Xu Hướng 3/2023 # Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu (Bài 4): Giải Pháp Nào Giúp Giảm Thiểu Sự Nóng Lên Toàn Cầu? # Top 9 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu (Bài 4): Giải Pháp Nào Giúp Giảm Thiểu Sự Nóng Lên Toàn Cầu? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu (Bài 4): Giải Pháp Nào Giúp Giảm Thiểu Sự Nóng Lên Toàn Cầu? được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Moitruong.net.vn

– Hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như nắng nóng kéo dài dẫn đến hạn hán, cháy rừng, tỉ lệ động vật tuyệt chủng tăng lên, băng tan khiến mực nước biển dâng cao, ô nhiễm không khí, bão bụi và sạt lở đất… Tất cả đều khiến trái đất dần bị hủy hoại và nhấn chìm. Do đó,  cần có những giải pháp ứng phó, khắc phục làm giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu để cứu lấy chính mình.

Trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm qua, quá trình công nghiệp hoá đã làm gia tăng lượng khí thải nhà kính vào bầu khí quyển. Hiện tượng BĐKH diễn ra ngày càng rõ rệt, thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt, sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước.

Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết… Mực nước biển tăng cao và đang dần ấm lên, sự nóng lên của toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên.

Hạn hán và thiếu nước đang đe dọa cuộc sống của người dân

Với những diễn biến cực đoan trên, BĐKH được xem là một vấn đề môi trường nghiêm trọng có nguy cơ gây ra sự thay đổi lớn cho sự sống, bao gồm tất cả mọi người và mọi vật. Chính vì thế, cần phải có những biện pháp ngăn chặn và làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng

Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà “môi trường”… sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, hệ thống giao thông thuận lợi cũng sẽ góp một phần nhỏ trong việc giảm tải lượng khí thải do xe cộ thải ra môi trường. Các khu công nghiệp cần quy hoạch khoa học, xử lý khí thải để giảm lượng ô nhiễm môi trường.

Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí thiên nhiên… Đang gây ra hiệu ứng nhà kính rất lớn. Chính vì vậy, để khắc phục biến đổi khí hậu cần phải tìm ra giải pháp an toàn. Hoặc sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới (gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, hạt nhân, năng lượng hydrogen…) thay thế các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống

Giảm chi tiêu

Giảm chi phí chi tiêu sẽ giúp giảm các hoạt động sản xuất. Từ đó lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính của các nhà máy cũng bị hạn chế. Chúng ta có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu an toàn hoặc tái chế để tiết kiệm sản xuất.

Bảo vệ tài nguyên rừng

Hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Việc này khiến cho lượng CO2 thải vào môi trường tăng cao, gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về khí hậu, môi trường khác như mưa lũ, băng tan… Vì thế, biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả là cần ngăn chặn được nạn chặt phá rừng bừa bãi.  Thêm nữa, cần phải nâng cao ý thức,tích cực trồng và chăm sóc rừng; không xả rác thải ra môi trường để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

Tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu

Hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm

Túi nilon không chỉ gây biến đổi khí hậu ngay từ việc sản xuất mà kể cả việc sử dụng. Quá trình sản xuất túi nilon cần sử dụng khí đốt, dầu mỏ, kim loại nặng, chất hóa dẻo, phẩm màu… Đây là những chất cực kì có hại đối với sức khỏe con người và môi trường.

Bên cạnh đó, túi nilon rất khó phân hủy ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.

Tiết kiệm điện, nước

Tiết kiệm điện sẽ giúp giảm sự ô nhiễm môi trường khá hiệu quả. Người dân có thể sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm, tắt khi không sử dụng. Thêm nữa, nguồn nước không phải là tài nguyên vô tận. Chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước để không làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Làm việc gần nhà

Khi đi làm xa, con người cần phải sử dụng các phương tiện tham gia giao thông. Từ đó lại tăng thêm một lượng chất thải nhất định vào môi trường. Vì vậy, khi làm việc gần nhà, chúng ta có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Giúp giảm lượng khí thải vào môi trường. Đây là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu ai cũng có thể thực hiện được.

Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả

Việc trồng rau xanh – sạch, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sẽ hạn chế được các lượng chất độc hại ra môi trường. Ngoài ra, nếu ăn nhiều rau xanh, ăn ít thịt sẽ hạn chế được hoạt động chăn nuôi. Nơi tác động lớn đến hiện tượng làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Vì thế, việc ăn uống thông minh vừa tốt cho sức khỏe. Lại vừa là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu lành mạnh trong đời sống của con người.

Khai thác những nguồn năng lượng mới

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt nếu như con người không tìm kiếm thêm nguồn nhiên liệu mới. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các chuyên gia đã khai phá ra những nguồn năng lượng mới an toàn với môi trường như năng lượng từ mặt trời, gió, nhiệt, sóng biển và ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước,…

Môi trường là chính cuộc sống của chúng ta, vì thế cần phải hành động ngay, áp dụng các biện pháp vào thực tiễn để đẩy lùi ô nhiễm, ngăn ngừa biến đổi khí hậu có thể xảy ra. Khi môi trường trong xanh thì mới đem lại sự phát triển toàn diện, bền vững cho nền kinh tế, xã hội và cuộc sống của người dân.

Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất

Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời… nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển như quá trình phun nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO2 hơn…

An Nhiên

Thế Giới Nên Giải Quyết Vấn Đề Biến Đổi Khí Hậu Như Thế Nào?

Các mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris là giữ nhiệt độ Trái đất ở mức chỉ tăng từ 1,5 độ C đến 2 độ C vào năm 2030. Tuy nhiên với tình trạng diễn biến khí hậu phức tạp như hiện nay, chúng ta cần phải “dọn sạch” hành động của mình hoặc chúng ta sẽ đẩy hệ thống khí hậu quá xa khỏi trạng thái cân bằng và nhân loại sẽ phải đối mặt với những thiệt hại kinh tế và khí hậu trầm trọng trong tương lai gần.

Gần đây, các tổ chức trên nhiều lĩnh vực đã và đang phát triển các dự án và sự đổi mới tuyệt vời để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như các Mục tiêu Phát triển Bền vững khác.

Giải thưởng Giải pháp Khí hậu của Liên hợp quốc, sẽ được trình bày trong COP23, làm nổi bật một số dự án đột phá nhất tiến đến hành động về khí hậu kể từ Thỏa thuận Paris năm 2015.

Một dự án đang thực hiện một cách tuyệt vời việc khuyến khích người tiêu dùng thực hành hành vi mua sắm bền vững là Thẻ Tín dụng Xanh. Viện Công nghệ và Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc và Bộ Môi trường Hàn Quốc đã phân phối hơn 15 triệu Thẻ tín dụng Xanh, thưởng cho người tiêu dùng mua các mặt hàng xanh. Người mua hàng có thể chọn nếu họ muốn đổi điểm thưởng lấy tiền hoặc tặng chúng cho một tổ chức phi lợi nhuận.

Người tiêu dùng có thể nhận được điểm thưởng trên gần 2.000 sản phẩm từ hơn 220 công ty. Điều này không chỉ khuyến khích người mua hàng mua bền vững mà còn khuyến khích các công ty cung cấp hàng hóa thân thiện với môi trường.

Cuối cùng, tặng cho mọi người thêm phần thưởng khi lựa chọn các giải pháp thân thiện với môi trường là một cách tuyệt vời để kích cầu hướng tới hành vi tiêu dùng xanh và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Xây dựng văn hóa ý thức về khí hậu:

Một công ty đi đầu trong việc thúc đẩy hành động về khí hậu là nhà bán lẻ Anh Marks & Spencer. Thương hiệu này là nhà bán lẻ khổng lồ đầu tiên đạt được phát thải Carbon cuối cùng là không, nó đã thành công trong hơn 1.400 cửa hàng.

Thương hiệu này sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và mua các khoản “bù đắp cacbon” (carbon offset) thông qua các đối tác được chứng nhận để giữ phát thải các bon là không.

Marks & Spencer cũng kết nối với các nhân viên bằng cách cung cấp các thiết bị giám sát năng lượng miễn phí và khuyến khích các nhà cung cấp cắt giảm phát thải cacbon bất cứ khi nào có thể.

Nhà bán lẻ này cũng mời người tiêu dùng tham gia trái phiếu xanh, tạo vốn cho việc lắp đặt năng lượng mặt trời trên các cửa hàng của công ty.

Cuối cùng, nếu bạn có thể kết hợp các hành động khí hậu trong suốt quá trình vận hành và làm việc với các nhà cung cấp, nhân viên và người tiêu dùng, bạn sẽ có thể là người dẫn đầu một cách hiệu quả trong kinh doanh bền vững đích thực.

Đổi mới Tác động:

Procter & Gamble, Mỹ, chuyên về chất tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, đã giới thiệu sự đổi mới và cam kết bền vững trong một chai dầu gội đầu Head & Shoulders gần đây. Công ty hợp tác với TerraCycle để chế tạo một chai đựng từ nhựa đại dương được thu hồi. Một khi chai được sử dụng nó có thể được tái chế. Không chỉ làm giảm nhiên liệu hóa thạch cần thiết để làm ra chai của P & G, nó còn lấy chất thải nhựa từ môi trường và tạo nên một chu kỳ quản lý chất thải có trách nhiệm.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu tiếp tục là một trong những vấn đề bức xúc nhất của thời đại chúng ta. Tất cả các tổ chức trong các lĩnh vực phải tích cực giảm phát thải để đạt được các mục tiêu khí hậu đã đề ra trước đó.

Đồng thời, kể từ Thỏa thuận Paris, đã có một sự trỗi dậy các cam kết và đổi mới đến từ khu vực tư nhân, cũng như các quốc gia trên thế giới. Các sáng kiến ​​doanh nghiệp bao gồm các chương trình khen thưởng cho người tiêu dùng, bù đắp cacbon, cải thiện tính bền vững vận hành, và thay đổi nguồn nguyên liệu cho sản phẩm và bao bì.

Bây giờ hơn bao giờ hết, các công ty phải tận dụng sức mua, các kỹ năng độc đáo và ảnh hưởng văn hóa để đạt được một tương lai cacbon thấp, bền vững vì triển vọng kinh doanh dài hạn cũng như vì lợi ích cho con cháu chúng ta.

Hiện Tượng Nóng Lên Toàn Cầu: Một Góc Nhìn Khác

Một trong những sự kiện trọng đại bậc nhất trong lĩnh vực môi trường của năm 2008 vừa qua là hội nghị về vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu mới diễn ra trong tháng 12 tại Poznan, Ba Lan dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc. Khoảng 9.000 đại diện của 190 quốc gia trên thế giới tham dự cuộc đàm phán kéo dài trong suốt thượng tuần tháng 12 nhằm mục đích mở đường cho một thoả thuận vào năm sau để thay thế Nghị định thư Kyoto (1997) sắp kết thúc sứ mạng của mình vào năm 2012. Nghị định thư Kyoto 1997, được 37 quốc gia, chủ yếu là các quốc gia công nghiệp cam kết đến năm 2012 sẽ cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gases, như CO­­2, hơi nước, CH4, N2O…) ít nhất 5% so với mức thải năm 1990.Điều đầu tiên và tiên quyết ở đây là: có thể khẳng định CO2 và các khí nhà kính khác là một trong số những thủ phạm gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, dẫu chưa chắc chắn chúng là thủ phạm chính. Vậy thì lý do nào để các nhà khoa học cũng như các nhà hoạt động môi trường luôn “chĩa mũi nhọn” vào các khí nhà kính mỗi khi đề cập đến hiện tượng nóng lên toàn cầu?

Câu trả lời có thể được tìm thấy ở việc áp dụng “nguyên lý phòng ngừa” (Precaution Principle) trong các “nguyên lý cho vấn đề phát triển bền vững về sinh thái” (ESD: ecologically sustainable development): việc gì có khả năng ảnh hưởng xấu đến môi trường thì dẫu chưa có đủ những chứng cứ về mặt khoa học ta cũng phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa (phòng bệnh hơn chữa bệnh !). Do đó dẫu chưa có những chứng cứ chắc chắn về việc liệu CO2 và các khí nhà kính khác có phải là thủ phạm chính gây ra hiệu ứng nóng lên toàn cầu hay không thì ta vẫn phải ngăn chặn trước. Hơn nữa, thủ phạm này thuộc loại “nhân tai” nên con người càng có trách nhiệm và có khả năng trong tầm tay ngăn chặn được nếu quyết tâm.

Việc hoài nghi về thủ phạm chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu nói trên (nóng lên toàn cầu là “nhân tai” hay thiên tai), xuất phát từ việc các nhà khoa học tin rằng có những “bằng chứng” cho việc này.

Trong lịch sử, trái đất đã trải qua những giai đoạn nóng lạnh khác nhau, đó là một chu trình tự nhiên (như con người có ngày cảm lạnh, ngày nóng sốt vậy). Trong quá khứ đã có những kỷ băng hà lớn nhỏ khác nhau (một kỷ băng hà là một giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái đất, dẫn tới sự mở rộng của các dải băng lục địa, các dải băng địa cực và các sông băng trên núi). Kỷ băng hà cuối cùng được cho là đã kết thúc khoảng 10.000 năm trước; và xen kẽ vào các thời kỳ băng hà chính là các giai đoạn “nóng lên ” của quả đất (nhưng rõ ràng trong quá khứ chưa có bàn tay của con người trong vấn nạn tăng lượng khí CO2 cũng như các khí nhà kính khác như ngày nay).

Ảnh bên : Dải băng Larsen Ice Shelf ở Nam Cực

Nguyên nhân của các kỷ băng hà và các giai đoạn nóng lên giữa chúng cho đến nay vẫn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận chung cho rằng: chúng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm thành phần khí quyển, những thay đổi của quỹ đạo trái Đất quanh mặt trời (như độ nghiêng của trục trái đất), quỹ đạo của mặt trời quanh Ngân Hà, các hoạt động của mặt trời (như gió mặt trời) và vị trí của các lục địa. Nghĩa là, hầu hết đều do “thiên tai” chứ không phải “nhân tai”. Hơn thế nữa, còn nhớ vào đúng tháng này năm ngoái ngay cả trong Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Bali, Indonesia (3/12 – 14/12/07) Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cũng chỉ kết luận rằng tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu “rất có thể” (chứ không khẳng định chắc chắn) là do hành vi của con người gây ra.

Một nhà khoa học tiêu biểu cho trường phái này là chúng tôi James Koermer, một chuyên gia khí tượng tại Đại học Plymouth State (Hoa Kỳ). Trong buổi thuyết trình mới đây nhất tại trường (19/11/2008), ông cho rằng trái đất đã trải qua nhiều giai đoạn nóng lạnh, cách đây hơn một triệu năm đã có những giai đoạn nóng hơn hiện nay. Ông thêm rằng có nhiều bằng chứng cho thấy giai đoạn nóng lên toàn cầu trong quá khứ gần đây nhất bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ trước và kết thúc vào khoảng năm 1600; (tiếp theo là giai đoạn “lạnh đi toàn cầu” kéo dài khoảng 100 năm). Giai đoạn nóng lên toàn cầu mới đây bắt đầu từ khoảng năm 1700, trùng với sự khởi đầu của thời đại công nghiệp (và do đó thường được gán cho quá trình công nghiệp hoá gây ra). Cũng theo ông, với hiện tượng nóng lên toàn cầu thì hơi nước chịu trách nhiệm chính: khoảng 95%, các khí nhà kính khác (bao gồm cả CO2) chỉ đóng góp khoảng 5%(!?)

Bằng chứng khoa học rõ ràng nhất cho hiện tượng này xuất phát từ một sự kiện chấn động thế giới: sự kiện khủng bố ngày 11/ 9/ 2001. Ba ngày sau sự kiện trên, xuất phát từ lệnh cấm của chính quyền Liên Bang, trên bầu trời nước Mỹ đã xảy ra tình trạng chưa từng có: vì lý do an ninh, ngoại trừ một số ít máy bay quân sự, toàn bộ các máy bay khác đều không được cất cánh. Lệnh cấm này lại bất ngờ tạo ra một cơ hội hiếm có cho các nhà khoa học: khảo sát ảnh hưởng của khói thải từ động cơ máy bay đối với khí hậu. Kết quả quan trắc cho thấy một điều thú vị là: tại một số vùng trước đây có cường độ máy bay hoạt động cao thì nay nhiệt độ tăng thêm khoảng 1oC. Rõ ràng là khói thải từ máy bay có khả năng làm giảm nhiệt độ khí quyển.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tính hai mặt của hiện tượng này, chính sự tồn tại của nó đã làm “lu mờ”, giảm nhẹ đi nhiều hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nếu không có nó hẳn sự nóng lên toàn cầu sẽ gay gắt hơn rất nhiều. Nó được ví như chiếc “mặt nạ” che lấp đi phần nào khuôn mặt “quỷ dữ” thật sự của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Cuối cùng, dù có tranh luân ra sao đi nữa thì cũng có thể khẳng định CO2 cũng là một trong số những thủ phạm gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hơn nữa, việc gia tăng hàm lượng của nó trong khí quyển là do chính con người tạo ra. Do đó, con người phải có trách nhiệm với nó và việc áp dụng “nguyên lý phòng ngừa” là rất cần thiết trong trường hợp này. Đó cũng là lý do tại sao 190 quốc gia trên thế giới tụ hội tại Poznan, Ba Lan tham dự vào hội nghị về sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Nguyễn Văn Trung

Nóng Lên Toàn Cầu Và Những Điều Chúng Ta Nên Biết

Nóng lên toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên trái đất tăng lên. Nhiệt độ tăng lên sẽ làm mực nước biển tăng lên do băng tan, cũng có thể bao gồm cả việc mở rộng hoang mạc ở các vùng nhiệt đới. được dự đoán nơi ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là Bắc Cực.

Vì sao trái đất ngày càng nóng lên?

Sự phát triển kinh tế

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự phát triển mạnh của nền kinh tế toàn cầu. Trong quá trình công nghiệp hóa sinh các nhà máy xả chất thải, khí thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỷ loại phương tiện giao thông dùng nhiên liệu như xăng, dầu… những chất thải này chủ yếu là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong khí quyển khi anh nắng mặt trời chiếu nhiều vào làm tăng nhiệt độ trên bề mặt trái đất

Các hiệu ứng nhà kính làm thủng tân ozon, tầng này giúp ngăn những tia cực tím chiếu xuống trái đất. Những vùng bị thủng lớp ozon sẽ bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độn ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm nên thành ra ban ngày rất lạnh còn ban đêm rất nóng. Ô nhiễm không khí do quá trình phát triển công nghiệp quá nhanh, khí thải của các nhà máy ra môi trường không khí bên ngoài không kiểm soát được gây nên sự ô nhiễm không khí nặng.

trong tự nhiên khí CO2 sẽ được cây quang hợp và co ra khí OXY, nhưng hiện nay rừng bị tàn phá một cách nghiêm trọng nên không đủ cây xanh để quang hợp làm khí CO2 ngày càng nhiều sẽ làm trái đất nóng lên. rừng bị tàn phá nhiều thì ánh nắng mặt trời sẽ chiếu thẳng xuống mặt đất khi không có tán cây che lại, những vùng đất đó sẽ trở nên khô cằn. Còn mùa mưa nếu không có rừng ngăn lũ thì sẽ tạo nên những vùng đất xói mòn, không có rừng giữ nước thì mùa khô sẽ tiếu nước sẽ dẫn đến hạn hán.

Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước là một nguyên nhân lớn dẫn đến sự sự biến đổi khí hậu. Nhu cầu nước uống và sinh hoạt ở nhiều vùng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Sự ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất cũng gây ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn nước và ngược lại. Rác thải ở khắp mọi nơi đã làm cho nhiệt độ trái đất ngày một tăng, các loài sinh vật ở một số nơi không thể tiếp tục sinh tồn và có nguy cơ tuyệt chủng. Khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với nguồn lương thực, nhiên liệu, và thu nhập của chúng ta cũng bị mất đi. Và nền kinh tế cũng đang dần bị suy sụp. Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ Trái Đất.

Nguyên nhân tự nhiên củng gây ô nhiễm môi trường bao gồm việc phát thải khí metan với sô luojng lớn từ Bắc Cực và các vùng đất ẩm ướt. Khói bụi từ những vụ phun trào núi lửa củng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Trái đất nóng lên làm nhiệt độ ở Bắc Cực và Nam Cực tăng lên làm tan băng. Khi băng tan ra, làm lộ những lớp CO2 vĩnh cửu, lớp CO2 vĩnh cửu này sẽ tham gia tuần hoàn với khí CO2 trên trái đất, khi đó vì lượng cây xanh quá ít không thể quang hợp đủ để tạo ra OXY. vậy lượng CO2 còn lại sẽ làm cho trái đất ngày càng nóng lên.

Thay đổi mực nước biển trên toàn cầu

Khi nhiệt độ tăng lên, mực nước biển trên toàn cầu sẽ tăng lên do băng tan ra. Nước từ các sông băng tan chảy sẽ chảy ra các đại dương, sẽ làm mực nước biển tăng. Hãy tưởng tượng việc trái đất bị bao phủ bởi toàn bộ nước biển, vậy cúng ta sẽ sống ra sao, di chuyển khó khăn và đặc biệt là khan hiếm nguồn nước ngọt.

Sự tuyệt chủng của các loài động vật

Sự tăng nhiệt độ trên toàn cầu củng gây cản trở việc đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Theo ủy ban Liên chính phủ (IPCC), việc tăng nhiệt độ toàn cầu từ 1,5-2,5 sẽ làm co 20-30% các loài động vật có thể bị tuyệt chủng. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho động vật mất môi trường sống như các loài ở vùng Bắc Và Nam cực. Trong khi nhiệt độ tăng củng ảnh hưởng đến các mô hình di cư của các loại chim khác nhau. Sự biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng nước mưa, tất cả sẽ ảnh hưởng đến con người.

Nóng lên toàn cầu và con người

Sự thay đổi đột ngột về các mô hình khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đó là sẽ không chịu đựng được các diều kiện khắc nghiệt, mà các dấu hiệu này đang thể hiện qua sự nóng lạnh thất thường hiện nay. Sự gia tăng tiên tai hạn hán hay lũ lụt, bão hoặc là động đất, sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nặng nề cho con người.

Sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến việc cung cấp nước và thực phẩm củng những điều kiện về kinh tế. Thay đổi lượng mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp, sản xuất điện… Củng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản…

Các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng lên, vì các côn trùng gây bệnh sẽ thích nghi với môi trường ẩm ướt, điều kiện nóng. Số lượng người chết vì dịch bệnh sẽ tăng lên, suy dinh dưỡng vì nguồn cung cấp lương thực bị hạn chế.

Đây chỉ là một trong những hậu quả mà chúng ta sẽ phải gánh lấy. Có nhiều người nói rằng việc trái đất nóng lên sẽ là quá trình diễn ra chậm, phải mất một vài thập kỉ mới có thể xảy ra. Nhưng họ đâu hay biết rằng, sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm, nóng lên toàn cầu này nguyên nhân là có sự góp phần của chúng ta là rất lớn và dự kiến tốc độ này sẽ xả ra nhanh hơn so với dự kiến. Chúng ta đã gây ra quá nhiều những hệ lụy như ngày hôm nay, và đã đến lúc chúng ta cần hiểu những nguyên nhân, ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu và tác hại củng nó. Đã đến lúc chúng ta tìm ra các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này xảy ra sớm nhất.

Có thể chúng ta không phải sống đến ngày để chịu những hệ lụy này, nhưng mà tất cả là vì các thế hệ tương lai.

Một số giải pháp có thể ngăn chặn sự nóng lên của trái đất

Tái sử dụng và tái chế

Góp phần giảm thiểu tình trạng trên, chúng ta hãy chọn các sản phẩm tái sử dụng thay vì những sản phẩm sử dụng một lần. Mua sản phẩm với sự tối thiểu bảo bì sẽ giảm tải lượng rác thải. Bạn có thể tái chế các vật dụng trong gia đình. Băng cách tái chế các vật dụng đó bạn đã có thể giản thiểu đi lượng rác và khí CO2 mỗi năm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu (Bài 4): Giải Pháp Nào Giúp Giảm Thiểu Sự Nóng Lên Toàn Cầu? trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!