Xu Hướng 6/2023 # Soạn Văn 9 (Ngắn Nhất) # Top 13 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Văn 9 (Ngắn Nhất) # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Văn 9 (Ngắn Nhất) được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu về Soạn Văn 9 (ngắn nhất)

Phong cách Hồ Chí Minh – Soạn Văn 9 (ngắn nhất) Các phương châm hội thoại Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhĐấu tranh cho một thế giới hòa bình – G.G.Mác-két Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minhTuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Xưng hô trong hội thoạiViết bài tập làm văn số 1: Văn thuyết minh Chuyện người con gái Nam Xương Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Sự phát triển của từ vựng Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn) Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Truyện Kiều của Nguyễn Du Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều) Thuật ngữ Miêu tả trong văn bản tự sự Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) Trau dồi vốn từ Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều) Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Chương trình địa phương (phần văn) Tổng kết về từ vựng Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính Kiểm tra truyện trung đại Tổng kết về từ vựng (tiếp) Nghị luận trong văn bản tự sự Đoàn thuyền đánh cá Bếp lửa Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Tập làm thơ tám chữ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ánh trăng Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Làng (trích) Chương trình địa phương phần tiếng việt Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Luyện nói : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Lặng lẽ Sa Pa Ôn tập phần Tiếng Việt Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự Người kể trong văn bản tự sự Chiếc lược ngà Kiểm tra thơ và truyện hiện đại Kiểm tra phần tiếng việt Ôn tập phần tập làm văn Cố hương Ôn tập làm văn (tiếp theo) Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)

Soạn văn 9 Tập 2

Bàn về đọc sách Khởi ngữ Phép phân tích và tổng hợp Luyện tập phân tích và tổng hợp Tiếng nói của văn nghệ Các thành phần biệt lập Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Viết bài tập làm văn số 5 – Văn nghị luận Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Liên kết câu và liên kết đoạn văn Con cò Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Mùa xuân nho nhỏ Viếng lăng bác Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học Sang thu Nói với con Nghĩa tường minh và hàm ý Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Mây và sóng Ôn tập về thơ Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Tổng kết phần văn bản nhật dụng Kiểm tra về thơ Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học Bến quê Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Những ngôi sao xa xôi Biên bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô) Tổng kết về ngữ pháp Luyện tập viết biên bản Hợp đồng Bố của Xi-Mông Ôn tập về truyện Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã) Kiểm tra về truyện Kiểm tra phần Tiếng Việt lớp 9 học kì 2 Luyện tập viết hợp đồng Bắc Sơn (Trích hồi bốn) Tổng kết phần văn học nước ngoài Tổng kết phần tập làm văn Tôi và chúng ta (Trích cảnh ba) Tổng kết phần văn học Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Các phương châm hội thoạiSử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhLuyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhCác phương châm hội thoại (tiếp theo)Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minhLuyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minhCác phương châm hội thoại (tiếp theo)Xưng hô trong hội thoạiChuyện người con gái Nam XươngCách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếpSự phát triển của từ vựngLuyện tập tóm tắt tác phẩm tự sựChuyện cũ trong phủ chúa TrịnhHoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn)Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)Truyện Kiều của Nguyễn DuChị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)Thuật ngữMiêu tả trong văn bản tự sựKiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)Trau dồi vốn từViết bài tập làm văn số 2: Văn tự sựThúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt NgaMiêu tả nội tâm trong văn bản tự sựLục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)Chương trình địa phương (phần văn)Tổng kết về từ vựngĐồng chíBài thơ về tiểu đội xe không kínhKiểm tra truyện trung đạiTổng kết về từ vựng (tiếp)Nghị luận trong văn bản tự sựĐoàn thuyền đánh cáBếp lửaTổng kết về từ vựng (tiếp theo)Tập làm thơ tám chữKhúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹÁnh trăngTổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luậnLàng (trích)Chương trình địa phương phần tiếng việtĐối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sựLuyện nói : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâmLặng lẽ Sa PaÔn tập phần Tiếng ViệtViết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sựNgười kể trong văn bản tự sựChiếc lược ngàKiểm tra thơ và truyện hiện đạiKiểm tra phần tiếng việtÔn tập phần tập làm vănCố hươngÔn tập làm văn (tiếp theo)Kiểm tra tổng hợp cuối học kì INhững đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)Bàn về đọc sáchKhởi ngữPhép phân tích và tổng hợpLuyện tập phân tích và tổng hợpTiếng nói của văn nghệCác thành phần biệt lậpNghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngCách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngChuẩn bị hành trang vào thế kỉ mớiCác thành phần biệt lập (tiếp theo)Viết bài tập làm văn số 5 – Văn nghị luậnNghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo líChó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-tenLiên kết câu và liên kết đoạn vănCon còLuyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn vănCách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo líMùa xuân nho nhỏViếng lăng bácNghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn họcSang thuNói với conNghĩa tường minh và hàm ýNghị luận về một đoạn thơ, bài thơCách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơMây và sóngÔn tập về thơNghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)Tổng kết phần văn bản nhật dụngKiểm tra về thơChương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II)Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn họcBến quêÔn tập tiếng việt lớp 9 học kì IILuyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơNhững ngôi sao xa xôiBiên bảnRô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)Tổng kết về ngữ phápLuyện tập viết biên bảnHợp đồngBố của Xi-MôngÔn tập về truyệnTổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)Kiểm tra về truyệnKiểm tra phần Tiếng Việt lớp 9 học kì 2Luyện tập viết hợp đồngBắc Sơn (Trích hồi bốn)Tổng kết phần văn học nước ngoàiTổng kết phần tập làm vănTôi và chúng ta (Trích cảnh ba)Tổng kết phần văn họcTổng kết phần văn học (tiếp theo)Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Soạn Văn 9 Ngắn Nhất Bài: Con Cò

Câu 1: Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?

Câu 2: Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung biến đổi như thé nào qua các đoạn thơ?

Câu 3: Trong đoạn đầu của bài thơ, những câu ca dao nào được sử dụng? Nhận xét về cách vận dụng

Câu 4: Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”

“Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

Em hiểu nhưu thế nào về những vần thơ trện?

Câu 5: Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ.Các yếu tố qqys có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm, cảm xúc của bài thơ?

Luyện tập

Câu 1: Đọc lại bài ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm ( Ngữ văn 9 tập 1, bài 12). Đối chiếu với bài con cò và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Con cò

Câu 2: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người

Câu 1: Hình ảnh con cò

Hình ảnh con cò bay lả bay la trên những ruộng lúa bao la: hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.

Hình ảnh con cò hiện lên trong lời ru: mang đến sự nhẹ nhàng, ngọt ngào của âm điệu lời ru qua đó thể hiện tình yêu và sựu che chở của người mẹ dành cho con cái.

Câu 2: Đoạn thơ chia làm ba phần

Phần 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

Phần 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

Phần 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển:

Con cò trong lời ru (phần 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (phần 2)

Con cò trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời (phần 3).

Câu 3: Những câu ca dao được sử dụng trong bài là:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng”

“Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”

“Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.”

Nhận xét cách vận dụng:

Trong hai bài ca dao trước: hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa.

Trong bài ca dao này: hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.

Câu 4: Ý nghĩa những vần thơ:

Hình ảnh cánh cò là hình ảnh tượn trưng cho mỗi câu thơ nhưng qua đó ẩn chứa là một tình yêu thương con bao la của người mẹ

Hình ảnh con cò vất vả kiếm mồi gợi lên lòng mẹ bất chấp thời gian, không gian, không quản vất vả, nguyện hi sinh hết mình vì con cái.

Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

Từng vần thơ là nỗi niềm tình cảm, là những vất vả hi sinh, tình yêu thương bao bọc che chở của người mẹ dành cho con.

Câu 5: Nhận xét về thể thơ và nhịp điệu

Về thể thơ: sử dụng thể thơ tự do, bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp âm điệu lời ru. giọng suy ngẫm, triết lý.

Về nhịp điệu, giọng điệu:giai điệu đều đều, êm ái giọng điệu suy ngẫm, triết lý làm cho việc thể hiện cảm xúc đa dạng, nhất quán và sáng tạo.

Luyện tập

Câu 1: Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái

Khác nhau:

“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc hát ru của bà mẹ tà ôi. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.

“Con cò” là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya, tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài:

Giá trị nội dung: Thông qua việc khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru để ngợi ca tình yêu thương của mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người.

Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ đậm đà chất liệu dân ca, có thể thơ tự do cảm xúc được thể hiện linh hoạt

Hình ảnh con cò gợi nhớ đến những hình ảnh rất quen thuộc của ca dao

Bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa đúc kết sâu sắc và có tính triết lí, tạo nên chiều sâu cảm xúc thơ

Câu 2: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người

Bài viết tham khảo

Đối với tôi, hạnh phúc là khi còn có mẹ ở bên. Tình mẹ, chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận được. Mẹ là người luôn bên cạnh che chở, dìu dắt cho ta qua bao ngày tháng gian nan, cực khổ. Đôi bàn tay hao gầy vì sương gió nhẹ nhàng đưa nôi và tiếng hát ngọt ngào của mẹ đưa ta vào những giấc ngủ bình yên. Lời hát ru ấy như chứa đựng bao tâm tình mẹ gửi gắm, mong con lớn khôn, mong con trở thành người có ích cho xã hội. Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn là bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:” con dù lớn vẫn là con của mẹ”. Dù vất vả đến đâu, mẹ cũng âm thầm chịu đựng, chỉ mong sao con khôn lớn trưởng thành. Sự hi sinh cao cả của những người mẹ đã khiến bao trái tim không khỏi rung cảm và xúc động. Chúng ta cần yêu thương mẹ nhiều hơn, chăm ngoan học hành để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ và đền đáp công ơn trời bể mẹ đã dành cho ta trong suốt cuộc đời này. Hãy mang đến những điều hạnh phúc nhất, tốt đẹp nhất cho người đã sinh ra ta, nuôi ta lớn khôn thành người.

Câu 1: Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò xuất hiện trong những câu hát ru. Hình ảnh con cò bay lả bay la trên những ruộng lúa bao la (người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống); Hình ảnh con cò hiện lên trong lời ru mang đến sự nhẹ nhàng, ngọt ngào của âm điệu lời ruthể hiện tình yêu và sựu che chở của người mẹ dành cho con cái.

Câu 2: Đoạn thơ chia làm ba phần với nội dung lần lượt như sau:

Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển: Con cò trong lời ru (phần 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (phần 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời (phần 3).

Câu 3: Những câu ca dao được sử dụng trong bài:

1. “Con cò bay lả bay la/ Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng”

2. “Con cò bay lả bay la/ Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”

3. “Con cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong/Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.”

Câu 5: Trong bài sử dụng thể thơ tự do, bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp âm điệu lời ru và điệu:giai điệu đều đều, êm ái giọng điệu suy ngẫm, triết lý làm cho việc thể hiện cảm xúc đa dạng, nhất quán và sáng tạo.

Luyện tập

Câu 1: Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò” đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái. “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc hát ru của bà mẹ tà ôi (tình thương con gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước), “Con cò” là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya (sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung của bài: ngợi ca tình yêu thương của mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người. Thông qua nghệ thuật:

Câu 2: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người

Bài viết tham khảo

Tình mẹ – hai tiếng thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Với mỗi người, hạnh phúc là khi còn có mẹ ở bên. Từ hình hài bé nhỏ, mẹ đã nâng niu, nuôi dưỡng và chở che cho ta qua bao ngày tháng gian nan, cực khổ. Đôi bàn tay hao gầy vì sương gió nhẹ nhàng đưa nôi và tiếng hát ngọt ngào của mẹ đưa ta vào những giấc ngủ bình yên. Lời hát ru ấy như chứa đựng bao tâm tình mẹ gửi gắm, mong con lớn khôn, mong con trở thành người có ích cho xã hội. Dù vất vả đến đâu, mẹ cũng âm thầm chịu đựng, chỉ mong sao con khôn lớn trưởng thành. Chẳng phải ngẫu nhiên mà dân gian đã lựa chọn hình ảnh “con cò” trong những câu hát khi nói về mẹ: chịu thương chịu khó, nhẫn nại, tần tảo sớm hôm, yeu thương con và sẵn sàng hi sinh tất cả vì con. Chắc hẳn mọi người chưa thể quên hình ảnh người mẹ, chị biết căn bệnh ung thư quái ác đang hành hạ mình nhưng từ chối chữa bệnh để sinh con. Và rồi, sau ca sinh ấy, chị đã ra đi mãi mãi, đổi lại cho con cuộc sống bình yên. Sự hi sinh cao cả của những người mẹ đã khiến bao trái tim không khỏi rung cảm và xúc động. Vì lẽ đó, chúng ta cần yêu thương mẹ nhiều hơn, chăm ngoan học hành để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ và đền đáp công ơn trời bể mẹ đã dành cho ta trong suốt cuộc đời này.

Câu 1: Hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru, qua đó tác giả muốn nói:

Câu 2: Hình ảnh con cò được biến đổi xuyên suốt qua 3 phần:

1. hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ

Câu 3: Các câu ca dao sử dụng trong bài:

“Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng”

“Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”

“Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.”

Câu 4: Từng vần thơ là nỗi niềm tình cảm, là những vất vả hi sinh, tình yêu thương bao bọc che chở của người mẹ dành cho con.

Câu 5: Nghệ thuật về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài như sau:

Luyện tập

Câu 1: Đối chiếu bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹvới bài con cò:

Có sự giống nhau là cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái.

Thế nhưng cách vận dụng khác nhau:

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Với nội dung ngợi ca tình yêu thương của mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người. Tác giả đã khắc họa bài thơ bằng chất liệu dân ca, có thể thơ tự do, hình ảnh con cò gợi nhớ đến những hình ảnh rất quen thuộc của ca dao và bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa đúc kết sâu sắc và có tính triết lí, tạo nên chiều sâu cảm xúc thơ.

Câu 2: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người

Bài viết tham khảo

Có biết bao nhiêu thứ tình cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô tận như tình mẹ dành cho con. Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù có thể thành công hay thất bại, dù có thể thành vĩ nhân,thành anh hùng hay chỉ là một người bình thường thì con vẫn luôn cần có mẹ nâng đỡ, yêu thương, che chở. Chẳng phải ngẫu nhiên mà dân gian đã lựa chọn hình ảnh “con cò” trong những câu hát khi nói về mẹ: chịu thương chịu khó, nhẫn nại, tần tảo sớm hôm, yeu thương con và sẵn sàng hi sinh tất cả vì con. Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và cuộc đời con người, cánh cò và tình mẹ, rõ ràng đến đây đã có sự quyện hòa, quấn quýt khó phân biệt. Cái sắc trắng phau phau của cánh cò, cái dịu dàng, êm ả của cánh cò bay lả, bay la cứ như thế dập dìu,gắn kết đi cùng con người trên mỗi bước đường lớn khôn trưởng thành. Tình mẹ – hai tiếng thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Thật hạnh phúc khi ta còn có mẹ ở bên, vì vậy hãy luôn luôn làm cho mẹ vui, đừng để người mẹ hôm nào cũng lo lắng cho ta phải bận tâm.

Soạn Văn 9 Ngắn Nhất Bài: Con Chó Bấc

Câu 1: Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây: a) Mở đầu, b) Tình cảm của Thoóc-tơn đôi với Bấc, c) Tinh cảm của Bấc đôi với chủ. Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào.

Câu 2: Cách cư xử của Thoóc-tơn dối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?

Câu 3: Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này

Câu 4: Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.

Câu 1: Đoạn trích có thể chia thành ba phần:

Đoạn 1: ” từ đầu …. mới khơi dậy lên được”: giới thiệu chung về tình yêu thương với con chó Bấc

Đoạn 2: ” tiếp theo …. hầu như biết nói đấy” : Tinh cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc

Đoạn 3: Còn lại : Tinh cảm của Bấc đối với chủ

Xét về phương diện dung lượng ấy, ta dã thấy nhà văn chủ yếu muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ trong bài văn này.

Câu 2: Cách cư xử của Thoóc-tơn dối với Bấc:

“Như thế chúng là con cái của anh vậy”

Trứớc khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc vì:

Ông muốn thể hiện Thooc- tơn là một ông chủ tuyệt vời, coi trọng tình cảm ngay cả với con vật của mình

Thoóc-tơn thực sự chăm sóc Bấc như chăm sóc một người bạn.

Câu 3: Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua khía cạnh: tình cảm.

Có lúc nó cũng sôi nổi cắn vờ Thoóc-tơn, nằm phục hàng giờ dưới chân anh.

Có những lúc nó nằm bên cạnh hoặc đằng sau mà dán mắt vào mỗi cử động nhỏ.

Ban đêm vùng dậy, nó trườn đến mép lầu đứng lắng nghe tiếng thở đều của chủ.

Có lúc, quá vui sướng, nó bật đứng thẳng lên, miệng như cười, mắt hùng hồn diễn cảm, họng rung lên những âm thanh kì lạ.

Nó không hề đòi hỏi gì ở chủ cả

Năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này:

Tuy nhà văn không nhân cách hóa Bấc, không để nó nói tiếng người, nhưng ông như thấu hiểu sâu xa thế giới tâm hồn phong phú của Bấc.

Thể hiện khả năng quan sát tinh tế của tác giả.

Câu 4: Trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc:

Tác giả không nhân hoá con chó Bấc mà miêu tả nó như nó vốn có. Qua lời của người kể chuyện, con chó Bấc dường như cũng biết suy nghĩ. Nó nghĩ, trước kia, nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu nào như vậy và nó “thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy”, “nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhủy tung ra khỏi cơ thế”,… Bấc không những chỉ biết vui mừng mà còn biết lo sợ: ” Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch” làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ, “nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó”. Bấc còn nằm mơ nữa: “Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ nó cùng bị nỗi lo sợ này ám ảnh”.

Câu 2: Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh, và đặc biệt đối với Bấc “như thế chúng là con cái của anh vậy”. Trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc là bởi vì ông muốn thể hiện Thooc- tơn là một ông chủ tuyệt vời, coi trọng tình cảm ngay cả với con vật của mình và chăm sóc một người bạn.

Câu 4: Lân-đơn miêu tả con chó Bấc bằng trí tưởng tượng tuyệt vời của mình.

Chú chó có “tâm hồn” nhân hậu rất người

Con chó Bấc dường như cũng biết suy nghĩ

Bấc không những chỉ biết vui mừng mà còn biết lo sợ:

Bấc còn nằm mơ nữa: “Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ nó cùng bị nỗi lo sợ này ám ảnh”

Câu 1: Đoạn trích có thể chia thành ba phần:

Nhà văn chủ yếu muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ trong bài văn này nếu căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần.

Câu 3: Bấc có tình cảm đặc biệt đốì với “người chủ lí tưởng của mình”. Điều đó thể hiện qua:

Tuy nhà văn không nhân cách hóa Bấc, không để nó nói tiếng người, nhưng ông như thấu hiểu sâu xa thế giới tâm hồn phong phú của Bấc.

Câu 4: Trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật qua:

– Chú cho có “tâm hồn” giống người

Soạn Văn 9 Ngắn Nhất Bài: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Câu 1: Tìm đại ý và bố cục đoạn trích

Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?

Câu 4: Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này.

Luyện tập

Câu 1: Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.

Câu 2: Sự khác biệt của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống)? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

Câu 1: Đại ý và bố cục đoạn trích:

Đoạn 1: từ đầu đến “năm Mậu Thân (1788).”: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.

Đoạn 2: “…tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…”: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh.

Đoạn 3: còn lại: Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 2: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ:

Tài dụng binh chiêu quân: cuộc hành quân thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc.

Tài năng quân sự, điều binh khiển tướng tài tình: Sáng suốt nhận định tình hình, quyết định tiến quân ra Bắc tiêu diệt giặc.

Hành động mạnh mẽ và quyết đoán: Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, đích thân cầm quân đi ngay.

Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:

Quân tướng nhà Thanh lúc ra đi thì “binh hùng tướng mạnh” sau đó “Chúng đã không còn hồn vía nào để nghĩ đến chuyện chống trả”.

Tướng Tôn Sĩ Nghị bất tài, hèn nhát nhưng lại kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ.

Vua tôi Lê Chiêu Thống Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh, tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông.

Câu 4: Nghệ thuật trần thuật của đoạn trích:

Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…

Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

Luyện tập

Câu 1: Đoạn văn tham khảo

Ngày 30 tháng tháng chạp, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Binh linh đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón xin chịu tội. Vua Quang Trung phân xử xong thì cho mở tiệc khao quân, hẹn đến ngày mồng 7 sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Vua Quang Trung cho chia quân thành 5 đạo, đúng ngày gióng trống khua chiêng lên đường ra Bắc. Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Khi đến sông Thanh Quyết, quân Thanh do thám đi từ xa thấy bóng cũng chạy nốt, vua cho người đuổi theo đến Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào chạy thoát nên quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi vẫn không hay biết gì. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung tiến đánh đồn Hà Hồi. Ông cho quân vây kín bốn xung quanh rồi bắc loa truyền gọi. Tiếng quân lính luân phiên dạ ran vang vọng khắp không gian khiến quân số của ta như có thêm hàng vạn người. Khí thế quân Tây Sơn mạnh hơn bội phần khiến cho địch rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, vũ khí bị quân ta lấy hết. Vua Quang Trung chiếm được thành Hà Hồi mà không cần phải khởi dụng binh đao. Tiến vào trận Ngọc Hồi, vua Quang Trung sai người lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất thảy được hai mươi bức rồi chọn những người lính khỏe mạnh nhất, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sát phía sau, dàn trận thành chữ nhất. Vua cưỡi voi đốc thúc sát phía sau, đến mồng 5 tháng giêng thì đến sát thành Ngọc Hồi. Quân ta khí thế ngút trời, ai nấy đều quyết tâm cao độ tiến vào trận chiến sống mái với kẻ thù. Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng. Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra, nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào. Nhân có gió bắc, quân Thanh đã dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách trong gang tấc không nhìn thấy gì hòng làm quân ta rối loạn, mất tinh thần. Nhưng đúng lúc ấy, trời lại nổi gió nam, thánh ra quân Thanh lại lãnh đủ, tự làm hại mình. Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung, gấp rút tiến quân, vừa che chắn, vừa xông thẳng lên phía trước. Khi hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, cầm dao ngắn xông lên chém bừa, những bính linh theo sát phía sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Tiếng gươm giáo va nhau, tiếng người vang đội, tiếng hò hét vang trời. Vua Quang Trung sừng sững ngồi trên voi chỉ huy trận đánh, tiếng vua vang rền như tiếng sấm khiến cho quân ta càng thêm vững vàng, xông tới mà đánh. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đống, mái chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:

Nội dung:

Lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh.

Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Nghệ thuật:

Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.

Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi.

Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập.

Miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một cách cụ thể.

Câu 2:

Câu 1: Bố cục đoạn trích được chia làm 3 phần: “từ đầu đến “năm Mậu Thân (1788).” (Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc); “…tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…” (cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh) và đoạn còn lại (Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống)

Câu 2: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ: “cuộc hành quân thần tốc”, ” Sáng suốt nhận định tình hình, quyết định tiến quân ra Bắc”, “lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc”

Câu 3: Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống và sự bại của quân tướng nhà Thanh là lúc ra đi thì “binh hùng tướng mạnh”, “không còn hồn vía nào để nghĩ đến chuyện chông trả” (Tướng nhà Thanh) và Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông (Vua Lê Chiêu Thống).

Câu 4: Tác giả thuật lại một cách rất chân thực sâu sắc cho người đọc thấy được như mình đang ở trong cuộc chiến đó, trong niêm vui chiến thắng và cũng cho thấy được nỗi căm phẫn khi đất nước rơi vào tay những kẻ bất đức qua “Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống”.

Luyện tập

Câu 1: Các ý chính tham khảo

Ngày 30 tháng tháng chạp, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân

Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón xin chịu tội. Vua Quang Trung phân xử xong thì cho mở tiệc khao quân, hẹn đến ngày mồng 7 sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng chiến thắng.

Chia quân thành 5 đạo, đúng ngày gióng trống khua chiêng lên đường ra Bắc.

Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước

Khi đến sông Thanh Quyết, quân Thanh do thám đi từ xa thấy bóng cũng chạy nốt, vua cho người đuổi theo đến Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào chạy thoát nên quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi vẫn không hay biết gì.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung tiến đánh đồn Hà Hồi. Ông cho quân vây kín bốn xung quanh rồi bắc loa truyền gọi.

Đến mồng 5 tháng giêng thì đến sát thành Ngọc Hồi. Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng. Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra, nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào.

Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung, gấp rút tiến quân, vừa che chắn, vừa xông thẳng lên phía trước.

Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đống, mái chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung: lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Nghệ thuật: Kể chuyện xen kẽ miêu tả, Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi, kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, miêu tả hành động, lời nói của nhân vật.

Câu 2: Tuy cùng miêu tả cuộc tháo chạy, các chi tiết đều là tả thực nhưng âm hưởng khác nhau, cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh nhanh, mạnh, hối hả (hả hê, sung sướng), vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi (ngậm ngùi, chua xót)

Câu 1: Bố cục 3 phần:

1. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc (từ đầu đến “năm Mậu Thân (1788)”)

2. Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh (“…tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…”)

3. Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống

Câu 2: Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hình ảnh người anh hùng vừa có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén có tài dùng binh như thần, là một người đóng góp công lao vô cùng to lớn cho đất nước.

Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân cho thấy sự thất bại, bất tài, hèn nhát cùng tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống khi phải cướp cả thuyền của dân mà qua sông, tháo chạy thục mạng.

Luyện tập

Câu 1: Bài văn tham khảo

Sau khi nghe tin xong thì tức giận lắm, ông giận đến nỗi mắt ông có thể đốt cháy mọi vật. Ông họp các tướng sĩ lại và tự mình thân chinh đi đánh giặc. Ngày 30 tháng tháng chạp, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Quang Trung hạ lệnh xuất quân, tự mình đốc suất binh lính. Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián tiêu diệt toàn bộ quân địch, không để cho tên nào chạy thoát nên những đạo quân Thanh đóng ở Thăng Long và Ngọc Hồi không hay biết gì. Nửa đêm ngày mồng 3 Tết, sau khi đi được hai ngày ba đêm thì đã tới làng Ngọc Hồi. Mờ sáng ngày mồng 5, quân ta tiến sát đến Hà Hồi. Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng hai mươi vạn quân tinh nhuệ . Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng. Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra, nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào.

Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung, gấp rút tiến quân, vừa che chắn, vừa xông thẳng lên phía trước. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đống, mái chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành. Tôn Sĩ Nghị nghe tin cấp báo thì bàng hoàng mất vía, thật là tướng từ trên trời rơi xuống, quân chui dưới đất lên. Sợ mất mặt, Tôn Sĩ Nghị vội vã bỏ trốn quân sĩ nghe tin thì hoảng hốt tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống nước mà chết. Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung và nghệ thuật

Câu 2: Tác giả là những cựu thần của nhà Lê, trước sự sụp đổ của một vương triều mình từng phụng thờ nay đã sụp đổ, dù biết đây là kết cục không thể tránh khỏi nhưng cũng không tránh khỏi sự mủi lòng, thương cảm. Vì vậy đã miêu tả cuộc tháo chạy khác nhau:

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn 9 (Ngắn Nhất) trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!