Xu Hướng 3/2023 # Sự Gia Tăng Dân Số Châu Á # Top 11 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sự Gia Tăng Dân Số Châu Á # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Sự Gia Tăng Dân Số Châu Á được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hình ảnh những đoàn tàu chật kín người cả trong lẫn ngoài khá phổ biến ở Ấn Độ (Ảnh: Business Insider)

Tốc độ tăng trưởng dân số của khu vực châu Á luôn ở mức cao, con số này tăng lên gấp 4 lần trong vòng 1 thế kỷ qua. Tăng trưởng dân số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh sản. Mức sinh toàn cầu được dự báo sẽ giảm từ 2,5 trẻ/phụ nữ trong gian đoạn 2010-2015 xuống còn 2,4 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2025-2030 và còn 2,0 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2095-2100. Tuy nhiên, đối với các nước có mức sinh cao thì không có sự chắc chắn trong việc dự báo mức sinh. Ở những nước này, người phụ nữ có trung bình 5 con trở lên trong suốt cuộc đời của họ. Trong số 21 quốc gia có khả năng sinh sản cao, có 19 quốc gia thuộc khu vực châu Phi và 2 quốc gia ở châu Á.

Mặc dù, châu Á có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng sinh học, nhưng sự gia tăng dân số nhanh dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lực, đồng thời phá hủy những nguồn tài nguyên hiện có. Theo dự báo, dân số châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong một thời gian dài, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên các nguồn lực. Dựa trên các ước tính hiện tại, đến năm 2050, dân số sẽ tăng ở hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á, ngoại trừ ở Nhật Bản và Kazakhstan. Một số quốc gia bao gồm Afghanistan, Nepal và Pakistan sẽ tăng gấp đôi về dân số trong thời gian này, trong khi Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các quốc gia khác có tỷ lệ tăng trưởng cao đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng dân số thuộc nhóm cao lại là những quốc gia có thu nhập thuộc nhóm thấp, các nước này ít có khả năng xử lý được những áp lực về tài nguyên và các nguồn lực.

Người Trung Quốc chen chúc trong một hồ bơi (Ảnh: Business Insider).

Nam Á là khu vực đông dân nhất châu Á, với các quốc gia đông dân điển hình như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Không có khu vực nào trên thế giới có những vấn đề về dân số nghiêm trọng như những nước ở khu vực này. Sự sụt giảm mức sinh ở Sri Lanka, Pakistan và Ấn Độ gần đây chỉ mang lại sự cải thiện không đáng kể, vì số dân hiện tại của các quốc gia này vẫn tiếp tục gia tăng. Áp lực về dân số bắt đầu hiện hữu ở khu vực Nam Á từ những thập niên sau cai trị của đế quốc Anh. Khu vực này cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng y tế công cộng, nâng cao năng suất nông nghiệp, xây dựng luật pháp và trật tự xã hội, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của nạn đói, giảm tỷ lệ tử vong và đồng thời tăng tuổi thọ.

Cấu trúc nhân khẩu học của các quốc gia Nam Á được mô tả bằng hình ảnh kim tự tháp tuổi và giới tính của Ấn Độ, trong đó nhóm tuổi trẻ là lớn nhất. Gần 40% dân số khu vực này dưới 15 tuổi (đối với các quốc gia Nepal và Bangladesh, con số này lần lượt là 42% và 45%). Cấu trúc tuổi này gây áp lực lên việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, thực phẩm, bệnh viện và nhà ở cho thanh thiếu niên, tiêu tốn một phần lớn ngân sách quốc gia. Việc xem xét các kim tự tháp dân số đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá các xu hướng trong tương lai.

Khi dân số trẻ chuyển sang khung tuổi trưởng thành (có nghĩa là di chuyển vào nhóm tuổi lao động), các chương trình phúc lợi xã hội sẽ còn đối mặt với nhiều áp lực hơn. Các vấn đề như thất nghiệp, thiếu lương thực, mù chữ và điều kiện sống thấp tại các quốc gia này sẽ còn trầm trọng hơn. Tình trạng hiện nay đã rất nghiêm trọng, tuy nhiên, dự báo trong tương lai thậm chí còn tồi tệ hơn.

Dân số đông đi kèm với tình trạng nghèo đói (Ảnh: Reuters).

Nhìn chung, phần đông số dân trong độ tuổi lao động ở châu Á làm việc trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, công nghệ lạc hậu và môi trường không an toàn. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng lao động kém hiệu quả. Ví dụ, trên một trang trại điển hình hoặc một văn phòng nhà nước, có đến 5 hay nhiều lao động sẵn sàng làm công việc mà chỉ 2 người có thể thực hiện dễ dàng. Trong các nhà máy, nhiều hoạt động được xử lý thủ công bởi nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, hàng triệu người vẫn thất nghiệp.

Tại Indonesia, các chuyên gia nhân khẩu học đã cảnh báo về thời kỳ bùng nổ dân số sắp diễn ra. Nếu sự gia tăng dân số tiếp tục với nhịp độ cao thì Indonesia sẽ phải đối mặt với những vấn đề tồi tệ như tình trạng thiếu nhà ở, nước và lương thực, sự tàn phá thiên nhiên. Trong nhiều năm gần đây, quốc gia này đã phải nhập khẩu thực phẩm cơ bản bởi không đủ ruộng đất trồng lương thực.

Một vấn đề về dân số khác mà các quốc gia châu Á đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đang phải đối diện, đó là tình trạng đô thị hóa nhanh. Trong thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa ở nhiều khu vực không thực sự mang lại cho người dân ở đó mức sống tốt hơn. Thậm chí, còn có lo ngại rằng, khu vực Đông Nam Á có thể sẽ bước vào thời kỳ mà đô thị hóa không song hành với tăng trưởng.

Đô thị hóa và tắc đường ở Việt Nam (Ảnh: BizLive).

Dự báo đến năm 2030, dân số đô thị ở khu vực này sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu người, đạt mốc 373 triệu. Các đô thị lớn ở Đông Nam Á có thể kể đến như Phnom Penh (Campuchia), Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines), Bangkok (Thái Lan), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Singapore (quốc đảo Singapore). Trong đó, Singapore dẫn đầu về tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế trong khu vực, đến mức quốc gia này được xếp vào cùng nhóm với các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Australia. Malaysia xếp sau với tốc độ đô thị hóa đạt 75%, tương đương với Hàn Quốc. Indonesia và Thái Lan cùng có tốc độ đô thị hóa là hơn 50%, trong khi Philippines đạt mức 45%.

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam mới đạt mức 33,6% trong khi Campuchia chỉ là 20,7%. Những con số này của Việt Nam và Campuchia là khá tương đồng với tốc độ phát triển kinh tế của hai quốc gia. Trong khi một số khu vực tại Đông Nam Á đã được đô thị hóa và phát triển nhanh thì một số khu vực khác vẫn còn chưa theo kịp sự chuyển dịch này. Tại Việt Nam, không khó để nhận ra quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến hàng loạt những vấn đề như ô nhiễm môi trường nước, không khí, giao thông quá tải, thiếu các cơ sở công cộng quan trọng như bệnh viện, trường học…

Dưới những áp lưc do tăng trưởng dân số, các quốc gia châu Á cần có những giải pháp cho các vấn đề nhân khẩu học. Các nước châu Á cũng cần mở rộng phạm vi và lợi ích của các hệ thống bảo trợ xã hội, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ hưu trí công. Đây là vấn đề cần được tập trung khắc phục, nhất là đối với các quốc gia có mức độ quản lý, đóng góp và lợi ích phân chia lương hưu không phù hợp, thỏa đáng cho tầng lớp người già, người nghèo như ở Trung Quốc và Thái Lan.

Cải thiện năng suất lao động là điều kiện tiên quyết, tối quan trọng cần được chính phủ các quốc gia khẩn trương đề ra phương án thực hiện. Theo đó, các quốc gia châu Á có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách công nghệ và thực hiện chính sách đã được các nền kinh tế phát triển sử dụng, đơn cử là việc tận dụng tối đa sự phát triển và hỗ trợ của máy móc, robot…

Thêm vào đó, các kế hoạch nhằm tăng năng suất lao động cũng được xem là phương pháp tốt để tích lũy được nhiều lợi ích khác nhau. Nhờ đối sách này, các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ… có thể nâng cao năng suất lao động của người dân, để bù đắp và tiếp tục phát triển ổn định trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm.

Hồng Nhung

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 9 Bài 2: Dân Số Và Gia Tăng Dân Số

Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

(trang 7 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 2.1 (SGK trang 7), nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?

Trả lời:

– Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta:

+ Từ 1954 đến 2003, dân số nước ta tăng nhanh liên tục.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số có sự thay đổi qua từng giai đoạn: giai đoạn 1954 – 1960 dân số tăng rất nhanh là do có những tiến bộ về y tế, đời sống nhân dân được cải thiện làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm; giai đoạn 1976 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng vì: dân số nước ta đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

(trang 8 sgk Địa Lí 9): – Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta?

Trả lời:

– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên.

+ Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.

+ Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ững nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức (đất, rừng, nước…).

+ Khi dân số tăng nhanh, các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

– Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.

+ Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

+ Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

+ Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

(trang 8 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 2.1 (SGK trang 8), hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tảng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước.

Trả lời:

– Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất: Tây Bắc (2,19%)

– Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất: Đồng bằng sông Hồng (1,11%)

– Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước: Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

(trang 9 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 2.2, hây nhận xét:

– Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999.

– Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999.

Trả lời:

– Thời kì 1979 – 1999 có sự biến đổi như sau: tỉ lệ nữ lớn hơn tỉ lệ nam; tỉ lệ dân số nam nữ có sự thay đổi theo thời gian, tỉ lệ nam ngày càng tăng, tỉ lệ nữ ngày càng giảm.

– Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999 có sự biến đổi theo hướng: nhóm 0 – 14 giảm; nhóm tuổi 15 – 59 tăng; nhóm tuổi 60 trở lên tăng.

Bài 1: Dựa vào hình 2.1 (SGK trang 7). Hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta.

Lời giải:

– Số dân nước ta năm là 79,7 triệu người (Năm 2002)

– Tình hình gia tăng dân số:

+ Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 – 1960; gia đoạn 1970 – 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, mỗi năm dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng: ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với ở nông thôn, miền núi.

Bài 2: Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tảng dân số và thay dổi cơ cấu dân số nước ta.

Lời giải:

– Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

+ Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

+ Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

+ Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

– Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta:

+ Dân số nước ta hướng đến cơ cấu dân số không còn trẻ hóa.

+ Có nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn (nếu được đào tạo tốt thì đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước).

+ Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này.

Bài 3: Dựa vào bảng sô liệu 2.3 (trang 10 SGK)

– Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.

– Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 – 1999.

– Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số:

– Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% (Năm 1979) xuống còn 1,43% (năm 1999)

Soạn Địa 8 Bài 5 Ngắn Nhất: Đặc Điểm Dân Cư, Xã Hội Châu Á

Mục tiêu bài học

Học sinh nắm được:

– Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư xã hội châu Á:

– Châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác, mức độ tăng dân số đạt mức trung bình thế giới.

– Sự da dạng và phân bố các chủng tộc sinh sống ở Châu Á.

– Biết tên và sự phân bố chủ yếu các tôn giáo lớn của Châu Á.

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 5 ngắn gọn

1. Một châu lục đông dân nhất trên thế giới

– Châu Á là châu lục có số dân đông nhất trong các châu lục trên thế giới. Năm 2002 dân số châu Á là 3766 triệu người chiếm hơn 1/2 dân số thế giới.

– Nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,… đang thực hiện chính sách dân số làm hạn chế gia tăng dân số.

– Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc:

+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it: Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

+ Chủng tộc Ô-xtra-lô-it: Chiếm tỉ lệ nhỏ phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á.

– Các chủng tộc giao lưu đã dẫn tới sự hòa huyết.

3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn

– Tại Ấn Độ ra đời 2 tôn giáo lớn Ấn Độ giáo và Phật giáo.

– Tại Tây Nam Á: Ki-tô giáo (Pa-le-tin), Hồi giáo (A-rập Xê-ut).

Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 5 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 5 trang 16

Dựa vào bảng 5.1, em hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu khác và so với thế giới.

– Châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác trên thế giới.

– Tỉ lệ gia tăng dân số bằng với mức trung bình của toàn thế giới, chỉ đứng thứ 2 sau châu Phi.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 5 trang 16

Quan sát hình 5.1, em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?

– Dân cư châu Á thuộc các chủng tộc: Ơ-rô-pê-ô-ít, Môn-gô-lô-ít và có một phần rất nhỏ thuộc Ô-xtra-lô-ít.

– Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

– Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố ở Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á.

– Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít chỉ chiếm một phần rất nhỏ ở Nam Á.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 5 trang 17

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu.

– Thành phần chủng tộc ở châu Á rất đa dạng, bao gồm: Ơ-rô-pê-ô-ít, Môn-gô-lô-ít và có một phần rất nhỏ Ô-xtra-lô-ít.

– Thành phần chủng tộc ở châu Âu chủ yếu là Ơ-rô-pê-ô-ít.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 5 trang 18

Dựa vào hình 5.2 và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo.

Trả lời:

– Những người theo Hồi giáo thường hành lễ ở nhà thờ.

– Phật giáo hành lễ ở chùa.

– Ki-tô giáo hành lễ ở nhà thờ.

Bài 1 trang 18 Địa Lí 8

Dựa vào bảng 5.1, em hãy so sánh số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong 50 năm qua của châu Á với châu Âu, châu Phi và thế giới.

Giải bài tập Địa lí 8 bài 1 trang 18

– Châu Á có số dân đông nhất thế giới.

– Tỉ lệ gia tăng dân số bằng với mức trung bình của toàn thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của châu Á qua các năm

Bài 3 trang 18 Địa Lí 8

Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á.

– Ấn Độ giáo: ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên tại Ấn Độ.

– Phật giáo: ra đời tại Ấn Độ vào thế kỉ VI trước công nguyên.

– Ki-tô giáo ra đời từ đầu công nguyên tại Pa-lex-tin.

– Hồi giáo ra đời vào thế kỉ VII sau công nguyên tại Ả-rập Xê-út.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 5 hay nhất

Câu 1. Nêu đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu Á?

a) Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (năm 2002). – Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể, ngang với mức trung bình năm của thế giới (1,3% năm 2002). – Mật độ dân số cao: 84,8 người/km2 năm 2002. – Phân bố dân cư không đều: tập trung đông ở các đồng bằng, ven biển Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á (mật độ số 100 người/km2), thưa thớt ở các vùng núi cao, khí hậu lạnh hoặc khô hạn như: Trung Á, Bắc Á, Tây Nam Á (mật độ chưa đến 1 người/km2). – Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môn-gô-lô-it, ơ-rô-pê-ô-it và một số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-it. Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. – Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.

b) Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu Á – Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, địa hình, nguồn nước, khoáng sản,… – Điều kiện kinh tế – xã hội: trình độ phát triển kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,…

Câu 2. Vì sao châu Á đông dân nhất thế giới? – Châu Á có phần lớn diện tích đất đai ở vùng ôn đới, nhiệt đới với các đồng bằng châu thổ màu mỡ rất rộng lớn, thuận lợi cho sự quần cư của con người. – Trồng lúa, nhất là lúa nước là nghề truyền thống của dân cư nhiều vùng thuộc châu Á, nghề này cần nhiều lao động nên trong thời gian dài, mô hình gia đình đông con thường được khuyến khích. – Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao (1,3% năm 2002).

Câu 3 Nêu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phân bố của dân cư và đô thị ở châu Á.

– Khí hậu: nhiệt đới, ôn hòa thuận lợi cho mọi hoạt động của con người. – Địa hình: vùng đồng bằng, trung du (đồi, gò) thuận lợi cho việc sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với nền nông nghiệp lúa nước vốn phổ biến ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, nơi dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ. – Nguồn nước: các lưu vực sông là nơi dân cư tập trung đông. – Sự phân bố của các thành phố của châu Á còn phụ thuộc vào vị trí địa điểm được chọn để xây dựng thuận lợi cho việc giao lưu với các điểm quần cư, các khu vực khác, như ven sông, bờ biển, đầu mối giao thông.

Câu 4. Cho biết nguyên nhân của sự ra đời các tôn giáo lớn ở châu Á. Sự xuất hiện tôn giáo là do nhu cầu, mong muốn của con người trong quá trình phát triển xã hội loài người. – Người xưa luôn cảm thấy yếu đuối, bất lực trước thiên nhiên hùng vĩ, bao la, đầy bí ẩn nên đã gán cho thiên nhiên những sức mạnh siêu nhiên, chờ sự giúp đỡ của chúng. – Trong xã hội có giai cấp, con người bất lực trước lực lượng áp bức nảy sinh trong xã hội, họ lại cầu viện đến những thần linh hoặc hy vọng ảo tưởng vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới “bên kia”. – Trong thực tế, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và về con người vẫn còn có giới hạn. Điều gì con người chưa giải thích được thì họ tìm đến tôn giáo. Do đó sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo là khách quan.

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 5 tuyển chọn

Câu 1: Dựa vào bảng 5.1 cho biết số dân châu Á so với các châu lục khác.

A. Đông nhất.

B. Gấp đôi châu Phi.

C. Chiếm 2/3 thế giới.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Quốc gia đông dân nhất châu Á là

A. Trung Quốc

B. Thái Lan

C. Việt Nam

D. Ấn Độ

Câu 3: Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á đang có xu hướng

A. Giảm.

B. Ngang với mức trung bình thế giới.

C. Tất cả đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 4: Quan sát hình 5.1 cho biết khu vực nào có chủng tộc Môn-gô-lô-it sống đan xen với chủng tộc Ô-xtra-lô-it?

A. Bắc Á.

B. Đông Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á.

Câu 5: Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở

A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.

B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

Câu 6: Điểm nào sau đây không đúng với Châu Á?

A. Là châu lục có dân số đông nhất thế giới.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới.

C. Có nhiều chủng tộc lớn.

D. Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.

Câu 7: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it phân bố chủ yếu ở khu vực

A. Tây Nam Á

B. Nam Á.

C. Trung Á.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào?

A. Môn-gô-lô-it.

B. Ô-tra-lô-it.

C. Ơ-rô-pê-ô-it.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Châu lục nào trên thế giới là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Đại Dương.

Câu 10: Địa điểm ra đời của Ki-tô giáo là

A. A-rập Xê-út.

B. Pa-le-xtin.

C. Ấn Độ.

D. Tất cả đều sai.

Câu 11: Hồi giáo là tôn giáo lớn ở

A. Nam Á.

B. In-đô-nê-xi-a

C. Ma-lai-xi-a.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 12: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. Ơ-rô-pê-ô-it

B. Môn-gô-lô-it

C. Ô-xtra-lô-it

D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

Câu 13: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là

A. Phật giáo và Ki-tô giáo

B. Phật giáo và Ấn Độ giáo

C. Ki-tô giáo và Hồi giáo

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Giải Bài Tập Địa Lí Lớp 8 Bài 5: Đặc Điểm Dân Cư, Xã Hội Châu Á

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

(trang 16 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào bảng 5.1, em hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và so với thế giới.

Trả lời:

– Châu Á có số dân đông nhất, chiếm gần 61% dân số thế giới (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23,4 % của thế giới).

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á: ngang bằng mực trung bình của thế giới (1, 3%), cao hơn châu Âu và châu Đại Dương, nhưng thấp hơn châu Mĩ và châu Phi.

(trang 16 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 5.1, em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?

Trả lời:

– Dân cự châu Á thuộc các chủng tộc: Mông-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-li, Ô-xtra-lô-it.

– Phân bố:

+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it sống chủ chủ yếu ở Bắc Á và Đông Nam Á, Đông Nam Á.

+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-li sống chủ yếu Nam Á, Tây Nam Á và Nam Á.

+ Chủng tộc Ô-xtra-lô-it sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á.

(trang 17 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu Á với châu Âu

Trả lời:

So với châu Âu, thành phần chủng tộc châu Á đa dạng hơn (có cả ba chủng tộc), trong khi dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

(trang 18 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 5.2 và hiểu biết của bản thân em, em hãy giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo.

Trả lời:

Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:

– Hồi giáo: thờ vị thần duy nhất là Thánh A-la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Tháng A-la. Thánh A-la giao sực mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô-ha-mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc-ca, phủ phục trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó, cấm uống rượi. Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì cho rằng A-la tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang chí bằng chữ A-rập. Riêng đền thờ Méc-ca thờ một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Hằng năm, trong tháng Ra-ma-đa, các tín đồ này phải ăn chay.

– Phật giáo: có hai phái. Phải Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra còn có nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ Tát.

– Ki-tô-giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa-lê-xtin từ đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê-su, người sáng lập ra đạo Ki-tô là con của Chúa Trời được đầu thai vào đức mẹ Ma-ri-a và sinh ra ở vùng Bét-lê-hem (Pa-le-xtin). Chúa Giê-su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki-tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa tội – nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội – xưng tội để được xá tội… Kinh thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Những năm đầu công nguyên, từ vùng Tiểu Á các tín đồ của Ki-tô giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki-tô-giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.

Bài 1 (trang 18 sgk Địa Lí 8): Dựa vào bảng 5.1, em hãy so sánh số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong 50 năm qua của châu Á với châu Âu, châu Phi và thế giới

Lời giải:

– Châu Á luôn có số dân đứng đầu thế giới.

– Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu phi và cao hơn so với thế giới.

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

Bài 2 (trang 18 sgk Địa Lí 8): Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu

Lời giải:

– Vẽ biểu đồ:

– Nhận xét: Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

Bài 3 (trang 18 sgk Địa Lí 8): Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á.

Lời giải:

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Gia Tăng Dân Số Châu Á trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!