Xu Hướng 3/2023 # Sự Thành Hình Của Kiến Trúc: 7 Sơ Đồ Phác Thảo Và Quá Trình Hình Thành Công Trình Của Mvrdv # Top 9 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sự Thành Hình Của Kiến Trúc: 7 Sơ Đồ Phác Thảo Và Quá Trình Hình Thành Công Trình Của Mvrdv # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Sự Thành Hình Của Kiến Trúc: 7 Sơ Đồ Phác Thảo Và Quá Trình Hình Thành Công Trình Của Mvrdv được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ những bản sơ phác đến phối cảnh diễn hoạ chân thực, có rất nhiều cách thức để Kiến trúc sư có thể truyền đạt những ý tưởng của mình đến người xem. Tuy nhiên, những năm gần đây đánh dấu sự phổ biến của một hình thức diễn hoạ khác: Giản đồ – “Diagram”. Loại hình diễn họa này vốn trước kia đã được sử dụng bởi các văn phòng kiến trúc nổi tiếng như OMA của KTS Rem Koolhas, để rồi sau đó được các thực tập sinh cũ của ông phổ biến rộng rãi – trong đó đáng kể đến là các KTS đến từ văn phòng danh tiếng của Hà Lan: MVRDV.

Các “diagram” của MVRDV được ứng dụng với mục đích đơn giản hoá và kết tinh lại chuỗi ý tưởng, thể hiện rõ tính nguyên bản của một concept kiến trúc. Những giản đồ này đã tái hiện lại quá trình sáng tạo của MVRDV với giải pháp thiết kế được định hình bởi cách tổ chức không gian và bối cảnh. Tạp chí Kiến trúc xin giới thiệu với bạn đọc về 7 “diagram” màu sắc của văn phòng MVRDV và các công trình được thành hình qua đó.

The Couch, IJburg, Hà Lan

Bản thiết kế một không gian đa năng cho một CLB quần vợt tại phía Đông TP Amsterdam được định hướng bởi nhiều công năng đa dạng, và bởi chính bối cảnh của khu IJburg, Amsterdam. Bắt đầu từ một khối chữ nhật đơn giản, các hình khối đã được biến đổi để cung cấp thêm góc nhìn cho khán đài và các khu vực xung quanh, trong khi vẫn duy trì các không gian cố định bên trong lõi công trình để bố trí các phòng thay đồ.

Nhà hát aan de Parade , ‘s-Hertogenbosch, Hà Lan

Hiện đang được xây dựng tại thành phố Den Bosch miền Nam Hà Lan, cũng giống với nhiều công trình văn hóa tương tự khác của OMA, Nhà hát aan de Parade được hình thành ý tưởng bởi chính công năng của công trình. Một cụm hình khối nhiều tầng bậc được tạo ra từ các quy trình giản lược, sau đó phủ lên toàn bộ kết cấu một lớp vỏ lưới đục lỗ một cách khéo léo, giúp dung hòa lại các yếu tố khác nhau bên trong.

Khu phức hợp Văn hóa Zaanstad, Zaanstad, Hà Lan

Hình thức và màu sắc độc đáo trong phương án của MVRDV cho khu phức hợp ở Zaanstad bắt nguồn từ những mái nhà phố mang dấu ấn lịch sử của vùng Zaanse Schans, một di sản thế giới đã được UNESCO công nhận. Công trình hình thành giống như một tác phẩm trưng bày nổi bật của chủ nghĩa Hậu hiện đại đương đại, khá tương đồng với phương thức tái hiện phong cách bản địa trước đây của nhóm KTS người Anh FAT (Fashion Architecture Taste).

Glass Farm, Schijndel, Hà Lan

Thêm một dự án nữa lấy cảm hứng từ những di sản kiến trúc Hà Lan, công trình Glass Farm hoàn thành năm 2013 gợi lại hình ảnh căn nhà truyền thống ở các trang trại vùng Schijndel. Các KTS của MVRDV đã phóng to những đường nét mái và chi tiết mặt đứng của một ngôi nhà bằng gạch thông thường, đặt vào bên trong đó nhiều nhà hàng, cửa hiệu và một trung tâm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe bên trong một lớp vỏ độc đáo bằng chất liệu kính ceramic-printed kĩ thuật số.

Tân Hồ đồng, Bắc Kinh, Trung Quốc

Các “diagram” của MVRDV tái hiện lại những “hồ đồng” – một loại hẻm phố truyền thống của Trung Quốc – nhưng với quy mô lớn hơn hẳn, kết hợp với những sáng tác kiến trúc khác, giúp cải tạo một phần thành phố Bắc Kinh mà không cần phá bỏ mạng lưới đô thị sẵn có. Những mã màu được lựa chọn làm nổi bật sự đa năng và tự do của phương án: từ những con hẻm dài, những sân bóng rổ cho đến những ngôi nhà xếp chồng và một mảnh vườn cho cộng đồng.

Seoul Skygarden, Seoul, Hàn Quốc

Được xem như “phiên bản Seoul” của dự án công viên trên cao The High Line tại TP New York mới công bố năm ngoái, các “diagram” của Skygarden Seoul bao gồm việc trồng cây theo mã màu giúp phân định các chức năng sử dụng khác nhau dọc th eo chiều dài công viên. Đoạn cao tốc dài 938m chạy kề Ga Trung tâm Seoul này sẽ được bảo phủ bởi 254 loại thực vật được phân loại theo bảng chữ cái tiếng Hàn.

Market Hall, Rotterdam, Hà Lan

Sự nhắc lại những nét truyền thống theo hướng hiện đại của lớp vỏ một ngôi chợ ở TP Rotterdam này được thành hình từ rất nhiều giản đồ “diagram” khác nhau, nhưng một trong những thứ được văn phòng MVRDV nhắc đến nhiều nhất chính là giản đồ “hiện thực hóa” này. Ngược lại với vẻ ngoài im ắng bằng kính, một bức tranh tường sống động được phủ lên toàn bộ bề mặt khối vòm bên trong – một tác phẩm nghệ thuật rộng 11,000m2 mà văn phòng chia sẻ “là bức ghép hình lớn nhất Châu Âu” được xây dựng!

Đức Thành, Huy Hoàng – chúng tôi

(Biên dịch từ Architizer)

© Tạp chí kiến trúc

Hướng Dẫn Học Vẽ Phối Cảnh Công Trình Kiến Trúc

Phối cảnh kiến trúc thực hiện việc lên ý tưởng, phối cảnh sản phẩm kiến trúc gửi đến khách hàng, giúp khách hàng hình dung ra sản phẩm của mình một cách tổng quan đến chi tiết. Từ đó có cơ sở để khách hàng lựa chọn hình thức cho ngôi nhà của mình trước khi tiến hành thi công xây dựng.

Vẽ phối cảnh có thể được thực hiện bởi kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế kiến trúc, người làm họa viên kiến trúc.

Học vẽ phối cảnh công trình kiến trúc như thế nào?

Một người làm việc vẽ phối cảnh công trình kiến trúc ngoài việc sử dụng thành thạo các công cụ diễn họa 2D và 3D cũng cần có nền tảng kiến thức cơ sở về chuyên ngành kiến trúc, những nguyên tắc, nguyên lý cấu tạo và hình thành của công trình kiến trúc hết sức quan trọng, qua đó bạn cần phải được cung cấp những kiến thức một cách hệ thống và bài bản bao gồm:

– Kiến thức cơ sở ngành: Nắm vững kiến thức hình học họa hình, tạo hình kiến trúc, bố cục, tỷ lệ trong vẽ phối cảnh kiến trúc, hiệu quả công năng, nguyên lý thiết kế cấu tạo kiến trúc, hệ kết cấu…

– Kiến thức chuyên sâu ngành: Có kiến thức đầy đủ về công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp, thể loại phong cách từ đơn giản đến phức tạp với nhiều thể loại khác nhau. Cần hiểu sâu về sự kết hợp tính thẩm mỹ, công năng và kỹ thuật để ứng dụng thiết kế những công trình kiến trúc có tính sáng tạo cao, tính thẩm mỹ tốt hợp xu hướng thời đại, hợp lý về công năng, có giải pháp hệ thống cấu trúc và sử dụng vật liệu phù hợp…

– Kiến thức thực tế về nghề: Hiểu biết các nhu cầu về thiết kế kiến trúc hiện nay, các vấn đề trong tư vấn, triển khai, thực hiện và quản lý thiết kế kiến trúc.

– Kỹ năng sử dụng các phần mềm 3D chuyên nghiệp như 3dsmax hoặc revit, sketchup… đây là những công cụ phổ biến để thực hiện diễn họa kiến trúc, nội thất.

Cách đặt các góc camera trong phối cảnh 3D kiến trúc

Sau khi vẽ phối cảnh 3D kiến trúc một công trình hoàn thiện các bạn cần lựa chọn cách đặt góc camera phù hợp với vị trí mắt người ngoài đời thực để có cái nhìn tổng quát về các góc của sản phẩm và công trình. Cách đặt cam bạn có thể thực hiện theo như sau:

Chụp từ trên cao xuống

Chụp trực diện công trình ngang với tầm mắt nhìn

Chụp từ các góc theo phối cảnh ngoại cảnh

ảnh chụp từ những khu vực giải trí, vui chơi, tạo ấn tượng

Lập Trình Viên Muốn Thành Công Cần Tránh 7 “Không” Và Nhớ 3 “Nên” Này

Dù lập trình viên luôn nằm trong top những ngành nghề hấp dẫn nhất nhưng để thành công với nghề này không dễ. Lý do là vì hầu hết các lập trình viên luôn phạm phải 7 sai lầm nguy hiểm và bỏ qua 3 kỹ năng cần thiết sau.

John Sonmez là một developer nổi tiếng với những bài viết hữu ích giúp các developer khác xây dựng thương hiệu cá nhân, phát triển sự nghiệp. Trong suốt sự nghiệp của mình, anh đã đúc kết được 7 sai lầm nguy hiểm trong công việc của lập trình viên và từ đó, ITviec đã phát triển ra thêm 3 kỹ năng cần thiết để sự nghiệp của lập trình viên phát triển hơn.

You can read English version here

Tham khảo hàng trăm việc làm developer chất tại ITviec

Lập trình viên cần tránh 7 “không”

May mắn được trò chuyện với nhiều developer, tôi bất ngờ nhận ra: hầu như họ đều mắc phải một số sai lầm tai hại giống nhau. Thậm chí, họ còn không nhận ra sai lầm đó. Bản thân tôi cũng không ngoại lệ.

Không có mục tiêu rõ ràng

Vậy, để làm chủ vận mệnh của mình, bạn hãy:

Xác định đích đến cuối cùng cho sự nghiệp của bạn là gì?

Đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng cột mốc sự nghiệp: lúc nào thì bạn cần đạt được gì để tiến đến bước tiếp theo?

Điều bạn muốn hoàn thành ngay lúc này?

Bạn nên note lại, và dán giấy note ở những chỗ dễ nhìn thấy nhất mỗi ngày để không ngừng nhắc nhở bản thân.

Không đầu tư vào kỹ năng mềm

Tôi biết nhiều developer viết code giỏi, chạy thuật toán tốt. Họ hiểu và thực hiện những cấu trúc lập trình phức tạp đến mức tôi chẳng bao giờ muốn nghĩ đến.

Nhưng sau một khóa học về cách phát triển sự nghiệp lập trình, tôi đã vượt mặt họ. Không chỉ về vị trí công việc mà còn cả hiệu suất làm việc, performance, lương bổng….

Tôi nói điều này không phải để khoe khoang. Tôi chỉ muốn chỉ ra tầm quan trọng của kĩ năng mềm đối với sự nghiệp lập trình.

Kĩ năng mềm quan trọng không kém gì các kĩ năng kĩ thuật mà phần lớn developer ngày đêm rèn luyện.

Là một Software Developer, chắc bạn cũng hiểu rằng công việc của lập trình viên không chỉ có viết code mà còn bao gồm:

Chúng ta phải làm việc với con người hàng ngày, vì vậy kỹ năng giao tiếp rất cần thiết.

Deadline dồn dập, yêu cầu công việc của lập trình viên thay đổi không ngừng. Công việc đòi hỏi sự tập trung, tinh thần thép, khả năng tự khích lệ bản thân.

Chúng ta cũng cần học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên, nâng cao hiệu suất làm việc nhiều nhất có thể.

Nhưng cũng đừng quên chú ý sức khỏe cũng như tình hình tài chính cá nhân. Bỏ qua hai yếu tố này, bạn có thể gặp hậu quả khó lường.

Ý chính ở đây là, trong cuộc sống, dù bạn làm gì, kĩ năng mềm hầu như luôn quan trọng hơn kĩ năng cứng. Vậy nên, hãy học kĩ năng mềm!

Không tham gia cộng đồng

Một trong những điều mang lại lợi ích lớn cho công việc của lập trình viên, chính là tham gia vào cộng đồng. Việc tham gia một cộng dồng nào đó có nhiều lợi ích lớn lao:

Không chỉ trở thành một phần của tập thể lớn hơn, việc gia nhập cộng đồng còn giúp tôi không cảm thấy cô đơn, vì được thuộc về một nơi nào đó.

Nó cũng giúp tôi cải thiện kĩ năng, tạo mối quan hệ mới, đặt tham vọng cao hơn cho bản thân.

Ngoài ra, tham gia một cộng đồng với những người cùng làm công việc của lập trình viên có thể giúp bạn chia sẻ khó khăn, tìm kiếm lời khuyên hữu ích.

Nhưng làm thế nào để gia nhập một cộng đồng?

Có rất nhiều nhóm Meetup trên thế giới. Bạn chỉ cần tham gia các buổi chia sẻ của họ.

Tôi từng tình cờ học được cơ hội tạo khóa học Pluralsight tại Boise Code Camp vài năm trước. Từ đó, tôi đã tạo 55 khóa học cho họ.

Nếu không muốn trực tiếp gặp mọi người, bạn có thể tham gia những cộng đồng ảo.

Blog Simple Programmer là điều đầu tiên tôi làm để trở thành một phần của cộng đồng lập trình.

Bạn cũng có thể tham gia cộng đồng bằng cách cống hiến. Bắt đầu một blog của riêng bạn, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.

Không chuyên môn hóa

Nếu bạn theo dõi blog và nội dung mà tôi đăng trên Youtube, hoặc bạn từng đọc sách của tôi, bạn có lẽ đã nghe đến nhàm tai về việc “chuyên môn hóa.” Nhưng vì nó quá quan trọng, nên tôi cứ nhắc lại nó mỗi khi có dịp.

Chuyên môn hóa có nghĩa là chọn một ngách nhỏ và tập trung phát triển nó.

Điều này không có nghĩa là bạn không nên có kiến thức nền rộng – tôi là fan trung thành của việc biết nhiều ngôn ngữ. Tuy nhiên, hãy chọn một lĩnh vực để tập trung đào sâu hơn.

Điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp. Bạn cần trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Lợi ích của việc đó là:

Các chuyên gia luôn được mọi người săn đón, họ có mức lương cao hơn, họ được trả phí theo giờ, và họ có thể xây dựng danh tiếng nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn sẽ tận hưởng cảm giác biết về một mảng lập trình hoặc một công nghệ sâu hơn nhiều người khác.

Và, đừng lo ngại việc chọn lựa một lĩnh vực sẽ cản trở khả năng phát triển của bạn, vì điều đó rất hiếm xảy ra.

Không xây dựng thương hiệu cá nhân

Suốt cuộc đời bạn, nhiều thứ đến rồi đi. Bạn có thể thay đổi việc làm, thậm chí thay đổi bạn đời. Có thể giàu hoặc nghèo, cũng có thể gầy hoặc béo. Nhưng bất kể việc gì xảy ra trong đời, một điều sẽ luôn đi với bạn suốt cuộc đời…

Đó chính là Tên của bạn. Vậy bạn có nghĩ bạn nên đầu tư chút công sức cho nó?

Tên – hay thương hiệu cá nhân, là một yếu tố cực kì quá trị mà nhiều developer không nhận ra.

Nếu có danh tiếng tốt, bạn có thể xoay chuyện tình thế chỉ với một cái phẩy tay. Danh tiếng tốt giúp bạn rất nhiều trong việc tìm việc làm, thăng chức, giành khách hàng sộp hay gây dựng một start-up.

Tôi biết nhiều developer không bao giờ phải lo chuyện thất nghiệp, vì dù xảy ra việc gì, họ cũng sẽ kiếm được việc khác ngay trong vòng vài tiếng đồng hồ. Bởi vì họ đã có danh tiếng trong ngành.

Chúng ta thường thấy các công ty quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Bạn có từng nghĩ đến giá trị của quảng bá thương hiệu cá nhân?

Để xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành IT, tôi khuyến khích bạn nên bắt đầu viết blog cá nhân. Blog là một trong nhiều cách xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng bạn. Chọn một mảng cố định, học hỏi và viết về nó. Ngay hôm nay.

Một trong những cách hiệu quả nhất để viết blog là tạo nội dung hữu ích cho người đọc.

Ví dụ, blog của tôi được tạo ra để xây dựng thương hiệu cá nhân trên cộng đồng mạng.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hay website của tôi mang lại giá trị cho bạn, bạn sẽ chia sẻ nó. Bạn có thể sẽ đánh dấu và trở lại xem, hoặc đăng ký nhận thông tin.

Tôi tạo cả Youtube, đăng podcast, tham gia vào nhiều podcast của người khác, viết bài cho các blog với tư cách khách mời (như bài viết này cho ITviec), viết bài cho tạp chí, sách, và nói chuyện tại các event.

Bạn không cần phải làm mọi thứ tôi làm, nhưng chúng là những gợi ý tốt.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho software developer, thì tôi có một chuỗi bài chỉ bạn chính xác các bước để làm điều đó.

Nếu bạn muốn bắt đầu bằng việc viết blog, hãy đăng ký khóa học viết blog hoàn toàn miễn phí của tôi.

Không có side-project

Bạn nên có những dự án ngoài giờ làm việc.

Đối với công việc của lập trình viên, một side-project mang lại nhiều ích lợi mà bạn có thể không nhận ra.

Side-project là cách tuyệt vời để bạn cải thiện kĩ năng, đặc biệt trong lĩnh vực bạn muốn phát triển nhưng lại không thể làm trong giờ làm việc hàng ngày.

Side-project còn là cách tuyệt vời để phát triển các kỹ năng mới và học công nghệ mới. Sẽ rất có ích khi bạn cần tìm một công việc khác.

Và cũng đừng quên về những lợi ích kinh tế của việc làm side-project.

Bạn có thể không bắt đầu side-project để kiếm tiền. Nhưng chúng có thể là cách tuyệt vời để tạo thêm thu nhập.

Khoảng 4 năm trước, tôi bắt đầu xây dựng app trên Android và iOS như là side-project, và tôi vẫn đang kiếm tiền từ chúng. Tôi biết khá nhiều developer bắt đầu làm một vài side-project để học hỏi, nhưng cuối cùng chúng lại trở thành công việc chính của họ.

Tôi cũng là một trong những developer đó. Blog của tôi, và mọi thứ xung quanh Simple Programmer, là công việc chính của tôi. Tôi thích gọi bản thân mình là người hướng dẫn cho software developer, nhưng tôi nghĩ rằng mọi người hay gọi tôi là blogger.

Một side-project có thể rất vui. Nó cũng có thể là nơi xả stress hiệu quả khỏi công việc hàng ngày.

Không có kế hoạch tự học hỏi

Khi phỏng vấn vị trí Software Developer, một trong những câu đầu tiên tôi hỏi họ là về kế hoạch tự học. Họ đang làm gì để cải thiện bản thân?

Tôi hỏi, họ hay làm gì để giữ mình luôn cập nhật những thay đổi hàng ngày của ngành công nghiệp này.

Tôi hỏi, gần đây họ đọc quyển sách nào, và đâu là quyển sách mà họ nghĩ là mọi developer nên đọc.

Tôi tìm kiếm câu trả lời tiết lộ những kế hoạch cải thiện và phát triển bản thân. Bởi vì tôi biết, một người suy nghĩ không ngừng đến việc cải thiện bản thân sẽ thành công và sẽ giúp cho những người xung quanh họ thành công theo.

Nhưng có quá nhiều programmer không có bất kì kế hoạch gì cho việc phát triển bản thân.

Nếu không có kế hoạch gì để học hỏi điều mới hay mài dũa các kỹ năng của mình, bạn cần phải làm một kế hoạch ngay.

Vậy một kế hoạch đơn giản là gì?

Chỉ cần cam kết với bản thân rằng bạn sẽ đọc một quyển sách kỹ thuật hoặc sách phát triển bản thân hàng tháng.

Trong một năm, bạn sẽ đọc được 12 quyển sách.

Hãy nhớ rằng, góp gió thành bão. Chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày và lặp lại hàng ngày, chắc chắn bạn sẽ có sự thay đổi lớn trong một hoặc hai năm sau.

Lập trình viên cần thuộc 3 “nên”

Đối với developer, dân sales dường như thuộc về một thế giới khác. Đó là những người sẵn sàng sống và chết cho lí tưởng ABC (Always Be Closing – tạm dịch: luôn chốt được đơn hàng).

Song, nếu biết áp dụng những kỹ thuật sales đơn giản sau đây vào công việc của lập trình viên thì, bạn sẽ thấy sự nghiệp vút bay bất ngờ.

Nên hiểu bức tranh toàn cảnh

Sếp hay khách hàng không quan tâm đến bạn đâu. Họ quan tâm đến những gì bạn có thể làm cho họ kìa.

Cho nên, hiểu được bức tranh toàn cảnh, hiểu được cuộc chơi mà sếp/khách hàng đang tham gia sẽ giúp bạn nắm được nhu cầu/mong muốn của họ. Từ đó, bạn có thể đề xuất các giải pháp mà họ quan tâm, và trở nên nổi bật!

Nếu không biết phải tìm hiểu từ đâu, thì bạn nên nhớ rằng, nhìn chung developer được thuê vì 2 mục đích sau:

Giảm chi phí

Tăng lợi nhuận

Và một trong những cách tăng lợi nhuận nhanh nhất là giảm chi phí.

Nên hiểu nhu cầu của khách hàng hơn chính họ

Tích cực lắng nghe là cách hiệu quả nhất để đạt được điều này.

Trong lúc trao đổi với khách hàng tiềm năng, hãy chủ động đặt thêm câu hỏi. Chú ý cách họ phản hồi để đào sâu thông tin, nắm được vấn đề lớn nhất của họ là gì. Từ đó, bạn có thể đề xuất giải pháp đáp ứng trúng mong muốn của khách hàng.

Nếu không thể đưa ra giải pháp hoàn hảo, bạn vẫn có thể đề xuất giải pháp một phần, ví dụ :

“Tôi có thể thiết kế lại tính năng ABC cho website của anh. Thông thường việc này sẽ giúp tăng sales XYZ % thể hiện qua các case studies 123”

Hầu hết chủ doanh nghiệp không phân biệt được sự khác nhau giữa C với C#, nhưng họ biết rằng họ có khúc mắc cần được giải quyết.

Miễn là bạn chỉ ra được khúc mắc ấy, đề xuất được giải pháp, bạn sẽ luôn chốt được khách hàng.

Nên sử dụng ngôn ngữ thích hợp để thuyết phục khách hàng

Đừng “thật thà” dùng các thuật ngữ kĩ thuật khô cứng, khó hiểu khi nói chuyện với khách hàng. Đừng dùng từ ngữ họ ghét hoặc có ác cảm.

Tốt nhất là sử dụng chính các thuật ngữ của khách hàng, mô phỏng cách họ nói chuyện. Dùng các từ ngữ nâng cao giá trị dịch vụ mà bạn cung cấp.

Khi bán bảo hiểm, tôi không dùng từ “bảo hiểm” vì có thể một số khách hàng không thích. Thay vào đó, tôi chọn từ “bảo vệ”, hoặc “an toàn”. Số lượng hợp đồng chốt được lập tức tăng.

Bạn cũng có thể mô tả chi tiết hơn giúp dịch vụ của bạn trở nên khác biệt.

Đừng nói “Tôi làm iPhone apps”

Hãy nói “Tôi làm iPhone apps cho các công ty telecom quy mô lớn”

Tôi đã xác định được một số vấn đề mà website của anh đang gặp phải. Tôi sẽ gửi anh một bản báo cáo nhanh bằng văn bản, đề xuất một số cách khắc phục để tăng số lượng đơn hàng cho website. Báo cáo này sẽ được gửi cho anh ngay ngày mai.

Sau đó, nếu anh hứng thú, chúng ta có thể bàn bạc và thỏa thuận chi tiết hơn?

Và đừng bao giờ đặt giá dịch vụ của bạn quá rẻ!

Hãy hành động ngay

Bạn thấy bài viết này hữu ích cho công việc của lập trình viên?

Nhưng nó sẽ không giúp bạn trở thành một developer giỏi hơn, nếu bạn không hành động!

Vậy nên, đừng chỉ đọc và gật gù. Hãy hành động.

Nếu bạn đang mắc phải một trong những sai lầm kể trên, hãy cam kết sửa chữa nó ngay.

Tham khảo hàng trăm việc làm developer chất tại ITviec!

Quá Trình Đẳng Áp, Phương Trình Trạng Thái Của Khí Lí Tưởng Và Bài Tập

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về Phương trình trạng thái của khí lí tưởng? Công thức của quá trình đẳng áp viết ra sao? qua đó vận dụng làm một số bài tập để các em hiểu rõ hơn nội dung lý thuyết.

I. Khí thực và khí lý tưởng

– Khí thực là chất khí tồn tại trong thực tế như (oxi, nitơ, cacbonic,…) các khí này chỉ tuân theo gần đúng các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và Sác-lơ. Giá trị của tích pV và thương p/V thay đổi theo bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí.

– Chỉ có khí lí tưởng là tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học. Sự khác biệt giữa khí thực và khí lí tưởng không lớn ở nhiệt độ và áp suất thông thường.

II. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

– Xét một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 (p 1, V 1, T 1) sang trạng thái 2 (p 2, V 2, T 2) qua trạng thái trung gian 1′ (p, V 2, T 1).

– Từ (2) suy ra P’ thế vào (1) ta có:

– Độ lớn của hằng số này phụ thuộc vào khối lượng khí.

– Phương trình trên được nhà vật lí người Pháp Clapeyron (Cla-pê-rôn) đưa ra năm 1834 và được gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng hay phương trình Clapeyron.

1. Quá trình đẳng áp là gì?

– Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi.

2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp

– Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

– Ứng với các áp suất khác nhau của cùng một lượng khí có những đường đẳng áp khác nhau.

– Các nhiệt độ trong nhiệt giai của Ken-vin đều có giá trị dương và mỗi độ chia trong nhiệt giai này cũng bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Xen-xi-út (Celsius). Chính xác thì độ không tuyệt đối thấp hơn – một chút (vào khoảng -C). Nhiệt độ thấp nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm hiện nay là K.

V. Bài tập vận dụng quá trình đẳng áp và phương trình khí lí tưởng

– Khí lí tưởng là chất khí mà các phân tử khí được coi là các chất điểm và các phân tử chỉ tương tác nhau khi va chạm.

– Xét một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 (p 1, V 1, T 1) sang trạng thái 2 (p 2, V 2, T 2) qua trạng thái trung gian 1′ (p, V 2, T 1).

– Từ (2) suy ra P’ thế vào (1) ta có:

⇒ Đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

* Bài 3 trang 165 SGK Vật Lý 10: Viết hệ thức của sự nở đẳng áp của chất khí.

– Hệ thức của sự nở đẳng áp của chất khí:

* Bài 4 trang 165 SGK Vật Lý 10: Hãy ghép các quá trình ghi bên trái với các phương trình tương ứng ghi bên phải.

– Ta có: 1-c; 2-a; 3-b; 4-d.

– Lưu ý: Công thức (d) áp dụng cho quá trình biến đổi bất kì trạng thái chất khí lý tưởng nhưng điều kiện là khối lượng chất khí không đổi trong suốt quá trình xảy ra biến đổi trạng thái.

* Bài 5 trang 166 SGK Vật Lý 10: Trong hệ tọa độ (V, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp?

A. Đường thẳng song song với trục hoành

B. Đường thẳng song song với trục tung

C. Đường hypebol

D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ

◊ Chọn đáp án: D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ

* Bài 6 trang 166 SGK Vật Lý 10: Mối liên hệ giữa áp suất thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng?

A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín

B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín

C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín có pit-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pit-tông di chuyển

D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn.

◊ Chọn đáp án: B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín

– Vì khi nung nóng mà bình không đậy kín, một lượng khí sẽ thoát ra ngoài, phương trình trạng thái sẽ không được nghiệm đúng.

* Bài 7 trang 166 SGK Vật Lý 10: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm 3 khí hidro ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27 o C. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0 o C).

– Khi ở trạng thái 1: p 1 = 750 mmHg; T 1 = 27 + 273 = 300K; V 1 = 40 cm 3

– Khi ở trạng thái 2: p o = 760 mmHg; T o = 0 + 273 = 273K; V o = ?

– Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng:

* Bài 8 trang 166 SGK Vật Lý 10: Tính khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3 140 m. Biết rằng mỗi khi lên cao thêm 10m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 2 o C. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0 o C) là 1,29 kg/m 3.

– Cứ lên cao thêm 10 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg ⇒ Ở độ cao 3140 m áp suất khí quyển giảm 340 mmHg.

– Như vậy Áp suất của khí quyển ở đỉnh núi Phan – xi – păng là: 760 – 314 = 446 mmHg.

– Trạng thái 1: p 1 = 760 – 314 = 446 mmHg; T 1 = 273 + 2 = 275K; V 1 ; D 1

– Ta có phương trình trạng thái:

– Mặt khác, ta có công thức tính thể tích theo khối lượng riêng:

– Kết luận: khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3 140 m là 0,75kg/cm 3.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Thành Hình Của Kiến Trúc: 7 Sơ Đồ Phác Thảo Và Quá Trình Hình Thành Công Trình Của Mvrdv trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!