Bạn đang xem bài viết Sư Phạm Giáo Lý (Căn Bản) được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
SƯ PHẠM GIÁO LÝDàn bài:
Phần I. SƯ PHẠM GIÁO LÝ
Bài 1. Khái niệm về giáo lý
Bài 2. Mẫu người giáo lý viên
Bài 3. Chúa Giêsu, GLV gương mẫu
Bài 4. Nguyên tắc dạy giáo lý
Phần II. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM
Bài 5. Tổng quan về phương pháp sư phạm
Bài 6. Phương pháp sử dụng các hình thức văn chương
Bài 7. Phương pháp kể chuyện
Bài 8. Phương pháp đặt câu hỏi
Bài 9. Phương pháp cầu nguyện
Bài 10. Phương pháp sinh hoạt giáo lý
Bài 11. Phương pháp năng động nhóm
Phần III. DẠY GIÁO LÝ THEO ĐỐI TƯỢNG
Bài 12. Dạy giáo lý cho tuổi Ấu nhi
Bài 13. Dạy giáo lý cho tuổi Thiếu nhi
Bài 14. Dạy giáo lý cho tuổi Thiếu niên
Bài 15. Dạy giáo lý cho tuổi Thanh niên.
Phần IV. PHỤ TRƯƠNG
Bài 16. Những điều cần tránh khi dạy giáo lý
Bài 17. Cách giữ trật tự trong lớp học.
Phần I. SƯ PHẠM GIÁO LÝ
Sư phạm giáo lý là những nguyên tắc, phương thế để dạy giáo lý, truyền đạt đức tin cách dễ dàng và có hiệu quả.
Bài 1. KHÁI NIỆM VỀ GIÁ O LÝ
I. ĐỊNH NGHĨA
Giáo lý là lý thuyết, lý lẽ của một đạo, một tôn giáo được ghi trong sách gọi là sách Giáo lý.
– Việc trình bày chân lý đức tin mộc cách đơn giản, cụ thể, sống động, giúp người học hiểu và sống đức tin gọi là dạy Giáo lý.
– Giáo lý làm vang dội Lời Chúa trong lòng người nghe nhằm giúp họ hoán cải.
– Giáo lý là một phần của thần học mục vụ, là một môn học như bao môn học khác.
II. BẢN CHẤT CỦA GIÁO LÝ
– Giáo lý là tác động chính yếu của Giáo hội trong sứ mạng truyền giáo.
– Giáo lý là một môn Trí dục : dùng ngôn ngữ, hình ảnh… làm cho hiểu.
– Giáo lý là môn Đức dục : đưa giá trị đạo đức vào tâm hồn con người, để họ hiểu, cảm nghiệm và quyết tâm hành động.
– Giáo lý là sự hướng dẫn đến gặp gỡ và thông hiệp trong đức tin: Chúa nói, con người tiếp nhận, đưa đến gặp gỡ và hiệp thông với Chúa và Giáo hội.
III. VỊ TRÍ CỦA GIÁO LÝ
Giáo lý Là một trong những hình thức thi hành nhiệm vụ giáo huấn của Giáo Hội :
– Truyền giảng Phúc âm cho người chưa tin (tiền huấn giáo).
– Dạy giáo lý : đào sâu đức tin trong các lớp giáo lý (huấn giáo).
– Giảng thuyết : bài giảng trong Thánh lễ (homélie).
– Thần học : trình bày chân lý đức tin cách hệ thống và khoa học.
IV. MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO LÝ
1. Giáo dục đức tin :
– Đào tạo trưởng thành đức tin, giúp con người đứng vững trong mọi hoàn cảnh.
– Đào tạo toàn diện về nhân bản quy hướng về Chúa Kitô.
– Đào tạo Kitô hữu sẵn sàng dấn thân phục vụ Giáo hội và xã hội.
2. Giúp con người tiếp xúc và hiệp thông thân mật với Chúa Kitô, vì chỉ có mình Người mới đưa chúng ta đến tình yêu Chúa Cha trong Thánh Thần và làm cho chúng ta thông dự vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
3. Nhằm chuẩn bị lãnh nhận các Bí tích qua 3 giai đoạn :
– Thông truyền kiến thức tôn giáo (hiểu biết).
– Hoán cải bản thân (luân lý).
– Đưa vào đời sống mới trong Chúa Kitô (bí tích).
V. NỘI DUNG CỦA GIÁO LÝ CÔNG GIÁO
Gồm có 4 phần :
– Tuyên xưng đức tin (Tín lý)
– Các Bí tích đức tin (Phụng vụ – Bí tích)
– Đời sống đức tin (Luân lý)
– Kinh nguyện trong đời sống đức tin (kinh Lạy Cha).
Bốn phần này nối kết với nhau làm thành mầu nhiệm Kitô giáo.
Khi dạy giáo lý, chúng ta trình bày Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa, trung tâm của Tin Mừng này là Đức Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất, đấng luôn hiện hiện và hoạt động nơi trần thế qua Thánh Thần và Giáo hội.
VI. NGUỒN MẠCH CỦA GIÁO LÝ
Giáo lý bắt nguồn từ kho tàng Lời Chúa bao gồm :
– Thánh Kinh là nguồn mạch chính của giáo lý. Đó là Lời của Thiên Chúa nói với con người. Thánh Kinh thuật lại sự can thiệp của Thiên Chúa vào lịch sử nhân loại để mang lại ơn cứu độ cho con người. Nội dung của lịch sử này chính là nội dung củ a giáo lý.
– Thánh Truyền là một phần mạc khải, được lưu lại dưới hình thức truyền khẩu và trong các lời giáo huấn của các giáo phụ.
– Phụng vụ : làm cho bài giáo lý trở nên cụ thể, sống động, đưa lý thuyết trở thành sự cảm nghiệm nơi tâm hồn. Phụng vụ giúp chúng ta hiểu biết các mầu nhiệm Kitô giáo và gợi lên lòng tin – cậy – mến.
– Giáo huấn và đời sống của Giáo hội. Giáo huấn của Giáo hoàng, các Công đồng, các Giám mục và đời sống chứng tá đức tin của toàn thể dân Chúa cũng là nguồn sống động và mang tính thời sự của giáo lý.
Bài 2. MẪU NGƯỜI GIÁO LÝ VIÊN
I. GIÁO LÝ VIÊN LÀ AI?
1. Định nghĩa
GLV là những người chia sẻ sứ mạng rao giảng Tin mừng của Giáo hội, hầu mở mang Nước Chúa qua việc thi hành sứ mạng truyền giáo.
2. Đặc điểm người GLV
– GLV là người được Thiên Chúa yêu thương mời gọi.
– GLV là người hiểu biết và yêu mến Chúa Giêsu.
– GLV là người sống theo Lời Chúa dạy.
– GLV là người có khả năng chia sẻ niềm tin cho người khác.
– GLV là người gắn bó với Hội thánh và được Hội thánh sai đi.
– Dạy giáo lý là thi hành tác vụ ngôn sứ.
– Mọi giáo dân có khả năng đều được mời gọi làm GLV.
– Các bạn trẻ là những người tiên phong trong việc giảng dạy giáo lý cho các em thiếu nhi qua vai trò huynh, đội trưởng và GLV trong hoạt động mục vụ giáo lý.
II. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GLV
1. Vai trò của GLV
– Công khai rao truyền sứ điệp Kitô giáo.
– Đồng hành với những người dự tòng trong việc khai mở đức tin.
– Hiện diện và làm chứng để thăng tiến con người.
– Nỗ lực hội nhập văn hoá và đối thoại.
2. Tầm quan trọng của GLV
– Góp phần loan truyền đức tin và mở mang Hội thánh.
– Cộng tác trong việc xây dựng Hội thánh.
– Thực hiện công tác giáo dục đức tin.
III. NHỮNG ĐỨC TÍNH CẦN THIẾT CỦA GLV
– Có đức tin sống động và đời sống thiêng liêng sâu sắc.
– Nắm vững căn bản giáo lý.
– Hiểu biết tâm lý và sư phạm theo từng giới và độ tuổi.
– Yêu mến học viên.
Bài 3. CHÚA GIÊSU – GIÁO LÝ VIÊN GƯƠNG MẪU
I. PHƯƠNG PHÁP DÙNG HÌNH ẢNH
– Chúa dạy bằng cách đưa ra những hình ảnh, những dụ ngôn qua các kiểu nói cụ thể và dễ hiểu.
Ví dụ:
+ Dụ ngôn người gieo giống (Mt 13,4-9).
+ Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu (Lc 10,30-37).
– Chúa giảng bằng gương đời sống và hành động.
Ví dụ:
+ Dạy khiêm nhường và phục vụ: Chúa rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,4-5).
+ Dạy cầu nguyện: Chúa cầu nguyện suốt đêm (Lc 11,1-2).
II. PHƯƠNG PHÁP TRỰC GIÁC
– Chúa dùng kinh nghiệm sống và ngôn ngữ thời đại.
Ví dụ:
+ Xây nhà trên cát, mưa đổ (Mt 7,24-27).
+ Cây tốt sinh trái tốt (Lc 6,43).
– Chúa dùng biến cố trong cuộc sống để răn dạy.
Ví dụ:
+ Những người Galilê bị Philatô giết (Lc 13,1).
+ 18 người bị tháp Silôê đè chết (Lc 13,4).
III. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỤ
– Tuỳ theo đối tượng, tâm lý và trình độ.
Ví dụ:
+ Dân chúng : Bài giảng trên núi (Mt 5, 1-12).
+ Tông đồ : Cây nho thật (Ga 15).
+ Luật sĩ, biệt phái : Luật rửa tay (Mc 7).
+ Phụ nữ : Thiếu phụ bên bờ giếng Giacóp (Ga 4,1-30).
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT CÂU HỎI
– Đặt câu hỏi để đánh động suy nghĩ.
Ví dụ:
+ Được lời lãi cả và thế gian nào ích chi? (Mc 8,36).
+ Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? (Lc 11,11).
– Dùng hình ảnh đối nghịch để gây ấn tượng mạnh.
Ví dụ:
+ Ai giữ mạng thì sẽ mất. Ai mất mạng vì Ta thì sẽ được lại (Mc 8,35).
+ Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa sẽ mở cho (Lc 11,9).
– Dùng câu hỏi ngược để chất vấn.
Ví dụ:
+ Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? (Lc 2,49).
+ Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? (Mc 3,33).
V. ĐÚC KẾT THÀNH CHÂM NGÔN
– Sau bài giảng, Chúa Giêsu thường đúc kết thành những câu châm ngôn ngắn gọn, dễ nhớ.
Ví dụ:
+ Về lòng khiêm tốn: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống (Mt 23,12).
+ Về ơn bền đỗ: Kẻ được gọi thì nhiều, kẻ được chọn thì ít (Mt 20,16).
VI. PHƯƠNG PHÁP MỜI GỌI THỰC HÀNH
– Kết thúc bài giảng, Chúa Giêsu luôn mời gọi thực hành.
Ví dụ:
+ Bữa Tiệc ly: Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy (1Cr 11,24).
+ Người phụ nữ ngoại tình: Chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa (Ga 8,11).
VII. DÙNG KINH THÁNH ĐỂ CHỨNG MINH.
Ví dụ:
+ Hai môn đệ làng Emmau (Lc 24, 25-27).
+ Hãy phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây lại (Ga 2,19).
Bài 4. NGUYÊN TẮC DẠY GIÁO LÝ
I. NGUYÊN TẮC DẠY GIÁO LÝ [1]
1. Trước khi dạy:
– Cầu nguyện: suy gẫm và thấm nhuần Lời Chúa để thông truyền.
– Soạn bài:
+ Hiểu đề tài và ý chính của bài.
+ Viết giáo án ngắn gọn, đầy đủ.
+ Viết lời nguyện, bài học thực hành, quyết tâm sống.
+ Tìm tài liệu, dụng cụ giảng dạy.
– Ngay trước giờ dạy:
+ Đến sớm vài phút.
+ Đón tiếp, gặp gỡ.
+ Xem phòng ốc, trang trí.
2. Trong khi dạy
a. Nội dung bài giáo lý
– Trình bày sứ điệp: hình thức câu chuyện.
– Giải thích: dựa vào câu chuyện giải thích và đặt câu hỏi, lập bảng tóm tắt, sau cùng lồng vào ý tưởng bài giáo lý.
– Thực hành: đưa ra những chân lý áp dụng trong cuộc sống. GLV nên gợi ý cho học viên bằng cách đưa ra:
+ Những quyết định cần làm.
+ Những điều thực hành phải giữ.
+ Thực hành bằng cách cầu nguyện sau đó.
b. Phương thức giáo lý chiều sâu
– Suy nghĩ: khởi đi từ Lời Chúa hay kinh nghiệm sống, giáo lý thúc đẩy suy nghĩ, khám phá và nhận định.
– Đối thoại: đối thoại giúp suy nghĩ phong phú thêm, tạo bầu khí tin tưởng, chân thành.
– Cầu nguyện: từ học hiểu dẫn đến việc gặp gỡ thân mật với Thiên Chúa nhờ cầu nguyện.
– Hành động: giáo lý tác động lên cách sống, hoán cải lòng người để từ đó có khả năng dấn thân phục vụ.
3. Sau khi dạy
– GLV và học viên tiếp tục sống sứ điệp Tin Mừng trong môi trường hiện tại.
– GLV phải nêu gương đời sống cầu nguyện, phụng vụ và bí tích.
– GLV kiểm tra bài cũ, chuẩn bị bài mới, tìm kiếm tài liệu.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT KHI DẠY GIÁO LÝ
1. Lưu ý tới học viên hơn sách vở
– Sách giáo lý chỉ có tính cách chỉ dẫn, nên cần có người giảng giải.
– GLV đưa học viên vào đời sống đức tin, giúp họ sống tốt.
2. Mục đích quan trọng của mỗi bài giáo lý
– GLV xác định ý chính của mỗi bài.
– Giáo lý giúp học viên áp dụng trong cuộc sống.
– GLV cần có kinh nghiệm bản thân chia sẻ để giáo lý ăn sâu vào tư tưởng của học viên.
3. Sửa soạn tâm trí cho học viên
– Nhắc lại những gì học viên đã biết.
– GLV cần gợi hứng thú cho học viên khi học giáo lý.
Phần II. CÁC PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM
Bài 5. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM
I. PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM
1. Định nghĩa
Sư phạm giáo lý là những nguyên tắc, phương thế để dạy giáo lý, truyền đạt đức tin cách dễ dàng và có hiệu quả.
2. Hình thức sư phạm
– Giảng dạy: GLV thông truyền kiến thức cho học viên. GLV nói bằng cách thuyết trình. Học viên lắng nghe và ghi nhận.
– Thực tập: tương quan giữa học viên và kiến thức. GLV giúp học viên thực hành bằng cách thuyết trình. Áp dụng phương pháp sinh hoạt, trò chơi.
II. PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM ỨNG DỤNG GIÁO LÝ
1. Phương pháp quy nạp
– Định nghĩa: quy nạp là phương pháp khởi đầu bằng cách nghiên cứu các trường hợp riêng biệt để rút ra kinh nghiệm và sau sùng đưa ra định luật chung.
– Quy nạp trong giáo lý :
+ Giới thiệu: đưa ra sự kiện hoặc câu chuyện làm khởi điểm.
Ví dụ: Dụ ngôn đứa con phung phá (Lc 15,11-32).
+ Giải thích: từ sự kiện, câu chuyện rút ra ý tưởng, bài học.
Ví dụ: Thiên Chúa là Cha nhân từ đối với tộ i nhâ n.
+ Áp dụng: đem ý tưởng, bài học vào đề tài giá o lý.
Ví dụ: Mọi người đều là tội nhân nên hãy trở về với Chúa.
– Đối tượng: học sinh cấp I: thích cụ thể, quan sát.
2. Phương pháp diễn dịch
– Định nghĩa:
Diễn dịch là phương pháp đi từ định luật, ý niệm tổng quát đến từng trường hợp cá biệt, sau đó rút ra nhận định.
– Diễn dịch trong giáo lý
+ Giới thiệu: con người cần ăn để sống.
+ Thể xác: bồi dưỡng bằ ng thức ăn, nước uống để phát triển.
+ Áp dụng: linh hồn cũng cần bồi dưỡng bằng bí tích Thánh Thể.
– Đối tượng:
Học sinh cấp II, biết suy luận, trí khôn đang phát triển.
3. Phương pháp giáo thụ
– Định nghĩa:
Phương pháp này mang hình thức thuyết minh. GLV soạn bài và trình bày. Học viên lắng nghe và ghi chép.
– Đối tượng:
Học sinh cấp III, dễ tiếp thu, đỡ tốn thời gian.
4. Phương pháp trực giác
– Định nghĩa:
Phương pháp này căn cứ vào việc quan sát sự vật cụ thể qua giác quan rồi suy nghĩ, rút kinh nghiệm, công dụng và bài học.
Ví dụ: Nếm ớt biết cay, sờ lửa biết nóng. Từ nay không nếm ớt cũng chẳng sờ lửa.
– Đối tượng:
Tuổi ấu nhi, mẫu giáo thích quan sát, sờ mó và hiểu lời sau khi thấy và sờ mó.
5. Phương pháp hoạt động
– Định nghĩa:
Phương pháp này làm nổi bật phần trí dục bằng cách mở mang kiến thức, gợi hứng thú, óc sáng tạo, rèn luyện tập quán.
– Phân loại:
+ Đối thoại: đặt câu hỏi, câu đố, gợi ý, giúp học viên động não.
Ví dụ: đối thoại để giải thích Lời Chúa hay bài giáo lý, giúp học viên suy nghĩ và phát biểu.
+ Sinh hoạt: vận dụng cơ năng hoạt động như trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, sự khéo léo, giọng hát, giúp học viên hiểu sâu, nhớ lâu.
Ví dụ: Thay đổi bầu khí vui tươi, khuyến khích tinh thần cầu tiến, giúp nhớ bài lâu hơn.
– Đối tượng:
Mọi lứa tuổi và mọi trình độ.
Bài 6. PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC VĂN CHƯƠNG
I. HÌNH THỨC VĂN CHƯƠNG
a, Dụ ngôn.
Dụ ngôn (Parable) là một câu chuyện giả tạo nhưng có thể xảy ra trong thực tế.
Người ta dùng dụ ngôn để chuyển đạt ý niệm về một thực tại cao siêu xuyên qua việc so sánh với một thực tại thường nhật.
Ví dụ: Đức Giêsu nói: “Nước Trời giống như một kho báu chôn trong thửa ruộng…”
Câu này gồm 3 yếu tố:
1. Hình ảnh quen thuộc thường nhật: Kho tàng chôn trong thửa ruộng.
2. Thực tại siêu hình: Nước Trời.
3. So sánh giữa hai thực tại trên với nhau.
Nhờ sự so sánh này mà người ta có ý niệm về thực tại siêu nhiên chưa thấy được.
Tuy nhiên, khi giải nghĩa dụ ngôn không nên quá chú tâm đến từng chi tiết tỷ mỷ và xem các chi tiết đều có ý nghĩa, nhưng chỉ cần nhìn vào những điều dụ ngôn muốn ám chỉ là đủ.
b, Ngụ ngôn.
Ngụ ngôn (Fable) là câu chuyện giả tạo không thể xảy ra trong thực tế, vì gán cho các sinh vật, thực vật, sông nước… những đặc điểm của con người, nhằm diễn tả một sự việc của con người mà tác giả kể ngụ ngôn nhắm tới. Ngụ ngôn chứa đựng những bài học luân lý được diễn tả qua các chi tiết của câu chuyện.
Thánh Kinh có sử dụng hình thức văn chương này, nhưng không nhiều.
Ví dụ: “…Bụi gai trả lời cây cối: “Nếu quả thật các ngươi xức dầu phong ta làm vua cai trị các ngươi, thì hãy tới nương náu dưới bóng ta; bằng không, lửa sẽ bốc ra từ bụi gai và sẽ thiêu rụi các cây bá hương Li-băng…” (Tl 9,8-15).
Tân Ước không sử dụng hình thức văn chương ngụ ngôn.
c, Ám tỷ (ám chỉ).
Phép ám tỷ (Metaphor) là một kiểu nói bóng bảy, dùng một từ hay một câu nếu hiểu theo nghĩa đen thì ám chỉ điều này, nhưng qua đó lại ám chỉ về điều khác, nhờ có sự tương đồng nào đó giữa hai sự vật.
Ví dụ ví Chúa Giêsu là Chiên Con (hiền lành, hy tế), Phêrô là Đá (vững chắc), Hêrôđê là Con Cáo (bù nhìn, lén lút trong đêm tối)…
Đặc điểm của phép ám tỷ là nói lên một thực tại vừa không thực lại vừa thực. Ví dụ: “Thầy là cây nho, anh em là cành nho” (Ga 15,5). Không thực là Chúa Giêsu và các môn đệ không phải là cây nho cành nho thật, nhưng điều thực là Chúa Giêsu là nguồn sự sống thần linh cho những ai kết hợp với Người.
d, Ẩn dụ.
Ẩn dụ (Allegory) là câu chuyện không có thực, được dựng lên với mục đích diễn tả một chân lý nào đó cách thi vị và gần gũi. Chẳng hạn truyện Nguyên Tổ ăn trái cấm “giữa vườn” và bị phạt nặng. Truyện này nhằm mục đích nói lên ngay từ đầu con người đã vi phạm lệnh Chúa và lãnh lấy hậu quả của sự bất tuân, chứ không phải có chuyện chỉ ăn một trái cây mà bị phạt nặng đến thế.
e, Cường điệu (ngoa ngữ).
Cường điệu (Hyberbole) là kiểu nói phóng đại quá với sự thật nhằm muốn nhấn mạnh điều muốn nói. Chẳng hạn khi nói: Đánh chết nó đi, có nghĩa là không phải đánh chết mà là ngụ ý đánh cho thật đau.
Ví dụ khi nói về tầm mức lan rộng của giáo lý Đức Giêsu, Gioan viết: “Còn nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế gian cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra” (x. Ga 21,25).
f, Mỹ từ.
Mỹ từ (Euchanism) là kiểu nói dùng các từ thanh lịch để nói tránh một sự việc tế nhị hoặc khó nói, hay không muốn nói thẳng ra.
Ví dụ: thay vì nói “chết” người ta dùng từ “an nghỉ” hoặc “ngủ”…
II. TÌM HIỂU CÁC LOẠI NGHĨA
Thánh Kinh có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, nên cần tìm hiểu các loại nghĩa được sử dụng trong Thánh Kinh mới có thể hiểu được tư tưởng chính của tác giả muốn nhắm tới.
Đi tìm ý nghĩa của Kinh Thánh là một tiến trình qua nhiều nguyên tắc: Tìm ý nghĩa thực của từ ngữ mà tác giả nhắm tới, đặt chúng vào trong sự liên tục của bản văn và tìm chủ đích của cả tác phẩm muốn nói với mục đích gì?
a, Các nguyên tắc.
Nguyên tắc 1: Tìm ý nghĩa thực mà tác giả nhắm tới. ví dụ: Khi nói “Nhớ chết đi được” có nghĩa là rất nhớ.
Nguyên tắc 2: Đặt vào mạch văn nếu không sẽ làm cho nội dung bị méo mó hoặc sai lệch. Ví dụ: “Hãy sám hối”. Nếu tách câu này ra thì giáo lý Chúa Giêsu cũng chỉ dừng lại ở mức Cựu Ước như các ngôn sứ, Gioan Tẩy Giả và ngay cả Đức Phật cũng nói thế. Nhưng đặt vào mạch văn: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” thì mới nói lên được nội dung đầy đủ của giáo lý Chúa Giêsu.
Nguyên tắc 3: Xét chủ đích của tác giả trong mỗi tác phẩm. Chẳng hạn mỗi Tin Mừng mang một sắc thái riêng: Matthêu viết cho Kitô hữu gốc Gio Thái thì cố gắng làm cho họ hiểu những gì tiên báo trong Cựu ước đã ứng nghiệm…
b, Nghĩa của từ ngữ (Literal sense).
Mỗi từ ngữ đều ám chỉ một thực tại nào đó, nghĩa là mỗi từ ngữ đều mang ý nghĩa và có thể hiểu theo hai cách:
– Nghĩa đen: Là điều mà từ ấy nói đến trực tiếp. Ví dụ khi nói “con cáo” tức là người ta nghĩ ngay đến loài động vật rình rập vào ban đêm và được người ta gọi là con cáo…
– Nghĩa bóng: Là ý nghĩa của từ ngữ nói về sự vật này nhưng lại ám chỉ một sự vật khác cách bóng bảy. Như khi Đức Giêsu nói: “Hãy đi nói với con cáo ấy thế này…”. Con cáo được nói ở đây ám chỉ vua Hêrôđê.
c, Nghĩa biểu tượng (Typical sense).
Là ý nghĩa rút ra từ một thực tại trong Cựu Ước, rồi áp dụng vào Tân Ước. Vì Tân Ước thực hiện và hoàn tất những hình bóng Cựu Ước, nên chỉ những thực tại được đề cập trong Tân Ước mới có mối tương quan ý nghĩa biểu tượng mà thôi.
Hai thực tại trong nghĩa biểu tượng, có thể là nhân vật, sự vật, biến cố:
Nhân vật: Melkiseđe là hình bóng Chúa Giêsu linh mục thượng phẩm…
Sự vật: Manna là hình bóng Thánh Thể…
Biến cố (hành động): Vượt qua Biển Đỏ là hình bóng Bí Tích Rửa Tội…
d, Nghĩa hoàn hảo (Fuller sense)
Nghĩa hoàn hảo hay đầy đủ là ý nghĩa rút ra từ một từ ngữ được ám chỉ về thực tại này, nhưng lại được áp dụng cho một thực tại khác.
Ví dụ: “Các ngươi không được làm gãy một cái xương nào của nó”(Xh 12,46) Câu này được dùng cho con chiên vượt qua, nhưng lại áp dụng cho thực tại là Đức Giêsu không bị đánh giập ống chân (x. Ga 19,36).
Nghĩa hoàn hảo khác với nghĩa biểu tượng ở chỗ, nghĩa biểu tương là rút từ thực tại này áp dụng vào thực tại khác, trong khi nghĩa hoàn hảo là cùng một từ ngữ được áp dụng cho trường hợp này để áp dụng cho trường hợp khác.
Đôi khi trong một vài trường hợp một câu vừa có nghĩa biểu tượng, vừa có nghĩa hoàn hảo. Ví dụ: “Như Môisê treo con rắn đồng trong sa mạc thế nào, thì Con Người cũng bị treo lên như vậy”. Nghĩa biểu tượng là hình ảnh con rắn đồng với Đức Giêsu, nhưng sự “treo lên” (nghĩa hoàn hảo) mới diễn tả hết sự Cứu Độ của Đức Giêsu.
e, Nghĩa phóng tác (Accommodated).
Là ý nghĩa được căn cứ vào nghĩa đen của một chữ, một câu hay một đoạn Kinh Thánh, rồi suy rộng ra và áp dụng vào nhiều lãnh vực khác nhau. Nghĩa này thường được các nhà giảng thuyết, nhất là các nhà đạo đức sử dụng nhiều. Tuy Hội Thánh không cấm, nhưng không thật sự khuyến khích.
III. NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ, CÁC CÂU, CÁC ĐOẠN VĂN VÀ BẢN DỊCH.
GLV phải chịu khó nghiên cứu trước các từ ngử được nói tới trong bài học, đặc biệt các thành ngữ, các chữ nước ngoài 9thông điệp, ký hiệu Thánh Kinh…). Cách tốt nhất là tra từ điển để tìm hiểu từ ngữ, rồi đem đối chiếu áp dụng trong tình huống mà bài học hôm đó.
Ví dụ:
– Mặc khải: trầm mặc, mở ra; Mạc khải: bức màn, cất lên
– IHS : Iesus Hominum Salvator…
– So sánh các bản dịch Thánh Kinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ.
Vì mặc khải xảy ra trong lịch sử, cho nên muốn hiểu Thánh Kinh, chúng ta cần “tìm ý nghĩa mà … các thánh sử muốn diễn tả và thực sự đã diễn tả trong thời đại và hoàn cảnh văn hóa của họ, qua những lối văn được dùng trong thời đó” (Dei Verbum 11). Để giúp đạt được mục đích này, Hội Thánh khuyến khích chúng ta dùng phương pháp Phân Tích (Phê Bình) Lịch Sử, vì phương pháp này nghiên cứu các văn bản Thánh Kinh như các tài liệu lịch sử và tìm cách hiểu bản văn trong phạm vi lịch sử. Tuy nhiên phương pháp này không phải là phương pháp duy nhất, cần phải được sử dụng một cách cẩn trọng theo truyền thống Đức Tin của Hội Thánh.
Bài 7. PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN
I. LÝ DO KỂ CHUYỆN
– Theo gương Chúa Giêsu, khi giảng dạy Người thường bắt đầu kể chuyện. Đây là phương pháp quy nạp.
– Câu chuyện làm đời sống phong phú hơn.
– Câu chuyện giúp biết mình là ai, như thế nào.
– Câu chuyện gây hứng khởi, đáp ứng nhu cầu thích nghe chuyện.
II. PHÂN LOẠI CHUYỆN KỂ
– Chuyện Thánh Kinh: Abraham, Nạn hồng thuỷ, …
– Chuyện lịch sử Giáo hội: Giáo hội thời các tông đồ, …
– Hạnh các thánh: thánh Têrêsa, Phaolô, …
– Chuyện dụ ngôn, cổ tích: thỏ và rùa, Tấm Cám, …
– Chuyện đời thường hay thời sự: lòng nhân ái, sự hy sinh…
III. NGUYÊN TẮC CHỌN CHUYỆN KỂ
– Lên chương trình cẩn thận.
– Chuyện hợp tâm lý, lứa tuổi.
– Chuẩn bị chuyện cho cẩn thận, thứ tự trước sau.
– Đừng “lên lớp”.
IV. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN
1. Chuyện kể hay
– Có nội dung hay, tình tiết hấp dẫn.
– Cảm hứng từ đầu, kết thúc cách linh hoạt.
– Có bài học để áp dụng.
2. Người kể chuyện
– Thích câu chuyện mình muốn kể.
– Nắm vững kết cấu việc kể chuyện.
– Chuẩn bị kể chuyện cách chu đáo.
– Thay đổi giọng nói cho phù hợp tình tiết, nhân vật, hoàn cảnh,
3. Kết cấu việc kể chuyện
– Dẫn nhập: giới thiệu, khởi đầu.
– Thắt nút: có vấn đề, mâu thuẫn, xung đột.
– Phát triển: đẩy mâu thuẫn lên cao bằng những tình tiết hấp dẫn.
– Cao trào: mâu thuẫn đạt đỉnh cao, gây thách đố giải quyết.
– Mở nút: kết thúc, liên hệ cuộc sống.
4. Luyện tập
a. Chuẩn bị chuyện
– Chọn chuyện thích hợp với người nghe.
– Đọc chuyện nhiều lần, thông thạo lời nói.
– Nhớ những điểm gay cấn.
– Thực hành trước gương.
– Giọng nói phù hợp từng nhân vật.
– Ghi dàn bài, nhớ những điểm then chốt.
b. Khi kể chuyện
– Tập trung vào câu chuyện và đối tượng nghe.
– Lời nói của nhân vật trong chuyện rõ ràng.
– Kể chuyện vui vẻ, hào hứng, có thể đóng vai từng nhân vật.
– Tới điểm gay cấn cần nhấn mạnh nhưng không đặt câu hỏi, phải kết mau lẹ.
– Cần sự kết hợp của thính giả.
c. Bí quyết thành công
– Người kể chuyện có chuẩn bị.
– Người kể chuyện tự tin và bình tĩnh.
– Tập trung vào cử toạ.
– Biết cách hít thở để tăng cường dưỡng khí.
Bài 8. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT CÂU HỎI
I. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐẶT CÂU HỎI
1. Về mặt tâm lý, giáo dục
– Bắt đầu hiểu một chút về vấn đề.
– Cá nhân cởi mở, có tinh thần cầu tiến, trao đổi, lắng nghe.
– Xác định bản lĩnh, có ý nghĩ riêng để đối chiếu.
– Phương pháp tìm hiểu tâm tính và kiểm tra kiến thức.
2. Việc loan báo Tin mừng
– Chúa Giêsu giảng dạy theo lời thỉnh cầu của dân chúng.
Ví dụ:
+ Trong sách luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?
+ Tôi phải làm gì để được sống đời đời?
– Chúa Giêsu cũng đặt câu hỏi để đưa người ta đến chân lý.
Ví dụ:
+ Các con bảo Thầy là ai?
+ Anh có tin Con Người không?
II. CÁC DẠNG CÂU HỎI
– Câu hỏi sự kiện: bảo đảm kiến thức chính xác về những sự kiện quan trọng.
Ví dụ: Bí tích là gì? Có mấy bí tích?
– Câu hỏi về ý nghĩa: từ câu chuyện, định nghĩa, ta đặt câu hỏi “Điều này có ý nghĩa gì?” để nhằm biết dư luận hoặc thăm dò ý kiến của vấn đề.
– Câu hỏi về giá trị: gợi lên suy nghĩ cụ thể của từng cá nhân.
Ví dụ: Bạn có năng xưng tội và rước lễ không?
Ví dụ: Đâu là hạnh phúc đích thực của đời bạn?
III. CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO HỌC VIÊN
– Tránh nêu câu hỏi “đóng”, vì câu trả lời chỉ là “có” hoặc “không”.
– Đặt câu hỏi chung cho cả lớp trước, sau đó đặt câu hỏi cá nhân.
– Nên đặt câu hỏi ở nhiều dạng khác nhau.
– Đặt câu hỏi có ý nghĩa để học viên trả lời cách sâu sắc.
IV. CÁCH GIẢI ĐÁP DẠNG CÂU HỎI
– Câu hỏi về giá trị: loại câu hỏi này do thiếu kiến thức, không biết hoặc không biết đủ. Để trả lời ta cần có kiến thức và biết cách thông truyền kiến thức.
Ví dụ: Tại sao Hội thánh buộc tham dự thánh lễ Chúa nhật?
Ví dụ: Thiên Chúa tốt lành, tại sao có sự dữ?
– Câu hỏi lạc đề : GLV không nên trả lời, nếu thấy học viên đùa giỡn, bằng ngược lại sẽ trả lời sau, nhưng cho biết là câu hỏi đã lạc đề. GLV cũng có thể hỏi lại: “Em định trả lời thế nào?”. Tuy nhiên, GLV cũng cần kiểm điểm cách dạy của mình có thích hợp với trình độ và sở thích của học viên không?
V. THÁI ĐỘ CỦA GLV TRƯỚC NHỮNG CÂU HỎI
– Tiếp nhận câu hỏi với thiện cảm.
+ Tiếp nhận, lắng nghe câu hỏi của học viên.
+ Suy nghĩ câu hỏi rồi trả lời, không nên vội vã.
-Không trả lời toàn bộ những câu hỏi do học viên đặt ra.
+ GLV cần hạn chế câu hỏi để tránh lạc đề.
+ Câu hỏi ngoài vấn đề nhưng thấy cần thì GLV có thể trả lời ngay hoặc vào lần khác, cũng có thể trả lời riêng.
– Giải thích thêm câu hỏi: GLV phân tích, sắp xếp câu hỏi cho gọn, rõ ràng.
Ví dụ: GLV gợi ý: Em định nói gì… Ý của em có phải …. Em có thể cho ví dụ cụ thể xem …. Phải chăng em muốn nói như thế này …?
Bài 9. PHƯƠNG PHÁP CẦU NGUYỆN
I. THÁI ĐỘ KHI CẦU NGUYỆN
– Thái độ của một thọ tạo: Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Ngài và ban cho quyền thống trị muôn loài. Con người phải khơi dậy tâm tình ca ngợi, tôn thờ, cầu nguyện trong vui tươi.
– Thái độ của một người con: nhờ Chúa Giêsu, ta trở nên con Thiên Chúa. Tâm tình của người con là yêu mến, kính trọng và vâng phục, phó thác vào Cha bằng những lời cầu nguyện.
– Thái độ của một tội nhân: tin vào Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhân từ, khao khát ơn cứu rỗi, cầu nguyện xin ơn tha thứ và sống tinh thần sám hối.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẦU NGUYỆN
– Đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa: cầu nguyện là gặp gỡ và nói chuyện với Chúa nên cần ý thức, tâp trung vào Chúa.
– Nói với Thiên Chúa: ngoài việc đọc kinh, khi cầu nguyện ta cần nói những điều riêng tư với Chúa để chúc tụng, cảm tạ, xin lỗi, xin ơn. Học viên phải chuẩn bị trước khi cầu nguyện.
– Khung cảnh buổi cầu nguyện: nơi tôn nghiêm, kính cẩn, thinh lặng và trầm tĩnh trong một thái độ hoàn toàn tự do tin tưởng.
– Lắng nghe tiếng Chúa nói: khi cầu nguyện cần lắng đọng tâm hồn để nghe tiếng Chúa nói. Đó là tiếng nói lương tâm thôi thúc, động viên ta làm những điều tốt.
– Biến đổi tâm hồn: tin tưởng mình được Chúa lắng nghe nên cần hoán cải, biến đổi tâm hồn để thực thi ý Chúa, bình an trong tâm hồn sau khi cầu nguyện.
III. CÁC HÌNH THỨC CẦU NGUYỆN TRONG GIÁO LÝ
– Lời nguyện tắt: lập đi lập lại tên “Giêsu” hoặc “Giêsu Maria Giuse, con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn, xin thương xót chúng con”.
– Lặp lại lời nguyện: GLV đọc lớn từng câu ngắn. Học viên lặp lại lớn tiếng hoặc đọc thầm.
Ví dụ:
+ Lạy Chúa Giêsu (học viên lặp lại)
+ Chúa đang ở giữa chúng con (học viên lặp lại)
– Gợi lên một tâm tình: đưa ra một đề tài, học viên tự cầu nguyện theo tâm tình ấy.
Ví dụ: Thiên Chúa yêu thương con người nên đã chịu chết trên thập giá vì tội chúng ta. Các em hãy cảm ơn Chúa ngay lúc này.
– Cầu nguyện theo kiểu đối đáp. Ví dụ:
+ Xướng: Lạy Chúa Giêsu là thầy dạy chúng con.
+ Đáp: Xin cho chúng biết lắng nghe tiếng Chúa.
– Cầu nguyện theo kiểu chủ sự: GLV đọc lời nguyện chậm rãi.
Cuối lời nguyện tất cả học viên thưa “Amen”.
– Đọc kinh thường ngày: đọc chậm, rõ ràng.
Ví dụ: Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh, hoặc đọc Thánh vịnh,
– Hát: tâm tình, rõ ràng, nhẹ nhàng.
IV. CÁCH SOẠN MỘT LỜI NGUYỆN
– Nêu danh xưng: lạy Chúa, lạy Chúa Giêsu, lạy Mẹ Maria, …
– Trình bày lý do: tại sao xin ơn, cần dựa vào Lời Chúa.
– Diễn tả nội dung: muốn xin ơn gì?
– Chủ đích xin ơn: lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội, Giáo hội, hoặc làm vinh danh Chúa.
– Kết thúc: trông cậy Chúa sẽ ban ơn.
Lời nguyện mẫu:
Lạy Chúa (nêu danh xưng), Chúa không muốn kẻ có tội phải hư mất, nhưng muốn họ hối cải để được sống (lý do). Xin cho những ai đang xa lìa Chúa, được nghe tiếng Chúa kêu mời mà trở lại trong mùa Chay thánh này (nội dung), để họ được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa (chủ đích 1), và làm sáng tỏ lòng nhân hậu, tha thứ của Chúa (chủ đích 2). Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con (kết). Amen.
Bài 10. PHƯƠNG PHÁP SINH HOẠT GIÁO LÝ
I. SINH HOẠT DO MỘT NGƯỜI LÀM THAY CHO CẢ LỚP
– Học viên đọc đoạn Thánh Kinh và tóm tắt ý chính.
– Học viên tìm vàii câu Thánh Kinh phù hợp, viết lên bảng.
– Học viên thuật chuyện cho cả lớp nghe.
– Học viên trình bày nhữ ng điều tâm đắc nhất trong bài giáo lý.
– Mời môt học viên tóm tắt bài giáo lý, cho lớp bổ túc.
– Mời một học viên đứng lên cầu nguyện thay cho lớp.
– Hỏi một học viên cho biết bài học rú t ra từ bài giáo lý.
II. SINH HOẠT THEO TỪNG NHÓM
– Mỗi nhóm soạn một lời nguyện về một chủ đến giáo lý.
– Mỗi nhóm chia vai diễn lại một câu chuyện hay một dụ ngôn.
– Mỗi nhóm soạn tóm tắt bài giáo lý vừa học, so sánh các nhóm.
– Mỗi nhóm trình bày một vấn đề trước lớp.
III. SINH HOẠT CÁ NHÂN CHUNG CHO CẢ LỚP
– Tô mầu (hình vẽ sẵn), hoặc dán một hình ảnh, hoặc chú thích một câu ngắn gọn hợp với tấm hình.
– Cho học viên vẽ phóng tác, thấy được sự hồn nhiên và ước mơ.
– Chú giải những hình vẽ được trình bày để thấy cảm nghĩ thực của các em.
– Đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và trả lời.
– Ghi câu hỏi về nhà trả lời, lần sau nộp.
– Gợi mở một số ý kiến, sau đó cho học viên bổ túc.
– Cho học viên chép ghi nhận cảm tưởng và ý kiến trên giấy, sau đó GLV đọc cho cả lớp nghe rồi nhận định, góp ý.
– GLV thuật truyện cho cả lớp cùng nghe, rồi đặt câu hỏi.
– Cho học viên bổ túc một câu Thánh Kinh, soạn hoặc viết tiếp một lời nguyện:
Ví dụ :
+ Ngôi Lời ……………. và cư ngụ giữa chúng ta.
+ Thiên Chúa ………. con người theo hình ảnh Thiên Chúa.
+ …………….., Thiên Chúa nghỉ ngơi.
– Sắp xếp lại câu Kinh thánh cho đúng.
Ví dụ: Ai muốn theo tôi / vác thập giá / hằng ngày / mình mà theo / phải từ bỏ chính mình” (Lc 9,23).
– Vẽ bản đồ .
Ví dụ: thành Giêrusalem, khu phố của bạn.
– Câu đố Thánh Kinh.
Ví dụ:
+ Ai là vị tông đồ dân ngoại (Phaolô).
+ Sự sống lại của Chúa Giêsu và ông Lazarô khác nhau như thế nào?
+ Hãy kể tên các tước hiệu của Đức Mẹ.
– Các trò chơi khác về giáo lý.
Ví dụ:
+ Hai bên kể tên các thánh nam, thánh nữ.
+ Đối đáp các con số hoặc các dụ ngôn trong Kinh thánh.
Bài 11. PHƯƠNG PHÁP NĂNG ĐỘNG NHÓM
Đây là những phương thế kỹ thuật tân thời giúp gia tăng hiệu năng của mỗi thành viên trong nhóm. Phương pháp này đặt nền tảng trên lòng kính trọng con người và sự chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên của nhóm.
Mục đích :
– Tạo điều kiện cho mọi người tích cực tham gia học hỏi.
– Tạo tương quan giữa mọi người trong nhóm.
– Tạo sự chuyển biến sâu xa nơi tâm hồn mỗi người.
Ích lợi :
– Tập nghệ thuật lắng nghe.
– Tập phát biểu
– Thực sự gặp gỡ nhau.
I. HỌP NHÓM
1. Cách thức
2. Kết quả cuộc họp tuỳ thuộc 2 yếu tố :
– Sự đóng góp tích cực và thành thực của mỗi thành viên trong nhóm.
– Sự hướng dẫn khéo léo và đúc kết chính xác của GLV.
3. Diễn tiến
BƯỚC 1 : Giới thiệu đề tài và đặt câu hỏi
Muốn gây ấn tượng, gây phản ứng, GLV cần đặt câu hỏi dưới nhiều hình thức mớ i lạ, sắc bén, đôi khi bi thảm. Có thể đặt vấn đề bằng lời, chữ viết, tranh vẽ, trang báo … nhưng tất cả đều phải gợi ý đến nội dung tôn giáo và đưa đến một giải đáp.
BƯỚC 2. Họp nhóm nhỏ
Chia lớp thành từng nhóm nhỏ để mọi người có thể phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề đặt ra.
Mọi người trong nhóm cần tích cực và cởi mở phát biểu ý kiến, cần biết trân trọng lắng nghe người khác mặc dù có vài điểm mình không đồng ý. Đây không chưa phải lúc đối chiếu quan điểm.
Mỗi nhóm chọn ra một nhóm trưởng để điều động nhóm, một thư ký để ghi lại những ý kiến phát biểu và tổng hợp để trình bày trong phần thả o luận chung.
BƯỚC 3. Họp chung
Tường trình. Thư ký mỗi nhóm sẽ trình bày cho cả lớp biết về kết quả trao đổi của nhóm mình. Việc tường trình cần theo 2 qui luật sau :
– Tường trình theo thứ tự : Tình hình chung của cuộc trao đổi.
– Những điểm đề cập tới.
– Các ý kiến phân làm mấy loại, tóm từng loại.
– Những điều nổi bật đáng lưu ý trong cuộc trao đổi.
Người tường trình sau : Không cần nhắc lại những điều nhóm trước đã trình bày.
– Nên theo thứ tự : nhóm tôi đồng ý với các ý kiến này … Xin bổ túc thêm điểm này … Có quan niệm khác và ngược với điểm này …
– Cần đào sâu nỗ lực suy nghĩ, tìm hiểu của học viên.
– Xác định và chấp nhận những ý kiến đúng.
– Lưu ý những điều chưa ai để ý tới.
– Đúc kết tất cả thành công thức ngắn gọn.
BƯỚC 4. Đúc kết
II. HỘI THẢO
Có nhiều hình thức hội thảo, hình thức thông dụng và đơn giản là cuộc trao đổi của một nhóm hội thảo viên trước một cử toạ về những cảm nghĩ, quan điểm, kinh nghiệm bản thân về một vấn đề nào đó. Quan điểm này được đối chiếu với quan điểm của những người khác.
1. Điều kiện
– Có nhiều quan điểm khác nhau về một vấn đề, nhưng tất cả phải hữu lý và có khả năng chấp nhận được.
– Các hội thảo viên là những người chủ trương và hành động theo quan điểm đó .
– Cử toạ có thể phát biểu cảm nghĩ của mình, và dựa vào các quan điểm trình bày để duyệt lại quan điểm của mình.
2. Áp dụng vào giáo lý
Trong giáo lý, hội thảo là cơ hội đối chiếu các quan điểm sống đạo khác nhau, và là một phương thế loan báo Tin Mừng đích thực.
Tuy cùng chấp nhận một đức tin giống nhau, nhưng việc áp dụng Lời Chúa và sống đức tin trong những hoàn cảnh lại khác nhau, cho nên mọi người có sự lựa chọn và thái độ khác nhau, vì thế cần có sự đối chiếu quan điểm.
Nhờ đối chiếu các quan điểm khác nhau, mỗi người có thể duyệt lại các quan điể m của mình, xét xem có hợp lý và đứng vững không, từ đó, giúp họ sáng suốt và xác tín hơn về chọn lực của mình.
Hội thảo cũng là một dịp thuận lợi để mỗi người rèn luyện thái độ lắng nghe, hiểu nhau, chấp nhận sự khác biệt và tôn trọng lẫn nhau. Điều này giúp họ hiểu và sống Tin Mừng cách sâu sắc hơn.
3. Diễn tiến
KHỞI ĐẦU
Cần chuẩn bị trước vài tuần cho các hội thảo viên được tuyển lựa hiểu cách thức và diễn tiến cuộc hội thảo, giải thích cho họ đại cương đề tài hội thảo. Mỗi hội thảo viên cần chú ý :
– Hiểu rõ đề tài và vấn đề đưa ra.
– Xác định quan điểm riêng của mình về vấn đề này.
– Tìm lý lẽ bênh vực, tìm bằng chứng biện hộ.
BỐ TRÍ PHÒNG HỘI THẢO
Số hội thảo viên vừa phải (khoảng 4-10 người) sao cho đủ đối thoại và có nhiều ý kiến khác nhau. Sắp xếp các hội thảo viên ngồi 2 bên hơi xéo để có thể nhìn thấy nhau. GLV làm hướng dẫn viên ngồi ở giữa đối diện với cử toạ.
CHIA GIỜ TRONG CUỘC HỘI THẢO :
– Hướng dẫn viên trình bày vấn đề : 5’
– Cử toạ đặt câu hỏi với hội thảo viên : 20’
– Hướng dẫn viên kết luận : 5’
PHẦN KẾT THÚC
GLV chú ý 2 điểm :
– Nhận định về mỗi lập trường đã được trình bày : giá trị và giới hạn.
– Làm nổi bật lý do biện minh và chân lý đức tin làm nền tảng cho lập trường.
Phần III. DẠY GIÁO LÝ THEO ĐỐI TƯỢNG[2]
Bài 12. DẠY GIÁO LÝ CHO TUỔI ẤU NHI
I. ĐẶC TÍNH TÂM LÝ (4-7 TUỔI)
1. Tư tưởng
– Tư tưởng gắn liền với tình cảm.
– Phân biệt được thực ảo.
– Hay thắc mắc, đặt câu hỏi: cái gì, tại sao?
– Sử dụng từ ngữ đơn sơ, cụ thể.
– Dựa vào đối tượng bên ngoài để suy nghĩ.
2. Tình cảm
– Lệ thuộc và phát triển từ gia đình, cha mẹ, anh chị, bạn bè…
– Biểu lộ tình cảm qua cử chỉ, nét mặt: cười, khóc, nhăn…
– Tình cảm là nhu cầu cho trẻ lớn lên.
3. Nhân cách
– Nhân cách bắt đầu phát triển.
– Lấy người lớn làm mẫu để phát triển nhân cách.
4. Xã hội tính
– Có tương quan từ gia đình đến học đường.
– Tìm bạn để vui chơi.
– Thấy cần rời gia đình như đi học, đi chơi.
5. Hành động
– Hành động theo tình cảm là biểu lộ nhân cách.
– Môi trường hoạt động giới hạn.
– Thích hoạt động chân tay: chạy nhảy, chơi, múa, vẽ, viết, …
II. SỰ PHÁT TRIỂN LUÂN LÝ VÀ ĐỨC TIN
1. Luân lý
– Ý thức luân lý gắn liền với ý thức cha mẹ.
– Căn bản là đời sống tình cảm.
– Nặng tình cảm: vâng lời vì yêu thương, làm để vui lòng.
– Lương tâm chớm nở: phân biệt tốt xấu theo thái độ của cha mẹ.
2. Đức tin
– Chia sẻ và phụ thuộc theo đức tin của cha mẹ.
– Theo thời gian, trẻ dần dần ý thức Thiên Chúa là Đấng che chở, giữ gìn và làm cho trẻ lớn lên.
– Cảm thấy phải tin vào Chúa, nghe Chúa và theo Chúa.
– Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng trung gian.
III. MỤC TIÊU HUẤN GIÁO
– Huấn giáo khai tâm, chuẩn bị xưng tội, rước lễ.
– Rèn luyện cho trẻ thái độ tin, nghe và sống theo Chúa.
– Phát huy tâm tình thờ lạy, hoà hợp yêu thương mọi người.
– Giới thiệu cho trẻ biết về Chúa Giêsu: quê hương, cha mẹ, lời Chúa dạy, điều Chúa đòi hỏi, …
– Huấn luyện lương tâm Kitô giáo: giải thích lề luật Chúa cách đơn giản, sự hiện diện của Chúa qua lương tâm, tạo cơ hội tốt cho trẻ làm việc, …
– Trao cho trẻ một số kiến thức giáo lý căn bản: giá trị luân lý (ăn ngay ở lành, làm việc tốt), bí tích Thánh Thể, Bí tích Giải tội.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO LÝ
1. Phương pháp
– Sử dụng phương pháp quy nạp, trực giác, tiệm tiến, hoạt động.
2. Sinh hoạt
– Vẽ, hát, cử điệu, đặt câu hỏi và trả lời.
– Vận dụng trí nhớ: thuộc lòng kinh và một số câu giáo lý cơ bản.
3. Kỷ luật
– Sống và bắt chước gương tốt của người lớn.
4. Cách trình bày vấn đề
– Dùng phương pháp giản dị đi từ sự kiện nghe, thấy trong cuộc sống, rồi nói tâm tình, đưa ra kinh nghiệm và dẫn đến chân lý.
Bài 13. DẠY GIÁO LÝ CHO TUỔI THIẾU NHI
I. ĐẶC TÍNH TÂM LÝ (8-12 TUỔI)
1. Tư tưởng
– Tuổi hướng ngoại, bắt đầu suy luận.
– Tư tưởng đi liền với hành động.
– Tư tưởng dựa vào sự kiện khách quan.
– Sử dụng ngôn ngữ.
– Thủ đắc những tập quán (giúp lễ, giáo lý, ca đoàn).
2. Tình cảm
– Tình cảm gắn liền với hành động cách bộc trực, hồn nhiên.
– Thích ganh đua, thích được khen.
– Nhạy cảm, vui buồn chốc lát.
3. Nhân cách
– Phân biệt phái tính.
– Bắt đầu hình thành nhân cách cá biệt, và triển nở do người lớn.
– Tập làm người lớn.
4. Xã hội tính
– Tuổi thích nghi và hội nhập vào sự vật và con người.
– Phát triển mạnh (lớp, đội, nhóm)
– Gắn liền cuộc sống.
– Dễ hợp tác, dễ ganh đua.
5. Hành động
– Tuổi thực nghiệm, thích hoạt động tung tăng.
– Dồi dào sinh lực.
– Hành động có tính cách tự động, nhưng bất kể hậu quả.
II. Ý THỨC LUÂN LÝ VÀ ĐỨC TIN
1. Luân lý
– Căn bản là lý trí đang phát triển.
– Luân lý có tính cách thực hành cụ thể và xã hội.
– Luân lý là ý thức giữ luật lệ có tính cách bắt chước.
– Tìm lý do bào chữa để tự vệ.
2. Đức tin
– Thiên Chúa là Đấng an bài trật tự, là Đấng lập luật và truyền lệnh.
– Thiên Chúa là Đấng có thể liên lạc qua lương tâm, lý trí.
– Đức Kitô là Đấng có quyền năng.
III. MỤC TIÊU HUẤN GIÁO
– Giáo lý chuẩn bị lãnh bí tích Thêm sức
– Lịch sử cứu độ được diễn tả bằng những sự kiện cụ thể và kỳ công của Thiên Chúa.
– Trình bày Chúa Kitô qua công trình cứu độ.
– Trình bày Chúa Thánh Thần qua sức mạnh Hội thánh.
– Giúp trẻ sống đời sống của Hội thánh và phụng vụ qua sinh hoạt của giáo xứ.
– Cần gương sáng của gia đình, xứ đạo.
– Tập thói quen tốt, kiểm điểm mỗi ngày, tránh hình thức máy móc trong việc đạo đức.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO LÝ
1. Phương pháp
– Cụ thể: dựa vào sự kiện đưa tới chân lý.
– Gần gũi với đời sống.
– Quy về chân lý với một vài điểm chính.
2. Sinh hoạt
– Vẽ, hát, đặt câu hỏi, sinh hoạt tập thể, trò chơi.
– Sưu tầm, chép sổ tay, cầu nguyện.
– Học thuộc lòng các câu giáo lý, Kinh thánh và câu đố.
3. Kỷ luật
– Đi đôi với tình thương.
4. Cách trình bày vấn đề
– Trình bày sự kiện phải mạnh lạc, đặt trong không gian, thời gian vì là tuổi tri giác.
Bài 14. DẠY GIÁO LÝ CHO TUỔI THIẾU NIÊN
I. ĐẶC TÍNH TÂM LÝ (13–16 TUỔI)
1. Tư tưởng
– Tuổi ước mơ: chủ quan, mơ ước lý tưởng đẹp, dễ xa rời thực tế.
– Kiến thức phong phú nhưng đầy mộng mơ.
– Ý thức giá trị tinh thần, tự do chớm nở, giằng co giữa: Trẻ – Lớn.
– Hay phê bình, lý trí xung khắc tình cảm, bướng bỉnh, khó hiểu.
2. Tình cảm
– Tuổi dậy thì: đa cảm, mơ mộng, chú ý đến thân xác và sự sống.
– Tuổi bất ổn: từ tuổi trẻ bước vào người lớn, hay thay đổi.
– Nhạy cảm trước ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh, bạn bè.
3. Nhân cách
– Tuổi giao thời, khó dạy vì xác định cái “tôi” chủ quan, khép kín.
– Tuổi thích thần tượng.
– Khao khát tự do, thích tỏ ra bản lĩnh.
4. Xã hội tính
– Tìm cách đi vào bí ẩn của con người, khám phá giá trị văn hoá có tính chủ quan.
– Thích làm việc cá nhân.
– Hướng đến những giá trị tự do.
– Chọn lựa bạn bè, lập nhóm, lập băng.
5. Hành động
– Muốn làm người lớn, hay bắt chước.
+ Nam thích biểu dương sức mạnh.
+ Nữ hướng về nội tâm, thích làm dáng.
– Hành động theo nhóm, thích kiểu hợp “gu”.
II. Ý THỨC LUÂN LÝ VÀ ĐỨC TIN
1. Luân lý
– Căn bản là ý thức về cái tôi, chủ quan trong suy nghĩ về giá trị.
– Thích bắt chước những mẫu người lý tưởng.
– Thắc mắc, phê phán, khước từ luật lệ áp đặt bên ngoài, lưu tâm đến luật lương tâm.
– Luân lý tự phát, quảng đại, có trách nhiệm.
2. Đức tin
– Chuyển biến từ đức tin xã hội đến đức tin chuyên biệt, có chọn lọc và nội tâm hoá.
– Thiên Chúa mời gọi để nên người tự do, trưởng thành.
– Thiên Chúa là Đấng chỉ đường, giá trị duy nhất và tuyệt đối.
III. MỤC TIÊU HUẤN GIÁO
– Gợi ý tưởng sống bằ ng gương Chúa Kitô và gương các anh hùng.
– Tiếp tục với lịch sử cứu độ, Thánh Kinh và đời sống Hội thánh.
– Khơi niềm hy vọng, trình bày những giá trị cao đẹp Kitô giáo.
– Hướng dẫn tự do, ý thức trách nhiệm phẩm giá con người.
– Hướng dẫn ơn gọi.
– Hướng dẫn thêm về hình ảnh Thiên Chúa.
– Giáo dục luân lý quân bình hơn, hiểu về tội, có trách nhiệm cá nhân trong chọn lựa, khiêm tốn cậy trông vào Chúa.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO LÝ
1. Phương pháp
– Linh hoạt kết hợp thực hành.
– Kể gương anh hùng.
– Cam kết dấn thân theo Chúa.
2. Sinh hoạt
– Hội thảo, tham quan, thăm viếng.
– Mời người có uy tín và thành công đến chia sẻ kinh nghiệm.
– Tham gia sinh hoạt đoàn thể trong giáo xứ, tập lãnh trách nhiệm.
3. Kỷ luật
– Cần giải thích cách hợp lý.
4. Cách trình bày vấn đề
– Đi từ sự kiện tổng quát để đánh động tinh thần dấn thân, phục vụ
– Hướng dẫn: Lịch sử cứu độ – Giáo hội – Xã hội.
Bài 15. DẠY GIÁO LÝ CHO TUỔI THANH NIÊN
I. ĐẶC TÍNH TÂM LÝ (17 – 20 TUỔI)
1. Tư tưởng
– Tuổi hội nhập vào đời sống xã hội, văn hoá, nghề nghiệp, hôn nhân.
– Suy tư khách quan, dễ hoài nghi, biết đặt vấn đề .
– Say mê lý tưởng, ý thức giá trị tinh thần, sáng suốt, nghị lực.
– Biết chọn những giải trí lành mạnh.
– Cần tiếp tục học hỏi.
2. Tình cảm
– Dễ hăng hái, nhưng cần sáng suốt hơn.
– Dễ khủng hoảng, dễ quạu.
– Bị giằng co bản thân, gia đình, xã hội trong lực chọn.
– Dễ thông cảm và muốn được thông cảm.
3. Nhân cách
– Biểu lộ cái tôi.
– Bắt đầu trưởng thành và biết lãnh trách nhiệm.
– Can đảm chọn lựa lý tưởng sống.
4. Xã hội tính
– Muốn hội nhập vào thế giới người lớn trong lời nói, hành xử và suy nghĩ.
– Phát triển tương quan với tha nhân, dễ cởi mở.
– Đi vào xã hội, chọn lựa những giá trị để hoà nhập với cuộc sống.
5. Hành động
– Thực hiện những giá trị đã thủ đắc vào cuộc sống thực tế.
– Thử nghiệm để hội nhập, tuy vẫn còn những hoạt động chưa có suy nghĩ.
– Sẽ thành công, nếu biết dung hoà lý tưởng với thực tế trong hành động.
II. Ý THỨC LUÂN LÝ VÀ ĐỨC TIN
1. Luân lý
– Căn bản là hội nhập vào xã hội. Ý thức giá trị tinh thần.
– Điều thiện là giúp dễ hội nhập vào xã hội, phát triển cái tôi.
– Ưa thích cụ thể hóa lý tưởng, danh dự, tự do dấn thân.
– Hào hiệp và quảng đại.
2. Đức tin
– Tiêu cực : bớt chủ quan, bớt nhiệt tình, nhưng cụ thể.
– Tích cực : đức tin cụ thể, mang chiều kích xã hội, là đức tin ở trong Giáo hội, muốn đóng vai trò trong đời sống của Giáo hội.
– Tìm Chúa Kitô ngay trong Giáo hội, qua những thực tại xã hội của Giáo hội, lãnh sứ mạng xây dựng Nước Chúa.
III. MỤC TIÊU HUẤN GIÁO
1. Huấn giáo hội nhập : văn hoá, xã hội, Giáo hội.
2. Giáo lý nhằm củng cố đức tin và lấy đức tin soi sáng để dấn thân.
3. Chuẩn bị vào đời : trình bày giá trị và mục đích của tình yêu hôn nhân và đời sống gia đình.
4. Ơn gọi làm người (trật tự sáng tạo). Ơn gọi làm Kitô hữu (trật tự cứu chuộc). Đó vừa là hồng ân vừa là trách nhiệm.
5. Đức tin là dấn thân trong cả hai lãnh vực đạo và đời :
– Tương quan đạo – đời
– Tương quan đức tin – khoa học
– Tương quan cầu nguyện – hoạt động
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO LÝ
2. Tổng quan sinh hoạt
– Đặt vấn đề hội thảo, tổ chức quan sát, thăm viếng, việc bác ái.
– Tìm giá trị luân lý tốt để dấn thân.
– Dùng mẫu gương tốt. Dẫn vào sinh hoạt trách nhiệm giáo xứ, giáo hội.
3. Kỷ luật : thông cảm, cần giải thích hợp lý.
4. Cách trình bày vấn đề : những vấn đề thời đại gây thắc mắc cho đức tin, sống đức tin.
PHẦN IV. PHỤ TRƯƠNG
BÀI 16. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH
KHI DẠY GIÁO LÝ
Năm học giáo lý sắp bắt đầu. Anh chị em giáo lý viên đang hăng hái chuẩn bị cho năm học mới một cách rộn ràng và hăng say. Chắc chắn các anh chị hiểu được mình cần phải làm gì cho lớp giáo lý sinh động và hiệu quả hơn. Ở đây, chúng ta cùng chia sẻ một số điều cần tránh trong lớp giáo lý (mà thực tế chúng ta thỉnh thoảng hay vướng phải).
1. Đừng dạy thần học.
Cha Giuse Lê Quang Uy DCCT viết: “Thần học là một khoa học chuyên biệt, với nhiều trường phái và quan điểm khảo cứu về Thiên Chúa ( Théologie ), nó cung cấp rất nhiều kiến thức, lý luận, nhận định có hệ thống chặt chẽ về Thiên Chúa, tuy đôi khi vẫn còn có thể gây ra nhiều tranh cãi đưa tới nhiều canh tân đổi mới.
Trong khi đó, việc dạy Giáo Lý, dẫu có vận dụng đến một số điểm thần học căn bản, lại muốn đưa các em đến Lòng Tin, Lòng Yêu Mến và Lòng Cậy Trông chân thành đối với Thiên Chúa, để rồi thể hiện cụ thể ra trong đời sống của mình, vượt qua mọi thứ kiến thức và lý luận của lý trí. Do vậy, học Giáo Lý dứt khoát không phải là để nghe những bài thuyết trình hùng hồn hấp dẫn về Thiên Chúa”. (Nối Lửa Cho Đời 3)
Như vậy, giáo lý viên đừng nói cho các em tất cả những gì mình đọc và học trong sách thần học, mà hãy nói cho các em về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ đơn giản, bình dân và phù hợp với các em. Ví dụ: Khi dạy về Đức Chúa Cha, giáo lý viên đừng mất giờ chứng minh mầu nhiệm Thiên Chúa Cha bằng kiến thức thần học, mà hãy nói làm sao cho các em cảm được tình yêu của Chúa Cha dành cho các em qua công cuộc tạo thành, cho các em cảm được rằng từng bông hoa, từng ngọn cỏ, từng làn gió là kết quả của tình yêu.
2. Đừng đòi hỏi các em hoàn hảo.
Giáo lý viên thường muốn cho các em hoàn hảo và nghĩ là các em hoàn hảo. Do đó chúng ta không chấp nhận các em ồn ào, nói dối, quay bài hay đánh nhau. Nhưng chúng ta phải chú ý rằng khi Đức Giêsu đi rao giảng, thì ít ai trong xã hội Do thái hoàn hảo, kể cả các Tông đồ. Giáo lý viên chúng ta cũng còn chưa hoàn hảo kia mà ! Do đó, hãy chú ý uốn nắn, dạy cho các em bỏ tính xấu, tập nhân đức… nhưng đừng quá khắt khe cầu toàn. Dù sao thì các em cũng bị ảnh hưởng nhiều từ trường phổ thông và xã hội trần thế, nhất là một xã hội nơi người ta từ chối Thiên Chúa và chấp nhận cái giả trá để tồn tại. Thái độ bao dung, thông cảm (nhưng nghiêm khắc) sẽ giúp hoán cải các em.
3. Đừng chỉ trích các em trước mặt mọi người.
Trong cuốn Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie viết đại ý là nên tránh chỉ trích. Nếu có phê bình thì nên giữ thể diện cho người khác và biết khen cái tốt của họ trước. Có những lúc theo tính con người, giáo lý viên thấy bực bội khi các em không học bài, quậy phá và hỗn hào. Hơn nữa, có em chẳng chịu sửa lỗi dù đã được chỉ bảo nhiều lần. Khi đó, việc chỉ trích, la mắng các em trước lớp có thể xảy ra dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta làm như thế, chúng ta đi ngược lại với đường lối rao giảng của Đức Giêsu. Người không la mắng trẻ em bao giờ. Người chỉ quở trách người lớn khi lỗi của họ nghiêm trọng, gây gương xấu lớn lao và không phù hợp với chương trình Cứu độ.
4. Đừng tiếc lời khen.
Trong thuật xử thế, khen tặng là cách làm vui lòng người, miễn là khen thành thật. Trong sư phạm, khen là cách khích lệ và làm các em có thêm hứng thú để. Đừng tiếc lời khen nhưng cũng đừng khen không đúng chỗ. Có giáo lý viên thấy các em làm gì cũng nói « tốt », « hay quá » khiến lời khen không còn ý nghĩa. Nhưng ngược lại, nhiều giáo lý viên rất tiết kiệm lời khen. Các em thuộc bài, ngoan ngoãn hay có những hành động tốt, ý tưởng hay. Đáng khen lắm chứ. Nếu chúng ta coi việc tốt của các em là đương nhiên, thì cũng có lý một phần. Nhưng mặt khác, tuổi các em rất cần những khích lệ, nâng đỡ và thông cảm. Người lớn còn cần lời khen kia mà. Chúa Giêsu vẫn khen các môn đệ và những người nghe Chúa, vì Người hiểu tâm lý con người.
5. Đừng cau có, la mắng, đe doạ liên tục.
Cha Lê văn Quảng, một nhà tâm lý viết: « Chúng ta cần phải cắt nghĩa Kinh Thánh hay trình bày giáo lý cho con trẻ một cách thích hợp. Sự giải thích phải phù hợp với tuổi tác, kiến thức, văn hóa, và hợp với văn minh thời đại để giúp con trẻ thu thập vốn liếng cần thiết cho đời sống tâm linh mà không làm khủng hoảng chúng trong vấn đề tâm lý. Sự giáo huấn của tôn giáo có thể được dùng để giúp cho con trẻ biết khám phá ra rằng một số loại hành động chắc chắn nào đó đã được tìm thấy là sai trái vì chúng đã làm hư hại sự liên hệ tốt đẹp và hạnh phúc giữa con người ».
6. Đừng kể chuyện tầm phào hay đùa giỡn thái quá.
Ở giáo xứ nọ khu ông Tạ, Sàigòn, một giáo lý viên hỏi các em: « Có em nào chà đồ nhôm chưa ? » Các em ngơ ngác nhìn nhau. Anh cười hì hì và nói: « Chà đồ nhôm là chôm đồ nhà ». Việc đùa giỡn kiểu đó có thể làm các em cười, nhưng cũng chưa lấy gì làm duyên dáng hay giúp gì cho bầu khí giáo lý. Những mẩu chuyện vui, hài hước giúp các em thoải mái học bài và nhớ bài học, nhưng những chuyện tầm phào làm các em chán hoặc có tác dụng ngược. Hãy tránh những lối chọc cười dung tục, chế nhạo hay làm các em thấy bị thương tổn. Ví dụ có giáo lý viên cứ hay đem em bé da đen sậm ra chọc cười!
7. Đừng làm gương xấu mà hãy nêu gương sống đạo.
Thánh Phaolô nói: « Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kytô ». Chúng ta không dám nói như thế, nhưng phải sống điều chúng ta dạy. Một anh trưởng phòng nọ hay chia chác tiền ăn bớt công quĩ, khi dạy giáo lý đến bài Công Bằng thì anh cứng họng không nói được, phải nhờ một chị khác giảng giùm. Sau này anh sửa đổi lối làm việc, đi tu làm linh mục, và cha thường kể chuyện ấy để cho thấy rằng phải sống điều mình dạy. Một cha DCCT giảng về lòng bác ái, sau lễ có người đến nói: « Cha nói hay quá, vậy cha có thể thực hành không ? Cho con xin ba trăm ngàn ». Ngài nghèo nhưng sẵn đang có số tiền có người mới đưa, ngài cho anh ta ngay. Sống lời giảng là vậy đó. Khi một tiến chức được phong chức linh mục, Đức Giám Mục trao Kinh Thánh cho thầy và nói: « Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và sống điều con dạy ». Dạy giáo lý hoàn toàn khác với các môn học khác ở chỗ đó.
8. Đừng nóng nảy đánh phạt các em.
Chúng ta đã nghe chuyện một cậu bé giúp lễ bị cha xứ tát và đã bỏ chạy khỏi nhà thờ và xa Giáo Hội mãi mãi, đó là Tito, nhà độc tài Nam tư. Đánh phạt nóng nảy có nhiều tai hại:
– Làm các em chán ghét giáo lý.
– Các em không học bài được và không nhớ bài học.
– Tạo tâm lý bất an cho các em và hình thành nhân cách sai lạc.
– Các em có cái nhìn sai về Giáo Hội và giáo lý.
Có anh chị lý luận: « Đánh các em mới nhớ ! Phụ huynh cũng đồng ý cho tôi đánh các em mà ». Lý luận này nguy hiểm ở chỗ là dùng cái không kiểm chứng được để biện minh cho hành động sai lạc rõ ràng. Chúa Giêsu bảo: « Hãy để trẻ nhỏ đến với Ta, đừng xua đuổi chúng ». May mà các Tông đồ chưa đánh em nào !
9. Đừng chỉ trích Giáo Hội là Mẹ chúng ta.
Giáo Hội là Nhiệm Thể và là Hiền Thê của Đức Kytô, Đấng chúng ta yêu mến và rao giảng. Giáo Hội có những con người và những điều chưa xứng hợp với phẩm giá làm Nhiệm Thể thánh thiện, nhưng bản chất Giáo Hội là thánh. Do đó việc phê bình chỉ trích Giáo Hội trong lớp giáo lý được hiểu là việc chống lại lời rao giảng. Chúng ta không buộc phải giấu những điều chưa đúng của con cái Chúa trong một số trường hợp, nhưng trong lớp giáo phải tránh phê bình chỉ trích, làm gương xấu cho các em.
Bài 17: CÁCH GIỮ TRẬT TỰ LỚP HỌC.
1. Làm cho các em chú ý :
Trước khi bạn bắt đầu bài học phải chắc chắn rằng các em trong lớp chú ý nghe bạn giảng dạy. Đừng cố giảng dạy khi các em đang ồn ào và không chú ý.
Các glv ít kinh nghiệm đôi khi nghĩ rằng cứ bắt đầu bài học thì lớp sẽ yên. Đôi khi cách này có kết quả, nhưng làm như thế các em nghĩ rằng các bạn chấp nhận việc các em không để tâm, và cho phép các em nói chuyện khi các bạn giảng bài. Phương pháp chú ý có nghĩa là bạn đòi các em phải chú ý trước khi bắt đầu, nghĩa là bạn sẽ đợi và không bắt đầu cho đến khi mọi người ngồi yên. Các glv có kinh nghiệm biết rằng đứng im không nói gì cả là điều rất hiệu quả. Họ sẽ đợi sau khi cả lớp im lặng từ 3 đến 5 giây rồi mới nói, và nói bằng giọng vừa đủ nghe.
Một glv nói giọng nhẹ nhàng thường cũng làm cho lớp học im lặng hơn là một glv lớn giọng. Các em sẽ ngồi im để lắng nghe.
2. Nói thẳng, nói cách trực tiếp
Kỹ thuật nói thẳng là bắt đầu mỗi lớp học bằng cách nói thẳng cho các em biết điều gì sẽ xảy ra. Glv cho các em biết là mình và các em sẽ làm gì trong giờ học này, và giới hạn thì giờ cho mỗi việc làm trong lớp.
Cách tốt nhất là dùng chung với cách thứ nhất ở trên bằng cách cho các em một ít phút vào cuối lớp để làm những gì các em thích. Glv có thể kết thúc việc liệt kê các việc làm trong lớp thế này: “Nếu các em làm theo anh/chị nói, anh/chị nghĩ rằng chúng ta sẽ có một ít giờ vào cuối lớp để các em chơi trò chơi, giải trí, nghe chuyện, nói chuyện…”
Làm như thế, glv biết rằng mình có đủ thì giờ để chờ các em im lặng mà vẫn đạt được mục tiêu của mình. Chẳng bao lâu, các em cũng nhận ra rằng glv càng đợi lâu để bắt đầu lớp học thì các em càng có ít thì giờ tự do ở cuối giờ học.
3. Quan Sát
Điểm chính yếu của phương pháp này là đi vòng vòng. Đứng lên và đi vòng lớp học khi các em đang học hay làm bài để xem các làm làm ra sao.
Một glv giỏi sẽ rảo qua cả lớp học trong vòng hai phút sau khi các em bắt đầu làm bài, để kiểm soát xem các em có làm đúng trang và đề tên mình trên trang ấy không. Kiểm soát xem có em nào không hiểu đầu bài để có thể giải thích cho em rõ ràng hơn. Nhờ vậy những em lo ra hay chậm hiểu có thể bắt kịp và những em đang lo ra chú ý hơn. Tuy nhiên glv không cắt ngang lớp học để loan báo điều gì trừ khi thấy có một ít em có cùng một trở ngại. Khi ấy glv nên giải thích cách nhỏ nhẹ cho các em.
4. Làm Gương
Các glv nào tử tế, đúng giờ, hăng say, tự chủ, kiên nhẫn, và có óc tổ chức làm gương tốt cho các em qua chính thái độ và hạnh kiểm của mình. Glv nào mà “lời nói không đi đôi với việc làm” sẽ làm cớ cho các em thành vô kỷ luật. Nếu bạn muốn các em nói nhỏ nhẹ trong lớp của bạn thì bạn phải nói nhỏ nhẹ khi đi vòng quanh lớp giúp các em.
5. Dùng Dấu Hiệu
Khi tôi còn nhỏ, các glv dạy tôi thường dùng thước kẻ gõ trên bàn khi muốn chúng tôi chú ý. Có nhiều dấu hiệu glv có thể dùng trong lớp, như dùng tay, tắt rồi bật điện, thay đổi diện mạo, nhìn thẳng vào em nào vô kỷ luật. Cần phải chọn dấu hiệu nào bạn muốn dùng trong lớp học cách kỹ lưỡng, và bỏ thì giờ ra giải thích cho các em biết bạn muốn các em làm gì khi bạn ra dấu hiệu ấy.
6. Làm Chủ Môi Trường
Một lớp học phải được trang trí làm sao để các em hứng thú khi học. Một lớp Giáo Lý không phải là một lớp học thường mà phải là nơi để các em gặp gỡ Thiên Chúa. Vì thế lớp học Giáo Lý phải được trang hoàng với những dụng cụ thánh, phải có bầu không khí cầu nguyện, và mầu sắc phải thích hợp với Mùa Phụng Vụ. Cũng thế, một lớp Việt Ngữ phải có những hình ảnh, vật dụng và bầu khí Việt Nam.
Vì vậy các glv phải mang theo mình đồ nghề để tạo nên bầu không khí mới mẻ trong mỗi lớp học cho phù hợp với bài học mình dạy. Đôi khi glv nên đem theo những hình ảnh kỷ niệm của mình để chia sẻ với học sinh. Phải làm sao để các em cảm thầy gần gũi glv là một điều thích thú. Càng biết và mến yêu glv nhiều, các em càng muốn làm vui lòng glv bằng cách giữ kỷ luật, không phải vì sợ mà vì không muốn glv buồn.
7. Can thiệp cách ôn tồn
Hầu hết các em bị gửi lên ban đại diện vì cãi nhau hoặc cứng đầu với glv. Tình trạng nầy xảy ra vì các glv nóng nảy hay không biết cách giải quyết vấn đề nên glv trở thành đối thủ với các em. Chúng ta sẽ tránh được nhiều trường hợp như thế nếu chúng ta bình tĩnh và ôn tồn giải quyết vấn đề với tư cách của một anh chị.
Một glv giỏi phải cố gắng làm sao để không biến một em thành trọng tâm để mọi người chú ý đến. Glv đi vòng lớp học, tiên liệu những gì có thể xảy ra trườc khi nó xảy ra. Đối xử với những em vô kỷ luật một cách tự nhiên, mà không làm các em khác bị lo ra.
Trong lúc giảng bài, glv hãy dùng phương pháp “nhắc tên”. Nếu thấy em nào nói chuyện hay nghịch, glv nhắc đến tên em đó trong bài giảng một cách thật tự nhiên. Thí dụ: “Hùng, em có thấy Chúa yêu em không?” Đang nói chuyện, tự nhiên Hùng nghe thấy glv nhắc đến tên mình, em rụt lại, mà cả lớp không để ý.
8. Áp dụng kỷ luật cách cương quyết
Đây là cách kỷ luật độc đoán nhưng rất có hiệu quả vì các em rất sợ quyền bính. Glv làm chủ và không em nào có quyền làm trái luật hay làm phiền các em khác trong lớp học. Muốn thế thì phải đưa luật ra một cách rõ ràng và phải áp dụng cách tuyệt đối.
9. Ra lệnh cách quả quyết: Anh muốn…
Đây là một phần của phương pháp số 8. Dùng để đương đầu với những em vô kỷ luật. Nói thẳng cho các em biết là các em phải làm gì một cách rõ ràng. Glv biết dùng phương pháp này phải làm cho em này chú ý đến điều tốt mình muốn em ấy làm, chứ không phải vào sự vô kỷ luật của em. Nói: “Anh muốn em là…”, “Thầy yêu cầu em…”
Glv có ít kinh nghiệm sẽ nói: “Anh muốn em không làm…” hay “Em không được làm…”. Nó như thế sẽ làm cho các em chối cãi và đâm ra tranh luận với học trò, vì chúng ta chú trọng đến hành động vô kỷ luật của các em…
10. Cách nói ba bước, dùng ba bước để diễn tả điều bạn muốn nói với một em phạm kỷ luật:
– Nói lên việc làm của em đó: “Trong khi anh đang giảng thì em nói chuyện”
– Nói lên hậu quả cuả việc làm của em đó: “và như thế anh phải ngưng giảng…”
– Cho em này biết bạn cảm thấy ra sao: “Anh thấy buồn.”
Một glv nói với một em nghịch nhất lớp rằng: “Anh không biết anh đã làm gì mà em không kính trọng anh như các em khác trong lớp. Nếu anh đã nóng nảy hay làm gì cho em buồn, làm ơn cho anh biết. Anh có cảm giác là anh đã làm gì cho em bất mãn, nên em tỏ ra không kính trọng anh.” Và em ấy không còn nghịch trong lớp nữa.
11. Kỷ luật cách tích cực
Dùng những điều luật diễn tả những hạnh kiểm tốt bạn muốn các em học tập, chứ đừng liệt kê những điều các em không được làm. Thay vì nói “không được chạy trong phòng” thì nói “đi cách trật tự trong phòng.” Thay vì nói “không được đánh nhau” thì nói “giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa.” Thay vì nói “đừng nhai kẹo cao su” thì nói “để kẹo cao su ở nhà.” Nói đến các điều luật như là những điều bạn mong muốn các em làm. Hãy cho các em biết rằng đây là những điều bạn mong các em giữ trong lớp học. Đừng tiếc lời khen. Khi thấy em nào có hạnh kiểm tốt, thì hãy nhìn nhận ngay. Không cần phải nói ra lời, chỉ cần mỉm cười hay cử chỉ là có thể khuyến khích các em.
[1] Ba nguyên tăc căn bản trong việc dạy giáo lý, vì giáo dục là nhằm đào tạo con người tự nhiên thành người.. Giáo lý là đào tạo con người thành con Chúa, là thăng tiến con người đến mức độ trưởng thành trong đức tin. Nên, để đạt được mục đích đó, cần phải theo những nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc toàn diện.
– Toàn diện trong nội dung: đầy đủ 4 phần trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.
– Toàn diện con người:
+ Trí khôn: lãnh hội.
+ Tình cảm: rung động trong cầu nguyện
+ Ý chí: quyết tâm sống đời sống mới.
+ Toàn thân diễn tả như : lời nói, cử chỉ, điệu bộ, thái độ tâm linh.
– Toàn diện lãnh vực sống: gia đình, xứ đạo, học đường, khu xóm…
b. Nguyên tắc thích ứng.
– Trình bày sứ điệp vừa tầm lãnh nhận của người nghe. Vì thế:
+ Thích ứng theo lứa tuổi.
+Thích ứng theo môi trường, văn hóa, hoàn cảnh sống.
+ Thích ứng theo nội dung và phương pháp.
c. Nguyên tắc sống động.
Luôn phải làm cho giờ giáo lý, bài giáo lý được sống động nhờ những phương pháp như: đối thoại, hội thảo, sinh hoạt, …
[2] CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN TÂM LÝ :
a/ Từ mới sinh đến 3 tuổi.
Ban đầu chưa phân biệt được nội giới và ngoại giới. Nhưng dần dần mới phân biệt được mình khác ngoại giới, nhờ cảm giác.
Từ 18 – 20 tháng tuổi, bé bắt đầu bập bẹ ê, a.
Từ 20 tháng tuổi trở nên, có thể biết rõ ý niệm về sự vật bên ngoài. Biết thắc mắc về các sự vật, nhưng chỉ biết một cách lơ mơ.
b/ Từ 3 – 4 tuổi : cuộc khủng hoảng đầu tiên.
Nhận thức được nội giới, ý thức mình là một người, nên bướng bỉnh, không muốn mình lệ thuộc ai, muốn có đời sống riêng biệt.
c/ Từ 4 – 7 tuổi : lứa tuổi êm dịu.
Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu biết tưởng tượng về một thế giới, biết ý thức về tình cảm. Nên, các em thường có quan niệm tất cả mọi sự dưới khía cạnh thương – ghét; vui – buồn.
d/ Từ 8 – 9 tuổi : cuộc khủng hoảng thứ hai.
Đây là lứa tuổi không còn mơ mộng, vì các em đã biết nhìn ra ngoại giới rõ ràng hơn : biết lý luận, biết phải trái, không muốn nhận quyền bính của cha mẹ, biết tìm bạn ngoài anh chị em trong gia đình, và đặc biệt là các em cũng đã biết diễn tả những suy nghĩ của mình.
e/ Từ 9 – 12 tuổi.
Ở lứa tuổi này, các em thích tìm hiểu ngoại vật, trí óc thực tế, thích lý luận chứ không còn mơ mộng. Các em thích phiêu lưu, thích hoạt động, và nhất là thích tỏ ra là anh hùng.
f/ Từ 13 – 14 tuổi : Một cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Các em lại trở về nội giới. Bây giờ đã nhận sự tự do, tự chủ của mình, các em muốn tận hưởng nó. Tuổi dậy thì làm cho các em bắt đầu để ý đến người khác phái và nghĩ đến việc vui thú thể xác (tuy nhiên vẫn còn rất mơ hồ). Con gái muốn làm duyên để gây sự chú ý của con trai; con trai tỏ ra mình anh hùng để chinh phục con gái. Và vì thân thể các em chưa được điều hòa, nên các em hay e thẹn và ngượng ngịu trong các tiếp xúc với các bạn khác giới. Vì vậy, cần phải giúp các em có được suy nghĩ và ý thức đúng đắn về vấn đề giới tính.
g/ Từ 14 – 16, Tuổi dậy thì.
Tuổi hướng nội. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu nhi sang tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này, tính tình các em rất thất thường vì những thay đổi của cơ thể. Các em thường sống ngoài thực tại : mơ mộng và cũng mơ ước nhiều sự, nhưng chẳng thực hiện và cũng chẳng giữ được điều gì, vì thế mà các em muốn sống tự lập và muốn được tự do.
Bởi vậy, cũng như đối với các em ở tuổi 13- 14, hãy giúp cho các em ở lứa tuổi này (14 – 16), có những suy nghĩ và ý thức đúng đắn về vấn đề giới tính và tình yêu khác phái. Hơn nữa, cũng cần phải giúp các em biết sống đúng với thực tại: biết chấp nhận mình với những giới hạn, chứ đừng sống mơ hồ ngoài thực tại. Đặc biệt, hãy giúp các em biết suy nghĩ đến người khác, sống vô vị lợi chứ đừng chỉ sống ích kỷ cho riêng mình..
h/ Từ 17 – 18, tuổi khủng hoảng thành nhân.
Đây là lứa tuổi ngang tàng, hoài nghi mọi sự. Ở lứa tuổi này, các bạn trẻ thường hay thích đặt vấn đề và tự giải quyết vấn đề đó. Vì thế, về mặt luân lý, họ thích tự lập : cái gì thích và tự cho là đúng thì theo, không cần biết thực tế là đúng hay sai, không muốn và không sợ một áp lực nào. Chính vì vậy mà ta có thể nói ở lứa tuổi này, các bạn trẻ có một đời sống luân lý bừa bãi, vô kỷ luật, nếu các bạn không được sự giáo dục kỹ lưỡng từ gia đình, nhất là về vấn đề giới tính và tình yêu khác phái.
i/ Từ 19 – 21, tuổi bước vào đời.
Các bạn trẻ trong lứa tuổi này đã biết sống thực tế hơn, biết lo cho tương lai như : lo có bằng cấp, chức vụ, có tiền, biết lo cho gia đình, người thân… Đồng thời cũng biết tận tụy, bỏ mình vì phận sự. Chính vì vậy, những người có trách nhiệm (cha mẹ, thầy cô…) phải giúp các bạn có được một định hướng đúng cho tương lai của các bạn
DẠY GIÁO LÝ THEO LỨA TUỔI.
1. Tuổi Au nhi : Lớp khai tâm và rước lễ. (4 – 7 tuổi).
– Đặc tính tâm lý : Hướng nội, tư tưởng gắn liền với tình cảm, hay thắt mắc, sử dụng từ ngữ còn đơn sơ.
– Tình cảm : Lệ thuộc và phát triển từ nơi cha mẹ…
– Nhân cách : Bắt đầu phát triển, lấy người lớn làm mẫu mực.
* Phương pháp dạy giáo lý :
+ Phương pháp : qui nạp, trực giác, tiệm tiến, hoạt động.
+ Tổng quát sinh hoạt : Cần vẽ, hát, cử điệu, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi ; vận dụng trí nhớ ! Học thuộc lòng một số câu giáo lý.
+ Kỷ luật : Giáo lý viên cần phải là gương mẫu cho các em.
+ Cách trình bày vấn đề : Sử dụng từ và cách trình bày đơn giản, đi từ thực tế đời thường để dẫn tới chân lý tôn giáo.
2. Tuổi thiếu nhi (Lớp thêm sức) từ 8 – 12 tuổi.
– Đặc tính tâm lý : Tuổi hướng ngoại, bắt đầu suy luận, biết đắc thủ những tập quán.
– Tình cảm : bộc trực, hồn nhiên, thích ganh đua, thích được khen.
– Nhân cách : Biết phân biệt phái tính, tập làm người lớn.
* Phương pháp dạy giáo lý :
+ Dùng các phương pháp căn bản : cụ thể, gần gũi với đời sống.
+ Tổng quát sinh hoạt : Cần vẽ, hát, đặt câu hỏi, đố vui…
+ Kỷ luật : Kỷ luật phải đi đôi với tình thương.
+ Trình bày vấn đề : Cần nói mạch lạc, đặt trong không gian và thời gian, vì là tuổi tri giác.
3. Tuổi thiếu niên (Lớp bao đồng 13 – 16 tuổi).
– Đặc tính tâm lý : Hướng nội, sống mộng mơ…
– Tình cảm : Tuổi dậy thì, đa cảm, chú ý đến thể xác ; tuổi bất ổn, hay thay đổi tình cảm, vui buồn vu vơ.
– Nhân cách : Tuổi giao thời : ngang bướng, khó dạy. Thích ngưỡng một thần tượng. Vì vậy tập trung vào việc giáo dục nhân cách cho các em.
+ Phương pháp dạy giáo lý :
+ Phương pháp : Linh hoạt, thực hành.
+ Tổng quát sinh hoạt : Đặt vấn đề hội thảo, cần có những buổi đi thực tế.
+ Kỷ luật : Cần phải thích hợp trong từng tình huống, không cứng nhắc.
+ Cách trình bày vấn đề : Đi từ sự kiện bao quát hơn để đánh động tinh thần quảng đại, dấn thân, phục vụ.
4. Tuổi thanh niên (Lớp vào đời 17 – 20).
– Đặc tính tâm lý : Tư tưởng hội nhập vào đời sống xã hội, biết suy tư, say mê lý tưởng, biết phân biệt và chọn lựa đúng sai.
– Tình cảm : Dễ khủng hoảng, bị giằng co giữa bản thân với gia đình, xã hội, dễ thông cảm và muốn được thông cảm.
– Nhân cách : Bắt đầu trưởng thành, dám lãnh trách nhiệm, can đảm chọn lựa lý tưởng sống.
* Phương pháp dạy giáo lý :
+ Tổng quát sinh hoạt : Đặt vấn đề hội thảo, tổ chức quan sát, thăm viếng, tìm giá trị luân lý để dấn thân, dùng mẫu gương tốt.
+ Kỷ luật : Thông cảm, cần giải thích hợp lý.
+ Cách trình bày vấn đề : Đưa ra những vấn đề thời đại, gây thắc mắc cho đức tin và sống đức tin.
Tài Liệu Sư Phạm Giáo Lý
Tài Liệu Sư phạm Giáo Lý
LỜI NGỎ
“Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”
(Th. Giêrônimô).
Giáo lý chính là trình bày Lời Thiên Chúa một cách cụ thể, sống động… mà Chúa Kitô là trung tâm của Kinh Thánh. Chính vì đáp ứng nhu cầu học giáo lý của giáo phận trong năm sống Lời Chúa này, và những năm tiếp theo. Ban giáo lý giáo phận đã soạn thảo tài liệu Sư Phạm Giáo Lý dùng cho việc đào tạo giáo lý viên trong một tháng.
Tập tài liệu này không có tham vọng trình bày tất cả mọi điều trong khoa sư phạm giáo lý, mà chỉ nêu lên những điều căn bản, thiết thực nhất cho chương trình huấn luyện ngắn hạn, với mong muốn giúp cho những người huấn luyện và các giáo lý viên có cơ sở để tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện một cách hiệu quả nhất.
Tài liệu này chia làm ba phần:
Phần I: Những nguyên tắc căn bản
Phần II: Phương pháp sư phạm
Phần III: Phụ lục
Xin chân thành cám ơn cá nhân, tập thể tác giả mà chúng tôi đã sử dụng trong tập tài liệu này. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của tất cả mọi người có tâm huyết với việc huấn giáo, để tài liệu này ngày càng được phong phú và hoàn thiện hơn.
PHẦN I
NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
BÀI 1: THẾ NÀO LÀ GIÁO LÝ
I. Định nghĩa giáo lý
Giáo lý là trình bày lời Thiên Chúa một cách đơn giản, cụ thể, sống động để giúp con người đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa, gặp gỡ Ngài, có kinh nghiệm về Ngài, tin yêu Ngài và làm chứng cho niềm tin đó.
Xét về nội dung, giáo lý trình bày Tin mừng theo nhu cầu và khả năng tâm lý của người nghe, dùng hình ảnh và ngôn ngữ cụ thể, hướng về đời sống và theo phương pháp qui nạp.
II. Giáo lý với các môn học khác
1. Giống nhau
Tất cả những gì các môn học khác đòi hỏi nơi người thầy như thế nào thì cũng đòi hỏi nơi người giáo lý viên như vậy. Cụ thể:
– Yêu nghề, yêu trẻ,
– Có kiến thức chuyên môn,
– Biết trình bày sống động,
– Biết dấn thân,
– Biết tìm ra những sinh hoạt cụ thể,
– Biết liên hệ thực tế.
2. Khác nhau
Khi dạy giáo lý, người Thầy đích thực là Đức Kitô.
– Chính Chúa dạy giáo lý viên và các học viên.
– Chúng ta chỉ là người loan báo Tin mừng của Chúa.
– Giáo lý viên chỉ là người chuẩn bị cho người nghe đón nhận Tin mừng để sống.
– Cần hiểu và sống Tin mừng.
– Phải loan báo Tin mừng bằng ngôn ngữ của thời đại.
– Chuẩn bị tâm hồn người nghe với tất cả những phương pháp mới nhất của khoa tâm lý sư phạm.
III. Nguồn mạch của giáo lý
Giáo lý trình bày lời Thiên Chúa, nhưng phải tìm Lời Thiên Chúa ở đâu? Lời Thiên Chúa được chứa đựng trong 4 nguồn mạch đức tin:
– Thánh Kinh: Cựu ước (46 cuốn) và Tân ước (27 cuốn).
– Thánh Truyền: một phần Mạc khải được lưu lại dưới hình thức truyền khẩu và trong các giáo huấn của các giáo phụ.
– Phụng vụ: những gì Giáo hội sống trong phụng vụ thì cũng thuộc lãnh vực đức tin.
– Đời sống của Giáo hội: Giáo huấn của Đức Giáo Hoàng, của các Công đồng, của các Giám mục đoàn, lòng tin của toàn thể dân Chúa cũng là một phần trong kho tàng đức tin của Giáo hội.
Đó là những kho tàng chứa đựng Lời Thiên Chúa và là nguồn mạch của đức tin, giáo lý tổng hợp, tóm lược và trình bày nội dung đó.
Như vậy, giáo lý là trung gian giữa Lời Thiên Chúa và người nghe. Một mặt, giáo lý bắt nguồn từ Lời Thiên Chúa và đem Lời Thiên Chúa đến cho người nghe. Mặt khác, qua trung gian của giáo lý người tín hữu tìm đến với Lời Thiên Chúa là nguồn chân lý và sức sống.
Vì là trung gian giữa Lời Thiên Chúa và con người, nên giáo lý sánh với Lời Thiên Chúa chỉ có giá trị tương đối. Lời Thiên Chúa có tính chất tuyệt đối, còn giáo lý chỉ là trình bày Lời Thiên Chúa, do đó có thể và cần thay đổi, cải tiến. Giáo lý cần được canh tân không ngừng, để Lời Thiên Chúa được diễn đạt đúng hơn, rõ hơn, sống động và hợp thời hơn.
Bài 2: GIÁO LÝ VIÊN LÀ AI ?
I. Giáo lý viên
Giáo lý viên là người tín hữu, được Hội thánh trao cho sứ mệnh giúp những người chưa nhận biết Chúa Kitô và các tín hữu, được nhận biết, yêu mến và đi theo Chúa Kitô.
Trong việc dạy giáo lý, chỉ một mình Chúa Kitô là người giảng dạy. Những người khác có làm việc giảng dạy cũng chỉ là những phát ngôn viên của Ngài, để Ngài dùng miệng họ mà giảng dạy. Mối bận tâm thường xuyên của người giáo lý viên phải là thông truyền giáo lý và đời sống của Đức Kitô, qua việc giảng dạy và thái độ của mình (x. DGL 6).
II. Giáo lý viên là người như thế nào?
Từ cái nhìn của Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm đã nêu ở trên, ta có thể nói:
1. Giáo lý viên là người yêu mến và gắn bó với Đức Kitô đến độ muốn nói cho người khác biết và yêu mến Chúa Kitô như hoặc hơn mình. Không có tình yêu này, không thể là giáo lý viên được (x. 1 Ga 4,10-21).
2. Giáo lý viên là người đón nhận Lời Chúa, vì không biết Lời Chúa thì không thể biết Đức Kitô. Nói cách khác, vì yêu mến Đức Kitô, giáo lý viên muốn biết Ngài, và vì muốn biết Ngài, nên chuyên cần học hỏi Lời Chúa (x.1 Ga 1,1-3).
3. Giáo lý viên là người yêu mến Giáo hội, vì nhiệt thành truyền giáo, vì Giáo hội là cộng đoàn được triệu tập bởi Lời Chúa, chuyên cần lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa; là cộng đoàn biết mình được Chúa yêu và yêu Chúa đến độ sẵn sàng chia sẻ sứ mạng của Người là Nước trời: thế giới của công bằng và yêu thương, hoan lạc và bình an (x. Mt 28,19-20; 1 Tm 2,3-4).
4. Giáo lý viên là người sống cho con người, vì con người được Chúa yêu thương đến nỗi chịu chết để họ được sống và sống dồi dào, và vì con người là con đường của Giáo hội (x. 1 Cr 19,23).
5. Giáo lý viên là người có tinh thần của Đức Maria, người đón nhận và trao ban Lời Chúa. Mẹ đã cưu mang và sinh hạ Ngôi Lời qua tiếng “xin vâng” của lòng mến và sự tuân phục.
– Tham dự thánh lễ hằng ngày nếu được, để nuôi mình bằng “Bánh Hằng Sống” (x. Ga 6,34), để làm nên “một thân mình duy nhất với các anh em” (x.1 Cr 10,17) và dâng chính mình lên Đức Chúa Cha cùng lúc với Mình và Máu Đức Kitô.
– Suy niệm hằng ngày, đặc biệt là suy niệm Lời Chúa trong một thái độ chiêm ngắm và đích thân đáp trả điều mình lĩnh hội. Kinh nghiệm cho thấy, ngay cả đối với giáo dân, việc suy niệm đều đặn cũng như việc đọc Kinh Thánh hằng ngày giúp chỉnh đốn đời sống và bảo đảm một sự tăng trưởng hài hòa về đời sống tâm linh.
– Cầu nguyện riêng để nuôi dưỡng sự hiệp thông với Thiên Chúa, giữa những công việc bề bộn hằng ngày, cách riêng cần chú ý tới việc sùng kính Đức Maria.
– Thường xuyên lãnh nhận bí tích Hoà giải để thanh luyện tâm hồn và gia tăng nghị lực cho tâm hồn.
– Tham dự các buổi tĩnh tâm để giúp chính mình và cộng đoàn có được một đà tiến mới.
Chỉ khi nào biết nuôi dưỡng đời sống nội tâm bằng việc cầu nguyện thường xuyên và chân thành, người giáo lý viên mới có thể đạt tới mức độ trưởng thành tâm linh mà vai trò của họ đòi phải có.
III. Sứ mệnh của người giáo lý viên
1. Giáo lý viên thi hành sứ mệnh chính thức trong Giáo hội
Công việc được uỷ thác cho giáo lý viên bên ngoài có vẻ bình thường, nhưng thực ra là một công cuộc cơ bản, thiết yếu để xây dựng và mở rộng nước Thiên Chúa. Những việc quan trọng thường được chuẩn bị một cách âm thầm, giáo lý viên phải tin vào sứ mệnh của mình.
2. Đây là sứ mệnh có tính chất siêu nhiên
– Siêu nhiên tự nguồn gốc: là chính sứ mệnh mà Chúa Cha đã trao cho Chúa Giêsu, Chúa Giêsu lại trao cho Giáo hội, và Giáo hội đã ủy thác lại cho giáo lý viên qua Giám mục và Cha xứ (Ga 20,21).
– Siêu nhiên trong chủ đích: sứ mệnh này nhằm sinh Chúa Kitô và làm cho Ngài lớn lên trong các tâm hồn. Đó chính là sứ mệnh làm mẹ trong đời sống siêu nhiên của Giáo hội mà giáo lý viên được tham dự.
IV. Giáo lý viên cần có những gì?
1. Nhân cách trưởng thành
Giáo lý viên có nhân cách trưởng thành là người biết sống với tha nhân.
– Chỉ khi nào một người biết xác định cách khách quan con người của mình và đi vào tương quan với tha nhân, tôn trọng và chấp nhận cách tích cực sự khác biệt, lúc đó mới thực sự là trưởng thành để sống với người khác.
– Một người quân bình và trưởng thành, họ sẽ đi vào mọi tương quan nhân vị và dấn thân vào cuộc sống xã hội với thái độ tích cực và xây dựng, cởi mở và đối thoại, liên đới và hợp tác, mở ra khả năng sống một đời sống công bình đích thực.
2. Đức tin trưởng thành
Giáo lý viên có đức tin trưởng thành là người biết sống với Chúa.
– Trong hành vi đức tin, Thiên Chúa là người khởi xướng và con người đáp trả. Đức tin là cuộc gặp gỡ thân tình giữa Thiên Chúa yêu thương mạc khải và con người đón nhận với tất cả tình yêu và tự do.
– Thiên Chúa chúng ta tôn thờ không phải là một ý niệm trừu tượng hay một sức mạnh mù quáng, nhưng là Đấng ngỏ lời. Người mời gọi ta hiệp thông với Người trong sự sống.
– Từ trong cuộc sống, ta hiểu Thiên Chúa muốn đến ở với và chia sẻ tất cả tình thương của Người, muốn đưa con người trở thành bạn hữu của Ngài.
Người kitô hữu trưởng thành là người biết tự mình sống theo chân lý và bác ái mà Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn trong lòng. Người ấy có một đức tin sáng suốt, đức cậy vững vàng và đức mến nồng nàn.
– Một đức tin sáng suốt: nhờ học hỏi đến nơi đến chốn những điều Chúa Kitô và Giáo hội dạy, nên họ không rơi vào tình trạng mê tín, dị đoan hay cuồng tín.
– Một đức cậy vững vàng: người tín hữu trưởng thành cương quyết sống như Đức Kitô dạy, không nao núng ngỡ ngàng trước những khó khăn thử thách.
– Một đức mến nồng nàn (1 Cr 13,4-7): người tín hữu trưởng thành luôn luôn sống vì yêu mến Chúa và anh em, sẵn sàng chịu mọi hy sinh thiệt thòi để phục vụ anh em, nhất là phục vụ những người kém may mắn, bất hạnh hơn mình trong xã hội. Vì đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả.
– Chia sẻ và lãnh nhận trách nhiệm trong Giáo hội và xã hội: chính đức tin đòi hỏi người tín hữu tích cực dấn thân xây dựng Giáo hội và xã hội. Một đức tin trưởng thành có liên hệ mật thiết tới sứ vụ được trao phó cho người tín hữu trong Giáo hội và trong trần gian.
Tóm lại, người giáo lý viên là người trưởng thành về nhân bản và đức tin.
a) Nhân bản: tâm lý và xã hội
– Về tâm lý
+ Trí dục: phải có một trình độ văn hóa tối thiểu.
+ Tâm hồn, tình cảm: phải đủ tư cách, đức tính để có thể được gọi là một người chín chắn và đứng đắn.
+ Hiền lành: giáo lý viên là người rao giảng Lời Chúa, nên cần phải mặc lấy sự hiền lành và khiêm hạ của Đức Kitô để dễ cảm thông và tha thứ.
+ Quảng đại phục vụ và hy sinh, như thánh Gioan Boscô nói: “Nếu vì lợi ích của các linh hồn, tôi sẵn sàng hy sinh đến liều lĩnh”.
– Về xã hội
+ Tương quan xã hội: Cần có mối tương quan xã hội rõ ràng với nghề nghiệp ổn định hoặc chuẩn bị bước vào nghề.
+ Khả năng giao tế: biết diễn tả một cách tự nhiên thoải mái rõ ràng qua lời nói, cử chỉ…, biết ứng xử đúng cách, lịch sự và vui vẻ vơí mọi người.
b) Đức tin
– Hiểu biết: phải có một cái nhìn toàn diện, đầy đủ, mạch lạc và sống động về đức tin Kitô giáo.
– Sống đạo đức: những hiểu biết về đức tin trên phải thực sự phản ánh trong đời sống bản thân: sống điều tôi hiểu, hiểu điều tôi sống.
V. Chuẩn bị về giáo lý và sư phạm giáo lý
– Giáo lý viên nên có kiến thức về Thánh Kinh, Thần học, Phụng vụ, Bí tích, Luân lý, Giáo hội…
– Giáo lý viên nên có kiến thức về tâm lý và sư phạm, biết mình dạy ai? Dạy cái gì? Dạy như thế nào?
BÀI 3: CHỦ ĐÍCH CỦA GIÁO LÝ
Trong Tông huấn “Dạy Giáo lý”, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Mục đích tối hậu của khoa dạy Giáo lý là làm cho con người không những tiếp xúc nhưng còn thông hiệp mật thiết với Đức Giêsu Kitô: chỉ một mình Người có thể đưa ta đến tình yêu của Chúa Cha trong Thần Khí và làm cho ta tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh” (số 5).
I. Giáo dục đức tin
Giáo Lý nhằm chủ đích tối hậu là giáo dục con người hoàn thiện về mặt đức tin. Muốn đạt tới chủ đích đó cần vận dụng và khai thác hết mọi cơ năng chủ yếu: trí tuệ, tình cảm, ý chí hoạt động. Công cuộc giáo dục đức tin có nhiều mức độ:
1. Truyền thông kiến thức tôn giáo
Học, hiểu và nhớ giáo lý rất cần thiết cho việc sống đạo. Thật vậy, đời sống tôn giáo của mỗi người tuỳ thuộc vào khả năng và nhận thức của họ.
2. Biến cải bản thân (luân lý)
Nếu chỉ có nhận thức không thôi thì chưa đủ, mà học thì phải đi đôi với hành. Nên nhận thức mới thì phải đưa tới thái độ mới.
Giáo lý Kitô giáo không phải chỉ là một mớ lý thuyết, học để biết; nhưng còn tạo nên nơi mỗi tín hữu một nếp sống mới.
3. Đưa vào đời sống mới của Chúa Giêsu
Thay đổi thái độ bên ngoài chưa đủ. Kitô giáo cũng không phải là một thứ luân lý tự nhiên dạy ăn ngay ở lành, nhưng là tạo điều kiện cho con người được hiệp thông cùng Thiên Chúa.
Giáo lý phải đưa con người vào thế giới của ân sủng, kết hợp với Chúa Kitô, sống trong Ngài, bởi Ngài mỗi ngày một thâm sâu hơn.
II. Chiều kích thiết yếu của đức tin Kitô giáo
Đức tin của người tín hữu ngày nay phải hội đủ những điều kiện sau đây:
1. Đức tin có nội dung vững chắc
Đức tin Kitô giáo không phải chỉ là một thứ tình cảm mơ hồ, hoặc một thái độ dị đoan hay cuồng tín. Đức tin đó phải có nội dung phong phú dựa trên Mạc khải của Thiên Chúa, đặc biệt là trên con người và giáo huấn của Chúa Kitô.
Nội dung của đức tin chính là mầu nhiệm, ý định và chân lý của Thiên Chúa. Tin là chấp nhận và đi theo đường lối đó.
Đức tin của tín hữu phải vững chắc và sáng suốt theo gương mẫu của Thánh Phaolô “Tôi biết tôi tin vào ai?” (2Tm 1,12).
2. Đức tin dấn thân
Biết chân lý phải đưa tới sống chân lý. Dấn thân là biến chân lý thành sống đạo, và để cho chân lý biến đổi bản thân mình.
Kitô giáo không phải là một lý thuyết, nhưng là hiệp thông vào đời sống thần linh của chính Thiên Chúa. Tin không phải chỉ là chấp nhận bằng lý trí, nhưng còn là chấp nhận mọi hậu quả mà chân lý đòi hỏi trong đời sống, như Abraham đã bỏ tất cả để đi theo Thiên Chúa và hoàn toàn phó thác đời sống trong tay Ngài.
3. Đức tin cộng đồng
Mỗi tín hữu là một thành viên của dân Thiên Chúa. Đức tin không phải là việc riêng rẽ của từng cá nhân đối với Thiên Chúa, nhưng có tính cách cộng đồng. Người tín hữu lãnh nhận đức tin từ một cộng đồng, tham dự và lớn lên trong đức tin của một cộng đồng. Cộng đồng đó là Giáo hội. Vì thế trong Giáo hội, mỗi người phải liên đới và chịu trách nhiệm về đức tin của mọi anh em khác.
4. Đức tin phục vụ
Sự liên đới trong đức tin tạo nên nơi tín hữu một trách nhiệm đối với anh em mình, trong cũng như ngoài Giáo hội. Do đó, người tín hữu phải bày tỏ đức tin, làm chứng cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, như “ánh sáng trần gian” và “men trong bột”. Như vậy là sống ơn Thêm sức và thi hành sứ vụ tiên tri giữa đời.
Tuy nhiên, nhiệt tâm phải hoà nhịp với lòng khiêm tốn, cởi mở và tôn trọng tự do mỗi người.
III. Kiểm điểm thực hành
Một khi đã xác định chủ đích của giáo lý, chúng ta dễ phát hiện những sai lầm hoặc khiếm khuyết cần cải tiến trong lãnh vực giáo lý.
1. Giáo lý từ chương
Giáo lý từ chương là chỉ học thuộc lòng cách máy móc một số công thức trừu tượng mượn trong thần học. Nó có thể tạo nên một ấn tượng an toàn nào đó về mặt tôn giáo, nhưng chính ấn tượng giả tạo này gây trở ngại cho công cuộc giáo dục đức tin. Giáo lý từ chương ngưng lại ở mức độ thứ nhất (nhận thức).
2. Khuynh hướng vụ luân lý
Vụ luân lý là ngưng lại một số quy luật, cấm đoán, hình thức bên ngoài của tôn giáo mà không dẫn sâu vào mầu nhiệm Kitô giáo. Mầu nhiệm này là nền tảng của luân lý.
Luân lý không thể thay thế được giáo lý. Luân lý cần thiết nhưng phải phát xuất từ giáo lý và đặt nền tảng trên giáo lý mới vững chắc. Luân lý là hệ luận của giáo lý.
3. Giáo lý cấp tốc
Vì nhằm giáo dục đức tin, nên giáo lý là một công cuộc dài hạn. Học thuộc lòng dăm ba câu kinh bổn có thể là xong trong vòng vài ba tuần, nhưng thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô để biến đổi đời sống phải có thời gian, và phải kéo dài suốt đời. Hơn nữa, giáo lý không chỉ nhằm mục đích duy nhất là chuẩn bị lãnh nhận các Bí tích, nhưng còn là một công cuộc giáo dục đức tin thường xuyên và liên tục kéo dài suốt đời người kitô hữu.
IV. Những mục tiêu cụ thể
1. Một giáo lý vui tươi
Trình bày sự điệp của Chúa Kitô như một Tin mừng giải thoát làm hứng khởi lòng người, vì đáp ứng những ước vọng sâu xa, thầm kín, chân chính nhất. Trong viễn tượng ấy, mỗi giáo lý viên phải là một chứng nhân của niềm vui và của Tin mừng.
2. Một giáo lý đào tạo những kitô hữu trưởng thành
Nó tạo nên một cái nhìn đức tin sáng suốt và sâu sắc, đủ khả năng thích ứng để đứng vững trong mọi hoàn cảnh.
3. Một giáo lý đào tạo những kitô hữu quân bình và toàn diện
Nó giúp tín hữu biết nhận định các giá trị, biết đón nhận mọi giá trị nhân bản chân chính và quy hướng chúng về Thiên Chúa.
4. Một giáo lý đào tạo những kitô hữu sẵn sàng phục vụ
Để giúp kitô hữu sẵn sàng phục vụ trong gia đình, trong Giáo hội, trong xã hội. Sống ơn Thêm sức qua lòng trung tín với tác động của Thánh Thần.
Tóm lại, nếu tạo được một nền giáo lý thích hợp như trên, chắc chắn đời sống tôn giáo của các cộng đoàn kitô hữu sẽ thay đổi mau chóng.
Bài 4: GIÁO LÝ VỚI THÁNH KINH
I. Thánh Kinh là nội dung giáo lý
Giáo lý trình bày Lời Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa chính là nội dung của giáo lý. Lời này được ghi lại trong Thánh Kinh. Do đó, Thánh Kinh là nguồn chủ yếu của giáo lý. Giáo lý càng gần Thánh Kinh bao nhiêu càng phong phú và vững chắc bấy nhiêu.
Trong Thánh Kinh, chẳng những ghi lại lời giáo huấn của Thiên Chúa, nhưng còn ghi cả những việc Chúa làm, những kỳ công Ngài đã thực hiện, những việc này cũng bộc lộ ý định của Thiên Chúa. Do đó, Thánh Kinh là Lời Chúa và cũng là nguồn mạch của giáo lý.
Thánh Kinh không phải là một cuốn luận thuyết có hệ thống, nhưng là một bộ sách đa đạng, lần lượt thuật lại một cách cụ thể sự can thiệp của Thiên Chúa vào lịch sử của một dân tộc đã được tuyển lựa để thực hiện ơn cứu độ cho trần thế. Tất cả những biến cố do Thiên Chúa can thiệp tạo nên một lịch sử. Lịch sử này lại nhằm thực hiện ơn Cứu độ, vì thế gọi là lịch sử cứu độ.
Nội dung của Thánh Kinh là lịch sử cứu độ. Đó cũng là nội dung của giáo lý. Giáo lý, qua diễn tiễn của lịch sử cứu độ, phải trình bày ý định và chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Xưa kia, các giáo phụ đã theo cách trình bày này và nay giáo lý canh tân cũng trở lại với đường lối ấy.
Trong lịch sử cứu độ, Chúa Kitô là trung tâm. Ngài là Đấng Cứu Thế. Qua việc nhập thể, sự chết và sự sống lại, Ngài đã thực hiện ý định cứu độ và mọi lời hứa của Thiên Chúa. Tất cả những gì đã đến trước Chúa Kitô đều chuẩn bị và hướng về Ngài. Tất cả những gì đến sau Chúa Kitô đều nối dài sự hiện diện và hoạt động cứu độ của Ngài trong lịch sử.
Lịch sử cứu độ là nội dung của giáo lý. Mầu nhiệm Chúa Kitô lại là trung tâm của lịch sử cứu độ. Do đó, giáo lý phải hướng về đối tượng chủ yếu là mầu nhiệm Chúa Kitô.
II. Thánh Kinh và ngôn ngữ giáo lý
– Thánh Kinh không lý luận một cách trừu tượng, không trình bày có hệ thống và không dùng những ý niệm chuyên môn của triết học.
Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa nói với con người bằng chính ngôn ngữ của con người. Thiên Chúa đã tự mạc khải qua lối suy nghĩ và diễn đạt uyển chuyển, bóng bẩy, cụ thể giầu hình ảnh và phảng phất mầu sắc thi ca của dân Sê-mít.
Ngôn ngữ của Thánh Kinh dùng hình ảnh để cụ thể hoá các ý niệm và chất liệu gần với đời sống, có khả năng gợi ý cao và dễ lay động tâm hồn.
– Vì thế, chẳng những giáo lý phải thấm nhuần Thánh Kinh về nội dung nhưng còn phải gần gũi Thánh Kinh về ngôn ngữ. Giáo lý cần:
• Dùng từ ngữ, hình ảnh của Thánh Kinh để diễn tả ý tưởng.
• Dùng lối thuật truyện của Thánh Kinh để trình bày mầu nhiệm Kitô giáo.
• Lấy các biến cố trong Thánh Kinh để phác hoạ diễn tiến của lịch sử cứu độ.
• Lấy các nhân vật trong Thánh Kinh để mô tả thái độ tôn giáo của con người đối với Thiên Chúa.
Ví dụ: Abraham biểu hiện cho lòng tin
• Lấy chính Lời Thánh Kinh làm những câu đúc kết để học thuộc lòng thay vì mượn những công thức trừu tượng của thần học.
BÀI 5: GIÁO LÝ VỚI PHỤNG VỤ
I. Phụng vụ là nguồn mạch của giáo lý
Không phải Lời Thiên Chúa chỉ được ghi chép trong Thánh Kinh. Một phần được lưu giữ lại dưới hình thức truyền khẩu. Lời Thiên Chúa còn được Giáo hội đón nhận và diễn tả trong chính đời sống của mình, nhất là trong Phụng vụ. Như trên đã nói: điều gì Giáo hội đã sống thật trong lời cầu khẩn của mình, thì điều đó cũng thuộc về lãnh vực đức tin. Thực ra, các bản văn và kinh nguyện rất phong phú về mặt giáo thuyết. Giáo lý có thể trích những lời đó làm câu học thuộc lòng cùng với những lời trích từ Thánh Kinh.
II. Phụng vụ là chủ đích của giáo lý
Giáo lý chuẩn bị phụng vụ hai cách:
– Trước khi cử hành phụng vụ, giáo lý trình bày ý nghĩa mầu nhiệm sẽ cử hành, các phần của nghi thức, cách thức cử hành, ý nghĩa các lời đọc và các cử chỉ.
– Trong lúc cử hành, chính chủ tế hoặc hướng dẫn viên phụng vụ cũng có thể giải thích nghi thức đang cử hành. Nếu giải thích một cách vắn tắt và cụ thể thì kết quả sẽ tốt hơn.
Chẳng những giáo lý chuẩn bị phụng vụ, nhưng còn hướng về phụng vụ như hướng về chủ đích của mình.
Giáo lý gợi lên lòng tin cậy mến, lòng tin cậy mến chỉ đạt tới chiều sâu đích thực khi mầu nhiệm được cử hành trong phụng vụ.
Giáo lý giúp tín hữu cầu nguyện chân thành theo tinh thần và trong khuôn khổ phụng vụ.
Giáo lý tạo điều kiện cho tín hữu tham dự ý thức và tích cực vào sinh hoạt phụng vụ.
III. Phụng vụ bổ túc giáo lý
Giáo lý chuẩn bị và hướng về phụng vụ, nhưng ngược lại, chính phụng vụ cũng giúp ích cho giáo lý. Phụng vụ làm cho giáo lý thành cụ thể, sống động biến sự hiểu biết bằng trí tuệ thành cảm nghiệm bằng tâm hồn. Do đó, phụng vụ có giá trị sư phạm rất lớn trong lãnh vực giáo lý.
Chính vì mối tương quan mật thiết hai chiều giữa giáo lý và phụng vụ mà các sách giáo lý mới ngày nay, nhất là cho trẻ em, thường trình bày nội dung giáo lý theo diễn tiến của năm phụng vụ, hoặc phối hợp năm phụng vụ với lịch sử cứu độ.
Bài 6: GIÁO LÝ VỚI CÁC NỀN VĂN HOÁ
I. Tin mừng và văn hoá
Tin mừng được loan truyền cho con người. Nhưng đời sống con người gắn liền vào môi trường sống, thiên nhiên cũng như văn hoá. Vì thế, khi truyền giảng chân lý đức tin, Giáo hội không thể không chú trọng vào các nền văn hoá.
II. Giáo hội với các nền văn hoá
1. Giáo hội đến với mọi nền văn hoá
Giáo hội có tính phổ quát, Tin mừng cần được cống hiến cho mọi người và mọi dân.
Kitô giáo phải đến với mọi nền văn hoá, nhưng đồng thời không lệ thuộc vào một nền văn hoá nào.
Kitô giáo không tạo nên một nền văn hoá đặc thù nào bên cạnh các nền văn hoá khác, nhưng nhập cuộc để từ bên trong mỗi nền văn hoá góp phần nâng cao các nền văn hoá đó.
2. Giáo hội tôn trọng các nền văn hoá
Giáo hội luôn tôn trọng con người và các nền văn hoá, nhất là nền văn hoá ở những nơi mới bắt đầu tiếp xúc với Tin mừng.
3. Giáo hội tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hoá
Các giá trị cao đẹp tích luỹ qua các thời đại của các dân tộc là những bông hoa tươi thắm trong vườn của Thiên Chúa. Công đồng Vaticanô II coi các tôn giáo khác là giai đoạn khởi đầu chuẩn bị xa, dẫn tới gần Kitô giáo.
Tiếp nhận có chọn lọc và loại trừ những điều thoái hoá, mê tín dị đoan, tinh luyện những gì chưa thật trong sáng. Thu nhận tất cả những giá trị tích cực hợp với chân lý và đạo đức, nhưng đồng thời tránh tạo nên một thứ tạp giáo.
4. Giáo hội diễn tả đức tin hợp với văn hoá truyền thống
Nội dung đức tin là một và không thay đổi, nhưng cách diễn đạt đức tin có thể thích ứng với môi trường, hoàn cảnh và thời đại.
Tôn giáo dùng nhiều cách thức ngoại giới để diễn tả những thực tại tâm linh, đặc biệt trong lãnh vực thần học và phụng vụ. Vì thế, cần chú trọng đến ngôn ngữ và nghệ thuật.
Diễn tả Kitô giáo phù hợp với các nền văn hoá địa phương làm cho Kitô giáo trở nên gần gũi với mọi người. Tin mừng trở nên dễ hiểu và dễ được đón nhận – hơn nữa Kitô giáo ở mỗi địa phương sẽ giữ được cá tính và bản sắc của mình.
Thư chung HĐGMVN năm 1980, số 11 có nhắc đến ước vọng và nhiệm vụ của Giáo hội Việt Nam: “Xây dựng trong Hội thánh một lối sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thông dân tộc”.
Bài 7: GIÁO LÝ HƯỚNG VỀ CON NGƯỜI
I. Kitô giáo không hạ thấp con người
Kitô giáo suy tôn Thiên Chúa và lấy Thiên Chúa làm điểm qui chiếu mọi sự. Tuy nhiên, không vì thế mà hạ thấp con người. Trái lại, Kitô giáo tự thân có tính nhân bản: đề cao con người bằng cách gắn liền con người vào Thiên Chúa. Con người là hình ảnh và là con Thiên Chúa. Thiên Chúa được suy tôn bao nhiêu thì con người được nâng cao bấy nhiêu. Hơn nữa, Tin mừng liên kết Thiên Chúa và con người trong cùng một lòng mến, đã mến Chúa thì phải yêu người, đã xúc phạm đến con người thì cũng xúc phạm tới Thiên Chúa.
Giáo lý cũng phải chú trọng đến tương quan đó. Giáo lý chẳng những tìm hiểu về mầu nhiệm Thiên Chúa mà còn suy nghĩ trong ánh sáng của mầu nhiệm này, về đời sống và thân phận con người trong tương quan với Thiên Chúa.
II. Giá trị nhân bản và đời ân sủng
Con người được mời gọi nên thánh, sống đời ân sủng. Tuy nhiên, để nên thánh trước hết phải là một con người với những đức tính nhân bản cần thiết: có tư cách, danh dự, đức độ.
Con người siêu nhiên (sống bằng ân sủng và thực hành các nhân đức siêu nhiên) không bay bổng trên mây nhưng đặt nền tảng trên con người tự nhiên. Các nhân đức siêu nhiên đặt trên nền các đức tính tự nhiên như: trung thực, ngay thẳng, liên đới, xả kỷ…
Cần phát huy các giá trị nhân bản và trao dồi các đức tính tự nhiên để làm nền tảng cho đời ân sủng.
III. Kitô hữu với các trách nhiệm trần thế
1. Người kitô hữu sống trong trần thế, vừa được mời gọi vào Nước trời, vừa là thành viên của một xã hội trần thế, công dân của một tổ quốc.
Vì thế người kitô hữu phải thực hiện hai vận mệnh: vận mệnh trần thế (đạt tới một cuộc sống hạnh phúc dưới thế) và vận mệnh vĩnh cửu (đạt tới Nước trời mai sau). Phải chu toàn hai bổn phận: bổn phận xã hội đối với đồng loại, và bổn phận tôn giáo đối với Thiên Chúa.
2. Phải chu toàn cả hai bổn phận cùng một lúc. Không chọn một trong hai, bỏ bên này hay bên kia.
Vì thế phải có hai thái độ quân bình và đúng mức:
– Không khinh chê các thực tại trần thế và lẩn tránh các trách nhiệm xã hội.
– Cũng không sao nhãng việc thực hiện vận mệnh vĩnh cửu của mình. Phải kiên trì đi cho hết đường – Đạt tới vinh quang Nước trời.
3. Niềm hy vọng cánh chung không miễn trừ cho kitô hữu các bổn phận hôm nay đối với xã hội trần thế: chống lại nghèo đói, bệnh tật, bất công, chiến tranh. Cần góp phần xây dựng một thế giới sung túc, công bình và huynh đệ hơn.
4. Sinh hoạt trần thế không đối nghịch với việc theo đuổi cứu cánh siêu nhiên. Người kitô hữu tiến về Nước trời, nhưng con đường tới Nước trời phải xuyên qua trần thế này. Đó là con đường bắt buộc phải đi. Hơn nữa, nếu được lòng Tin, Cậy, Mến thúc đẩy, thì việc xây dựng trần thế cũng trở thành một cách xây dựng Nước trời cho mai sau.
Giáo lý cần nhắc nhở các kitô hữu về các trách nhiệm trần thế, các bổn phận xã hội và đặt các trách nhiệm đó trong tương quan với niềm tin của mình.
Bài 8: NỘI DUNG GIÁO LÝ
Nội dung của giáo lý là toàn bộ mầu nhiệm Kitô giáo, đặc biệt là mầu nhiệm Cứu độ, giao điểm giữa mầu nhiệm của Thiên Chúa và mầu nhiệm của con người.
I. Những ý lực của nội dung giáo lý
Phải trình bày toàn bộ mầu nhiệm Kitô giáo, nhưng không phải hết mọi chân lý đều có tầm quan trọng như nhau, và cũng không phải cứ lần lượt kê khai mọi chân lý là đủ. Cần trình bày mầu nhiệm Kitô giáo một cách mạch lạc theo một cấu trúc, dựa trên một số ý lực. Các ý lực này cho thấy các yếu tố của mầu nhiệm Kitô giáo liên kết với nhau thành một toàn thể nhịp nhàng và liên tục.
1. Ý định cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi
Ý định đó sẽ phát sinh mọi mầu nhiệm khác, là mầu nhiệm thông hiệp nội tại: Cha, Con, Thánh Thần cùng chia sẻ một nguồn sống và một Tình yêu. Muốn chia sẻ và thông hiệp không thể chỉ có một Ngôi vị.
2. Lịch sử cứu độ
Ý định cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện từng bước trong thời gian. Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử loài người để phục hồi con người sa ngã. Toàn thể những sự can thiệp đó tạo nên lịch sử cứu độ. Lịch sử các dân tộc (lịch sử trần thế) là mặt nổi của lịch sử. Lịch sử cứu độ là mặt chìm của lịch sử.
Lịch sử cứu độ diễn tiến theo nhiều giai đoạn liên tục: chuẩn bị ơn cứu độ (Cựu ước). Thực hiện ơn cứu độ (Tân ước). Phân phối ơn cứu độ (thời Giáo hội). Sau ngày tái lâm, công cuộc cứu độ sẽ được hoàn tất trong Nước trời.
3. Chúa Kitô là trung tâm của lịch sử cứu độ
a. Mầu nhiệm Chúa Kitô
– Con người của Ngài là Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta).
– Giáo huấn của Ngài được tóm trong hai mệnh đề: Thiên Chúa là ai? Ngài muốn gì?
– Công cuộc của Ngài: thực hiện mọi lời hứa của Thiên Chúa, chủ yếu là Ơn cứu độ.
b. Chúa Kitô là trung tâm của lịch sử
Pascal cho rằng: Cựu ước nhìn Chúa Kitô như sự hoàn tất của mình. Tân ước ngoảnh lại nhìn Chúa Kitô như khởi điểm của mình. Cả hai Giao ước ngoảnh nhìn Chúa Kitô như tâm điểm.
4. Mầu nhiệm Phục sinh
Là trung tâm cuộc đời Chúa Kitô
Là nền tảng của lòng tin Kitô giáo
Là nguồn sống mới của kitô hữu.
5. Chúa Kitô hiện đang tiếp tục hoạt động trong trần thế qua Thánh Thần và Giáo hội
Mầu nhiệm Nhập Thể, Phục Sinh, và biến cố Ngũ tuần còn đang tiếp diễn. Chúa Kitô trở nên vô hình nhưng không khiếm diện.
6. Nhiệm tích phân phát đời sống mới của Chúa Kitô
Chúa Kitô Phục sinh là nguồn sống mới. Mỗi nhiệm tích là một ngọn suối mang nguồn sống mới của Chúa Kitô Phục sinh đến cho chúng ta thời nay. Trong mỗi nhiệm tích, chúng ta gặp gỡ chính Chúa Kitô và nhận được sự sống của Ngài, mặc dầu chúng ta xa cách Ngài trong thời gian. Nhờ các nhiệm tích ơn cứu độ được hiện tại hoá nơi mỗi người.
7. Con người đáp ứng đời sống mới bằng sống theo gương Chúa Kitô
Theo gương ngài bằng thực hành các giới luật được đúc kết trong Tám Mối Phúc và bằng các nhân đức, nhất là ba nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến.
8. Chúa Kitô quang lâm
Lúc đó công cuộc cứu độ của Thiên Chúa trở nên viên mãn. Thế giới này được biến đổi thành “trời mới, đất mới”. Trong Nước hằng sống, những người được cứu độ sẽ đời đời hát lên bài ca mới: Alleluia (ngợi khen Chúa) và Amen (thật như vậy).
II. Qui luật trình bày nội dung giáo lý
Trình bày theo hai nguyên tắc:
1. Tôn trọng tính thống nhất và liên tục của công cuộc cứu độ
Giáo lý phải cho thấy toàn bộ chương trình cứu độ và những giai đoạn thực hiện chính, tất cả đều hoà nhịp và ăn khớp với nhau.
2. Thời sự tính
Qua cách trình bày giáo lý, khuôn mặt siêu lịch sử của Chúa Kitô phải chiếu sáng rực rỡ. Chúa Kitô không thuộc về quá khứ nhưng là “Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi”. Lịch sử cứu độ đang tiếp diễn giữa chúng ta và chính chúng ta đang sống trong lịch sử cứu độ.
III. Những phương thức trình bày nội dung giáo lý
1. Bốn phương thức chính
– Theo diễn tiến của lịch sử cứu độ (I)
– Theo diễn tiến của năm phụng vụ (II)
– Phối hợp lịch sử cứu độ với năm phụng vụ (III)
– Theo hệ thống (IV).
2. Đánh giá mỗi phương thức
– Phương thức I thích hợp với thiếu niên, vì thiếâu niên thích nghe chuyện và thường ngưỡng mộ các nhân vật lịch sử. Dĩ nhiên cũng hợp với người lớn.
- Phương thức II và III hợp với trẻ nhỏ vì cụ thể.
– Phương thức IV chỉ có thể dùng cho người lớn.
Phần 2
PHƯƠNG PHÁP GIÁO LÝ
Bài 9 : ĐƯỜNG LỐI TRUYỀN GIẢNG TIN MỪNG CỦA CHÚA GIÊSU
Canh tân nhiều khi chỉ là trở về nguồn. Mặc dầu phương pháp giáo lý ngày nay dựa trên nhiều khám phá mới về tâm lý và sư phạm, nhưng thực ra chỉ là trở về với những nguyên tắc rất đơn giản mà Chúa Giêsu đã áp dụng xưa.
I. Trực tiếp nói với dân chúng
Mặc dầu tâm hồn luôn hướng về Chúa Cha và ngày nào cũng dành nhiều giờ để cầu nguyện trong thanh vắng, Chúa Giêsu vẫn là người của quần chúng.
Bất cứ ở đâu Ngài cũng nói về Nước Thiên Chúa: trên núi, dưới thuyền, trong hoang địa, ngoài bãi biển, …
Ngài nói với mọi hạng người: dân chúng, người biệt phái, các luật sĩ, phái Sađuxêô, người thu thuế, binh sĩ La mã, thiếu phụ Samari…
II. Trình bày sống động, đối thoại, vừa tầm người nghe
Đa số thính giả của Chúa Giêsu là người bình dân chất phác, không có học, không biết chữ. Chúa đặt mình vào tầm hiểu biết của họ, nói những điều họ có thể hiểu, giải đáp những điều họ đang thắc mắc, gây hứng khởi cho người có thiện chí, mặc dầu không lẩn tránh những vấn đề khó chấp nhận.
Chúa còn nói với dân chúng bằng chính ngôn ngữ của họ. Do đó, họ cảm thấy mình được hiểu, nghe không chán. Có lần họ kéo nhau vào hoang địa để nghe giảng. Nhiều lúc họ thú nhận “Thật chưa thấy ai giảng như người này”.
Nếu gặp những người có học, hoặc khi họ muốn tranh luận bắt bẻ, Chúa cũng sẵn lòng lý luận, trưng dẫn bằng chứng phi bác luận điệu sai, trích dẫn Thánh Kinh và luật Môsê để thuyết phục hoặc cho thấy sự lầm lạc của đối phương.
Chúa luôn luôn thích ứng lời giảng với tình trạng thái độ của người nghe.
III. Dựa vào sự việc cụ thể để giải thích mầu nhiệm Nước trời
Bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc sống thường ngày, cũng có thể trở thành dịp cho Chúa nói về Nước trời. Khi muốn dạy một chân lý cao siêu, mới lạ, khó tin, Chúa luôn lấy sự việc cụ thể, quen thuộc mượn trong đời sống mỗi người làm khởi điểm.
– Chim trời, hoa đồng là dịp cho Chúa giảng về sự săn sóc, quan phòng của Thiên Chúa.
– Bánh nuôi xác là hình ảnh của Bánh Hằng Sống nuôi hồn.
– Hạt giống tượng trưng cho Lời Thiên Chúa gieo vào lòng người, và tuỳ theo đất mà mọc lên.
– Nước Thiên Chúa giống như: hạt cải, men, tiệc cưới, vườn nho…
Qua những hình ảnh quen thuộc như vậy, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa trở nên gần gũi với dân chúng.
Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy. Chân lý thường được gói gém trong một câu chuyện và là kết luận của câu chuyện. Nghe xong câu chuyện chẳng những người nghe hiểu bài học được trình bày, nhưng còn có thể tự mình rút ra bài học đó. Định nghĩa trừu tượng được thay thế bằng một câu chuyện cụ thể.
Nghe xong câu chuyện “người con phung phá” (x. Lc 15), người ta hiểu ngay lòng Chúa yêu thương kẻ có tội.
Đọc hết câu chuyện “nén bạc” (x. Lc 19,11-27), người ta thấy cần phải khai thác mọi ân huệ Thiên Chúa ban.
Theo dõi câu chuyện “người Samaritanô nhân hậu” (x. Lc 10,29-37), người ta tự mình có thể kết luận được rằng, hết mọi người là anh em, và chỉ có lòng thương xót mới nhận ra anh em mình.
IV. Đúc kết thành những câu dễ nhớ
Cần diễn giải chân lý, nhưng sau khi đã diễn giải phải đúc kết lại thành những câu ngắn. Diễn giải để có thể hiểu, đúc kết để có thể nhớ. Chúa Giêsu thường làm như vậy. Chúng ta tìm thấy trong Phúc Âm nhiều kết luận giản dị nhưng sâu sắc (giống như những câu ca dao trong văn chương truyền khẩu của Việt Nam). Ví dụ:
Về cầu nguyện: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ thì sẽ mở cho”.
Về khiêm tốn: “Kẻ trước hết sẽ nên sau hết, kẻ sau hết sẽ nên trước hết”, “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Về tinh thần phục vụ: “Ta đến để phục vụ chứ không để được phục vụ”.
Về bền đỗ: “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì ít”.
V. Nhắc lại dưới nhiều hình thức khác nhau
Khi trình bày một chân hoặc một giáo lý, Chúa Giêsu thường lặp lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy, người nghe dễ nhớ, dễ hiểu nhưng không nhàm chán, vì mỗi lần nhắc lại có bổ túc thêm những khía cạnh mới. Ví dụ: có nhiều dụ ngôn cùng nói về lòng Thiên Chúa yêu thương tội nhân: Con chiên lạc; Đồng bạc đánh mất; Người con phung phá.
VI. Tiến từng bước theo nhịp độ hiểu biết của người nghe
Chân lý, nhất là chân lý tôn giáo, không thể làm cho hiểu hết, hiểu ngay một lần, cần có thời gian để tiếp nhận và tiêu hoá. Do đó, Chúa Giêsu mạc khải mầu nhiệm Nước Thiên Chúa từng bước; mỗi lần Ngài bổ túc, đào sâu và mở rộng thêm những điều đã dạy trước.
Ví dụ: Ngài tỏ mình là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế, trước khi cho thấy mình là chính Con Thiên Chúa. Ban đầu Ngài cũng không nói đến thương khó và sự chết ngay vì cần phải chuẩn bị tâm hồn các Tông đồ trước đã.
VII. Trích dẫn Thánh Kinh để minh chứng lời nói
Những lời Thánh Kinh Chúa Giêsu thường trích dẫn giúp cho người nghe dễ tin và hiểu sâu hơn những lời Ngài giảng. Những lời đó còn minh chứng Ngài đến để hoàn tất mọi sự: những lời Ngài nói, những việc Ngài làm, vừa nối tiếp vừa thực hiện những gì đã được tiên báo trong Cựu ước. Ngài chính là Đấng thực hiện mọi lời hứa và mọi ý định của Thiên Chúa.
VIII. Không những trình bày nhưng còn cảm hoá
Khi diễn giải mầu nhiệm Nước trời, Chúa Giêsu đồng thời gợi lòng yêu thích đón nhận chân lý và sẵn sàng thay đổi cuộc sống người nghe. Có người không đón nhận Lời Ngài mời gọi như chàng thanh niên giầu có, nhưng rất đông người nghe đã được cảm hoá để đổi đời. Ví dụ: thiếu phụ Samaria (x. Ga 4), ông Giakêu (x. Lc 19,1-10), người trộm lành (x. Lc 23,39-43).
Tóm lại: Cách thức truyền giảng Tin mừng của Chúa Giêsu thật đơn giản và linh động, nhưng sâu sắc và chứa đựng nhiều nguyên tắc sư phạm không thể bỏ qua.
Bài 10: MẤY NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM CĂN BẢN
Dựa vào phương thức truyền giảng Tin mừng của Chúa Giêsu, chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc sư phạm sau đây:
I. Cụ thể
1. Định Nghĩa
Cụ thể có nghĩa là dễ tưởng tượng, dễ hình dung được ngay, vì nó đánh động vào giác quan.
Người nghe càng nhỏ tuổi, bài giáo lý càng phải cụ thể, vì trẻ nhỏ có kinh nghiệm cảm tính và suy nghĩ bằng hình ảnh, chứ chưa lĩnh hội được các ý niệm và chưa lý luận cách trừu tượng.
2. Dùng từ ngữ và kiểu nói dễ hiểu
Từ ngữ và kiểu nói đơn giản này sẽ cụ thể hoá các ý niệm trừu tượng, làm cho các ý niệm đó vừa tầm tiếp nhận và tiêu hoá của người nghe.
Đối với người lớn cần phải hoán chuyển hình ảnh thành ý niệm, nhưng đối với trẻ nhỏ, phải làm ngược lại cần hoán chuyển ý niệm thành hình ảnh. Các kiểu nói bóng, so sánh, ví von … gọi chung là ngôn ngữ hình ảnh đều nhằm mục đích này. Thánh Kinh thường dùng nhiều ngôn ngữ hình ảnh: Chúa là Ánh Sáng, là Thành Luỹ, là Mục Tử,… Ngài chăn dắt ta trên đồng cỏ xanh, dẫn đưa tới suối nước mát… Cây gậy (để đánh sói dữ) của Ngài làm ta an lòng…
3. Cụ thể hoá bài giáo lý
Để cụ thể hoá bài giáo lý, ngoài ngôn ngữ hình ảnh vừa nói còn có thể dùng thể ảnh: tranh ảnh, hình vẽ, hình chụp,… Thể ảnh còn cụ thể và hiệu năng sư phạm cao hơn cả ngôn ngữ hình ảnh, do khả năng gợi ý và thu hút sức chú ý của nó. Ví dụ: Một tấm ảnh phong cảnh thiên nhiên thật đẹp, có thể diễn tả về quyền phép của Thiên Chúa cụ thể hơn nhiều so với lời mô tả của giáo lý viên.
Có hai loại thể ảnh: ảnh tài liệu và ảnh gợi ý.
+ Ảnh tài liệu: ảnh ghi lại những sự kiện đã xảy ra ở những nơi có thật, nhưng xa chúng ta trong không gian và thời gian. Ví dụ: hình ảnh Đất Thánh, Công đồng Vatican II, xứ Ars… Hình ảnh tài liệu chỉ có giá trị nếu trung thực và đúng sự thực.
+ Ảnh gợi ý: ảnh có tính chất sáng tác, tượng trưng để diễn tả một ý tưởng hay một tâm tình nào đó. Loại ảnh này phải diễn tả những ý tưởng đúng và những tâm tình tôn giáo sâu sắc mới thích hợp với giáo lý. Trong phạm vi giáo lý, ảnh “có ý nghĩa” quan trọng hơn là ảnh “đẹp”.
Không nên dùng quá nhiều hình ảnh trong một bài giáo lý và cần phối hợp hình ảnh với các bài giảng cho nhịp nhàng, đúng lúc, đúng đề tài.
– Phương pháp tốt nhất để làm cho bài giáo lý trở nên cụ thể là dùng lối kể chuyện.
II. Phương pháp qui nạp
1. Định nghĩa
Phương pháp quy nạp là đi từ những hiện tượng, sự kiên riêng đến những kết luận chung. (Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 2005). Ví dụ :
– Trường hợp riêng biệt: Ông A, ông B, ông C đã chết.
– Rút ra kinh nghiệm: mà Ông A, ông B, ông C là người.
– Định luật chung: vậy mọi người đều phải chết.
– Như thế phương pháp quy nạp đi từ một vài câu chuyện hay từ các sự kiện cụ thể trong đời sống thực tế, từ những trường hợp riêng lẻ tới tổng quát, từ dễ tới khó, từ dưới lên trên.
2. Chúa Giêsu đã theo phương pháp quy nạp khi giảng dạy
Chúa Giêsu thuật lại một câu chuyện, một dụ ngôn, rồi sau đó rút ra bài học :
(khởi điểm) (kết luận)
3. Áp dụng phương pháp quy nạp vào việc dạy giáo lý
Để áp dụng phương pháp quy nạp vào việc dạy giáo lý, ta theo 3 bước sau :
– Giới thiệu: Đưa ra một sự kiện, một câu chuyện làm khởi điểm.
– Nhận định: Từ sự kiện, câu chuyện đó rút ra những ý tưởng, những bài học thích hợp.
– Áp dụng: Đem ý tưởng, bài học đó vào đề tài giáo lý mình muốn trình bầy.
– Giới thiệu: Mỗi ngày gia đình chúng ta họp nhau 3 lần để dùng bữa : bữa sáng, bữa trưa, bữa tối.
– Nhận định: Bữa ăn cần thiết để nuôi sống thân xác, bồi dưỡng sức khoẻ, làm cho ta lớn lên.
– Áp dụng: Linh hồn ta cũng cần được nuôi sống, bồi dưỡng, lớn lên. Chúa Giêsu lấy chính Mình, Máu Ngài để nuôi dưỡng linh hồn ta. Thánh Thể thật là của ăn vì chính Chúa đã nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây…” (Ga 6, 51).
III. Phương pháp đặt câu hỏi
Một trong những phương pháp giúp học viên hiểu sâu xa được nội dung bài học, đó là cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
Thần học gia Karl Rahner xác quyết rằng: những câu hỏi tốt là dấu hiệu về sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Đức tin lớn lên được là nhờ việc đặt vấn đề, thăm dò và tìm hiểu.
1. Lợi ích của câu hỏi
a. Về tâm lý, giáo dục: Đặt câu hỏi,
– là bắt đầu hiểu một phần vấn đề, cần tìm hiểu sâu hơn
– là thái độ cởi mở, thắng vượt e lệ, lãnh đạm, để trao đổi
– là xác định bản lãnh của mình: có ý nghĩa riêng, đối chiếu quan điểm
– là phương pháp tìm hiểu tâm tính và kiểm tra kiến thức.
b. Về loan báo Tin mừng
– Chúa Giêsu đáp lại những câu hỏi của mọi hạng người: “Thầy ở đâu? Ông có phải là Đức Kitô? Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”
– Chính Chúa Giêsu cũng dùng câu hỏi để dân người nghe đến chân lý: “Các con bào Thầy là ai? Anh có tin con người không?”
2. Các loại câu hỏi
a. Câu hỏi về sự kiện: đây là câu hỏi để bảo đảm kiến thức chính xác về những sự kiện quan trọng. ví dụ: “bí tích là gì? Có bao nhiêu bí tích?” Những câu hỏi này được đặt ra để nắm vững về những sự kiện cơ bản, kiểm tra kiến thức.
b. Câu hỏi về ý nghĩa: từ một câu chuyện, một định nghĩa, một sự kiện, ta đặt câu hỏi “điều này có ý nghĩa gì?”
Câu hỏi này nhằm hiểu biết dư luận, tìm ý kiến về một vấn đề. Nó mời gọi đi sâu vào sự kiện đức tin và đời sống, hơn những kiến thức hời hợt.
c. Câu hỏi về giá trị: nhằm gợi lên những suy nghĩ sâu xa và cụ thể của từng cá nhân. Ví dụ: “Các bí tích có ảnh hưởng gì đến bạn? bạn có thường xuyên lãnh bí tích không, và nó giúp gì cho bạn?”
Câu hỏi loại này có tính cách cá nhân, nên cần tôn trọng và tuỳ theo sự nhạy bén, đừng ép phải trả lời loại câu hỏi này. Cần tạo bầu khí tin tưởng, sẽ dễ dàng trao đổi kinh nghiệm sống.
Đây là những câu hỏi đụng chạm về chiều sâu cảm nghiệm và niềm tin. Có thể khó trả lời cách trôi chảy. Những câu trả lời tốt nhất thường do sự suy tư trầm lắng, niềm tin phó thác và sự cầu nguyện khiêm tốn.
e. Ngoài ra, còn có câu hỏi lạc đề: do học viên đưa ra, thiếu xác tín và ngoài vấn đề học hỏi
Có thể vì nhiều lý do: chán học, mệt, muốn giải trí, bài học xa thực tế, không gây thích thú.
3. Cách đạt câu hỏi cho học viên
a. Tránh nêu câu hỏi “đóng”, vì câu trả lời chỉ là có hoặc không.
b. Bình thường, nên đặt câu hỏi chung cho cả lớp trước khi hỏi riêng từng cá nhân. Điều này nhằm mời gọi cả lớp cùng suy nghĩ.
c. Có thể đặt câu hỏi trong nhiều dạng khác nhau. Ví dụ: đặt câu hỏi với chính người hỏi, hoặc với cả lớp, hoặc dùng thơ văn, tranh ảnh, truyện kể, phim truyện hoặc những hoạt động sáng tạo khác…
d. Đừng hài lòng những câu trả lời hời hợt đòi hỏi phải suy nghĩ sâu.
Lưu ý, cách đặt câu hỏi về ý nghĩa và giá trị, đó là một kỹ năng quan trọng cho việc dạy học có chiều sâu. Câu hỏi phải có tính gợi ý và tiệm tiến
– Gợi ý: có nghĩa là câu hỏi vừa tầm người nghe, lời giải đáp đã mặc nhiên nằm trong câu hỏi. Nó khác với câu đố, vì câu đố càng khó, càng bí hiểm càng tốt. Trái lại, câu hỏi gợi ý tự nó mở đường cho lời đáp.
– Tiệm tiến: có nghĩa là các câu hỏi đi theo hướng quy nạp : từ dễ đến khó, từ các vòng ngoài xoáy vào cốt lõi vấn đề, nối tiếp nhau cách liên tục và cùng quy hướng về vấn đề đang tìm hiểu. Câu hỏi ngày càng chuyên sâu để thu hẹp vấn đề và trở nên chính xác.
Tóm lại, thay vì hình thức thuyết minh, trực tiếp cung cấp kiến thức, thông tin, giải pháp, chúng ta đặt câu hỏi gợi mở để người nghe tự tìm ra câu trả lời cho một vấn đề. Từ kết quả thu được đó, chúng ta sẽ uốn nắn và hoàn chỉnh. Đó là cốt lõi của phương pháp đặt câu hỏi.
4. Thái độ của giáo lý viên trước những câu hỏi
a. Tiếp nhận câu hỏi với thiện cảm
-Trước hết, tỏ ra thái độ cởi mở, tiếp nhận, thái độ biết lắng nghe và biết lưu tâm đến thắc mắc và giá trị của người khác.
– Không nên trả lời vội vã. Nên đào sâu câu hỏi và tìm gặp tâm tư của người đặt câu hỏi. Về mặt sư phạm: câu trả lời tốt không phải là câu trả lời nhanh, nhưng là lời giải đáp mà trẻ em cảm thấy vui vì nhận thấy phát xuất từ đáy lòng giáo lý viên.
b. Không nên trả lời hết mọi câu hỏi
– Cần nắm vững nguyên tắc sư phạm: giáo lý viên nên trả lời 2 loại câu hỏi sau đây
+ loại tạo nên sự hiểu biết thêm về chân lý mạc khải
– Giáo lý viên cũng phải biết hạn chế câu hỏi để tránh lạc đề quá xa. Vì có một số câu hỏi không thể nào thoả đáp. Ví dụ: Tự do của con người, Tri thức của Thiên Chúa, Tiền định… cho trẻ thấy giới hạn của trí tuệ con người.
– Nếu câu hỏi ngoài vấn đề, nhưng lại quan trọng và ích lợi cho đa số, tính sao? Nếu đa số thích thú muốn được giải đáp, và nếu đủ giờ, thì nên trả lời. Còn nếu đa số dửng dưng, chưa suy nghĩ kịp, hay không đủ giờ, thì hẹn lại lần sau, hoặc trả lời riêng.
c. Giải thích thêm và gạn lọc câu hỏi
– Có những câu hỏi mà trẻ đặt ra cách vụng về, thiếu mạch lạc, khó hiểu: giáo lý viên hãy gạn lọc, phân tích, sắp xếp cho gọn, dễ hiểu và giúp cho cả lớp thấy tầm quan trọng của vấn đề.
– Giáo lý viên gợi ý: “Em định nói gì, thử tóm ý của em…. Em hiểu chữ X theo nghĩa nào? Em có thể cho một ví dụ cụ thể… Có phải ý em muốn nói là…”
5. Cách giải đáp từng loại câu hỏi
Trước khi trả lời, giáo lý viên cần phân định câu hỏi thuộc loại nào, và tìm lời giải thích ứng.
a. Câu hỏi đặt vấn đề về giá trị
Ví dụ: “Tại sao Giáo hội buộc dự Thánh lễ ngày Chúa nhật?”
Loại câu hỏi này do thiếu kiến thức: không biết hoặc không biết đủ. Để trả lời loại này, ta cần phải có kiến thức và biết thông truyền kiến thức.
b. Câu hỏi gợi lên mầu nhiệm
Ví dụ: “Nếu Thiên Chúa tốt lành, tại sao có sự ác?” hoặc “Thiên Chúa biết mọi sự, Ngài biết tôi được cứu độ, vậy tôi đâu còn tự do?”
– Giáo lý viên phải uốn nắn những thành kiến, ngộ nhận nếu có. Hãy đem những kinh nghiệm sống, những chứng từ trong cuộc sống, trong Giáo hội cho thấy đã khắc phục khó khăn. Giúp cho trẻ hiểu: một cuộc sống trung tín trong đức tin và cầu nguyện, dần sẽ giải toả được những khó khăn mà trí khôn không thể thấu triệt. Có thứ hiểu biết bằng tâm hồn nhờ ánh sáng của đức tin, của Chúa Thánh Thần.
c. Câu hỏi lạc đề
– Tìm lý do xuất phát câu hỏi, có thể: vì nhàm chán, muốn giải trí, bài không thích thú, xa lạ…
– Giáo lý viên tránh đừng rơi vào “bẫy” của học viên, không nên trả lời, nếu thấy đùa giỡn, câu giờ. Nhắc cho biết là lạc đề, nhưng sẽ trả lời sau, nếu muốn. Cũng có thể hỏi ngược lại: “Em định trả lời sao?”, giáo lý viên cũng kiểm điểm lại cách dạy, trình độ, sở thích, có thích hợp với trẻ không!
Kết: Hãy sử dụng tốt phương pháp đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Bạn sẽ thành công nhiều trong nhiệm vụ giáo dục đức tin cho trẻ.
6. Một số ví dụ
Thay vì dùng hình thức thuyết minh (như ví dụ ở phương pháp quy nạp), ta dùng hình thức đặt câu hỏi:
– Mỗi ngày gia đình chúng ta họp nhau dùng bữa mấy lần? – (Ba lần).
– Đó là những bữa nào? – (Sáng, trưa, tối).
– Tại sao chúng ta phải dùng bữa? Bữa ăn giúp ích cho chúng ta như thế nào? – (Để nuôi thân xác, bồi dưỡng sức khoẻ, làm cho ta lớn lên).
– Ngoài thân xác, con người chúng ta còn phần gì nữa? – (Linh hồn)
– Để linh hồn được nuôi sống, lớn lên, linh hồn có cần của ăn không? (Có).
– Vậy của ăn của linh hồn là gì? – (Mình Máu Thánh Chúa Kitô).
– Tại sao ta biết của ăn nuôi sống linh hồn ta là Mình Máu Chúa Kitô? – Vì chính Chúa Giêsu nói: “Tôi là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời. Và bánh tôi sẽ ban chính là thịt tôi đây” (Ga 6, 51).
– Thường thì người ta có sợ chết không? - (Có).
– Đúng, ai cũng sợ chết, nhưng cũng có trường hợp người ta dám liều chết chứ, phải không các em?
– Các em có biết trường hợp nào có người dám liều chết không?
– Có ai biết ông Lê Lai liều mình chết để cứu vua Lê Lợi không?
– Có ai biết cha Maximilien Kolbe, người Balan, đã liều mình chết thay cho một tù nhân trong thế chiến thứ II không?
– Vậy khi nào người ta dám liều chết ? – (Để cứu người khác, khi cái chết của mình có ích cho người khác).
– Chúa Giêsu đã liều mình chết trên thập giá. Ngài chết cho ai đây? – (cho chúng ta).
– Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta, vậy chúng ta được gì ? – (ơn tha thứ, được cứu độ, được sống…)
IV. Cảm nghiệm
Khi trình bày chân lý cần lay động tâm tình người nghe, cả tâm hồn lẫn trí tuệ đều được vận dụng trong giờ giáo lý.
Tâm tình: “cảm phục Chúa Giêsu”.
Trong bài giảng, giáo lý viên cần phải nói thế nào để vừa làm cho các em hiểu Chúa Giêsu quyền phép, vừa làm cho các em cảm phục Ngài từ đáy lòng. Như vậy đã được chủ đích của bài giáo lý.
Muốn áp dụng nguyên tắc cảm nghiệm cần phải phối hợp bài giáo lý với cầu nguyện. Không kể cầu nguyện mở đầu và kết thúc giờ giáo lý, còn phải dùng mấy phút trong chính bài giáo lý ngay sau bài giảng. Phút cầu nguyện này là đỉnh cao của bài giáo lý. Tâm tình khơi động trong bài giảng sẽ sống mãnh liệt và kết thành lời nguyện. Phút cầu nguyện này không dài, nhưng phải là cuộc gặp gỡ thật với Thiên Chúa. Như vậy, trong giờ giáo lý chẳng những nói với các em về Thiên Chúa, nhưng còn giúp các em sống với Thiên Chúa nữa.
V. Tiệm tiến
Tiệm tiến trong chương trình và trong cách dạy:
1. Trong chương trình
Mỗi tuổi có một mức độ hiểu biết khác nhau, nhu cầu tâm lý khác nhau. Do đó, phải có một chương trình giáo lý riêng cho mỗi tuổi. Mỗi tuổi có những vấn đề riêng, và ngay trong những vấn đề chung cho tất cả mọi lứa tuổi cũng có cách trình bày riêng cho từng tuổi. Dùng cùng một sách giáo lý chung cho hết mọi độ tuổi vừa trái với qui luật tâm lý và sư phạm, vừa không trung tín với chính Tin mừng.
Đối với mỗi lứa tuổi, phải dạy những gì mà lứa tuổi đó không thể không biết và chỉ dạy những gì mà lứa tuổi đó có thể hiểu được. Cả hai thái độ bất cập và thái quá đều có thể đưa tới chỗ sai lầm về mặt chân lý, và lệch lạc lương tâm về mặt luân lý.
Như đã nói, giáo lý là một công cuộc dài hạn, phải tiếp tục suốt cuộc đời người tín hữu, không thể thu gọn trong vài ba tháng, với chủ đích duy nhất là lãnh nhận các Bí tích. Vì thế, không thể và cũng không cần nhồi vào óc các em trong một thời gian ngắn toàn bộ giáo lý. Trong lãnh vực đức tin không thể vội vã, cần phải có một thời gian hạt giống mới có thể mọc một cách bình thường.
2. Trong cách dạy
Ngay trong cách trình bày một vấn đề cũng phải theo nguyên tắc tiệm tiến: đi từ chỗ đã biết đến chỗ chưa biết, từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, từ đặc thù đến tổng quát, từ toàn thể đến chi tiết…
Như vậy mới thực hiện được một nguyên tắc sư phạm tối quan trọng khác: không được loại trừ những vấn đề khó, nhưng phải trình bày những vấn đề khó một cách dễ hiểu.
VI. Vận dụng trí nhớ
Phương pháp giáo lý mới chẳng những không loại bỏ việc học thuộc lòng, nhưng còn tăng cường và đặt vào đúng vị trí của nó.
1. Trí nhớ cần thiết
Vận dụng trí nhớ cần thiết cả về hai phương diện sư phạm và giáo dục đức tin:
Giáo dục đức tin: ký ức liên hệ đến đức tin, vì đức tin có một chiều kích lịch sử. Tin là tin vào Thiên Chúa qua những Lời Ngài đã nói và những việc Ngài đã làm trong lịch sử. Do đó, tin cũng có nghĩa là ghi nhớ, muốn tin và nuôi dưỡng đức tin cần phải ghi nhớ những giáo huấn và những kỳ công của Thiên Chúa, ghi nhớ như Đức Maria đã làm ở Nazaret, để suy niệm trong lòng. Nhờ ký ức và suy niệm, người tín hữu càng ngày càng hiểu và đi sâu vào ý định của Thiên Chúa hơn.
2. Phương pháp giáo lý mới
Phương pháp giáo lý mới cải tiến việc vận dụng trí nhớ theo hai hướng:
– Trong phương pháp qui nạp, câu kết luận là câu tóm lược và đúc kết tất cả phần diễn giảng. Vì thế, trong bài giáo lý, câu được chọn để học thuộc lòng chính là câu đúc kết bài giảng giáo lý. Như vậy, lớp giáo lý không mở đầu bằng phần học thuộc lòng, nhưng đúc kết bằng phần này. Giảng bài trước, rồi tóm lược bài giảng trong một câu ngắn gọn, sau cùng cho các em ghi chép và học thuộc lòng luôn câu này. Nếu thuộc và hiểu câu này, các em sẽ nhớ được điểm chính của bài giáo lý.
Bài 11:
CHUẨN BỊ VÀ DIỄN TIẾN MỘT GIỜ GIÁO LÝ
A. CHUẨN BỊ
1. Soạn bài
Soạn bài là soạn những gì mình sẽ trình bày trong giờ giáo lý, để giúp các học viên hiểu và sống điều học hỏi. Khi soạn bài giáo lý cần:
– Phải nắm vững chương trình của năm học mà ta đảm trách và toàn bộ chương trình huấn giáo.
– Phải suy gẫm và sống Lời Chúa mà ta sẽ thông truyền cho các học viên: đọc bản văn Lời Chúa và kiểm thảo đời sống.
– Tìm ý chủ lực của bài dạy.
– Xác định tâm tình, thái độ sống và điểm áp dụng.
– Tìm những kinh nghiệm cụ thể thích hợp để khai triển và áp dụng ý chủ lực.
– Tìm trong môi trường sống, Kinh Thánh, sinh hoạt phụng vụ … Phần này quan trọng vì nó quảng diễn bài giáo lý.
– Soạn lời nguyện và những sinh hoạt thích hợp.
– Chuẩn bị các trợ huấn, dụng cụ cần thiết và thích hợp như: hình ảnh…
– Soạn chương trình sơ lược giờ giáo lý và phân chia nhiệm vụ cho những người cộng tác (nếu có).
2. Sửa soạn khung cảnh
Trước khi bắt đầu giờ dạy, giáo lý viên tới trước để sửa soạn nơi học giáo lý. Điều kiện cơ sở bên ngoài rất quan trọng để tạo điều kiện cho việc đón nhận Tin mừng. Nơi học giáo lý phải sạch sẽ, trật tự, trang nghiêm và thoải mái.
B. DIỄN TIẾN BÀI GIÁO LÝ
I. Ổn định
1. Đón tiếp
– Các giáo lý viên vui vẻ, tươi cười đón tiếp từng phụ huynh (nếu có) và từng em vào lớp học, thăm hỏi phụ huynh các em về gia cảnh, làm quen với từng em, cốt sao cho các em thấy mình được yêu thương và nhập cuộc với mọi người, mau chóng thoát khỏi tâm trạng sợ sệt, xa lạ…
– Đến giờ, giáo lý viên chủ nhiệm chào các em và tự giới thiệu mình và các bạn giáo lý viên khác (nếu có). Giáo lý viên cũng nên giới thiệu tổng quát các học viên (tổng số bao nhiêu, nam – nữ bao nhiêu) với tâm tình vui vẻ và (vỗ tay) chào nhau.
2. Thánh hoá
Giáo lý viên chủ nhiệm hướng dẫn các học viên đứng nghiêm trang, khoanh tay, mắt nhìn lên tượng Chúa (nếu có) hoặc hướng lên bàn Lời Chúa, làm dấu Thánh giá, cùng đọc kinh Lạy Cha, hoạc hát một bài…
3. Ôn lại bài cũ
4. Giới thiệu bài mới
II. Nghe Lời Chúa
1. Dẫn Lời Chúa
Bằng một kinh nghiệm sống hay một câu chuyện, giáo lý viên dẫn các học viên vào tâm tình và thái độ đón nghe Lời Chúa: con người lĩnh hội từ những gì cụ thể chung quanh trong đời sống thường ngày, từ đó mới có thể hiểu được những gì trừu tượng, linh thiêng, nhất là đối với tuổi thơ. Đặc tính của phần này là cái gì cụ thể, dễ hiểu, gây hào hứng thích thú đối với các học viên.
2. Công bố Lời Chúa
Đức Gioan Phaolô II trong Tông huấn Dạy giáo lý đã nói: “Ở trung tâm khoa dạy giáo lý phải có Chúa Giêsu thành Nazareth. Người là Con Một tự Cha mà đến, tràn đầy ân sủng và chân lý. Người là đối tượng khoa dạy giáo lý” (số 5). Vì thế, Lời Chúa phải được công bố và đón nhận trong giờ giáo lý.
3. Bài giảng
Đi từ Lời Chúa vừa được công bố, giáo lý viên trình bày nội dung giáo lý bằng ngôn ngữ thích hợp với các học viên, bằng những câu chuyện, những hình ảnh, những câu hỏi đáp đơn sơ… giáo lý viên luôn nhớ là trình bày giáo lý của Chúa Giêsu, chứ không trình bày ý kiến cá nhân mình. Đây là phần đóng góp chủ yếu của giáo lý viên vào việc truyền thông giáo lý cho các em.
Bài giảng là phần chính của lớp học giáo lý. Trình bày nội dung của phần giáo lý. Bài giảng phải đồng thời phải đạt được 2 mục tiêu:
– Khơi gợi tâm tình tôn giáo tương ứng với đề tài bài học. Ví dụ: “Cảm phục Chúa Giêsu”.
Bài giảng phải theo phương pháp qui nạp, đi từ một sự kiện hay một câu chuyện cụ thể để rút ra một kết luận, một bài học, và áp dụng vào một vấn đề giáo lý đang trình bày. Vì thế muốn soạn thảo bài giảng phải tìm một sự kiện, hay một câu chuyện cụ thể làm khởi điểm, để trình bày đề tài và khơi gợi tâm tình tôn giáo.
Ví dụ: “Chúa Giêsu làm sóng gió yên lặng” (Mt 4,35-41)
– Đề tài: Chúa Giêsu quyền phép
– Tâm tình: Cảm phục Chúa Giêsu
– Khởi điểm: Chúa Giêsu làm sóng gió yên lặng
Một khi xác định được 3 điểm này thì soạn bài giảng tương đối không khó. Bài giảng dài hay ngắn tuỳ theo lứa tuổi và tuỳ theo hình thức mình dùng:
– Nếu giảng viên độc thoại thì ngắn hơn, nếu đối thoại với các học viên thì dài hơn.
– Khi theo cách độc thoại, bài giảng không được quá 7 phút đối với các em 7 tuổi và không được quá 15 phút đối với các em 12 tuổi.
Sức chú ý của các em có giới hạn, giáo lý viên phải khai thác tối đa khoảng thời gian này, bằng cách cắt bỏ những dư thừa, phụ thuộc, sắp xếp các ý tưởng mạch lạc và chọn những kiểu nói dễ hiểu.
4. Cầu nguyện
Giờ giáo lý không phải là giờ học như các môn học khác: toán, văn, sử… nhưng là giờ các em tiếp xúc với Chúa Giêsu. GẶP GỠ, HIỆP THÔNG với Chúa Giêsu thành Nazareth, Đấng đã sống và dạy chân lý đó. Do đó, sau khi các học viên lắng nghe và hiểu Lời Chúa, giáo lý viên dẫn các học viên đến cầu nguyện.
III. Nhớ Lời Chúa
Đây là lúc giúp các học viên nhớ nội dung chính yếu của bài học giáo lý. Các học viên cố gắng thuộc ngay tại lớp giáo lý sau khi đã hiểu tương đối. Các học viên học một lời Kinh Thánh và những câu hỏi-thưa.
1. Ghi bài: giáo lý viên cho các học viên chép bài học
2. Tâm niệm
IV. Sống Lời Chúa
1. Sinh hoạt
Giáo lý viên có thể tùy nghi sử dụng các hình thức sinh hoạt cho hợp với ý chính của bài giáo lý và tâm lý các học viên.
2. Thực hành
Để sống giáo lý, giáo lý viên cố gắng gợi ý giúp học viên thực hiện một hành vi, một việc tốt thích hợp với bài giáo lý. Trong sách học viên có ghi điều thực hành, đây chỉ là đề nghị. Giáo lý viên cần xem xét thực tế của môi trường và tâm lý để gợi lên những việc làm thiết thực.
V. Kết thúc
Khi hết giờ giáo lý, giáo lý viên căn dặn học viên vài điều cần thiết về việc học bài, sống bài giáo lý… Sau đó tất cả nghiêm trang đứng dạy tạ ơn Chúa với lời kinh ngắn:
– Kinh sáng danh
– Hoặc một kinh khác hay lời cầu nguyện tự phát
Giáo lý viên cũng nên tập cho các em biết chào giáo lý viên, và giáo lý viên cũng vui vẻ chào lại.
Bài 12 – DẪN VÀO LỜI CHÚA và CÔNG BỐ LỜI CHÚA
Giáo lý trình bày Lời Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa chính là nội dung của giáo lý. Lời này được ghi lại trong Thánh Kinh. Do đó, Thánh Kinh là nguồn mạch chủ yếu của giáo lý. Giáo lý càng gần Thánh Kinh bao nhiêu càng phong phú và vững chắc bấy nhiêu. Trong bài này chúng ta nói tới phần “Dẫn vào Lời Chúa” và phần “Công bố Lời Chúa” trong tiết dạy giáo lý.
I. Dẫn vào lời chúa
A. Mục đích: phần “Dẫn vào Lời Chúa” có mục đích giúp các học viên chuẩn bị tâm hồn lắng nghe Lời Chúa sắp được công bố.
C. Phân loại chuyện kể: chúng ta có thể phân chia chuyện kể thành bốn thể loại.
1. Chuyện Thánh Kinh
Trong Thánh Kinh Cựu và Tân ước có rất nhiều câu chuyện để dẫn vào Lời Chúa. Những chuyện này dùng để trình bày giáo lý thì rất tốt, thích hợp nhất nhờ tính chất và nội dung tôn giáo của chúng. Hơn nữa, việc chuyển từ câu chuyện sang áp dụng Lời Chúa vào đề tài giáo lý lại rất dễ dàng, tự nhiên và mạch lạc.
Ví dụ:
Cựu ước: – Chuyện Cain và Aben: Thiên Chúa thấu biết mọi sự.
- Noe và đại hồng thuỷ: Thiên Chúa không chấp nhận tội lỗi.
* Tân ước: – Bão táp yên lặng (Mc 4, 25-31): Chúa Giêsu quyền phép. Phải có lòng tin khi gặp thử thách.
- Người biệt phái và người thu thuế cầu nguyện (Lc 18): Thiên Chúa nhận lời kẻ khiêm nhường.
2. Chuyện lịch sử Giáo hội và hạnh các thánh
Đây cũng là kho tàng chứa đựng nhiều câu chuyện để trình bày các đề tài giáo lý. Tuy nhiên, cần trung thực, nên tránh những chi tiết ly kỳ, huyền thoại, phi lịch sử có thể làm hại đức tin cho trẻ sau này. Nên chọn lựa kỹ lưỡng, trình bày khéo léo và ứng dụng hợp lý.
Ví dụ:
- Cuộc đời Thánh Phaolô: ơn gọi làm tông đồ.
- Cuộc đời Thánh Phanxicô Xaviê: lòng nhiệt thành yêu mến các linh hồn và mở rộng Nước Chúa.
- Cuộc đời Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu: tinh thần phó thác và cậy trông.
3. Chuyện ngụ ngôn, chuyện đời xưa, chuyện cổ tích
Đây là kho tàng văn hóa dân gian, qua lối nói văn chương, những câu chuyện này tiềm ẩn những bài học sâu sắc. Khi chọn những câu chuyện này, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện để việc dẫn vào Lời Chúa không gượng ép lạc đề.
4. Những chuyện đời thường hay thời sự
Những câu chuyện xảy ra hàng ngày, những biến cố thời sự cũng có thể dùng để dẫn vào Lời Chúa. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng, cần hội đủ hai điều kiện:
- Thích hợp với đoạn Lời Chúa sắp công bố.
- Có thể chuyển mạch từ câu chuyện sang Lời Chúa cách dễ dàng, không gượng ép giả tạo.
Ví dụ: – Gương hy sinh tận tụy của một người mẹ
- Lòng tốt của một cậu bé.
D. Nguyên tắc chọn và sử dụng chuyện kể (có bốn nguyên tắc)
1. Lên chương trình cẩn thận
Câu chuyện được chọn phải ăn khớp với ý chính của đoạn Lời Chúa sắp công bố và bài học giáo lý.
2. Chọn chuyện hợp với tâm lý lứa tuổi
Chúng ta có thể dùng các loại truyện trên để dẫn vào Lời Chúa, nhưng hãy chọn loại truyện nào phù hợp, dễ hiểu với từng lứa tuổi.
– Từ 4 tới 8 tuổi thích: truyện thú vật, cổ tích, thần thoại.
– Từ 9 tới 12 tuổi thích: truyện phiêu lưu viễn tưởng, anh hùng, truyền thống.
– Từ 13 tới 18 tuổi thích: truyện dũng cảm, thiên nhiên, thời sự.
3. Chuẩn bị kể chuyện cẩn thận
Cần đọc trước câu truyện mà chúng ta muốn sử dụng. Cố tìm cái hay, cái đẹp, ý nghĩa của câu truyện. Nếu chính chúng ta không cảm thấy hứng thú thì các học viên cũng sẽ cảm thấy như thế, nên đừng chọn.
4. Đừng “lên lớp”: hãy kể chuyện như là truyện, đừng vội nhấn mạnh đến những điểm chính hoặc tính cách luân lý của câu truyện.
E. Nghệ thuật kể chuyện
Kể chuyện là nghệ thuật để lôi cuốn sự chú ý của người nghe vào Lời Chúa sắp công bố, để minh hoạ bài học giáo lý thêm dễ hiểu, dễ nhớ. Nó là một kỹ năng cần thiết của giáo lý viên. Vì thế, cần thiết phải nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật kể chuyện.
1. Chuyện kể hay phải có các yếu tố sau đây:
a. Có nội dung hay và tính hấp dẫn: đối thoại, mô tả, gợi cảm.
b. Cảm hứng ngay từ đầu và có kết thúc linh hoạt, không dài dòng.
2. Người kể chuyện hay và hấp dẫn cần phải:
a. Thích câu truyện và muốn người khác nghe.
b. Nắm vững kết cấu câu truyện.
c. Chuẩn bị truyện cách chu đáo, có thể bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
d. Biết thay đổi giọng nói cho phù hợp với tình tiết, rõ ràng, nhanh, chậm, to, nhỏ, vừa.
F. Câu chuyển mạch
Câu chuyện có mục đích giúp cho người nghe chuẩn bị tâm hồn lắng nghe Lời Chúa sắp công bố. Nên từ cuối câu truyện, ta phải có một vài câu chuyển mạch để giới thiệu Lời Chúa các học viên sắp nghe.
Nội dung câu chuyển mạch bao gồm:
– Ý chính của câu truyện.
– Ý chính của đoạn Lời Chúa sắp công bố.
– Mời các học viên đứng lên lắng nghe Lời Chúa.
G. Một vài lưu ý
Câu truyện luôn là và chỉ là một phương tiện giúp các học viên chuẩn bị lắng nghe Lời Chúa và bài học giáo lý, nên:
– Không giải thích, rút ra bài học từ câu chuyện. Chúng ta chỉ kể chuyện mà thôi và dùng một vài câu chuyển tiếp dẫn vào Lời Chúa các học viên sắp nghe.
Ví dụ 1: Bài “Thiên Chúa chọn Áp-ra-ham”
(Lời Chúa: St 12, 1-24)
Dẫn vào Lời Chúa:
1. Câu Chuyện : Hạnh các thánh.
Thánh Phanxicô Paola (lễ kính ngày 2 tháng 4) từ nhỏ luôn vâng lời cha mẹ. Một hôm, khi đang cầu nguyện, mẹ Ngài nói: “Con cầu nguyện lâu rồi đấy, hãy ra ngoài giải trí đôi chút”. Ngài đáp lại : “Mẹ biết con rất thích nói chuyện với Chúa, nhưng con xin vâng lời mẹ dạy”.
2. Câu chuyển mạch.
Các em thân mến, vâng lời cha mẹ là một điều đáng quý, nhưng vâng lời Chúa lại càng quý hơn. Lời Chúa các em sắp nghe sẽ cho các em một mẫu gương về vâng lời Thiên Chúa. Mời các em đứng lên lắng nghe Lời Chúa.
- Đọc Lời Chúa: St 12, 1-24
Ví dụ 2: Bài “Chúa Giêsu rất quyền phép”
(Lời Chúa : Mt 8, 23-27)
Dẫn vào Lời Chúa.
1. Câu chuyện: Thánh Kinh Tân ước
Sách Tông Đồ Công Vụ kể lại rằng một hôm khi Thánh Phêrô và Thánh Gioan lên Đền thờ cầu nguyện, thì một người què từ khi lọt lòng mẹ ăn xin ở bên cửa Đền thờ đã xin các ngài bố thí. Bấy giờ Thánh Phêrô nói: “Vàng bạc thì tôi không có, nhưng tôi cho anh cái tôi đang có đây: Nhân danh Đức Kitô, người Nazareth, anh đứng dạy mà đi”. Lập tức bàn chân và xương mắt cá của anh trở nên cứng cáp. Anh đứng phắt dạy và đi lại được. Anh cũng vào Đền thờ vừa đi vừa nhảy nhót mà ca tụng Thiên Chúa (x. Cv 3, 1-10).
2. Câu chuyển mạch:
Các em thân mến, qua Thánh Phêrô, Chúa Giêsu phục sinh đã làm phép lạ. Ngài thật quyền phép! Khi còn sống ở trần gian Chúa Giêsu cũng đã làm phép lạ. Đoạn Lời Chúa các em sắp nghe, kể lại một trong các phép lạ Chúa đã làm, sẽ cho các em thấy Ngài rất quyền phép. Mời các em đứng dậy lắng nghe Lời Chúa.
II. Công bố lời chúa
1. Cách công bố Lời Chúa
Cũng như phần phụng vụ Lời Chúa trong Thánh lễ, người đọc Lời Chúa làm như sau:
- Mở đầu bằng : “Bài trích sách. ..”
- Đọc Lời Chúa.
- Kết thúc bằng: “Đó là Lời Chúa”.
2. Người công bố Lời Chúa và người nghe Lời Chúa
Chính giáo lý viên hay một học viên công bố Lời Chúa. Để việc công bố Lời Chúa được nghiêm trang và sinh hiệu quả, người công bố phải xem trước đoạn Lời Chúa. Khi công bố, người đọc đọc to tiếng, chậm rãi, rõ ràng. Giáo lý viên cho các học viên đứng nghiêm trang, yên lặng và cung kính khi nghe Lời Chúa.
3. Giá để sách Thánh Kinh
- Nên có một giá để sách Thánh Kinh.
- Sau khi công bố xong, quay sách Thánh Kinh hướng về các em học sinh.
- Nên có một ngọn nến cháy sáng và một bình hoa nhỏ ở giá sách để các em ý thức sự hiện diện của Chúa nơi Lời Chúa và chính Chúa đang nói với các em.
Bài 13 CẦU NGUYỆN TRONG BÀI GIÁO LÝ
I. Mục đích
Dạy giáo lý là truyền đạt đức tin, truyền thông sự sống. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban đức tin và sự sống. Nên mục đích của việc dạy giáo lý là giúp các học viên gặp gỡ và kết hợp với Chúa. Có thể nói, cả giờ giáo lý là một cuộc gặp gỡ Chúa. Cao điểm của việc gặp gỡ Thiên Chúa là giây phút cầu nguyện. Cầu nguyện vừa là phương thế giúp các học viên gặp gỡ Thiên Chúa trong suốt giờ học giáo lý, vừa là cao điểm của giờ giáo lý. Do đó, cầu nguyện có một vai trò hết sức quan trọng trong giờ học giáo lý.
II. Các phần cầu nguyện
1. Cầu nguyện đầu giờ
Cầu nguyện đầu giờ có mục đích giúp các học viên đi vào cuộc gặp gỡ với Chúa trong giờ học giáo lý, và xin Chúa soi sáng cho mình trong giờ học giáo lý bằng cách:
– Đặt các học viên trước sự hiện diện của Chúa.
– Giúp các học viên nhận ra giờ học giáo lý chính là thời gian đến với Chúa để học cùng Chúa.
– Xin Chúa thánh hoá giờ học giáo lý.
2. Cầu nguyện giữa giờ
Cầu nguyện giữa giờ là đỉnh cao của giờ học giáo lý. Lý do là sau khi các học viên đã nghe Chúa nói qua việc công bố Lời Chúa, đã hiểu Lời Chúa qua phần giải thích Lời Chúa, đã tiếp nhận lời mời gọi của Chúa với tất cả tâm tình, các học viên hẳn có nhiều điều muốn nói với Chúa, muốn đi vào cuộc đối thoại trang nghiêm thân tình với Chúa.
3. Cầu nguyện cuối giờ
Cầu nguyện cuối giờ có hai mục đích:
– Cảm ơn Chúa vì Chúa đã soi sáng trong giờ học vừa xong.
– Xin Chúa giúp các học viên sống điều quyết tâm đã chọn.
Nếu như phần cầu nguyện đầu giờ giúp các học viên từ cuộc sống bước vào cuộc gặp gỡ với Chúa trong giờ học giáo lý, thì phần cầu nguyện cuối giờ hướng các học viên đến một cuộc gặp gỡ khác với Chúa qua việc sống Lời Chúa trong đời thường. Nhờ đó, toàn bộ cuộc sống các học viên sẽ là lời cầu nguyện liên lỉ.
III. Cách thức cầu nguyện
Để các giây phút cầu nguyện trong giờ giáo lý không trở thành những thói quen không hồn, tránh được sự nhàm chán… Chúng ta cần lưu ý tới những điểm sau đây:
1. Thái độ khi cầu nguyện
Khi giúp các học viên cầu nguyện, chúng ta giúp các học viên xác định vị trí của mình đối với Chúa.
a. Thái độ thụ tạo: mọi sự, kể cả bản thân ta, đều do Chúa tác tạo, yêu thương, nên thái độ phải có là tôn thờ, ca tụng, biết ơn Chúa.
b. Thái độ người con: nhờ Chúa Giêsu, ta được trở nên con Thiên Chúa. Tâm tình của người con là yêu mến, kính trọng, vâng phục, phó thác vào Cha như tâm tình của Chúa Giêsu.
c. Thái độ tội nhân: tin vào Thiên Chúa là Cha, Đấng giầu lòng thương xót, nhân từ, ta hãy khiêm tốn xin ơn tha thứ.
Để sống các thái độ này, khi cầu nguyện ta cần có tâm tình: thờ lạy, cám ơn, xin lỗi và xin ơn.
2. Điều kiện để cầu nguyện
a. Đặt mình trước sự hiện diện của Chúa: cầu nguyện là gặp gỡ, nói chuyện với Chúa, nên cần ý thức sự hiện diện của Chúa.
b. Có gì để nói với Chúa: cầu nguyện không phải là đọc vài kinh hay hát một bài cho xong, nhưng cần có vài điều riêng tư trong lòng để nói với Chúa: chúc tụng, cám ơn, xin lỗi, xin ơn.
c. Lắng nghe tiếng Chúa nói, đây là điều thường bị “bỏ quên”. Cầu nguyện còn là lắng nghe Chúa nói nữa. Chúa nói với ta qua lương tâm, những câu Thánh Kinh …
3. Cách thức diễn tả tâm tình khi cầu nguyện
a. Cử điệu: Khi giúp các học viên cầu nguyện, giáo lý viên nên tùy theo nội dung, để có những cử chỉ thích hợp diễn tả tâm tình của các học viên, cũng tạo sự nghiêm trang, hiệu quả khi cầu nguyện.
– Bái gối-cúi mình: có ý nghĩa chúng con thật nhỏ bé trước Thiên Chúa cao cả.
– Trong lúc cầu nguyện:
+ Nâng hai tay lên: khẩn khoản nài xin.
+ Nhắm mắt: chú trọng đến Đấng vô hình không thể nhìn thấy bằng đôi mắt thể xác.
+ Im lặng: lắng nghe tiếng Chúa thôi thúc trong tâm hồn.
+ Chắp tay: Chúa ban cho con tất cả, này toàn thân con hướng về Chúa.
b. Lời nói: nên dựa vào những câu Kinh Thánh hoặc phụng vụ để dọn lời cầu nguyện, vì khi cầu nguyện cần có ơn Chúa Thánh Thần. Nếu không có Thánh Thần dạy dỗ và gợi cảm hứng, chúng ta không thể thưa với Thiên Chúa một điều gì có ý nghĩa. Chính Chúa Thánh Thần đã dùng Thánh Kinh và Phụng vụ dạy ta thưa chuyện với Chúa.
4. Các hình thức cầu nguyện trong giờ giáo lý
a. Lặp lại to tiếng lời cầu nguyện: giáo lý viên đọc lớn từng câu ngắn, các em lặp lại to tiếng. Hình thức này thích hợp với các em từ 7-8 tuổi.
b. Lặp lại thầm lời cầu nguyện: giáo lý viên đọc lớn từng câu ngắn, các em lặp lại thầm câu đó. Đây là cách tập cho các em nội tâm hoá lời cầu nguyện. Hình thức này hợp hơn với các em 9-12 tuổi.
c. Học viên âm thầm cầu nguyện theo lời nguyện của giáo lý viên: giáo lý viên chậm rãi đọc lời cầu nguyện, các em âm thầm cầu nguyện theo, các em cùng thưa “Amen” khi kết thúc lời nguyện. Hình thức này thích hợp với các em 9-18 tuổi .
d. Đọc một kinh hay hát một bài hát thích hợp với nội dung bài giáo lý: giáo lý viên hướng ý trước, gợi tâm tình trước rồi các em mới đọc kinh hay hát.
e. Giáo lý viên gợi tâm tình và đề tài, các học viên tự cầu nguyện theo tâm tình và đề tài đó.
f. Cầu nguyện theo kiểu lời nguyện tín hữu trong Thánh lễ: giáo lý viên gợi ý, một số học viên xướng lên một ý nguyện, có thể dọn sẵn hoặc tự phát, tất cả thưa: Xin Chúa nhận lời chúng con-giáo lý viên kết thúc bằng lời nguyện chung, các em cùng thưa Amen–Hình thức này thích hợp với các em từ 13-18 tuổi.
IV. Giáo lý viên dạy các học viên cầu nguyện
1. Chính giáo lý viên hãy trở nên người cầu nguyện
Cầu nguyện nhiều trong cuộc sống, nuôi dưỡng tâm tình cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc.
2. Thái độ của giáo lý viên khi dạy cầu nguyện
Giáo lý viên cần có thái độ trang nghiêm “như thấy Đấng vô hình” khi giúp các học viên cầu nguyện. Vì thế, giáo lý viên không thể giúp các học viên cầu nguyện trong thái độ giận dữ, quát nạt, lo ra, lăng xăng… Hãy bộc lộ nét trang nghiêm, cung kính trong lúc cầu nguyện. Nếu cần sửa lỗi các học viên đang lo ra, chơi giỡn trong lúc cầu nguyện thì chờ đến khi đã cầu nguyện xong.
3. Tập cho các học viên cầu nguyện theo diễn tiến
• Đặt mình trước mặt Chúa.
• Gợi tâm tình: thờ lạy, cảm ơn, xin lỗi, xin ơn.
• Tìm lời và cử chỉ thích hợp để diễn tả tâm tình.
V. Cách soạn một lời cầu nguyện
Ta soạn theo mẫu những lời nguyện phụng vụ của Giáo hội, lời nguyện này có năm phần:
1. Nêu danh xưng: Lạy Chúa hoặc Lạy Cha, Lạy Chúa Giêsu, Lạy Chúa Thánh Thần…
2. Lý do xin ơn: thường dựa vào một lời Chúa nói, một việc Chúa làm hay từ một biến cố cuộc sống.
3. Diễn tả nội dung ơn xin: Muốn xin ơn gì ?
4. Chủ đích xin ơn: Xin ơn đó để làm gì? (Có hai chủ đích)
• Chủ đích 1: ích lợi cho con người, bản thân, gia đình, xã hội, Giáo hội.
• Chủ đích 2: làm vinh danh Chúa.
5. Kết thúc: có 2 cách
• Nếu phần nêu danh xưng là “Lạy Chúa’’ hay “Lạy Cha”, “Lạy Chúa Thánh Thần”, thì kết thúc bằng câu: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
• Nếu phần nêu danh xưng là Lạy Chúa Giêsu thì kết thúc bằng câu: Chúng con cầu xin Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.
Ví dụ : Lời nguyện mẫu 1
1. Nêu danh xưng: Lạy Cha,
2. Lý do xin ơn: Cha không muốn kẻ có tội phải hư mất, nhưng muốn họ hối cải để được sống.
3. Nội dung ơn xin: xin cho những người đang lìa xa Cha được nghe tiếng Cha kêu mời trở lại trong mùa Chay thánh này.
4. Chủ đích xin ơn:
• Chủ đích 1: để họ được hưởng nhờ ơn cứu độ của Cha.
• Chủ đích 2: và làm sáng tỏ lòng nhân hậu hay tha thứ của Cha.
5. Kết thúc: Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô con Cha, Chúa chúng con – Amen.
Lời nguyện mẫu 2: Bài “Chúa Giêsu làm việc”
• Nêu danh xưng: Lạy Chúa,
• Lý do xin ơn: Chúa đã tạo dựng chúng con có trí khôn để suy nghĩ, có trái tim để yêu thương, có đôi tay để làm việc, có đôi chân để chạy nhảy vui chơi, đến trường, đến nhà thờ, có miệng lưỡi để nói năng, để ca tụng Chúa.
• Nội dung ơn xin: Xin cho chúng con biết dùng những khả năng Chúa ban,
• Chủ đích ơn xin.
– Chủ đích 1: để làm vinh danh Chúa
– Chủ đích 2: và giúp ích cho mọi người.
• Kết thúc: Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Bài 14: SINH HOẠT GIÁO LÝ
I. Mục đích
1. Ghi nhớ nội dung
Phần sinh hoạt cũng nhằm giúp các học viên ghi nhớ những gì vừa học. Do đó, phần sinh hoạt này phải được lựa chọn phù hợp với nội dung bài giáo lý.
2. Tạo bầu khí vui tươi trong giờ giáo lý
Ở lứa tuổi xưng tội, Rước lễ các em chỉ có thể cầm trí được 20 phút, tối đa là 30 phút. Do đó, sau khi các em đã gặp Chúa trong phần cầu nguyện giữa giờ, nghĩa là đã học nửa giờ giáo lý, giáo lý viên cho các em sinh hoạt để tâm trí các em được thư giãn, thoải mái hầu có thể tiếp tục học hỏi tốt hơn ở nửa giờ giáo lý còn lại.
II. Các hình thức sinh hoạt trong giờ giáo lý
Vì thời gian sinh hoạt rất ngắn, khoảng 10 phút và không gian sinh hoạt là phòng học, nên chúng ta chỉ lựa chọn các hình thức sinh hoạt đơn giản sau đây: băng reo, trò chơi nhỏ, bài hát.
1. Băng reo
Chúng ta sáng tác băng reo dựa theo nội dung bài Giáo lý và theo một trong các thể loại sau đây:
a. Các học viên lặp lại theo người điều khiển, thêm cử điệu
Ví dụ :
– Người điều khiển (NĐK): Chúa đã về.
– Tất cả (TC) lặp lại: Chúa đã về (vỗ tay 3 cái).
– NĐK- Trên phố phường – TC: lặp lại (bước vào 3 bước)
– NĐK- Trên làng quê – TC: lặp lại (bước thêm vào 3 bước).
– NĐK- Trên quê hương Việt Nam – TC: bước ra 6 bước, vung tay và la lên: A !
b. Người điều khiển chỉ nói 1 câu, tất cả nói câu khác.
Ví dụ:
-NĐK: Chúa ở đâu ? TC: Trong anh (chỉ vào người bên cạnh ).
-NĐK: Chúa ở đâu ? TC: Trong tôi (chỉ ngực).
-NĐK: Chúa ở đâu ? TC: Trên trời (chỉ lên trời).
-NĐK: Chúa ở đâu ? TC: Khắp mọi nơi (xoay tròn).
c. Người điều khiển nêu nhiều ý, tất cả chỉ lặp lại một câu :
Ví dụ:
-NĐK: Ta vui - TC: bên nhau (vỗ tay 2 cái )
-NĐK: Ta múa - TC: bên nhau (vỗ lên đùi hai cái)
-NĐK: Ta hát - TC : bên nhau (hai tay lên vai)
-NĐK: Tất cả - TC : bên nhau.
d. Người điều khiển nêu ý, tất cả cùng bổ túc ý
Ví dụ:
-NĐK: Sống trên đời - TC: Phải có bạn (giơ hai tay hình chữ V).
-NĐK: Không có bạn - TC: Buồn chết đi (chắp tay)
-NĐK: Nhưng phải chọn - TC: Người bạn tốt (nắm tay người bên cạnh)
2. Trò chơi
a. Định nghĩa: Trò chơi là một cuộc vận động sinh hoạt.
– Do một người tổ chức.
– Cho một số người tham gia.
– Theo một quy ước có hướng dẫn.
– Trong một thời gian nhất định.
– Tại một nơi chốn.
b. Mục đích:
– Giúp xây dựng bầu khí vui tươi, rèn luyện sự khéo léo và giáo dục chiều sâu nội tâm.
– Đối với giáo lý, trò chơi còn giúp ghi nhớ nội dung giáo lý.
-Trò chơi góp phần giáo dục:
+ Về nhân bản: Trò chơi giúp nhận thức kỷ luật tập thể, tính trung thực, ý chí cương quyết.
+ Về thiêng liêng: Trò chơi có tính tôn giáo hình thành ý niệm Thiên Chúa và tha nhân, thêm yêu mến Thánh Kinh, lời mời gọi của Chúa.
c. Điều khiển trò chơi
Giáo lý viên là người quản trò, người điều khiển cuộc chơi. Để thành công nên cân nhắc chọn lựa trò chơi cho thích hợp với không gian, nội dung bài giáo lý, lứa tuổi và số người tham dự.
Quản trò lưu ý tới 4 bước sau đây:
– Chuẩn bị trò chơi: Xác định Địa điểm; Phân công cụ thể các công việc; Chuẩn bị các dụng cụ chơi cho chu đáo.
-Hướng dẫn trò chơi:
*Giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi.
*Nên có câu chuyện hoặc Lời Chúa để dẫn vào trò chơi.
*Ở từng điểm nên hỏi lại xem mọi người đã hiểu, đã nắm vững luật chơi chưa.
*Đề nghị chơi thử, nháp một hai lần cho chắc chắn, cũng là tạo bầu khí lôi cuốn vào cuộc chơi.
- Diễn tiến trò chơi:
+ Luôn nhắc nhở, nêu cao tinh thần tự giác, trung thực.
+ Khéo léo khuyến khích những em nhút nhát chưa quen sinh hoạt.
- Kết thúc trò chơi:
Khi trò chơi chấm dứt, cần lưu ý đến các điểm sau đây:
• Tuyên bố kết quả trò chơi cho công bằng, khen người thắng và khuyến khích người thua.
• Nên vắn tắt nêu ý nghĩa trò chơi vừa chơi xong, ý nghĩa nhân bản và ý nghĩa hướng về nội dung bài giáo lý.
Ví dụ: Tên trò chơi “Chúa gọi, dạ con đây”
+ Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong phòng hoặc ngoài trời, dành cho 15 tới 30 em.
+ Rèn luyện: Sự chú ý để phản xạ theo đúng thứ tự.
+ Giáo dục: Tinh thần sẵn sàng, luôn tỉnh thức trước thánh ý Thiên Chúa qua mọi biến cố cuộc đời.
+ Luật chơi: Tất cả ngồi vòng tròn nếu ở ngoài trời – hoặc ngồi yên tại bàn học nếu ở trong phòng học, đếm số từ 1, 2, 3, cứ 3 người thành một tổ, mỗi tổ chọn tên một vị Thánh nam hoặc Thánh nữ có hai âm ví dụ: Gioan, Luca, Anna…
Quản trò mở đầu bằng cách hô: Chúa gọi Gioan.
Tổ nào mang tên Gioan sẽ đáp lại tuần tự như sau:
– Người số 1 đứng lên thưa: “Dạ”
– Người số 2 đứng lên thưa: “Con”
– Người số 3 đứng lên thưa: “Đây”
– Người số 1 ngồi xuống nói: “Chúa”
– Người số 2 ngồi xuống nói: “Gọi”
– Người số 3 ngồi xuống nói: “Luca”
Tổ nào mang tên Luca lại đáp lại tuần tự như trên. Tổ nào làm sai, thưa chậm coi như bị loại.
Tổ nào gọi tên những tổ bị loại cũng bị loại luôn.
Khi chỉ còn một tổ, quản trò nhắc nhở: “Các bạn thấy không, khi Chúa gọi, ta phải luôn luôn sẵn sàng để đáp trả…”
3. Bài hát
a. Giá trị bài hát
– Bài hát có thể dùng trong việc giảng dạy giáo lý như một phương tiện sư phạm sinh động và có hiệu quả cao.
– Bài hát có thể nhanh chóng gây dựng được bầu khí vui tươi cho lớp học, tập thể.
b. Cách chọn bài hát
– Phù hợp với lứa tuổi.
c. Phương pháp tập hát
– Hát trước bài hát 2, 3 lần cho mọi người nghe quen tai.
– Sau đó tập từng câu.
– Vừa hát vừa cắt nghĩa từng câu của bài hát một cách lý thú và sinh động.
– Với các em lứa tuổi ấu nhi, thiếu nhi nên có cử điệu đi kèm.
Bài 15: TÂM LÝ SƯ PHẠM
I. Khái niệm tâm lý
Tâm lý được hiểu như chính là đời sống con người, với những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, với những hoạt động của trí tuệ, tình cảm, biểu hiện qua thể xác, tinh thần và xã hội tính của mỗi người.
– Khoa tâm lý học là khoa học nghiên cứu về con người, với những suy tư và hành động, cảm nhận và tác động, bên ngoài và bên trong. Tất cả được quan sát, mô tả, giải thích, đối chiếu với thực tế, làm thành kinh nghiệm chung của xã hội, của nhân loại.
– Khoa tâm lý sư phạm là tâm lý học được ứng dụng vào việc giáo dục đào tạo, giúp ta hiểu rõ hơn những đặc điểm và sự phát triển tâm lý của con người, nhờ đó, ta biết chọn lựa những phương pháp giáo dục thích ứng với tâm lý con người, trong từng giai đoạn tuổi.
II. Đặc tính của các cuộc tiến triển tâm lý
Từ ngày lọt lòng mẹ cho đến tuổi thanh niên, con người tiến triển liên tục. Bao lâu còn sống là còn thay đổi (tăng trưởng, phát triển, thoái hóa). Sự phát triển bao gồm 3 phần:
– Thể xác: phát triển chiều cao, trọng lượng, bộ não và sự phối hợp vận động giữa các bộ phận.
– Trí tuệ: phát triển về nhận thức (tư tưởng) như: ngôn ngữ, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy.
– Xã hội tính: những quan hệ giao tế xã hội ngày càng nhiều hơn.
Tính cách các cuộc tiến triển thường theo một đường gấp khúc, phân từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có hai tiết:
– Tiết khủng hoảng: như cua thay vỏ, bỏ đời sống trước và hấp thụ cái mới. Giai đoạn khủng hoảng thường khoảng 1 năm hay hơn nữa.
– Tiết thăng bằng: là thời gian để sắp đặt lại điều đã hấp thụ trong thời khủng hoảng. Tiết êm dịu này dài 2-3 năm. Tuy thế, không phải là êm dịu hẳn một mực, mà còn bị ảnh hưởng của cơn khủng hoảng kế tiếp, nên chỉ có 1 năm yên tĩnh.
Cuộc khủng hoảng và thăng bằng đó có tính cách toàn diện, vì đời sống là duy nhất, nên mỗi lần xáo trộn là xáo động tất cả và sắp đặt lại tất cả như: tâm tình, ý tưởng, tập quán, hành động, cách ứng xử xã hội…
III. Các giai đoạn tiến triển
1. Từ bé mới sinh đến 3 tuổi
Ban đầu lẫn lộn cả nội giới, ngoại giới, dần dần mới phân biệt mình khác ngoại giới. Nhờ cảm giác, bé nhận thức các sự vật bên ngoài. Khám phá ra sự vật nhờ cảm giác. Từ 18-20 tháng – thời kỳ thuận tiện nhất để học tiếng một, nhờ đó các em biết rõ ý niệm sự vật. Hai tuổi, bé luôn luôn hỏi: cái gì đây me? Nhưng chỉ biết sự vật cách rời rạc.
2. Đến 3-4 tuổi, cuộc khủng hoảng đầu tiên
Các em nhận thức đời sống đối nội, em là một nhân vật, nên bướng bỉnh. Tuổi này mẹ nói gì cũng không. Em nói không để tỏ ra em có một đời sống riêng biệt, không muốn lệ thuộc ai. Tuổi này cũng là tuổi tìm hiểu liên lạc giữa các vật hữu hình, nên cái gì cũng hỏi: cái này để làm gì? Tại sao?
3. Từ 4-7 tuổi là một thời gian êm dịu
Các em sống trong một thế giới tưởng tượng, em nhìn mọi cái chung quanh đều sống, đều có hồn như em. Với quan niệm vị kỷ, em tự đặt mình làm trung tâm sự sống, lúc nào cũng mình. Ai ngoan nhất ? Con .v.v… Với quan niệm tình cảm, em quan niệm mọi sự dưới khía cạnh thương – ghét và vui – buồn.
Tất cả tâm tình đó cùng diễn ra trong đời sống tôn giáo của em. Em nhân cách hóa Chúa và mọi thực tại linh thiêng, thấy Chúa hoạt động trong mọi sự. Em sống nhiều về tình cảm và thích tâm giao với Chúa có bản vị. Luân lý của em cũng là luân lý tình cảm.
4. Đến 8-9 tuổi, khủng hoảng thứ hai
Em bỏ đời sống mộng tưởng bên trong vì em đã nhìn ra thế giới bên ngoài rõ hơn. Em bắt đầu biết lý luận, nên không nhận quyền bính của cha mẹ, người trên. Em mở mắt nhìn đời nhiều hơn, nên tìm bạn hữu ngoài gia đình. Tuổi này là tuổi học thấu tư tưởng và diễn tả ra.
5. Từ 9-12 tuổi, giai đoạn thăng bằng
Các em tìm hiểu ngoại vật trí óc thực tế. Dần dần xóa bỏ trí óc mơ mộng hóa nên lý luận, thích phiêu lưu, thích hoạt động, thích anh hùng. Mọi sự hiểu biết muốn diễn tả bằng trò chơi, ca hát, kịch, thích có bạn để chơi.
Đối với Chúa, bớt nhân cách hóa, bớt trực tiếp hóa vì đã hiểu các nguyên nhân trong vạn vật, nhưng vẫn thích ngắm nhìn Chúa cao cả chủ tể vạn vật. Thích Chúa Giêsu là Thầy sáng suốt, là Vua vinh hiển. Luân lý bắt đầu thành luân lý nguyên tắc và biết sự phải trái, biết chân, thiện, mỹ.
6. Từ 13-14 tuổi, một khủng hoảng trầm trọng
Các em lại trở vào nội giới. Bây giờ đã nhận sự tự do, tự chủ của mình, các em muốn tận hưởng nó. Tuổi dạy thì làm cho các em để ý đến tình yêu, đến sinh lý và đến thú vui thể xác, nên bắt đầu yêu…trai yêu gái, gái thích trai, chưa phải là một tình yêu lựa chọn, chỉ mới là mối tình chung mơ hồ. Gái muốn duyên dáng uyển chuyển để lấy lòng trai, trai thích hùng mạnh để chinh phục gái, nhưng rất ngượng nghịu, vì thân thể chưa điều hòa, nên hay e thẹn và nhút nhát. Họ thích trò chuyện tâm tình, thích tiểu thuyết tình ái, thích nhạc buồn, thích tất cả những gì gợi tình. Cũng chính vì thể chất bị khủng hoảng mạnh, nên hay đau yếu, nhức đầu, hay thay đổi tâm tình làm cho người ta khó hiểu mình và cũng khó hiểu được chính mình, nên sống rút vào trong.
Do đó, tuổi này vừa rất xa Chúa, vừa rất gần Chúa. Chính vì không hiểu đời và tưởng đời không hiểu mình. Chính sự đòi tự do, tự chủ trong đời sống nội tâm làm cho họ không thích sống với người khác, xa cha mẹ, anh chị, không thích đi chung, đọc kinh chung. Nhưng chỉ thích đi với một người thôi. Nhưng cũng vì đó, họ thích gần Chúa, thích sống thân mật với Chúa, nhất là thích sống với Chúa qua cảnh vật – thích ngồi trầm lặng trên đồi, đứng nhìn nước chảy, ngó vẩn vơ, ngồi trong bóng tối nhà thờ để hồn lâng lâng lên Chúa. Chữ tình mới chớm nở, có thể làm ngơ việc giao thân với Chúa, rồi lại có thể giúp họ tìm ra Chúa, vì họ cảm thấy chỉ có tình yêu của Chúa mới chân thật (ơn thiên triệu nảy nở ở tuổi này).
7. Tuổi 14-16: dậy thì
Tuổi này là tuổi hướng nội. Đây là giai đoạn tiếp thời để ra khỏi tuổi thiếu nhi và bước sang tuổi thiếu niên. Tuổi này rất thất thường, vì những thay đổi của cơ thể và những bất thường về tinh thần làm cho người thiếu niên trở về với chính mình. Họ sống ngoài thực tại. Họ dốc lòng nhiều sự, rồi sau cùng họ không nắm giữ được điều nào. Họ muốn sống tự lập, muốn được tự do.
Đối với họ, ý nghĩa Thiên Chúa phù trợ của tuổi nhi đồng phải mất đi và ý nghĩa Thiên Chúa lập pháp của tuổi thiếu nhi cũng giảm nhiều. Họ hướng về Thiên Chúa có tính cách nhân vị. Họ hướng về Thiên Chúa là bạn để giúp họ thực hiện tự do – giúp họ tự do lái con thuyền đời họ. Họ cầu nguyện nhằm mục đích xin ơn (thi đậu. v. v…). Họ chưa ý thức được ý nghĩa của một đạo vô vị lợi.
8. Tuổi 17-18: khủng hoảng thành nhân
Tuổi khủng hoảng đặt lại vấn đề. Mọi cái họ cho là chân thật xưa nay, từ tư tưởng, tín ngưỡng, tình yêu, văn hóa… bạn trẻ hoài nghi và muốn đặt lại vấn đề và tự giải quyết. Cái gì họ tự cho là hữu lý mới chấp thuận. Vì thế, người ta cho các bạn trẻ là ngang tàng bất kính cổ truyền, bất chấp trật tự; luân lý của các bạn trẻ là luân lý tự lập, cái gì mình cho là đúng thì mình làm theo, không còn sợ sệt một áp lực nào bên ngoài.
Tâm hồn bạn trẻ ước muốn những sự tốt đẹp, thích việc xã hội, chính trị lớn lao, thích tiểu thuyết xã hội tả chân, thích hy sinh hoạt động cho đại nghĩa. Thành thử tâm hồn thanh niên khó hiểu vì phức tạp, vừa nghiêng mình về tình dục, thú vui, vừa say sưa với lý tưởng cao đẹp, vừa đòi tất cả mọi cái phải hợp với lẽ phải, mở miệng ra là lý luận, vừa sống bừa bãi vô kỷ luật. Tuổi 17 là tuổi anh hùng, nhưng còn là “anh hùng rơm”.
Ba, bốn năm sau, cuộc khủng hoảng lắng xuống. Các vấn đề đặt lại càng ngày càng rõ rệt. Đối với tôn giáo, nếu đặt đúng vấn đề, gặp đúng người hướng dẫn, họ sẽ có một đức tin sáng suốt đi đôi với đời sống tông đồ nhiệt thành, sống đạo hăng hái. Nếu không, bạn trẻ sẽ bỏ Chúa dần dần, trở nên giữ đạo theo cổ truyền vì phải giữ, có khi đi tới chỗ phủ nhận Thiên Chúa.
9. Tuổi bước vào đời 19-21
Đây là lúc bước chân vào cuộc đời làm ăn, tâm hồn thanh niên thay đổi, vừa hẹp, lại vừa rộng ra.
- Hẹp vì không có tính cách “anh hùng rơm” nữa, không còn chiến đấu cho cái hay cái đẹp, mà trở nên thực tế hơn: lo cho có bằng cấp, chức vụ, có tiền, lo cho gia đình, người thân, bạn hữu.
– Rộng ra vì đối với vợ con, với công việc mình chọn lựa, lại hy sinh, tận tụy, bỏ mình, quên mình vì phận sự.
Kết luận:
Trẻ em là một sinh vật tự động, tự chủ. Trẻ em là một sinh vật đang tiến triển, đang lớn một cách toàn diện và liên tục. Tâm hồn trẻ em là một thế giới riêng biệt, không giống tâm hồn người lớn.
Trước khi dạy dỗ trẻ, ta cần biết những điểm đại cương về khoa tâm lý nhi đồng. Hãy lợi dụng tâm lý các em để rao truyền Tin mừng cứu độ hợp với trạng thái của mỗi giai đoạn (sư phạm huấn giáo theo lứa tuổi).
TỔ CHỨC LỚP HỌC
I. Giáo lý viên
– Một Giáo lý viên chủ nhiệm.
– Một Giáo lý viên phụ tá: giúp sinh hoạt, phụ trách cơ sở vật chất.
II. Học sinh
1. Ban cán sự lớp
a. Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó, đội trưởng, đội phó.
– Lớp trưởng: Chỉ đạo chung, thực hiện kế hoạch Giáo lý viên giao. Phụ trách đánh giá thi đua các đội theo nội dung thi đua của ban Giáo lý Giáo Xứ, của lớp đề ra.
– Lớp phó: phụ trách kỷ luật, vệ sinh trong lớp học, điểm danh bá cáo cho
b. Giáo lý viên.
– Đội trưởng, đội phó: điều khiển mọi hoạt động của đội.
2. Đội
Chia đội: Chia lớp làm 3 hay 4 đội, tối đa mỗi đội 10 em.
Khi chia đội cần lưu ý:
Địa bàn: Nên chia vào cùng một đội những em sống trong cùng một khu, một xóm gần nhau.
Giới tính: Chia đều nam nữ để bổ túc cho nhau.
Trình độ Giáo lý và văn hoá : Chia đều em giỏi và em kém hơn vào một đội.
Trình độ đạo đức: Chia các em chưa tốt vào các đội và giao cho đội trưởng, đội phó hướng dẫn.
Trong việc học Giáo lý.
– Ở lớp:
* Đội trưởng, đội phó: Giữ gìn trật tự trong đội khi học tập và sinh hoạt.
* Đội trực: Mỗi tuần một đội được phân công trực lớp : Làm vệ sinh, xếp hàng vào lớp, chào Giáo lý viên khi vào lớp và ra về.
– Ở nhà: Đội động viên nhau, nhắc nhở nhau sống điều quyết tâm trong tuần.
– Trong sinh hoạt:
Đội là đơn vị thi đua. Mỗi đội viên phải bảo vệ danh dự cho đội. Về tâm lý, hễ có thi đua thì có khen thưởng, vì thế mỗi lớp nên có cờ thi đua phát cho đội đứng đầu và kèm theo hiện vật: ảnh Chúa, các Thánh, tràng hạt, cây bút, cuốn vở ….
Để việc thi đua tốt, Giáo lý viên nên soạn nội dung thi đua từng đợt, mỗi đợt có thể là một tháng.
Ví dụ:
-Tháng giêng: không vắng một buổi học nào khi không có lý do chính đáng.
-Tháng hai: Đề ra một nội dung khác: mỗi tuần đi lễ thêm một ngày ngoài ngày Chủ nhật. Nhưng Giáo lý viên lưu ý không bỏ nội dung thi đua tháng trước, vẫn tiếp tục giữ.
Đội trưởng là người chỉ huy các công việc.
3. Sơ đồ lớp học
a. Mỗi lớp phải có một sơ đồ lớp chỉ rõ chỗ ngồi của mỗi học sinh
b. Lợi điểm
– Điểm danh nhanh chóng chính xác.
– Đội nhắc nhở nhau học tập, giữ kỷ luật.
– Giáo lý viên nắm bắt rõ đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu để có thể đặt câu hỏi phù hợp với mỗi em, dễ để mắt theo dõi những em cá biệt cần giúp đỡ.
III. Công việc của Giáo lý viên chủ nhiệm.
1. Điều tra cơ bản học sinh
a. Khi được giao một lớp Giáo lý, trong buổi học đầu tiên, Giáo lý viên nên xem:
- Sổ điểm, sổ điểm danh, sổ chủ nhiệm của năm cũ. Sau đó gặp gỡ Giáo lý viên chủ nhiệm của lớp đó năm trước để hỏi về:
- Tình hình làm việc của cán sự lớp.
- Tình hình của các em học sinh: học sinh gương mẫu, những em cá biệt.
- Nhận định chung về ưu khuyết của năm trước.
b. Trong buổi học đầu tiên, Giáo lý viên nên làm các việc sau đây:
• Giới thiệu về mình: họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ.
• Cho các em chơi một trò chơi, hát chung một bài hát để gây thiện cảm, tạo một bầu khí vui tươi giữa Giáo lý viên và học sinh.
• Tạm giữ cơ cấu năm trước nếu là lớp cũ. Nếu là lớp mới mở, Giáo lý viên dự kiến tạm, và tổ chức lớp sau.
• Giáo lý viên hướng dẫn một số nền nếp lớp học mà học sinh cần tuân thủ, có thể thực tập ngay.
• Làm sẵn phiếu điều tra cơ bản và phát cho các em làm: Lý lịch, văn hoá, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống…
2. Soạn kế hoạch chủ nhiệm
a. Ban Giáo lý giáo xứ chắc chắn sẽ có kế hoạch chung, nhưng Giáo lý viên cũng phải có kế hoạch riêng phù hợp với lớp học của mình.
b. Khi có kế hoạch chủ nhiệm thì chẻ nhỏ vấn đề để đưa vào áp dụng từng tuần, đan xen với kế hoạch của ban Giáo lý giáo xứ. Có làm như thế, ta mới đáp ứng được cái chung và giải quyết được cái riêng của lớp.
3. Triển khai kế hoạch vào sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng, hàng quý
a. Họp ban cán sự lớp:
- Đối tượng: Trưởng lớp, phó lớp, đội trưởng, đội phó.
– Thời gian họp: Khoảng 10 đến 15 phút sau mỗi buổi học.
- Nội dung buổi họp: Rút kinh nghiệm, phổ biến kế hoạch tuần tới, tháng tới, học kỳ tới.
- Mục đích:
* Thu nhận thông tin về kết quả giáo dục và nắm bắt vấn đề mới nảy sinh để đưa vào kế hoạch trong thời gian tới.
* Đánh giá thi đua và việc thực hiện kế hoạch tuần, tháng qua.
* Báo cáo tình hình lớp, đội cho Giáo lý viên.
* Phổ biến kế hoạch tuần tới, tháng tới và phân công cụ thể.
* Giải đáp các vấn đề do ban cán sự lớp yêu cầu.
b. Huấn luyện ban cán sự lớp:
Các em là nhân tố nòng cốt của lớp học, nên Giáo lý viên phải:
- Chú ý nâng cao trình độ Giáo lý của các em.
- Hướng dẫn các em nắm vững nội dung công việc, phương pháp áp dụng.
- Đào tạo các em có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có óc sáng tạo để làm nhanh công việc và đạt hiệu quả cao.
- Nên tới nhà các em thăm hỏi và động viên các em.
4. Gặp gỡ cha mẹ học sinh
Để việc học Giáo lý và sống đạo của các em có kết quả tốt, Giáo lý viên nên gặp gỡ, liên lạc với cha mẹ của các em học sinh qua các cách thế sau đây :
a. Làm phiếu liên lạc báo điểm và nhận xét hàng tháng cho các phụ huynh biết.
b. Liên lạc với phụ huynh của các em có vấn đề để kết hợp giáo dục.
PHƯƠNG PHÁP DỰ GIỜ
VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT TIẾT DẠY GIÁO LÝ
I. Mục đích
1. Đối với những người phụ trách Giáo lý giáo xứ
Tổng hợp cái hay, cái sáng tạo của các Giáo lý viên để phổ biến cho tập thể Giáo lý viên. Thấy được cái yếu, khuyết điểm chung của các Giáo lý viên, những người phụ trách Giáo lý giáo xứ sẽ hướng dẫn, sửa chữa, tổ chức chuyên đề để khắc phục.
2. Đối với Giáo lý viên phụ trách tiết dạy Giáo lý
Bồi dưỡng tay nghề.
3. Đối với Giáo lý viên dự giờ
Học hỏi những cái hay, cái sáng tạo, phương pháp của bạn, tránh được những thiếu sót trong tiết dạy, nhờ đó dạy tốt hơn các tiết dạy của mình.
II. Các loại tiết dự giờ
1. Tiết dự giờ minh hoạ
- Trong các khoá huấn luyện Giáo lý viên : Sau khi đã học lý thuyết, nên có một tiết dạy Giáo lý minh họa để áp dụng những điều đã học. Vì thế tiết dạy Giáo lý này phải được soạn thảo kỹ lưỡng, có đầu tư, có suy nghĩ kỹ hơn từ nội dung, phương pháp đến đồ dùng dạy học.
- Trong giáo xứ : Thỉnh thoảng nên tổ chức một tiết Giáo lý minh hoạ nhằm điều chỉnh, sưởi ấm, nâng cao phương pháp giảng dạy cho Giáo lý viên và việc học hỏi tích cực của học sinh.
2. Tiết dự giờ đột xuất
Kết quả mà các học sinh học hỏi được ở Giáo lý là trong giờ Giáo lý hàng tuần. Giáo lý viên dạy với sự chuẩn bị bình thường, theo hoàn cảnh, thời gian và khả năng tiềm tàng mình có. Đó mới là thực chất giảng dạy của Giáo lý viên. Vì thế các ban điều hành Giáo lý cần chú ý đến việc dự giứo đột xuất để giúp giáo lý viên điều chỉnh cách giảng dạy cho phù hợp với hoàn cảnh và người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lm. NGUYỄN VĂN TUYÊN. Sư phạm giáo lý, Nxb. Thành phố HCM. 1999
2. GIUSE TRẦN VINH HÀ, OP, Sư phạm giáo lý, Lưu hành nội bộ, Hè 2000.
3. Sư phạm giáo lý, Giáo phận Tp. HCM. Tài liệu huấn luyện Giáo lý viên.
4. Lm. Fx. VIỆT, Sư phạm giáo lý. ĐCV. Thánh Quý Cần Thơ, 2001.
5. TGM. NHA TRANG, Để dạy giáo lý hữu hiệu hơn, Nxb. Thuận Hoá, 1999.
6. Lm. QUANG UY. DCCT, Một vài gợi ý về việc dạy giáo lý, www.Vietcatholic.org.tw
7. TGM. XUÂN LỘC, Hồng ân huấn giáo, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2005.
Giáo Trình Học Tiếng Đức Căn Bản.
Bạn đang chuẩn bị cho việc đi du học Đức, hay bạn muốn học tiếng Đức để đi du lịch, giao tiếp và hội nhập với nhiều bạn bè trên thế giới, hay đơn giản là bạn muốn có một vốn tiếng Đức tốt để có thể qua nước Đức học tập cũng như làm việc. Khi sang Đức, đồng nghĩa với việc bạn luôn phải tiếp xúc với tiếng Đức với mật độ dày đặt và thường xuyên như tiếng mẹ đẻ của mình. Chính vì vậy, để không bị bỡ ngỡ, lạc lõng khi đặt chân tới nước Đức xa lạ này,thì ngay khi bạn còn ở Việt Nam, các bạn hãy cố gắng học tiếng Đức cho thật tốt. Việc học tốt tiếng Đức, sẽ tạo cho bạn một hành trang vững chắc và nó sẽ giúp bạn không còn cảm giác bị bỡ ngỡ hay lạc lõng khi đi du học tại nơi đất khách quê người. Hiểu được điều được những khó khăn cũng như trăn trở của các bạn, tôi xin phép được giới thiệu và gợi ý cho các bạn những cuốn giáo trình học tiếng Đức giúp các bạn có thể tự học và luyện tập ngay tại nhà.
Với giáo trình này, có chứa rất nhiều hình ảnh trực quan vô cùng sinh động, dễ học và dễ dàng ghi nhớ. Bộ giáo trình Menschen này sẽ bao gồm cả sách học và kèm thêm đĩa DVD, và còn có sách bài tập cũng đi kèm với đĩa CD. Người học sẽ được rèn luyện một cách toàn diện các kỹ năng nghe và hiểu cũng như kỹ năng phát âm tử vựng sao cho chuẩn xác nhất những kỹ năng sẽ tăng thêm kinh nghiệm học tiếng Đức cho người bận rộn.
2. Studio D:Sách học tiếng Đức chất lượng và hiệu quảBộ giáo trình này mặc dù có phần cũ hơn so với bộ giáo Menschen nhưng không đồng nghĩa với việc chất lượng kém mà ngược lại, chất lượng của bộ giáo trình này rất tốt và sách đã ra tới trình độ B2. Bộ giáo trình cũng bao gồm các sách như: sách luyện phát âm, luyện kỹ năng nghe và nói. Bộ giáo trình này được viết bằng tiếng Đức và đang được viện Goethe sử dụng trong giảng dạy cho các học viên. Viện Goeth là đơn vị đào tạo tiếng Đức danh tiếng, uy tín và chất lượng. Chính vì vậy, bạn có thể an tâm về chất lượng cũng như hiệu quả mà bô giáo trình tiếng Đức này mang lại. bộ giáo trình này cũng bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập và đi kèm với đĩa CD. Studio D là bộ giáo trình đã không còn xa lạ đối với các bạn bắt đầu học tiếng Đức, bộ giáo trình này chính là một người bạn đồng hành và hổ trợ đắc lực tạo cho việc nâng cao nền tảng giao tiếp cho các bạn du học sinh đấy.
3. Tangram AktuellGiáo trình Tangram aktuell đáp ứng cho tất cả các nhu cầu của bạn, từ việc bạn muốn học tiếng Đức từ cơ bản cho tới tiếng Đức nâng cao. Tangram là bộ giáo trình chuyên về từ vựng và ngữ pháp cho các bạn từ mức độ sơ cấp trở lên. Nếu các bạn muốn rèn luyện cho mình một kỹ năng viết câu cú ngữ pháp nhiều, thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo và tốt nhất cho các bạn rồi đấy. Bộ giáo trình này bao gồm: một cuốn sách giá khoa, một cuốn sách bài tập và đi kèm với đĩa audio. Giáo trình tương đương với một khoá học kéo dài 3 tháng . Đây chắc chắn là quyển sách không thể thiếu cho những bạn thật sự muốn học tốt tiếng Đức.
Mất Căn Bản Tiếng Anh? Lý Do Và Cách Học Cho Người Mất Căn Bản
1. Lý do bạn mất căn bản tiếng Anh?
Từ trước đến giờ bạn nghĩ mình học nhưng mà mất căn bản tiếng Anh nhưng thật sự cách học của chúng ta từ trước tới giờ không có căn bản, chứ không phải học mà mất căn bản. Vì học không có căn bản lấy đâu mà mất?
Điều đó có nghĩa là xưa nay, chương trình học của bạn là học để hiểu khái niệm, chứ không phải học để vận dụng. Học để lấy khái niệm, học để phục vụ thi cử nên khi đi thi, bạn hiểu hết đề thi, thậm chí lấy điểm cao nhưng không thể ứng dụng được. Bài học của bạn dạy các kiến thức hàn lâm, thậm chí là các kiến thức khó và cao siêu. Thậm chí các ví dụ được dạy cũng phức tạp và cũng không thực tiễn với hàng tá các tính từ, trạng từ, động từ.. trong cùng một câu, nhằm giúp bạn nắm các kiến thức hàn lâm lý thuyết nhưng không mang tính ứng dụng.
2. Cách học căn bản tiếng Anh.Người mất căn bản muốn học tiếng Anh sao cho có căn bản, trước hết cần xác định mình đang ở mức độ tiếng Anh như thế nào. Thông thường là phải học lại từ đầu. Dù là căn bản tiếng Anh lớp 6, căn bản tiếng Anh lớp 7, căn bản tiếng Anh lớp 8, căn bản tiếng Anh lớp 9… hay căn bản cho người cần học để thi Toeic hoặc tiếng Anh cho người đi làm… đều có thể có được sau khoảng 1-2 tháng khi học nghiêm túc.
Sau khi xác định xong level của mình, bạn cần tìm động lực để học tiếng Anh bằng cách trả lời câu hỏi: “Học tiếng Anh để làm gì?” “Học tiếng Anh có khó không?“. Thật ra, tiết lộ với các bạn một bí mật là tiếng Anh không khó, bạn thấy khó vì xưa nay bạn được dạy theo cách hàn lâm – không mang tính ứng dụng, và dạy rất khó! Chứ tiếng Anh khá đơn giản và gãy gọn. Ngôn ngữ toàn cầu, khó sao công dân toàn cầu học nổi!
Để biết thêm thông tin hay cần bất kì sự hỗ trợ nào từ trung tâm gia sư Tiên Phong trong việc lấy lại căn bản tiếng Anh, quý PHHS hãy liên hệ, chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình, miễn phí.
Tìm gia sư tiếng Anh: https://giasutienphong.com.vn/day-kem-tieng-anh
Hiện nay có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh lấy căn bản hoặc học tiếng Anh cấp tốc khá hiệu quả. Tập thể gia sư tiếng Anh căn bản rất tâm đắt muốn giới thiệu các bạn phương pháp học theo trình tự như sau:
2.1 NGHE ĐỂ QUEN VỚI CÁCH PHÁT ÂM = NGHE ĐỂ NÓI
Từ trước đến nay việc học tiếng Anh của bạn luôn bắt đầu bằng việc học từ vựng và ngữ pháp. Điều đó hoàn toàn trái với tự nhiên. Một đứa trẻ khi ra đời, nó dần dần biết nói vì nó nghe những người xung quanh nói rất nhiều. Những câu đầu tiên em bập bẹ là những từ rất quen thuộc mà em nghe được mỗi ngày. Từ nói ngọng, nói không rõ, nói vấp,.. câu cú của em ngày càng hoàn thiện, dài hơn, khó hơn .
Việc học bất kì một ngoại ngữ nào cũng như vậy. Trước hết chúng ta cần đầu tư thời gian để nghe, sau đó là nói nhưng từ đơn giản, sau đó nữa mới tính tới các kĩ năng khác.
Có nghĩa là bạn nên nghe những mẫu câu đơn giản trước, nghe hiểu, ghi nhớ phát âm và lặp lại những gì bạn nghe được. Lặp lại lâu dần sẽ hình thành thói quen. Hãy ghi âm lại giọng nói của chính mình. Chắc chắn sẽ nhiều điều thú vị khi nghe giọng của chính bạn đấy!
Please do not hesitate to contact us if you have any further questions.
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt và gợi ý cách giải một bài toán là một trong các giải pháp rèn luyện kỹ năng giải toán, đặc biệt ở Tiểu học, trong đó mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và và đại lượng phải tìm trong bài toán được biểu diễn bởi các đoạn thẳng. Nhờ dùng sơ đồ đoạn thẳng một cách hợp lý, các khái niệm và quan hệ trừu tượng được biểu thị trực quan hơn.
Trong dạy học giải toán ở tiểu học, phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng được dùng để giải các bài toán đơn, các bài toán hợp và các bài toán có lời văn điển hình. Để giải được các bài toán học sinh cần phải thực hiện theo bốn bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề toán
Bước 2: Tóm tắt bài toán.
Bước 3: Phân tích bài toán để tìm ra cách giải
Bước 4: Trình bày bài giải.
Bước 5: Kiểm tra cách giải và tìm cách giải khác (nếu có).
i toán hợp và các bài toán có lời văn điển hình. Để giải được các bài toán học sinh cần phải thực hiện theo bốn bước sau: Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề toán Bước 2: Tóm tắt bài toán. Bước 3: Phân tích bài toán để tìm ra cách giải Bước 4: Trình bày bài giải. Bước 5: Kiểm tra cách giải và tìm cách giải khác (nếu có). Việc tìm ra kết quả của bài toán là một nhiệm vụ rất quan trong trong việc học Toán nói chung, giải bài toán nói riêng. Vấn đề là rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải bài toán, trong đó việc gợi ý bằng sơ đồ đoạn thẳng rất phù hợp với việc hình thành và rèn luyện tư duy, từ cụ thể sang trừu tượng và trở về với cụ thể. GIỚI THIỆU Tìm hiểu hiện trạng: Thời gian qua, việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải bài toán thông qua việc gợi ý bằng sơ đồ đoạn thẳng chưa được quan tâm đúng mức. Phương pháp hướng dẫn của giáo viên chưa phù hợp, nặng về lí luận, không tạo đều kiện để học sinh phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh. Nhiều nhà nghiên cứu đã chú trọng đến vấn đến này nhưng việc vận dụng vẫn ở mức độ hạn chế. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho việc giải toán của học sinh gặp những khó khăn nhất định. Giải pháp thay thế: Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán là cần thiết, là giải pháp giúp nâng cao kỹ năng giải bài toán có lời văn. Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng sơ đồ, hình vẽ, đoạn thẳng trong việc tóm tắt bài toán có làm tăng thêm sự gợi ý cách giải bài toán toán của học sinh lớp 3 không? Sử dụng sơ đồ, hình vẽ, đoạn thẳng trong việc tóm tắt bài toán có làm tăng thêm kỹ năng giải bài toán của học sinh lớp 3 không? Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng sơ đồ, hình vẽ, đoạn thẳng trong việc tóm tắt bài toán có làm tăng thêm sự gợi ý và nâng cao kỹ năng giải bài toán của học sinh lớp 3. PHƯƠNG PHÁP Khách thể nghiên cứu Chọn 2 lớp: Ba 1 (N1 - Nhóm thực nghiệm) gồm 23 học sinh và Ba 2 (N2 - Nhóm đối chứng) gồm 19 học sinh. Hai lớp này tương đương về kết quả kiểm tra học kì I môn Toán. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, tỉ lệ xếp loại môn học cuối HK. Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Thiết kế nghiên cứu: Chọn thiết kế 2: Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 Sử dụng sơ đồ, hình vẽ, đoạn thẳng để tóm tắt bài toán có lời văn O3 Đối chứng O2 Không sử dụng sơ đồ, hình vẽ, đoạn thẳng để tóm tắt bài toán có lời văn O4 ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. Kết quả: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Nhóm Thực nghiệm Nhóm Đối chứng Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ Mode 5 7 5 6 Trung vị 6.5 7 6 6 GT trung bình 6.36 7.19 5.94 5.74 Độ lệch chuẩn 1.61 1.46 1.65 1.71 p = 0.22 0.0045 p = 0,0045 < 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC sau tác động là có ý nghĩa, chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Tác động có kết quả. Quy trình nghiên cứu: Xây dựng bài kiểm tra (Bài KT SỐ 1 và KT SỐ 2). Tiến hành kiểm tra bằng bài KT SỐ 1 cho cả hai nhóm. Sau khi kiểm chứng hai nhóm tương đương, tiến hành tác động vào nhóm thực nghiệm theo các hướng dẫn: Quy trình giải bài toán. Các tóm tắt cơ bản về tổng, hiệu của hai số; gấp một số lên nhiều lần bằng dấu ngoặc nhọn và các đoạn thẳng biểu thị. Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tóm tắt và tìm cách giải dựa trên sơ đồ. Sau khi tác động khoảng 3 tháng (tháng 01 - 03), tiến hành kiểm tra cả hai nhóm TN và ĐC bằng KT SỐ 2. Tiến hành chấm bài, thu thập dữ liệu và xử lí dự liệu Đo lường và thu thập dữ liệu: Bài KT SỐ 1 là bài KT sau khi KT Học kì 1 (Sau KT HKI chúng ta đã có xếp loại học lực môn của học sinh, nhờ đó ta có cơ sở để chỉ ra sự tương đượng của hai nhóm). Bài KT SỐ 2 là bài KT sau tác động 3 tháng. Mục tiêu của cả bài KT đều KT khả năng sử dụng kí hiện, các đoạn thẳng để tóm tắt bài toán. Nội dung hai bài KT có mức độ tương đương, thang điểm 10. Bài KT SỐ 1 gồm 6 câu, được thiết kế từ dễ đến khó, mang tính gợi ý; bài KT SỐ 2 gồm 4 câu, cũng được thiết kế từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, so với bài KT SỐ 1, bài KT SỐ 2 KHÔNG CÓ KIỂM TRA CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN (về sử dụng dấu ngoạc và đoạn thẳng như hướng dẫn ở trên). Việc tiến hành coi KT, chấm bài bảo đảm tích khách quan, theo quy định hiện hành. Độ giá trị của dữ liệu được kiểm chứng bằng phương pháp: Kiểm chứng độ giá trị nội dung: Đảm đảo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng; có tham khảo ý kiến nhận xét của các đồng nghiệp có kinh nghiệm. Kiểm chứng độ giá trị đồng quy: Tính hệ số tương quan của hai tập hợp điểm số. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Ta dùng phép kiểm chứng T-Test phụ thuộc để kiểm chứng sự khác biệt giữa giá trị trung bình của cùng một nhóm TN và ĐC. Sử dụng độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn để đo mức độ ảnh hưởng của tác động. Sử dụng hệ số tương quan Pearson (r) để đo mức độ tương quan trước tác động và sau tác động của 2 nhóm. Nhóm Thực nghiệm Nhóm Đối chứng Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ GT trung bình 6.36 7.19 5.94 5.74 Độ lệch chuẩn 1.61 1.46 1.65 1.71 p = 0.04 0.36 SMD (của 2 nhóm) Trước TĐ: 0.25 Sau TĐ: 0.85 SMD (của nhóm TN) 0.57 SMD (của nhóm ĐC) -0.12 Hệ số TQ (r) 0.94 0.78 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Bên cạnh đó, trong phép kiểm chứng T-Test độc lập, ta thấy: Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra trước tác động là SMD = 0,25; sau tác động là SMD = 0.85. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của hai bài kiểm tra trước tác động là nhỏ; mức độ ảnh hưởng của hai bài kiểm tra sau tác động là lớn. Chứng tỏ tác động là có hiệu quả. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn sau tác động và trước tác động của nhóm thực nghiệm là SMD = 0,57 là trung bình, của nhóm đối chứng là SMD = -0.12 là không đáng kể. Điêu này tiếp tục minh chứng tác động là có hiệu quả. Cuối cùng, hệ số tương quan r giữa kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng lần lượt là 0.94 và 0.78. Giá trị này cho chúng ta thấy, đối với cả hai nhóm, kiểm tra trước tác động có độ tương quan gần như hoàn toàn và rất lớn với kết quả kiểm tra sau tác động. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận: Sử dụng sơ đồ, hình vẽ, đoạn thẳng trong việc tóm tắt bài toán đã nâng cao kỹ năng giải bài toán có lời văn của học sinh lớp 3. * Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, mở các chuyên đề về rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn nói chung, rèn kỹ năng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để giải bài toán, ở mức độ cao hơn là rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, nhiệp vụ, tăng cường hướng dẫn học sinh vận dụng sử dụng sơ đồ, hình vẽ, đoạn thẳng để giải toán. Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên tiểu học có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học môn Toán để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Toán và phương pháp dạy học toán ở tiểu học. NXB Giáo dục, 2006. 2. Trần Diên Hiển: 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4 - 5. NXB Giáo dục, 2008. 3. Nguyễn Bá Kim - Vũ Dương Thụy: Phương pháp dạy học môn toán. NXB Giáo dục, 2003. 4. Vũ Dương Thụy - Đỗ Trung Hiệu: Các phương pháp giải toán ở tiểu học. NXB Giáo dục, 2002. 5. Nhiều tác giả: Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán lớp 1 - 5. NXB Giáo dục PHỤ LỤC BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC TRƯƠC TÁC ĐỘNG Bài 1: (1 điểm) Vẽ đoạn thẳng AB. Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Bài 2: (1 điểm) üýþ Dùng kí hiệu để biểu thị tổng độ dài của hai đoạn thẳng. Bài 3: (1 điểm) üýþ Dùng kí hiệu để biểu thị hiệu độ dài của hai đoạn thẳng. Bài 4: (2 điểm) Hãy tóm tắt bài toán sau bằng sơ đồ đoạn thẳng: Thùng thứ nhất đựng được 12 lít dầu. Thùng thứ hai đựng được gấp 3 lần thùng thứ nhất. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? Bài 5: (2 điểm) Viết lại (bằng chữ) bài toán có sơ đồ tóm tắt như sau: 5 kg 678 üýþ Bao thứ nhất ? kg Bao thứ hai Bài 6: (2 điểm) Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải bài toán sau: Một cửa hàng bán lẻ, ngày thứ nhất bán được 50kg gạo; ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 20 kg gạo. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu ki-lôgam gạo? SAU TÁC ĐỘNG Bài 1: (2 điểm) Hãy tóm tắt bài toán sau bằng sơ đồ đoạn thẳng: Thùng thứ nhất đựng được 34 lít dầu. Thùng thứ hai đựng được ít hơn thùng thứ nhất 12 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? Bài 2: (2 điểm) Viết lại (bằng chữ) bài toán có sơ đồ tóm tắt như sau: üýþ Bao thứ nhất ? kg 14444244443 Bao thứ hai 15 kg Bài 3: (2 điểm) Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải bài toán sau: Đoạn thẳng AB dài 12cm; Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng CD bao nhiêu xăng-ti-mét? Bài 4: (4 điểm) Giải bài toán sau: Ba thùng đựng được 21 lít mật ong. Hỏi 1 thùng đựng được bao nhiêu lít mật ong? Hỏi 7 thùng đựng được bao nhiêu lít mật ong? SỐ LIỆU THỐNG KÊ CHI TIẾT (Xem tập tin ketquatinhtoan.xls)Giáo Trình Học Tiếng Anh Căn Bản
1. English Grammar in Use – Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản nhất
Những người học tiếng Anh từ đầu hẳn không còn lạ gì với cuốn sách “gối đầu giường” này. Đây có thể coi là một trong những cuốn sách ngữ pháp nổi tiếng nhất giúp bạn tham khảo và thực hành ngữ pháp thông qua các bài tập ứng dụng trực tiếp.
Sách gồm 130 đề mục ngữ pháp tiếng Anh tập trung ở trình độ cơ bản và trung cấp, giúp học viên dễ dàng hình dung được bức tranh ngữ pháp tiếng Anh hoàn chỉnh và ứng dụng trong các bài luyện tập phong phú.
Phần phụ lục cung cấp thêm những kiến thức về các thì, những động từ bất quy tắc, cách viết đúng chính tả, các hình thức viết rút gọn, tiếng Anh của người Mỹ.
Phần phụ chú liệt kê các trường hợp phát âm đặc biệt, ghi chú về phát âm số, địa danh và những bài tập thú vị về các ký hiệu ngữ âm.
60 bài học được bố trí thuận tiện cho việc sử dụng và học tập: các điểm phát âm cơ bản được trình bày ở trang bên trái kèm theo các bài tập ở trang đối diện bên phải.
File âm thanh cung cấp cách phát âm mẫu để học viên có thể nghe, lặp lại và luyện tập theo.
Bài test đánh giá giúp người học tự nhận xét được khả năng phát âm của mình và điều chỉnh để đạt kết quả cao nhất.
Phần phụ chú bao gồm: Lời giải cho tất cả các bài tập kèm giải thích, bài tập về các ký hiệu ngữ âm, hướng dẫn phát âm một số trường hợp đặc biệt.
Nếu như English Pronunciation in Use giúp bạn luyện nói tiếng Anh theo giọng Anh-Anh thì American Accent Training của Ann Cook (NXB Barron’s) cung cấp cho bạn các bài luyện tập thú vị để đến với cách nói tiếng Anh của người Mỹ. Giáo trình này bao gồm một sách cung cấp toàn bộ lời khuyên, bài luyện tập và tham khảo đi kèm 5 đĩa CD ghi âm toàn bộ các bài viết trong sách để giúp học viên có thể vừa đọc vừa nghe và đọc lại theo file ghi âm để luyện tập ngữ điệu của mình.
Không phải ai cũng biết rằng kỹ năng đọc chỉ có thể tiến bộ khi bạn luyện tập bằng các tài liệu đọc phù hợp với trình độ của mình. Một trong những tài liệu thú vị nhất để giúp người học tiếng Anh phát triển về kỹ năng đọc và học từ vựng chính là bộ sách Graded Readers được biên soạn bởi Đại học Oxford. Bộ sách này gồm 6 cấp độ từ Grade 1 đến Grade 6, tập hợp các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới được viết lại với văn phong dễ hiểu, phù hợp với trình độ của từng đối tượng độc giả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sư Phạm Giáo Lý (Căn Bản) trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!