn Địa Lý, Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ Địa Lý Lớp 12. 9
Cách vẽ biểu đồ môn Địa Lý
1. Các dạng biểu đồ hình tròn Dấu hiệu nhận biết:
– Thông thường với các đề thi mà cần vẽ biểu đồ tròn sẽ là yêu cầu mô tả cơ cấu, thành phần và tỉ lệ các đơn vị có trong một tổng thể. Các biểu đồ hình tròn là các biểu đồ có ít năm nhưng lại có nhiều thành phần trong đó.
Cách bước vẽ biểu đồ hình tròn:
Bước 1: Đề có thể vẽ biểu đồ môn Địa Lý với hình tròn người dùng phải xử lí số liệu dầu tiên và chuyển nó sang dạng % để đồng nhất đơn vị cũng như tính toán tỉ lệ chính xác nhất.
Bước 2: Xác định vị trí, bán kính của hình tròn mà bạn cần vẽ và điều cần lưu ý chính là kích thước nó phải phù hợp với khổ giấy mà bạn đang làm. Với 1 biểu đồ hình tròn có tỉ lệ 100% tương ứng 360 độ thì cứ 1% chính là 3,6 độ.
Bước 3: Hoàn tất các thông số của bản đồ, lựa chọn các kí hiệu thể hiện sao cho dễ hiểu nhất.
Các dạng biểu đồ tròn:
– Đầu tiên là biểu đồ tròn đơn tức là chỉ có 1 biểu đồ tròn duy nhất, với loại này chúng ta dễ dàng nhận định bởi dễ dàng phân chia theo thứ tự từ lớn đến bé. Cái này hoàn toàn theo ý cúa bạn được.
– Thứ hai chính là các dạng biểu đồ có nhiều hình tròn, kích thước không giống nhau. Với loại này cũng không khó những người vẽ cần phải lưu ý đầu tiên chính là nhận xét cái chung nhất của các hình tròn là gì, tổng thể nó tăng hay giảm như thế nào.
Sau khi nhận xét cái đầu tiên xong chúng ta tiếp tục xét các yếu tốt tương tự cho các biểu đồ còn lại. Nếu như các biểu đồ kích thước hiển thị cùng đơn vị thì việc vẽ đơn giản hơn, nhưng nếu khác chỉ số thì việc phải chú thích riêng ra từng loại theo năm khá mất thời gian.
2. Các dạng biểu đồ miền Dấu hiệu nhận biết:
Có rất nhiều học sinh bị nhầm lẫn giữa biểu đồ miền và điều đò tròn, tuy nhiên nếu như nắm vững được kiến thức chúng ta sẽ thấy biểu đồ miền là loại biểu đồ “nhiều năm, ít thành phần”. Nó ngược lại hoàn toàn so với biểu đồ tròn và hơn thế nữa loại biểu đồ này thường nó có hình chữ nhật hoặc vuông và được chia ra làm các miễn khác nhau.
Các bước vẽ biểu đồ miền:
Bước 1: Bạn hãy nhớ rằng biểu đồ miễn có dạng hình vuông hoặc chữ nhật và các thành phần trong nó được chia ra làm nhiều miễn khác nhau và chúng chồng lên nhau. Cứ mỗi miền sẽ đại diện cho một đối tượng cụ thể nào đó, đó là lý do biểu đồ này ít miền nhưng nhiều năm.
Bước 2: Các cột mốc thời gian của nó cũng giống như các dạng biểu đồ mà chúng ta hay gặp với cột mốc năm được chia ra ở 2 bên. Chiều cao của biểu đồ được thể hiện đơn vị của biểu đồ còn chiều ngang là theo năm.
Điều khó nhất khi vẽ dạng biểu đồ này chính là tỉ lệ của nó bởi ranh rới giữa các miền to hay nhỏ phụ thuộc vào chỉ số mà nó đang thể hiện.
Bước 3: Hoàn thành biểu đồ bạn chỉ cần ghi số liệu tương ứng với vị trí nó đang được hiển thị trên từng miền.
Các dạng biểu đồ miền thường gặp:
Có 2 loại biểu đồ miền thường gặp mà bạn có thể thấy đó chính là biểu đồ miền chồng nối tiếp nhau và biểu đồ chòng từ gốc tọa độ. Cả 2 điều đồ này đều là biểu đồng chồng có nghĩa nó sẽ có hình cốt với lần lượt các giá trị trồng lên nhau và to hay nhỏ tùy vào đơn vị được chỉ định sẵn trong bài.
3. Các dạng biểu đồ hình cột Dấu hiệu nhận biết:
Đây là dạng biểu đồ sử dụng khi chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí và sử dụng để so sánh về độ lớn tương quan giữa các đại lượng. Ví dụ như biểu đồ về diện tích của một khu vực nào đó hoặc biểu đồ so sánh sản lượng của 1 số địa phương hay là dân số của địa phương đó.
Cách vẽ biểu đồ hình cột:
Bước 1: Đầu tiên chúng ta phải chọn tỉ lệ thích hợp để vẽ biểu đồ môn Địa Lý dạng cột này và sau đó kẻ hệ trục vuông góc với trục đứng thể hiện đơn vị các đại lượng còn trực ngang thể hiện các năm của các đối tượng.
Bước 2: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy và để hoàn thiện bản đồ bạn cần phải ghi các số liệu tương ứng cũng như các cột tiếp theo để vẽ kí hiệu vào cột.
Các loại biểu độ hình cột hay gặp
Có bốn loại biểu đồ hình cột mà chúng ta có khả năng gặp phải trong quá trình làm bài là biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ cộ đơn gộp nhóm cũng như biểu đồ thanh ngang. Thông thường các cột chỉ khác nhau về độ cao còn về bề ngang chúng hoàn toàn phải bằng nhau.
Các biểu đồ cột sẽ hiển thị độ cao của cột tương ứng với các giá trị theo dữ liệu được gán cho.
4. Dạng biểu đồ đường Cách nhận biết biểu đồ:
– Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi đại lượng địa lí khi số năm nhiều và thay đổi liên tục, nó biểu hiện tốt độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có cùng đơn vị hoặc khác.
Cách vẽ biểu đồ đường:
Bước 1: Để vẽ biểu đồ đường bạn cần kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian.
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục và căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ chuẩn cũng như thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng.
Bước 3: Điền nốt các thông số cũng như các kí hiệu để hoàn tất việc vẽ biểu đồ môn Địa Lý.
Các loại biểu đồ dạng đường:
Có 2 loại biểu đồ dạng đường là loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đồi và loại có một hoặc nhiều vẽ theo giá trị tương đối. Như đã nói ở trên thì biểu đồ dạng đường tương đối là loại có giá trị tăng liên tục, thể hiện tốc độ tăng trường còn với loại tuyệt đối là có số thống kế chính xác theo dữ liệu của từng năm.
Vẽ Và Phân Tích Các Bài Tập Biểu Đồ Địa Lý Lớp 9
Hướng dẫn học sinh lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp
Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất, có thể dựa vào: Lời dẫn (đặt vấn đề); bảng số liệu thống kê (bảng % hay tuyệt đối); lời kết nêu yêu cầu cụ thể cần làm.
Nếu bảng số liệu đưa dãy số (số liệu % hay tuyệt đối) thể hiện sự phát triển của các đối tượng theo một chuỗi thời gian, ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng thành phần cơ cấu, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn khi có số liệu tương đối hoặc tuyệt đối của các thành phần hợp đủ giá trị tổng thể (mới có đủ dữ kiện tính ra tỉ lệ cơ cấu (%) để vẽ biểu đồ tròn).
Nếu một tổng thể có quá nhiều thành phần, khó thể hiện trên biểu đồ tròn (vì các góc hình quạt sẽ quát hẹp), trường hợp này chuyển sang biểu đồ cột chồng dễ thể hiện hơn.
Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3 thời điểm, không thể vẽ biểu đồ tròn, trường hợp này sẽ phù hợp với biểu đồ ba miền.
Hình thành cho học sinh kỹ năng tính toán, xử lí số liệu
Các kỹ năng gồm: Tính tỉ lệ giá trị cơ cấu (%); quy đổi tỉ lệ % ra góc hình quạt đường tròn;
Tính bán kính các vòng tròn có giá trị đại lượng tuyệt đối khác nhau (nếu số liệu của các tổng thể chỉ được ghi theo tỉ lệ %, sẽ vẽ các hình tròn có bán kinh bằng nhau. Nếu số liệu của các tổng thể được ghi bằng các đại lượng tuyệt đối lớn nhỏ hơn nhau, ta sẽ vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau);
Tính tỉ lệ chỉ số phát triển: Bảng số liệu về tình hình phát triển có ba đối tượng trở lên, với 3 đối tượng khác nhau, cần tính thành chỉ số phát triển % bằng cách: Đặt năm đầu tiên trong bảng thống kê thành năm đối chứng bằng 100%. Giá trị đại lượng của các năm tiếp theo đều được chia cho giá trị đại lượng năm đối chứng rồi nhân với 100 sẽ thành tỉ lệ phát triển % so với năm đối chứng.
Kỹ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn
Bước 1: Kẻ trục toạ độ trục đứng ghi các mốc về giá trị của đại lượng, trục ngang thể hiện các mốc thời gian. Chú ý kẻ trục dứng và trục ngang đảm bảo tính mỹ thuật, dễ quan sát
Nếu các đại lượng có giá trị quá lớn, quá lẻ có từ 3 đại lượng khác nhau trở lên thì chuyển đại lượng tuyệt đối thành tương đối để vẽ.
Đầu 2 trục vẽ hình mũi tên chỉ chiều tăng lên. Trên trục ngang chia mốc thời gian phải phù hợp khoảng cách năm, ở mỗi năm nên kẻ nét đứt mờ thẳng đứng để đánh dấu các đỉnh ở mỗi năm cho thẳng. Trục đứng phải ghi mốc giá trị cao nhất cao hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu.
Bước 2: Xác định các đỉnh, căn cứ vào bảng số liệu đối chiếu mốc trên trục đứng và trục ngang để xác định toạ độ các đỉnh. Nếu là biểu đồ có 2 đường biểu diễn trở lên, các đỉnh vẽ theo các kí hiệu khác nhau để phân biệt.
Ghi số liệu trên đầu các đỉnh; kẻ các đoạn thẳng nét đậm nối đầu các đỉnh để thành đường biểu diễn.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ – Lập bảng chú giải có khung, tên biểu đồ.
Kỹ năng vẽ biểu đồ cột
Bước 1: Kẻ trục toạ độ chú ý sự tương quan giữa trục đứng và trục ngang cho phù hợp.Trục đứng ghi các mốc về giá trị của đại lượng, trục ngang thể hiện các mốc thời gian, giai đoạn hoặc địa điểm…
Chú ý mốc thời gian đầu tiên trên trục ngang cần lùi cách trục đứng một đoạn nhất định để khi vẽ cột không đè lấp vào trục đứng.
Bước 2: Dựng cột cần đảm bảo các cột đứng phải thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian của trục ngang; cần đối chiếu với các mốc giá trị trên trục đứng để vẽ cho chính xác độ cao các cột; các cột có chiều ngang như nhau không quá to hoặc quá nhỏ; ghi số liệu lên đầu các cột.
Bước 3: Kí hiệu cho các cột nếu là 2 đối tượng t Thời gian nào…?
Kỹ năng vẽ biểu đồ tròn
Để vẽ biểu đồ tròn phải biết sử lí một số trường hợp tính toán (tính tỉ lệ cơ cấu %, quy đổi % ra góc hình quạt, tính bán kính khi tổng thể có giá trị tuyệt đối khác nhau).
Bước 1: Nghiên cứu đặc điểm chuỗi số liệu để xác định cần vẽ bao nhiêu hình tròn, vẽ hình tròn bằng nhau hay to, nhỏ khác nhau.
Bước 2: Thực hiện các phép tính cần thiết (tính tỉ lệ%. quy đổi % ra độ) nếu bảng số liệu dưới dạng tuyệt đối.
Bước 3: Cần sử dụng com pa và kẻ đường vòng tròn bằng nét mực mảnh, bố trí cân xứng với trang giấy. Nếu không cùng bán kính thì nên lấy thước kẻ bán kính trước rồi mới sử dụng com pa vẽ hình tròn (lưu ý các tâm của vòng tròn nên đặt trên cùng 1 đường thẳng).
Bước 4: Tiến hành vẽ các thành phần cơ cấu (hình quạt) cần đúng quy tắc sau:
Dùng thước đo độ để vẽ cho chính xác; vẽ từ tia 12 giờ, thuận chiều kim đồng hồ (trên mặt đồng hồ); vẽ lần lượt các thành phần trên bảng xắp xếp; kẻ các kí hiệu để phân biệt nan quạt (chú ý hình quạt có diện tích lớn kẻ nét thưa, hình quạt diện tích nhỏ kẻ nét mau vừa tiết kiệm thời gian mà không gây cảm giác bị rối).
Bước 5: Hoàn thành biểu đồ. Ghi tỉ lệ cơ cấu lên nan quạt, dưới mỗi biểu đồ ghi năm hoặc ngành hay vùng miền, lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ..
Vẽ biểu đồ cột chồng
Bước1: Xử lí số liệu tính ra tỉ lệ % nếu bảng số liệu là tuyệt đối.
Bước 2: Dựng một hệ trục toạ độ như khi vẽ biểu đồ cột, khoảng cách các cột vừa phải dễ quan sát, chiều ngang cần thiết không bé quá để thể hiện các thành phần bên trong.
Bước 3: Vẽ chiều cao các cột bằng 100%, vẽ các thành phần đầu tiên được chồng từ gốc toạ độ căn cứ vào thứ tự rồi chồng tiếp thành phần còn lại (đối với biểu đồ có 3 đối tượng trở lên để vẽ cho chính xác, và nhanh hơn thì khi vẽ thành phần thứ 2 lấy tỉ lệ cộng với tỉ lệ của thành phần 1 rồi vẽ tiếp lên).
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Kí hiệu các thành phần, ghi số liệu vào từng ô của các thành phần; lập bảng chú giải, tên biểu đồ.
Vẽ biểu đồ miền
Bước 1: Nếu bài cho số liệu tuyệt đối cần tiến hành chuyển sang số liệu tương đối
Bước 2: Kẻ khung hệ toạ độ gồm: Trục ngang thể hiện mốc thời gian, chia mốc phù hợp với tỉ lệ khoảng cách năm;
Trên thời gian đầu và cuối của trục ngang, ta dựng 2 trục đứng có mốc từ 0 đến 100. Nối đỉnh 2 trục đứng ngang mốc 100 để khép kín không gian của biểu đồ.
Trên trục ngang vẽ mờ những trục đứng trên các mốc thời điểm.
Bước 3: Đánh dấu mốc giá trị % của từng thời điểm (giống biểu đồ đường) rồi kẻ đường biểu diễn cho thành phần thứ nhất để tạo miền cho thành phần 1.
Căn cứ vào tỉ lệ giá trị cơ cấu của thành phần thứ 2 ta vẽ đường biểu diễn của thành phần này tạo miền thành phần thứ 2 chồng lên thành phần thứ nhất. Nếu đối tượng có 3 thành phần thì miền còn lại là miền của thành phần 3.
Bước 4: Vạch kí hiệu phân biệt các miền, lập bảng chú giải, tên biểu đồ.
Kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ
Khi phân tích biểu đồ, cần căn cứ vào các số liệu ở bảng thống kê và đường nét thể hiện trên biểu đồ, không thoát ly khỏi các dữ kiện được nêu trong số liệu biểu đồ, không nhận xét chung chung (cần có số liệu dẫn chứng kèm theo các ý nhận xét). Phần nêu nguyên nhân cần dựa vào kiến thức các bài đã học để viết cho đúng yêu cầu.
Cần chú ý: Đọc kỹ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi nhận xét, phân tích; cần tìm ra mối liên hệ hay tính quy luật nào đó giữa các số liệu.
Không được bỏ sót các dữ kiện cần phục vụ cho nhận xét, phân tích; trước tiên, cần nhận xét phân tích các số liệu có tầm khái quát chung sau đó mới phân tích các số liệu thành phần;
Chú ý tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo cả hàng ngang và hàng dọc nếu có;
Chú ý những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình. Đặc biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột thể hiện sự đột biến (tăng hay giảm nhanh)
Tóm lại: Để vẽ và phân tích được biểu đồ các em học sinh căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn các dạng biểu đồ. Mỗi dạng biểu đồ đều có phương pháp vẽ khác nhau để tìm ra phương pháp vẽ nhanh, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác và tính mỹ quan.Ví dụ: 1. Vẽ biểu đồ tròn: Phương pháp vẽ theo dây cung nhanh hơn vẽ theo góc ở tâm. 2. Vẽ biểu đồ miền: Nên cộng cơ cấu ngành nông nghiệp với cơ cấu ngành công nghiệp để xác định điểm thứ 2. Dùng bút chì kẻ mờ những đường thẳng theo các năm thì khi xác định các điểm sẽ dễ dàng. 3. Vẽ biểu đồ tròn có bán kính cho trước thì nên hướng dẫn học sinh dùng thước cho chia mm kẽ đường bán kính trước sau đó dùng compa quay theo bán kính đó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tài Liệu Ôn Thi Địa Lý (Bài Tập Biểu Đồ) trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!