Bạn đang xem bài viết Soạn Văn Lớp 6 Bài Cô Tô Ngắn Gọn Hay Nhất được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Soạn văn lớp 6 bài Cô Tô ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài. Câu 3(trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp.
Soạn văn lớp 6 trang 97 bài Thứ Tự Kể Trong Văn Tự Sự Soạn văn lớp 6 trang 108 bài Danh Từ
Soạn văn lớp 6 trang 91 tập 2 bài Cô Tô ngắn gọn hay nhất
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu hỏi bài Cô Tô lớp 6 tập 2 trang 91
Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn Cô Tô có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung cùa mỗi đoạn là gì?
Câu 3(trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài.
Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ở đây.
Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Cô Tô
Trả lời câu 1 soạn văn bài Cô Tô trang 91
Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn: – Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua – Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh…): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh – Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô
Trả lời câu 2 soạn văn bài Cô Tô trang 91
Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:
+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa
+ Cây thêm xanh mượt
+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn
+ Cát lại vàng giòn hơn
+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi
– Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn
– Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi
→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng
Trả lời câu 3 soạn văn bài Cô Tô trang 91
Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
+ Mặt trời nhú lên dần dần
+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+ Qủa trứng hồng hào… nước biển ửng hồng
+ Y như một mâm lễ phẩm
– Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.
→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Cô Tô trang 91
Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:
– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…
– Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.
→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Cô Tô lớp 6 tập 2 trang 91
Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 91
Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc:
Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc… Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.
Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 2, giải ngữ văn lớp 6 tập 2, soạn văn lớp 6 bài Cô Tô ngắn gọn, soạn văn lớp 6 bài Cô Tô siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 8 Bài Cô Bé Bán Diêm Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 8 bài Cô bé bán diêm ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Trong phần đầu, nhà văn đã tạo dựng hoàn cảnh (gia đình, cuộc sống) và bối cảnh (thời gian, không gian) của em bé bán diêm như thê nào? Những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) ở đây được thế hiện ra sao và nhằm mục đích nghệ thuật cụ thể gì?
Soạn văn lớp 8 bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Soạn văn lớp 8 bài Tóm tắt văn bản tự sự
Soạn văn lớp 8 trang 68 tập 1 bài Cô bé bán diêm ngắn gọn hay nhất
Câu hỏi bài Cô bé bán diêm tập 1 trang 68
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hãy xác định ba phần (chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc từng phần) của bài này nếu lấy việc em bé quẹt từng que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu đế có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trong phần đầu, nhà văn đã tạo dựng hoàn cảnh (gia đình, cuộc sống) và bối cảnh (thời gian, không gian) của em bé bán diêm như thê nào? Những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) ở đây được thế hiện ra sao và nhằm mục đích nghệ thuật cụ thể gì?
Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lí không? Vì sao? Trong các mộng tưởng ấy, diều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là tưởng tượng?
Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hãy phát biếu những cảm nghĩ của mình về truyện “Cô bé bán diêm” (trích), nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.
Sách giải soạn văn lớp 8 bài Cô bé bán diêm
Trả lời câu 1 soạn văn bài Cô bé bán diêm trang 68
Văn bản chia làm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu … cứng đờ ra) Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
– Phần 2 ( tiếp … chầu Thượng đế) những lần quẹt diêm của em bé
– Phần 3 (còn lại): Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.
Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.
+ Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.
+ Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu
+ lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Cô bé bán diêm trang 68
– Gia cảnh của cô bé bán diêm:
+ Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất
+ Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà
– Hình ảnh cô bé bán diêm:
+ Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường
+ Cả ngày không bán được bao diêm nào
– Thời gian: đêm giao thừa
– Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn
+ trong phố sực nức mùi ngỗng quay
– Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:
Trả lời câu 3 soạn văn bài Cô bé bán diêm trang 68
– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:
+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay
+ Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el
+ Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu
+ Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn
– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông
– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà
Trả lời câu 4 soạn văn bài Cô bé bán diêm trang 68
Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:
– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:
+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần
+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.
– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:
+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình
+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em
– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường
Đoạn kết truyện:
– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.
– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.
– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)
Tags: soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 8 tập 1, giải ngữ văn lớp 8 tập 1, soạn văn lớp 8 bài Cô bé bán diêm ngắn gọn , soạn văn lớp 8 bài Cô bé bán diêm siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 6 Bài Lao Xao Ngắn Gọn Hay Nhất
Soạn văn lớp 6 bài Lao xao ng ắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể: a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ ở điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính). b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
Soạn văn lớp 6 trang 113 tập 2 bài Lao xao ngắn gọn hay nhất
Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu hỏi bài Lao xao lớp 6 tập 2 trang 113
Đọc bài văn Lao xao (Duy Khán) và trả lời các câu hỏi:
a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.
b) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?
Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.
Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể:
a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ ở điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính).
b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.
Câu 4 (trang 113 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?
Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Lao xao
Trả lời câu 1 soạn văn bài Lao xao trang 113
Trình tự kể tả các loài chim được nói đến:
– Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú
– Chim ngói, nhạn, bìm bịp
– Diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.
– Trong bài, tác giả nhắc tới rất nhiều loài chim ở làng quê song không phải tả một cách ngẫu nhiên hay lộn xộn. Việc lựa chọn sắp xếp thứ tự tả có trình tự rõ rệt theo từng nhóm gần nhau:
+ Lý giải việc các loài chim có họ với nhau.
+ Tiếp đó là chim ngói, nhạn, bìm bịp giống bước trung gian.
+ Sau cùng là những loài chim ác.
– Cách dẫn dắt truyện tự nhiên, từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em đến chuyện các loài chim.
+ Mở đầu bằng tiếng kêu của bồ các để dẫn dắt lời kể, tiếp đó vận dụng cấu trúc đồng dao dân ca để phát triển mạch kể theo cấu trúc dân ca đồng dao để phát triển mạch kể.
Trả lời câu 2 soạn văn bài Lao xao trang 113
Tác giả tập trung vào những yếu tố nổi trội riêng của từng loài (tiếng kêu, cách bay, thói quen, hình dáng…) tạo nên sự phong phú, đa dạng.
– Chim bồ các kêu “váng” lên
– Cậu sáo sậu, sáo đen đậu lên cả lưng trâu mà hót mừng được mùa.
– Chim ngói sạt qua.
– Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc, chéc”
– Bìm bịp “suốt đêm ngày rúc rích trong bụi cây.
– Diều hâu bay cao, mũi khoằm, đánh hơi tinh.
– Chèo bẻo “những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến.
– Qụa lia lia láu láu…
→ Loài chim hiền được miêu tả bằng tiếng kêu và tiếng hót, loài trung gian được qua miêu tả màu sắc và tiếng kêu, loài chim ác qua miêu tả hoạt động bắt mồi và cách sinh tồn.
b, Tác giả kết hợp giữa tả và kể khá nhuần nhuyễn, tuần tự.
– Sự kết hợp giữa kể, tả trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài:
+ Việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo.
+ Tranh mồi giữa chèo bẻo và chim cắt.
c, Tác giả kết hợp kể, tả về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát tinh tế , vừa thay đổi được giọng văn mềm mại uyển chuyển.
– Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, nhấn mạnh vào đặc điểm riêng biệt của loài chim như một xã hội loài người có hiền, dữ, mâu thuẫn được giải quyết bằng bạo lực…
→ Tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa tác giả với thiên nhiên.
Trả lời câu 3 soạn văn bài Lao xao trang 113
Chất liệu văn hóa dân gian.
Trong bài văn tác giả sử dụng một số chất liệu văn hóa dân gian:
– Bồ các là bác chim ri, chim ri là rì sáo sậu…. tu hú là chú bồ các
– Dây mơ, rễ má
– Kẻ cắp gặp bà già
– Sự tích chim bìm bịp
→ Cách sử dụng chất liệu dân gian nói trên làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể gần gũi mà sinh động với con người.
Tuy nhiên cách nhận định, đánh giá trên mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Lao xao trang 113
– Bài văn đem đến những thông tin thú vị về các loài chim, từ tập tính, hình dáng cho tới thói quen bắt mồi…
– Giúp ta thêm hiểu, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương.
Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Lao xao lớp 6 tập 2 trang 114
Nội dung: Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Phần Luyện Tập
Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 114
Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
Cần triển khái các ý sau:
– Loài chim mà em định miêu tả là gì?
– Nó có nhiều ở quê em không? Nó thường xuất hiện vào mùa nào?
– Miêu tả vẻ bên ngoài của loài chim ấy.
– Thói quen của loài chim ấy là gì?
– Sự xuất hiện của loài chim đó gợi cho em sự thích thú ra sao?
Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 2, giải ngữ văn lớp 6 tập 2, soạn văn lớp 6 bài Lao xao ngắn gọn, soạn văn lớp 6 bài Lao xao siêu ngắn
Soạn Văn Lớp 6 Bài Danh Từ Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất
Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Soạn văn lớp 6 bài Sự Tích Hồ Gươm
Soạn văn lớp 6 bài Danh Từ ngắn gọn hay & đúng nhất
Câu hỏi bài Danh Từ lớp 6 tập 1 trang 86
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con […]. (Em bé thông minh)
Câu 2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
Câu 3. Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn.
Câu 4. Danh từ biểu thị những gì?
Câu 5. Đặt câu với các danh từ em mới tìm được.
Sách giải soạn văn lớp 6 bài Danh Từ
Trả lời câu 1 soạn văn bài Danh Từ trang 86
Trong cụm từ in đậm: ba con trâu có các danh từ: con trâu
Trả lời câu 2 soạn văn bài Danh Từ trang 86
Xung quanh những danh từ trong cụm danh từ nói trên có:
– Số từ: ba
– Danh từ chính: con trâu
– Đại từ phiếm chỉ: ấy
Trả lời câu 3 soạn văn bài Danh Từ trang 86
Các danh từ khác: vua, làng, gạo nếp, trâu đực, con, thúng.
Trả lời câu 4 soạn văn bài Danh Từ trang 86
Danh từ biểu thị sự vật, người, khái niệm…
Trả lời câu 5 soạn văn bài Danh Từ trang 86
Đặt câu
– Làng tôi mang vẻ đẹp của vùng quê miền biển.
– Trâu là loài vật hiền lành, chăm chỉ.
Câu hỏi phần Danh từ chỉ đơn vị
– ba con trâu
– ba thúng gạo
– sáu tạ thóc.
Câu 2. Thử thay thế các danh từ in đậm đó bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi? Vì sao?
Câu 3. Vì sao có thể nói “Nhà có ba thúng gạo rất đầy” nhưng không thể nói “Nhà có sáu tạ thóc rất nặng”?
Trả lời câu hỏi bài Danh từ chỉ đơn vị
Trả lời câu 1 phần Danh từ chỉ đơn vị
Các danh từ in đậm chỉ đơn vị để tính đếm người, vật. Còn các danh từ đứng sau (trâu, quan, gạo, thóc) chỉ sự vật.
Trả lời câu 2 phần Danh từ chỉ đơn vị
Khi thay một từ chỉ đơn vị quy ước bằng một từ khác (ví dụ: thay thúng bằng rá, thay tạ bằng cân) thì đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi theo. Còn khi thay một từ chỉ đơn vị tự nhiên (ví dụ: thay con bằng chú, thay viên bằng ông), đơn vị tính đếm, đo lường không hề thay đổi.
Trả lời câu 3 phần Danh từ chỉ đơn vị
Có thể nói: Ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước chừng, không chính xác nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng.
– Không thể nói: Sáu tạ gạo rất nặng vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể, nếu thêm các từ nặng hay nhẹ đều thừa.
Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.
Liệt kê các loại từ:
a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người.
Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật.
Liệt kê các danh từ:
a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác
Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
b. Chỉ đơn bị quy ước ước chừng.
Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn trích từ truyện Cây bút thần từ đầu đến dày đặc các hình vẽ.
Trả lời câu hỏi bài Luyện Tập
Trả lời câu 1 phần Luyện Tập
– Những danh từ chỉ sự vật: sách, vở, nhà, cửa, xe, quần, áo, ruộng, vườn, mặt trăng, mặt trời…
– Những danh từ chỉ khái niệm: tư tưởng, ý nghĩa, chất lỏng
Đặt câu:
– Mặt trời trên biển lung linh như bữa tiệc của tự nhiên ban cho con người.
Trả lời câu 2 phần Luyện Tập
– Các danh từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, vị, cô, anh, chị, ngài, viên, thằng, viên…
– Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, bức, tấm, pho, tờ, quyển…
Trả lời câu 3 phần Luyện Tập
a, Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, lít, ki-lô-gam, tạ, tấn, yến, cân, gam, lạng, héc-ta…
b, Chỉ những quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn, cây, que, bó, quãng…
Trả lời câu 5 phần Luyện Tập
– Danh từ chỉ đơn vị: que, con, hình, đỉnh…
– Danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, củi, cỏ, bút, sông, chim, tôm, cá…
Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Danh Từ ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Danh Từ siêu ngắn
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn Lớp 6 Bài Cô Tô Ngắn Gọn Hay Nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!