Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Ánh Sáng Và Bóng Đổ Để Tạo Hiệu Ứng Chữ Ấn Tượng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong bài hướng dẫn này chúng ta sẽ dùng những nguyên lý cơ bản của ánh sáng và bóng đổ để tạo một hiệu ứng nhìn vô cùng ấn tượng.
Nguồn sángTrước khi bắt đầu bài hướng dẫn này, đây là một sơ đồ nhỏ về cách mà ánh sáng chiếu và một vật thể. Chúng ta có một hình vuông ở giữa với ánh sáng chiếu vào từ góc trên bên trái.
Bước 1Chúng ta bắt đầu bài tập bằng cách vẽ một Linear Gradient từ xám tới xám đậm. Lưu ý rằng chúng ta muốn phần sáng tới từ góc trên bên trái, nên bạn cũng tạo phần sáng hơn ở phía này.
Bước 2Bây giờ chúng ta đặt một chữ vào đó. Tôi sử dụng phông có tên Agency FB, hẹp và có cạnh sắc nét. Bạn chọn chữ có màu #c2c8d4.
Bước 3 Bước 4Tiếp tục nhấn mũi tên xuống và sang phải, và tô màu đen. Cứ làm như vậy khoảng 30 (kiên trì một chút).
Chú ý rằng khi bạn nhấn mũi tên xuống và sang phải, công cụ bạn chọn phải là Marquee chứ không phải Move Tool.
Bước 5 Bước 6Đặt layer shadow của bạn là Multiply khoảng 40% Opacity và giữ Shift và nhấn mũi tên xuống và mũi tên sang phải. Điều này sẽ giúp bạn dịch chuyển vật thể qua phải và xuống dưới 10px (giữ Shift là dịch 10px thay vì 1px)
Bây giờ bạn có một phần bóng mờ dần từ trên chéo xuống dưới. Có thể dùng công cụ tẩy Eraser kích thước nhỏ và mềm để xóa những gì lộ ra phía trên của chữ.
Bước 7Kế tiếp cần duplicate (nhân đôi) layer shadow, giữ Shift và dịch nó xuống, sang phải lần nữa. Sau đó chạy Motion Blur Filter với distance 50px và đặt Layer này là Multiply với 20% Opacity. Bước này giúp bóng đổ nhìn thêm thật.
Bước 8Đặt đường màu trắng này có 80% Opacity. Bước này giúp hiệu ứng chữ của bạn có một đường sáng nhỏ ở các cạnh của chữ, khiến nó nhìn giống 3D hơn.
Bước 9Kế tiếp chúng ta cần tạo vài đường ánh sáng tự nhiên. Tạo một layer mới trên cùng và vẽ 4-5 hình chữ nhật màu trắng như bên dưới.
Bước 10Nhấn Ctrl + T để quay đối tượng này. Thông thường khi quay xong, bạn sẽ nhấn Enter, nhưng trong bài này thì chưa cần, thay vào đó bạn nhấn chuột phải và chọn Perspective. Bước này rất quan trọng vì bạn sẽ không làm mất bounding box.
Sau đó kéo các điểm góc trên bên trái gần nhau để tạo cảm giác đó là nguồn ánh sáng phát ra.
Bước 11Bạn sẽ có hình như bên dưới.
Bước 12 Bước 13Bạn có thể dừng ở đây, nó hiệu ứng rất đã mắt, nhưng nên cho thêm chút ánh sáng ấm vào.
Bước 14Tạo một layer ở ngay trên layer background và fill nó với màu hồng # 95d506c.Đặt layer màu hồng là Color với 20% Opacity.
Bước 15Bạn có thể dụng cài đặt default, nhưng tôi nghĩ chúng ta nên để hình elip dài hơn một chút.
Bước 16Bây giờ đặt layer này là Overlay và bạn có một hình như bên dưới. Nhân đôi layer này và dịch chuyển nó lên trên tất cả, rồi đặt 40% Opacity. Điều này để chắc chắn rằng vùng sáng ảnh hưởng lên cả chữ.
Kết luậnBước cuối cùng là tiếp tục duplicate layer ánh sáng này thêm 1 lần, và đặt nó 65% Opacity, sau đó nhấp Add Layer Mask, rồi vẽ một gradient từ đen ở góc dưới tới trắng ở góc trên. Bước này giúp vùng ánh sáng dịu dần xuống phía dưới.
Theo Psd.tutsplus
Tạo Hiệu Ứng Ánh Sáng Và Bóng Đổ Trong Photoshop
Bước 2: Chọn công cụ Gradient Tool, thiết lập dải màu chuyển từ #434343 đến #1C1C1C theo hướng từ trái sang phải.
Sau đó nhấn giữ và rê chuột từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải, bạn sẽ có một nền hơi tối, rất thích hợp cho việc đổ bóng sau này.
Bước 3: Chọn công cụ Type Tool, gõ nội dung muốn tạo hiệu ứng lên trên nền ảnh, nên chọn font Agency FB Bold kích thước lớn để có hiệu ứng rõ nét nhất. Thiết lập màu chữ #C2C8D4.
Bước 4: Nhấn phím Ctrl, đồng thời nhấp chuột lên biểu tượng chữ T tương ứng với layer chứa nội dung chữ, mục đích là tạo vùng chọn xung quanh chữ. Tiếp đến, bạn tạo một layer mới (đặt tên là Layer 1) nằm trên cùng, chọn công cụ Gradient Tool với dải màu chuyển từ #495A79 đến trong suốt (theo hướng từ trái sang phải), sau đó nhấn giữ và rê chuột từ phía dưới bên phải sang phía trên bên trái để tạo hiệu ứng chuyển màu cho chữ.
Bước 5: Chuyển về hai màu đen/trắng mặc định bằng cách nhấn phím D, tạo một layer mới (đặt tên là Shadow) nằm dưới layer chứa nội dung chữ. Tiếp đến, bạn nhấn phím Ctrl, đồng thời nhấp chuột lên biểu tượng chữ T tương ứng với layer chứa nội dung chữ tương tự bước 4. Chọn công cụ Marquee Tool, nhấn phím mũi tên hướng phải trên bàn phím, nhấn tiếp phím mũi tên hướng xuống, nhấn Alt+Delete để đổ màu đen cho vùng chọn. Bạn cứ tiếp tục lặp lại thao tác vừa rồi cho đến khi thấy hiệu ứng đổ bóng bên dưới chữ thì nhấn Ctrl+D.
Bước 7: Quay trở lại bảng Layer, bạn thiết lập chế độ hòa trộn Multiply cho layer Shadow và độ trong suốt (Opacity) khoảng 40%. Tiếp đến, bạn chọn công cụ Move Tool, kết hợp phím Shift+phím mũi tên hướng phải và phím Shift+phím mũi tên hướng xuống để di chuyển bóng đổ 10 px (chỉ nhấn một lần, bóng đổ tự động di chuyển đúng 10 px).
Bước 8: Nếu thấy bóng đổ xuất hiện hơi mờ phía bên trái chữ, bạn dùng công cụ Eraser Tool với nét cọ mềm để xóa chúng đi, bởi ánh sáng chỉ chiếu từ trên xuống dưới, từ trái sang phải nên không thể có bóng đổ ở bên trái chữ. Bạn cũng phải thật khéo khi xử lý bóng đổ trên từng chữ cái, tránh làm ảnh hưởng đến bóng đổ của các chữ cái khác, có như vậy hiệu ứng mới thật được.
Bước 10: Quay trở lại bảng Layer, bạn chọn layer Shadow copy, thiết lập chế độ hòa trộn Multiply, độ trong suốt (Opacity) khoảng 20%. Như vậy, bạn đã hoàn chỉnh việc tạo bóng đổ cho chữ, công đoạn còn lại chỉ là tạo hiệu ứng ánh sáng.
Bước 11: Tạo một layer mới tên là Out, đặt tại vị trí trên cùng bảng Layer. Nhấn phím Ctrl, đồng thời nhấp chuột lên biểu tượng chữ T tương ứng với layer chứa nội dung chữ, nhấn Ctrl+Delete để đổ màu trắng cho vùng chọn, sau đó di chuyển vùng chọn sang phải 1px và xuống dưới 1px (thao tác tương tự bước 5) rồi nhấn phím Delete. Giảm độ trong suốt (Opacity) cho layer Out xuống 80%, bạn sẽ thấy hiệu ứng chữ nổi lên.
Bước 12: Tại một layer mới nằm trên tất cả các layer còn lại, đặt tên là Line. Chọn công cụ Rectangular Marquee Tool, vẽ các đường ngang với kích thước to dần theo hướng từ trên xuống và đổ màu trắng như hình bên dưới. Vẽ xong, nhấn Ctrl+D để bỏ vùng chọn.
Bước 13: Nhấn Ctrl+T, xoay các đường kẻ ngang một hướng khoảng 45 độ, chếch từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, song song với bóng đổ. Xoay xong, bạn đừng vội nhấn Enter.
Bước 14: Nhấn chuột phải lên vùng giữa 8 điểm neo, chọn Perspective.
Bước 17: Thiết lập chế độ hòa trộn Overlay cho layer Line, độ trong suốt (Opacity) khoảng 20%. Vậy là bạn đã tạo được các tia nắng chiếu trên nền ảnh rồi đấy!
Bước 18: Để hình ảnh tia nắng thật hơn và không bị che lấp bởi các thành phần khác, bạn nhấn biểu tượng Add layer mask nằm cuối bảng Layer.
Bước 19: Bây giờ, chúng ta sẽ tiến hành tạo ánh sáng vàng chiếu nghiêng. Bạn tạo một layer mới nằm trên layer Background, đặt tên là Blend, đổ màu hồng (#9D506C) cho layer này.
Bước 20: Thiết lập chế độ hòa trộn Color cho layer Blend, độ trong suốt (Opacity) khoảng 20%.
Bước 22: Quay trở lại bảng Layer, bạn thiết lập chế độ hòa trộn Overlay cho layer Sun, độ trong suốt (Opacity) khoảng 40%.
Bước 23: Tiếp tục, bạn nhân đôi layer Sun (layer mới có tên mặc định là Sun copy, nằm trên layer Sun), thiết lập chế độ hòa trộn Overlay cho layer Sun copy, độ trong suốt (Opacity) khoảng 65%.
Cách Tạo Hiệu Ứng Bóng Đổ Trong Photoshop, Đổ Bóng Chữ Bằng Photoshop
Adobe Photoshop là phần mềm chỉnh sửa, nâng cấp ảnh mạnh mẽ nhất hiện nay. Mặc dù có rất nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh ra đời nhưng vị trí của Photoshop chưa bao giờ thay đổi vì những tính năng mà tiện ích đem lại cho người sử dụng.
Bài viết trước, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách ghép ảnh bằng Photoshop thì ở bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo hiệu ứng chữ bóng đổ cho chữ. Sử dụng hiệu ứng này để tạo các logo hoặc icon sử dụng trên các Website của bạn.
Cách tạo hiệu ứng chữ bóng đổ
Tải và cài đặt phiên bản mới nhất của Photoshop
File ảnh mới được tạo
Bước 2: Chọn công cụ Text (phím tắt T) để gõ một đoạn Text bất kì, tùy chọn font, kích thước, màu sắc cho chữ.
Ví dụ: Font: Arial , size: 45, màu trắng với mã màu #ffffff
Layer sau khi đã bị đảo ngược
Bước 5: Sử dụng công cụ Move Tool (V) để di chuyển Layer vừa chỉnh xuống dưới layer gốc
Bước 7: Chọn biểu tượng Add Vertor mask để tạo một mặt nạ bên trên layer này.
Bước 8: Chọn vùng Add Vertor mask của Layer copy, chọn công cụ Gradient Tool (G) để đổ màu cho chữ.
Chọn kiểu Gradient như hình dưới
Giữ và kéo chuột trên Layer này theo chiều từ trên xuống. Lưu ý, bạn phải kéo sao cho thật thẳng thì chữ mới được đẹp.
Chữ sau khi đã được kéo xuống
Bước 9: Chỉnh độ mờ Opacity cho Layer vừa tạo, chỉnh khoảng 50% để trông ảnh tự nhiên hơn.
Với các thao tác như trên, thoạt nhìn có vẻ rất khó khăn vì phải trải qua rất nhiều bước nhưng đó đều là những thao tác đơn giản nhất.
Tạo chữ đổ bóng chỉ là 1 trong rất nhiều cách blend chữ mà Photoshop mang lại cho người dùng, bên cạnh đó còn khá nhiều hiệu ứng đẹp như tạo chữ lửa bị nung chảy bằng Photoshop hay tạo hiệu ứng chữ nổi. Trong đó, việc tạo hiệu ứng chữ lửa bị nung chảy bằng Photoshop sẽ tạo nên các kiểu chữ thật ngầu còn tạo chữ nổi bằng Photoshop thì kiểu chữ sẽ cá tính hơn.
Ngoài các thủ thuật về hiệu ứng chữ, Photoshop còn là phần mềm giúp bạn chỉnh sửa ảnh tốt nhất, giúp bạn biến những bức ảnh đã cũ thành bức ảnh mới hơn, giảm mắt đỏ khi chụp hình dưới ánh đèn Flash, tẩy trang trên khuôn mặt… và nhiều nhiều tính năng hơn nữa để bạn khám phá.
Nếu việc cài đặt Photoshop là khó khăn để bạn tạo bóng đổ cho chữ hoặc hình ảnh, các bạn có thể tạo bóng đổ bằng chúng tôi mà chúng tôi đã hướng dẫn trong các bài viết trước đây.
Bóng Tối Và Ánh Sáng Trong Tranh
Bóng tối và ánh sáng trong tranh
Chúng ta đã đề cập nhiều đến hình khối và việc sử dụng bóng, ánh sáng để làm nổi bật vật thể. Chúng ta sẽ tìm hiểu để thấy sự thay đổi do bóng và ánh sáng tạo ra cho các vật thể như thế nào.
Với ánh sáng và bóng tối, chúng ta sẽ bước vào một thế giới kỳ ảo và luôn thay đổi. Bóng tối và ánh sáng làm cho vật thể biến dạng và tạo cho chúng những nét kỳ diệu, dù trong thực tế những vật thể ấy rất đơn giản, tầm thường. Di chuyển một luồng sáng trước một vật hay một khuôn mặt có thể thấy ngay những thay đổi diệu kỳ. Chiếu sáng một khuôn mặt sẽ không thấy điểm nổi bật nào cả, ngược lại nếu chúng ta chiếu sáng từ một phía thì hình thể và đường nết sẽ nổ rõ ngay.
Hãy quan sát xem luồng sáng từ đâu đến. Chúng ta có thể phân biệt hai nguồn ánh sáng: nguồn sáng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng) và nguồn sáng nhân tạo (đèn, điện). Hãy tìm hiểu ánh sáng phân tán: ánh sáng này sẽ tạo nên bóng cố hữu (có sẵn) và xạ ảnh (ảnh phản xạ). Hãy chiếu ánh sáng vào một người ta sẽ có: phía được chiếu sáng và phía nằm trong bóng tối. Phía được chiếu sáng sẽ tạo nên bóng cố hữu, còn bóng một người in lên tường là ảnh phản xạ của anh ta.
Nếu chúng ta đặt một vật trước một bức tường trắng, chúng ta sẽ thấy rõ những chi tiết trong phần bóng cố hữu lẽ ra phải tối sẫm. Quả nhiên, bức tường trắng đã phản chiếu ánh sáng lên phía sau vật thể, chúng ta sẽ tìm hiểu thuật chiếu sáng phức tạp bằng cách chiều 1, 2 hay 3 chùm tia sáng vào vật thể. Tương tự như thế chúng ta sẽ quan sát ánh sáng trên các mặt phẳng bóng loáng, trong suốt bằng thủy tinh, gốm hay đá hoa cương và xem cách ánh sáng chiếu vào vật thể đó.
Người học vẽ nên học hỏi thêm ở những danh họa, họ đã xem ánh sáng là nhân tố chính của những bức vẽ: Rembrandt là bậc thầy về cách tạo bóng; ông đã tạo ra từ bóng những bức tranh thơ mộng. Leonard de Vinci đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc qua nghệ thuật vẽ tranh nửa sáng nửa tối, thuật làm mờ Sfumato, hay thuật làm phai nhạt màu. Bóng tối và ánh sáng làm cho khuôn mặt của nhân vật trở nên dịu dàng giống như họ đang chìm đắm trong bầu không khí huyền ảo.
George de la Tour, Daumier cũng khai thác triệt để để thủ pháp này. Tất cả những bậc thầy đó đều nghiên cứu quy luật của ánh sáng và bóng tối trong hội họa và sử dụng trong các tác phẩm của mình.
Hình vẽ thứ nhất cho thấy mặt trời ở những góc độ khác nhau, tùy theo vị trí như từ mặt đất.
Hình vẽ thứ hai cũng là mặt trời chiếu sáng những hình thể có dạng hình học khác nhau.
Hãy quan sát những bóng tối do mặt trời tạo nên: bóng cố hữu (trên vật), xạ ảnh (tạo bởi vật trên mặt phẳng nằm ngang) ở những vật thể hình tròn. Chú ý những bóng được tạo ra do hiệu ứng của phối cảnh.
Chúng ta hãy quan sát ánh sáng ảo trong một nội thất. Chú ý sự biến dạng trong một phối cảnh của bóng và sự biểu hiện xạ ảnh trên những mặt phẳng nằm ngang hay dựng đứng.
Hãy di chuyển trong một căn phòng, tay cầm đèn và nghiên cứu những biểu hiện của bóng.
Bức tranh dưới cho thấy ánh sáng tự nhiên trong một bức tranh phong cảnh.
* Bóng tối và ánh sáng thể hiện trên khuôn mặt:
* Ánh sáng trong cùng một bối cảnh:
Với cùng một cảnh nhưng cách tạo độ sáng tôi có thể làm cho bức tranh có bố cục khác nhau.
Ngắm một phong cảnh sau màn mưa và cũng phong cảnh đó dưới ánh mặt trời chói lọi cho thấy những biến đổi của vạn vật dưới ánh sáng như thế nào.
Một bầu trời u ám chẳng làm nổi bật điều gì trong khi ánh năng mặt trời làm nổi bật từng chi tiết. Qua sự biểu hiện của bóng tối và ánh sáng những tia nắng mặt trời tạo nên sự tương phản tinh tế mà họa sĩ khéo nắm bắt và làm rõ qua hai gam màu chủ đạo trắng và đen.
Ở các bức tranh trên chúng ta có thể thấy cường độ của ánh sáng tạo nên cho mỗi bức tranh như thế nào.
Các bạn hãy làm nhiều bài tập để thấy hiệu quả của ánh sáng tạo ra cho bức tranh như thế nào.
Cũng như ở ngoài trời, ánh sáng trong nhà tạo nên bầu không khí riêng. Những phần bị bóng tối phủ lên luôn tạo hiệu quả bất ngờ.
Chúng ta hãy nghiên cứu một khung cảnh gia đình: cha mẹ và con cái quây quần quanh bàn ăn. Cảnh nửa sáng nửa tối tràn ngập căn phòng và tạo cho nó vẽ huyền ảo.
Trong phòng khách nhỏ, bóng tối và ánh sáng thể hiện trên chiếc bàn xoay, ghế bành…
* Những họa phẩm nổi tiếng:
Trên cùng là một tác phẩm của Rembrandt, trong đó ánh sáng tạo nên sự bí ẩn. Watteau và Ribera cũng tìm kiếm những hiệu ứng hội họa trong việc phối ánh sáng và bóng tối.
De la Tour cũng hướng người xem tập trung chú ý vào vùng ánh sáng – tâm điểm của bức tranh.
Ánh Sáng Và Bóng Tối Trong Chữ Người Tử Tù Và Hai Đứa Trẻ
Số lượt đọc bài viết: 6.003
Nhà văn Nguyễn Tuân
Tìm hiểu về các tác giả và tác phẩmTrước khi đi phân tích và so sánh ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ, chúng ta cần nắm được đôi nét về hai tác giả cũng như hai tác phẩm này như sau.
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 mất năm 1987, quê ở Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Từ nhỏ, ông đã theo gia đình sống nhiều năm ở miền Trung. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc thành chung ở Nam Định sau đó về Hà Nội viết báo làm văn. Cách mạng tháng tám thành công, Nguyễn Tuân không còn tìm đến vẻ đẹp một thời vang bóng của quá khứ.
Ông tìm đến với cuộc sống đời thường và tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ năm 1945 đến năm 1958, ông là Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1996, Nguyễn Tuân được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn suốt đời tìm kiếm cái đẹp.
Nguyễn Tuân có một vị trí quan trọng và đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã thúc đẩy thể tùy bút phát triển đạt đến một trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc đem đến cho văn đàn một phong cách tài hoa và độc đáo. Một số tác phẩm tiêu biểu phải kể đến Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972),…
Nhà văn Thạch Lam
Trong đó, tác phẩm tiêu biểu nhất trong giai đoạn trước 1945 phải kể đến tập truyện Vang bóng một thời. Tập truyện này gồm 11 truyện ngắn. Tác phẩm là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng tám.
Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa là những con người tài hoa bất đắc chí. Giữa lúc Hán học suy tàn, thời buổi Tây Tàu nhố nhăng, những con người này tuy buông xuôi bất lực nhưng trong nội tâm vẫn có sự mâu thuẫn sâu sắc với thực tại, vẫn luôn cố gắng giữ “thiên lương trong sạch”.
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sinh năm 1910 – mất năm 1942, sinh ra ở Hà Nội. Thạch Lam xuất thân từ một gia đình công chức gốc quan lại đồng thời ông cũng là cây bút chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn cùng với hai người anh của mình là Nhất Linh và Hoàng Đạo.
Tác phẩm Chữ người tử tù
Thuở nhỏ tác giả sống ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Sau đó, ông học ở Hà Nội và tham gia viết báo, viết văn khi đỗ tú tài phần thứ nhất. Ông được biết đến là người đôn hậu tinh tế có quan niệm văn chương lành mạnh tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Phong cách truyện ngắn của ông thường không có cốt truyện mà đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh mơ hồ.
Tác phẩm Hai đứa trẻ
Mỗi tác phẩm của nhà văn đều như một bài thơ trữ tình với giọng điệu điềm đạm, chứa đựng biết bao yêu thương chân thành và sự nhạy cảm của ông trước sự thay đổi của cuộc đời và của lòng người. Hai yếu tố hiện thực và lãng mạn hài hòa với nhau tạo nên một giọng văn riêng mang đậm dấu ấn của Thạch Lam. Các sáng tác của Thạch Lam có thể kể đến Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), tiểu thuyết Ngày mới (1939), tiểu luận Theo dòng (1941), tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
Khi phân tích ánh sáng và bóng tối trong chữ người tử tù, ta thấy tác phẩm này ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn. Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trong tác phẩm ấy, người đọc không chỉ bị thu hút bởi tài năng và thiên lương của Huấn Cao và viên quản ngục mà còn bị ấn tượng bởi ánh sáng và bóng tối.
Hai đứa trẻ được trích trong tập truyện Nắng trong vườn (1938). Tác phẩm kể về người dân nơi phố huyện nghèo với cuộc sống tối tăm khó khăn buôn bán trên ga xép, nổi bật là hai chị em An và Liên. Hai đứa trẻ từ giã cuộc sống Hà Nội để chuyển đến một ga xép nghèo.
Mẹ nghèo làm hàng xáo còn hai chị em thì buôn bán tạp hóa nhỏ trong gian hàng thuê của người khác. Như mọi ngày, hai đứa trẻ trong tác phẩm vẫn lặp đi lặp lại vòng tròn đơn điệu của cuộc sống buôn bán lặt vặt. Niềm an ủi duy nhất của chúng chính là được nhìn thấy chuyến tàu đêm.
Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ Không gian tù túng thể hiện ánh sáng và bóng tốiánh sáng và bóng tối trong chữ người tử tù còn thể hiện ở âm thanh của không khí mù mịt, âm u mà càng khiến lòng người cô quạnh. Giữa không gian thời gian ấy, cuộc đối thoại rời rạc, e ấp và có phần nghi nhại của thầy thơ lại và viên quản ngục như tô đậm thêm không gian tù túng nơi đây. Viên quản ngục hiện lên với những nét phác họa trong một khung cảnh le lói ánh sáng của cây đèn dầu.
“Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi”. Đó là khuôn mặt trầm tư suy nghĩ của viên quản ngục. Khuôn mặt ấy cũng như nỗi lòng của viên quản ngục bấy giờ. Ông đang băn khoăn vì một lẽ – nhà tù này sắp đón một tên tử tù hết sức nguy hiểm mà quan trọng hơn đó còn là ông ngưỡng mộ khát khao gặp bấy lâu nay. Viên quản ngục đảm nhiệm chức quản ngục sống giữa gông xiềng tội ác – nơi “người ta sống với nhau bằng lừa lọc, bằng tàn nhẫn”.
Hằng ngày viên quản ngục phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn, chứng kiến bao điều xấu xa chốn nhà giam u tối. Hoàn cảnh ấy dễ đẩy con người vào đường cùng, bùn nhơ, nhấn chìm nhân cách con người vào vòng xoáy tội ác của nó. Thế nhưng có ai ngờ cái ước mơ, sở nguyện duy nhất của viên quản ngục là “có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.
Chính vì vậy, khi biết tin Huấn Cao sẽ bị giam đến đây thì ông vừa mừng vừa lo. Ông vui mừng bởi lẽ người mà ông ngưỡng mộ bấy lâu cuối cùng cũng có thể gặp mặt. Ông lo bởi lẽ ông không biết làm sao có thể đối mặt với Huấn Cao và phải đối xử thế nào với Huấn Cao giữa chốn ngục tù này. Ánh đèn dầu leo lét giữa đêm tối cũng như sự xuất hiện của viên quản ngục nơi đây.
Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù còn thể hiện ở ánh đèn dầu tuy nhỏ nhưng vẫn mang đến cho không gian tăm tối chút ánh sáng hy vọng. Viên quản ngục được Nguyễn Tuân nhận xét “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn lộn xô bồ”. Một tâm hồn thuần khiết lại sống giữa nơi tăm tối, một người tốt lại sống giữa một vòng xoáy tội ác. Giữa không gian tràn đầy bóng tối ấy không chỉ có ánh sáng của ánh đèn dầu mà còn có sự xuất hiện của một vì sao lạc “Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân giời không định”.
Nhưng tiếc thay, ngôi sao ấy cũng sắp vụt tắt. Dù lấp lánh đến đâu cũng khó tránh khỏi số phận. Ngôi sao ấy đã phần nào dự báo số phận của Huấn Cao. Ở bức tranh thiên nhiên, không gian và thời gian phủ đầy một màu đen tối nhưng trong bóng tối vẫn ánh lên những tia sáng.
Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù còn thể hiện rõ nét rằng đó không chỉ là ánh sáng của ngọn đèn dầu, của vì sao mà đó còn là ánh sáng toát lên từ viên quản ngục đặc biệt này. Đó là vẻ đẹp của thiên lương, là niềm tin của tác giả về thiên lương của con người dù trong hoàn cảnh nào, ta vẫn có thể bắt gặp được thiên lương của con người. ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp.
Cảnh cho chữ của người tù thể hiện ánh sáng và bóng tốiÁnh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù nổi bật nhất là trong cảnh cho chữ – một khung cảnh xưa nay chưa từng thấy. Người tử tù Huấn Cao vốn là người có tâm hồn nghệ sĩ yêu thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân. Chính vì vậy, Huấn Cao đã đứng lên chống lại chính quyền. Ngoài ra, ông còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ gìn thiên lương trong sáng.
Huấn Cao trên lĩnh vực nghệ thuật cũng có nguyên tắc riêng của mình, ông viết chữ nổi tiếng nhưng chỉ cho những người yêu quý cái đẹp, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền. Huấn Cao sáng tác nghệ thuật nhưng không bán nghệ thuật. Vì vậy, lúc đầu dù viên quản ngục tốt với Huấn Cao bao nhiêu nhưng Huấn Cao vẫn dửng dưng không quan tâm đến viên quản ngục.
Trong không gian ấy hiện lên là Huấn Cao “một người tù cổ đeo gông, chân mang xiềng xích, đang giậm tô từng nét trên tấm lụa trắng tinh” – người tử tù bị mất tự do nhưng lại hiên ngang, trở thành người nghệ sĩ, viên quản ngục đứng chờ Huấn Cao viết xong từng nét chữ thì vội “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” và thầy thơ lại run run.
Với việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình kết hợp với cái đa ngành – hội họa và điện ảnh, Nguyễn Tuân đã tạo nên một khung cảnh xưa nay chưa từng có trong một tình huống đầy éo le, ngang trái. Đặc biệt là những liệu pháp sử dụng để thể hiện ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù.
Bức cảnh ấy tuy chỉ được sử dụng hai màu sắc tương phản đối lập nhau của ánh sáng và bóng tối, nhưng khung cảnh ấy không nhạt nhòa mà càng thêm nổi bật và khắc sâu vào lòng người. Ánh sáng đến từ thiên lương chính là ánh sáng rực rỡ nhất, cũng chính là ánh sáng của sự giao hòa giữa cái đẹp và cái thiện. Thông điệp ấy đến giờ phút này tuy trải qua bao thay đổi của thời gian nhưng vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Khác với ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù, tác phẩm Hai đứa trẻ được nhà văn thể hiện điều này một cách rất khác biệt. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được nhà văn Thạch Lam sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật của tác phẩm.
Bóng tối trong không gian của phố huyệnBối cảnh là không gian phố huyện buồn tẻ với thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, hay “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Khung cảnh phố huyện của tác phẩm là trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây.
Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trên bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, những con người ở đây hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Họ như chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái “ao đời bằng phẳng” hàng ngày họ nếm trải.
Ánh sáng trong Hai đứa trẻ thể hiện ở thiên nhiên và ước mơ của họÁnh sáng trong Hai đứa trẻ còn thể hiện từ ngọn đèn của chị Tí, khe ánh sáng từ một vài cửa hàng còn thức hay một chấm lửa ở phía huyện, ánh sáng đèn lồng của những người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ về…
So sánh ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻNhìn chung, cả ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm trên đều xuất hiện với một tần số lơn. Ở cả hai thiên truyện này, ánh sáng đều biểu tượng cho những điều tốt đẹp còn bóng tối biểu tượng cho hiện thực đen tối, nghiệt ngã. Bên cạnh đó, ánh sáng và bóng tối ở cả hai tác phẩm đều tồn tại trong thế giao tranh với nhau một cách gay gắt. Ngoài ra, ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ đều được xây dựng bằng bút pháp tương phản đối lập đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.
Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù vừa là ánh sáng và bóng tối của bức tranh thiên nhiên, không gian vừa là ánh sáng và bóng tối của lòng người. Bóng tối bao trùm khắp không gian ấy mang tính biểu tượng cho hiện thực đen tối của buồng giam nói riêng và của xã hội ngột ngạt hiện tại nói chung.
Trong bóng tối bao trùm ấy, ánh sáng vẫn le lói xuất hiện đến cuối cùng bùng cháy mãnh liệt dữ dội soi sáng cả lòng người. Cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối cũng chính là ánh sáng giữa thiện và ác. Đó là một cuộc chiến dai dẳng, khốc nghiệt. Cái đẹp tuy mỏng manh nhưng có thể hồi sinh ở bất cứ đâu, ở bất cứ ai. Cái đẹp khởi phát từ lòng người và sẽ đi đến lòng người.
Còn ở tác phẩm Hai đứa trẻ, ánh sáng lại nhỏ bé, yếu ớt còn bóng tối bao trùm, chiếm ưu thế. Thông điệp mà nhà văn Thạch Lam muốn gửi gắm đến bạn đọc là hãy thay đổi hiện thực để con người có thể sống trọn vẹn với ước mơ hi vọng của mình. Nhà văn Thạch Lam đã miêu tả ánh sáng cũng như bóng tối bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ và giàu nhạc điệu hình ảnh.
Khi phân tích ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ, ta thấy có những điểm tương đồng là do cả Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều là những nhà văn lãng mạn, cùng sống trong hiện thực tăm tối trước 1945. Và điểm khác biệt là bởi yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và cũng bởi phong cách sáng tác riêng của mỗi nhà văn
: Cả hai tác phẩm hai tác giả khác nhau sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối mang lại cho người đọc những liên tưởng và ý nghĩa khác nhau. Mỗi tác phẩm mang tới cho người đọc những ý nghĩa riêng biệt tuy nhiên cũng không thể phủ nhận chính nghệ thuật này góp phần vào sự thành công của hai thiên truyện.
Tìm hiểu dàn ý ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ Mở bài ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và Thạch Lam cùng phong cách sáng tác của mỗi nhà văn.
Đề cập hình ảnh ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm này là chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa.
Thân bài ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ
Đôi nét về các tác giả và hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
Khái quát về ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
So sánh ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
Điểm tương đồng ở ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
Điểm khác biệt ở ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
Lý giải sự tương đồng khác biệt ở ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.
Kết bài ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ
Khái quát ý nghĩa và giá trị của hai tác phẩm trên.
Khẳng định chi tiết ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ góp phần giúp nhà văn thể hiện nội dung sâu sắc của tác phẩm.
Please follow and like us:
Bóng Đổ Trong Photoshop – Hướng Dẫn Tạo Bóng Đổ Trong Ps
Bóng đổ trong photoshop – Hướng dẫn cách đổ bóng cho đối tượng trong photoshop chi tiết bằng hiệu ứng transform và blur, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chỉ với một vài thao tác bạn có thể biết những bức ảnh ghép trở nên thật hơn một cách bất ngờ.
1. Bóng đổ trong photoshop
Trong bài học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tạo bóng đổ bằng drop shadow trong photoshop. Tuy nhiên phương pháp này có những hạn chế nhất định khi áp dụng. Đặc biệt là việc tạo ra bóng đổ với hình dáng, độ mờ trong quá trình cắt ghép hình ảnh.
Có những trường hợp bạn cần tạo bóng đổ dạng gương, hay còn gọi là bóng đổ phản chiếu. Lúc này Drop shadow không thể đáp ứng được. Chính vì vậy trong bài học ngày hôm nay tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về phương pháp tạo bóng đổ trong photoshop.
2. Cách đổ bóng vật thể trong photoshop.
2.1 Tạo bóng đổ truyền thống.
Bóng đổ truyền thống là bóng đổ khi có ánh sáng chiếu vào vật thể và tạo ra vệt bóng. Bóng đổ được cấu thành từ 5 yếu tố chính: Cường độ sáng, hướng bóng đổ, độ mờ bóng đổ, độ nhoè và màu sắc của bóng đổ.
Dựa vào các yếu tố trên, để tạo bóng đổ trong photoshop bạn sẽ sử dụng chính vật thể cần tạo bóng; xử lý và biến nó thành bóng đổ. Cụ thể các bước như sau:
Bước 2: Nhân đôi layer (CTRL+J) chứa đối tượng cần đổ bóng.
Bước 5: Ấn tổ hợp phím Ctrl+T (chọn free transform). Sử dụng free transform trong photoshop co kéo và điều chỉnh để có hướng, và độ dài bóng đổ phù hợp với bối cảnh.
Bước 7: Làm mờ bóng đổ trong Ps bằng cách giảm Opacity của layer. Sao cho bóng đổ có độ mờ bằng với bối cảnh.
2.2 Tạo bóng đổ phản chiếu.
Khi bạn có các phần nền là gương, mặt nước, kính, hay đơn giản là gạch men. Lúc này ngoài bóng đổ truyền thống, bạn còn có thêm phần ảnh của đối tượng in lên nền. Loại ảnh phải chiếu này gọi là bóng đổ phản chiếu, hay bóng đổ dạng gương của đối tượng. Để làm được điều này bạn thực hiện như sau:
3. Kết luận.
Như vậy Tự Học Đồ Hoạ vừa cùng các bạn tìm hiểu về tạo bóng đổ cho đối tượng trong photoshop. Với những trường hợp khác nhau bạn có thể ứng dụng cho những trường hợp khác nhau. Mong rằng với những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp bạn được phần nào trong quá trình học tập và làm việc của mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Ánh Sáng Và Bóng Đổ Để Tạo Hiệu Ứng Chữ Ấn Tượng trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!