Xu Hướng 5/2023 # Soạn Văn 9 Bài Làng Vnen # Top 8 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Soạn Văn 9 Bài Làng Vnen # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Văn 9 Bài Làng Vnen được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

A. Hoạt động khởi động

(Học sinh tự nghiên cứu)

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản “Làng”

2. Tìm hiểu văn bản

a) Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào? Việc tạo tình huống truyện nhằm mục đích gì?

Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã đẩy nhân vật vào một tình huống truyện đầy bất ngờ, éo le và gay gắt: ông Hai là một người rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Ấy vậy mà ông lại nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo giặc, lập tề từ miệng của những người dân tản cư.

Tình huống truyện đầy gay cấn này giúp tạo nên một nút thắt cho câu chuyện. Qua đó tạo điều kiện để diễn biến tâm lí gay gắt, những mâu thuẫn giằng xé trong nhân vật ông Hai, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở ông.

b. Hoàn thành bảng sau (vào vở) để thấy được diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến lúc kết thúc truyện

Trước khi nghe tin xấu về làng

Ông lão nhớ làng da diết, muốn trở về làng, cùng anh em trong làng tham gia kháng chiến.

Ông mong trời nắng cho Tây nó chết.

Ông luôn quan tâm đến tình hình chiến sự, đến các tin chiến thắng của quân ta.

Ông Hai lúc này đang trong tâm trạng vô cùng vui sướng, náo nức, vui mừng và tự hào trước thành quả cách mạng của quân ta: “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”.

Khi nghe tin làng theo Tây

Ban đầu

Những ngày sau đó

Khi nói chuyện với con

Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin.

Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”.

Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”

Liệu có thật không hả bác, hay chỉ lại…

Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ dúng hắt hủi đấy ư…”.

Ông Hai sững sờ, bàng hoàng, xấu hổ, uất ức: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

Đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy

Suốt mấy ngày ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà và nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

Ông băn khoăn không biết có nên tin hay không vì ở làng ông ” họ toàn là những người có tinh thần cả mà …”. Song chứng cứ như vậy thì sai làm sao được nên ông phải tin.

Mụ chủ nhà biết chuyện và có ý đuổi khéo gia đình ông đi

Ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng ngay lập tức ông đã gạt phắt ý nghĩ đấy đi.

“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cũng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.

Ông bế tắc và tuyệt vọng khi nghĩ về tương lai của mình và gia đình.

Trong lúc đau khổ, tuyệt vọng, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ.

Thế nhà con ở đâu?

Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Trong tâm trạng đầy đau khổ và bế tắc, những lời trò chuyện giúp ông vợi bớt đi nỗi dằn vặt về quyết định của mình.

Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”.

Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…cải chính cái tin làng Chợ Dầu em Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!

Vui mừng, phấn khỏi và hạnh phúc tột cùng.

c) Em hãy đọc lại đoạn ông hai trò chuyện với đứa con út từ “Ông lão ôm thằng con út lên lòng” đến “cũng vợi đi được đôi phần” và tìm những chi tiết thể hiện xung đột nội tâm của nhân vật ông Hai. Qua cách ông Hai suy nghĩ về tình yêu làng quê và lòng yêu nước, em có nhận xét gì về người nông dân này?

Những chi tiết thể hiện xung đột nội tâm của nhân vật ông Hai:

“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

“Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.”

Qua cách ông Hai suy nghĩ về tình yêu làng quê và lòng yêu nước, ta có thể thấy trong người nông dân này đã mang một nét đẹp mang tinh thần thời đại. Tình yêu làng quê, quê hương được mở rộng và thống nhất với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến, trung thành với cách mạng, với cụ Hồ. Đây là một nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng lúc bấy giờ. Có thể nói, nhân vật ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

A: Cái hay của truyện được tạo nên từ việc tạo dựng tình huống truyện đặc sắc.

B: Cách miêu tả tâm lí nhân vật mới là thành công của truyện.

Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Lí giải ý kiến của em.

3. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện qua lại?

Trong ba câu đầu đoạn trích là hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau.

Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người.

Những dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện qua lại:

Ở mỗi lượt lời (trao và đáp) đều được đánh dấu gạch đầu dòng.

Có hai lượt lời qua lại, hỏi và đáp, nội dung trong câu nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.

b) Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Em hãy tìm dẫn chứng?

Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai tự nói với chính mình.

Trong đoạn trích này còn có câu độc thoại tương tự: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.

c) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc kể lại diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp lại họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những biểu hiện tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu truyện ngắn “Làng”

Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật?

Đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:

“Ông Hai cúi gằm xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm để nhân vật ông Hai chất vất chính mình, diễn tả những day dứt, xót xa, tủi nhục của nhân vật. Ông cảm thấy xấu hổ, niềm tin như bị đổ vỡ, ngôi làng mà ông coi là niềm tự hào nay lại bán nước theo giặc. Ông nhìn sang lũ con mà tủi thân, trào nước mắt. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc. Sự kiện này đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.

2. Chương trình địa phương

Tìm hiểu về phương ngữ

a) Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào?

Bài làm:

c) Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn trích có tác dụng gì?

Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn trích ” Mẹ Suốt” phát huy tác dụng nhằm khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

d) Hãy tìm một số phương ngữ mà em biết.

Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:

Phương ngữ bắc (Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…

Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…

Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…

3. Luyện tập về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

– Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

– Thầy nó ngủ rồi à?

– Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

– Tôi thấy người ta đồn…

Ông lão gắt lên:

– Biết rồi!

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt…

(Kim Lân, Làng)

4. Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

– Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với người thân của mình.

– Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một ngươi bạn rất tốt.

– Dựa vào nội dung truyện ngắn Làng, hãy đóng vai ông hai kể lại câu chuyện khi nghe tin làng theo Tây và bày tỏ thái độ của ông với làng quê, đất nước và cuộc kháng chiến.

– Sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.

– Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà em sẽ trình bày

– Luyện tập nói ở nhà, hình dung trước: mở đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc như thế nào?

Đề 1:

A. Mở bài: (dạng nêu kết quả trước)

Giới thiệu hoàn cảnh sau khi xảy ra chuyện kết hợp tả chút về cảnh(hè oi ả/ đông lành lạnh/ những cơn gió lướt qua…; cỏ cây hoa lá, cảnh vật…)

Nêu một chút về tâm trạng ở phần mở đầu sẽ ấn tượng hơn (tôi buồn, ân hận, day dứt…)

Nêu sự việc có lỗi với người thân của mình ( tại sao tôi có thể…; nói lên là người thân thế nào, tốt ra sao… để nêu bật sự hối hận)…

Giới thệu hoàn cảnh xảy ra chuyện có lỗi với người thân mình(lúc ấy làm sao, giới thiệu như trên nhưng hai phần phải có sự khác biệt trong cả cách tả, kể cũng như tính chất của hoàn cảnh.

Diễn biến của câu chuyện (tại sao lại như thế, dần dần kể lại câu chuyện đó với thái độ ân hận, buồn…)

Kết quả là người ấy giận hay im lặng (nên chọn im lặng để bộc lộ nội tâm), bản thân bạn đã xử sự ntn…

Bộc lộ nội tâm xen trong phần kể chuyện (thái độ ân hận…)

C. Kết bài: Nêu ra (khẳng định lại) là bạn ân hận ra sao, kết quả là bây giờ tình bạn đó ra sao, điều đó để lại cho bạn suy nghĩ thế nào về người thân, về bản thân, kinh nghiêm, bài học rút ra…

Đề 2:

A. Mở bài: Giới thiệu buổi sinh hoạt lớp sẽ kể

B. Thân bài: Kể lại diễn biến buổi sinh hoạt

Không khí buổi sinh hoạt

Nội dung sinh hoạt

Cô giáo chủ nhiệm sơ kết hoạt động tuần qua, phổ biến kế hoạch tuần tới và kiện toàn lại tổ chức lớp, Nam được cô giáo cử làm lớp trưởng.

Ý kiến phát biểu: có ý kiến cho rằng Nam không tốt :ích kỉ, trầm lặng…

Ý kiến phát biểu của em về bạn Nam: dùng lí lẽ,dẫn chứng khẳng định, thuyết phục mọi người Nam là người tốt.

Thái độ và suy nghĩ của các bạn sau lời phát biểu của em.

Rút ra bài học về cách nhìn nhận, đánh giá một con người.

D. Hoạt động vận dụng

1. Trao đổi với bạn bè trong lớp về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, phát huy lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất.

(Học sinh tự thực hành tại lớp)

Bài viết tham khảo

Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự. Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:

– Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

– Ừ, không có gì đâu.

Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăm tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

– Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm và giới thiệu với các bạn trong lớp 1-2 truyện ngắn hoặc bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước.

2. Sưu tầm và trao đổi với cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình về một số phương ngữ nơi em sinh sống.

( Học sinh tự nghiên cứu)

Những bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước:

……………………………………………………………..

Soạn Bài Làng Ngữ Văn 9 Siêu Ngắn

Truyện “Làng” đã xây dựng được môt tình huống truyện độc đáo làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu quê mình theo giặc đúng lúc đnag nghe được tin quân ta thắng trận.

Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

– Khi nghe tin đột ngột làng chợ Dầu theo giặc: “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như không thở được, một lúc sau ông mới hỏi lại giọng lạc hẳn đi nhưng ông chưa tin, đến khi những người tản cư kể rành rọt quá, ông không thể không tin” Khi về nhà: “mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra, đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội”; suốt ngày ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, chỉ quanh quẩn để nghe ngóng tình hình bên ngoài, có đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ, lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý mình. Khi đi nghe tin cái chính làng chợ Dầu không theo giặc: ông Hai “bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”. Ông mua bánh chia cho các con, lại đi khắp nơi khóc về làng ông như xưa nhưng bây giờ, trong câu chuyện của ông có thêm cái tin Tây đốt làng ông, đốt cả nhà ông nữa.

– Ông nói chuyện với đứa con của mình như vậy là bởi vì không biết phải tự giãi bày, tự minh phân trần lòng mình với ai nên ông nói chuyện với đứa con nhỏ.

– Qua lời trò chuyện của ông Hai với con:

+ Ông Hai rất yêu làng của mình (Việc nhắc con nhớ về làng mình) nhưng là làng Chợ Dầu trước đây, làng kháng chiến.

+ Ông Hai cũng rất yêu đất nước, lòng chung thành một lòng với kháng chiến, với cách mang, với Bác Hồ.

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai:

– Nghệ thuật miêu tả cụ thể gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

– Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong đề bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

– Có thể chọn những đoạn tả ông Hai vừa nghe tin làng mình theo giặc, đoạn ông Hai ở lì trong buồng vừa lo lắng vừa đau đớn, buồn tủi.

– Đoạn ông Hai trò chuyện với thằng con út.

– Những bài ca dao về tình cảm quê hương, bài thơ Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), những đoạn trích trong hồi kí tự truyện Tuổi thơ im lặng (Duy Khánh)…

– Tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng mình.

– Tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước., thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.

Soạn Bài Làng Ngữ Văn 9 Đầy Đủ

– Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.

+ Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng người đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, làm ông không thể không tin được.

+ Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?

+ Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài: “Một đám đông túm lại, ông cũng đẻ ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang đẻ ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt Nam… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

– Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai:

+ Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm ấy đã dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà còn đau xót, tủi hổ.

+ Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu bay giờ? Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng “Việt gian”, cũng không thể quay về làng, “Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.

– Sau khi đành phải theo vợ con rời làng lên vùng tản cư, bất đắc dĩ phải xa làng Chợ Dầu thân yêu, ông Hai rất buồn tủi. Nhưng vì suy nghĩ chân thành, rất giản dị ông tự an ủi mình: “Thôi thì chẳng ở lại làng với anh em đước, thì tản cư âu cũng là kháng chiến”. Để vơi bớt nỗi bực dọc, u uất đang chất chứa trong lòng, ông Hai nhiều hôm đội nón lầm lũi đến phòng thông tin để đọc báo và nghe người ta đọc báo. Ông theo dõi tin tức về kháng chiến một cách chăm chú, hồ hỏi. Và một hôm may mắn cho ông khi gặp anh dân quân “đọc rất to, dõng dạc, rành rọt, từng tiếng một”, ông Hai nghe chẳng sót một câu nào. Tin thắng trận dồn dập làm cho “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”. Nhưng không may trong lúc ông đang hồ hởi, vui sướng vối những chiến công, những gương dũng cảm chiến đấu của quân và dân ta thì tin “dữ” cả cái làng Chợ Dầu là “Việt gian theo Tây”, “vác cò thần ra hoan hô”, như sét giáng xuống đầu ông Hai. Thực ra đó cũng chỉ là tin tức từ miệng một “người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh” nhưng ông Hai đã lặng người đi. Ông như mất hết cảm giác: “Cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân” vì thông tin đến với ông quá đột ngột về một sự thật quá phũ phàng. Nhưng chỉ sau một lát, lấy lại trấn tĩnh ông Hai muốn thẩm định lại và cầu mong tin đó là sai lệch, là nhầm lẫn. Nhưng lời khẳng định của người đàn bà ẵm con và cuộc nói chuyện của những người xung quanh đã chứng thực điều đó. Đến lúc này, ông Hai không còn giữ bình tĩnh được nữa, ông tìm cách trôn tránh để quên đi nỗi nhục ấy. Ông muốn che giấu mọi người vì cả bản thân ông, những giọt nước mắt đang chảy ngược vào trong. Từ đó, ông Hai rơi vào một cuộc đấu tranh tư tưởng căng thẳng và nó làm ông thay đổi hoàn toàn, về tính nết, cử chỉ, hành động đến lời nói vối người thân, hàng xóm.

– Từ khi nghe được tin dữ đó ông Hai cảm thấy xấu hổ không dám ngẩng mặt lên nhìn ai, thậm chí ông còn không dám bước chân ra ngoài cả ba bốn hôm liền. Bởi ông không muốn đối diện với sự thực ấy, ông biết rằng đó là một thứ tội mà cả dân làng, cả đất nước này lên án: “Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Tầm trạng của ông ngày càng u uất, đau đớn đến quặn thắt. Lúc đầu khi mới nghe tin ông còn khóc được, có khi còn chửi thề được một câu chua chát. Nhưng nỗi đau đó hành hạ ông và khiến ông trở thành một con người lầm lũi, nơm nớp lo sợ, lúc nào cũng nghe ngóng xem ngươi ta đang bàn tán gì về cái làng Chợ Dầu và dân làng Chợ Dầu lên đây tản cư.

– Bi kịch của ông Hai được đẩy lên đến đỉnh điểm khi bà chủ nhà lên tiếng đuổi vợ chồng, con cái ông đi khỏi nhà bởi “không ai muốn chứa chấp cái lũ Việt gian bán nước”. Đó là bi kịch chung của những người dân làng Chợ Dầu đi tản cư. Họ đã bị cả xã hội lên án, ruồng rẫy, khinh bỉ. Ông Hai lại rơi vào một cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt đế chọn cho cả gia đình nghèo khổ của ông một lối đi, một sự giải thoát. Là người đàn ông trụ cột trong gia đình, ông Hai chẳng thể làm gì hơn trước sự cư xử tàn nhẫn của bà chủ nhà, đang tâm cướp đi chỗ trú thân của gia đình ông. Một lần nữa, nỗi đau trong ông trào thành những giọt nước mắt tủi cực. Trong giây phút bế tắc ấy cũng chính là lúc ý nghĩ quay về làng Chợ Dầu vụt loé lên trong đầu ông. Thế mối biết làng luôn thường trực, ấp ủ trong trái tim dạt dào tình yêu của ông Hai. Ông yêu làng cả trong những lúc sung sướng, vui vẻ và cả những lúc đau đớn nhất, tủi hổ nhất. Nhưng càng nghĩ nỗi đau lại dồn lên, bóp nghẹt trái tim ông, buộc ông phải trực tiếp đối diện với sự thực đen tối ấy. Vối tấm lòng yêu làng tha thiết, đau đớn ông gạt phắt ý nghĩ quay về làng trong nước mắt. “Bởi về làng, tức là bỏ kháng chiến”, bỏ Cụ Hồ, thì ra tình yêu nước, yêu cách mạng còn cao hơn cả tình yêu làng trong trái tim ông. Dù rất đau khổ song ông Hai vẫn từ chối quay về nơi chôn nhau cắt rốn ấy. Mọi ngả đương đã đóng lại trước mắt ông, gia đình ông lúc này không biết đi đâu về đâu để kiếm một chỗ dung thân.

– Nhưng rồi một ngày bi kịch của người yêu làng đến bỏng cháy như ông Hai đã được giải thoát. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai đau đớn hơn ai hết vì thế khi cái tin thất thiệt “cả cái làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây” được cải chính thì ông Hai là người sung sướng nhất. Ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ. Ông như trở lại đúng vói con người mình: hồ hởi thích “khoe” về làng. Ông Hai đi khắp làng bô bô thông báo tin vui mừng ấy. Cùng một câu nói (giống nhau tuyệt đối không khác một chữ) nhưng ông nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, với một thái độ khẳng định dứt khoát “Tây nó đốt… Toàn là cái sự mục đích cả!”. Ong muốn báo cho cả làng, cả tổng thể làng Chợ Dầu của ông vẫn một lòng thuỷ chung với cách mạng không thể có chuyện theo Tây làm Việt gian. Mặc dù làng ông đã bị đốt sạch, đến nhà của ông cũng bị giặc đốt nhưng thông tin ấy lại làm ông sung sướng vô cùng bởi đó là bằng chứng cho tinh thần cách mạng của dân làng Chợ Dầu, trong đó có ông.

– Đoạn văn trên đã diễn tả một cách sinh động và cảm động tình cảm bền chặt, chân thành của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng và kháng chiến. Sự xuất hiện của đứa con út đúng lúc bi kịch của ông Hai lên đến đỉnh điểm, như một sự cứu cánh, giải thoát vô cùng quan trọng. Tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây đã loan ra khắp cả làng, và nguy hiểm nhất là bà chủ nhà ghê gớm, cay nghiệt lợi dụng cơ hội này để “làm khổ” vợ chồng ông Hai. Vì tin dữ đó mà những ngươi dân làng Chợ Dầu như ông bị người ta khinh bỉ, đuổi đi, không ai chứa chấp. Ông Hai thực sự bị đẩy vào sự bế tắc đến cùng cực. Có ai hiểu cho tấm lòng, trái tim đang quặn thắt của ông? Không ai cả. Bởi ông không muốn thấy thái độ khinh bỉ của mọi người. Ông lại càng không dám tâm sự nỗi lòng của mình lúc này. Bởi những ngươi làng Chợ Dầu như ông đang bị mọi người quay lưng lại, ghê tởm và khinh rẻ, không ai thèm nói chuyện với một “tội phạm” đang mắc trọng tội như ông. Chính vì vậy, ông đã tìm đến đứa con út còn nhỏ dại, ngây thơ rất đáng yêu để giãi bày, tâm sự, thô lộ lòng mình. Phải tìm đến đứa con nhỏ dại còn chưa biết đến thế nào là cách mạng, là Việt gian… để trút bầu tâm sự là minh chứng hùng hồn cho sự bế tắc đến cùng cực của ông.

– Lời của đứa con út hay chính là lời từ đáy lòng ông Hai muốn gửi gắm? Ông hỏi không phải để tìm câu trả lời mà để “nói lòng mình, để minh oan cho mình nữa”. Ông Hai không còn cách nào để có thể bộc lộ nỗi u uất, sự đau đớn và cả tấm lòng sắt son của mình nên ông đành nhờ một đứa con thơ. Thì ra, trong lòng bố con ông, tình yêu với làng, thuỷ chung sắt son với cách mạng, với Cụ Hồ Chí Minh cũng tự nhiên, bình dị và tất yếu như tình yêu với cha mẹ vậy.

– Con người ta chỉ có một cha một mẹ, một nơi chôn nhau cắt rốn và tấm lòng với cách mạng cũng trước sau như một. Dường như chưa đủ ông Hai còn hùng hồn khẳng định như một lời tuyên thệ “Cái lòng bố con ông là như thê đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Ỏng Hai chỉ nói thầm vối lòng mình nhưng cũng như lời thề trước đoàn thể vậy. Và dù chỉ có một đứa con trai quá nhỏ dại nghe ông nói, hiểu lòng ông nhưng tâm hồn đang trĩu nặng vì dằn vặt, tủi cực của ông như cũng vợi đi được đôi lời. Thế cũng là sự an ủi quý giá trong tình cảnh hiện giò của ông.

– Qua lời tâm sự với đứa con út – thực chất là lời tự nhủ với chính mình của ông Hai, ta thấy ông là người có tình yêu làng sâu nặng và thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng. Đó là những tình cảm gắn bó chặt chẽ với nhau và rất đỗi thiêng liêng.

– Để miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai, tác giả đặt nhân vật vào một tình huống thử thách để bộc lộ nội tâm nhân vật, diễn tả đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ vì sự ám ảnh day dứt trong tâm trạng nhân vật… Qua đó chứng tỏ nhà văn rất am hiểu tâm lí con người, đặc biệt là người nông dân.

– Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, đó là ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. Giữa ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ của nhân vật có sự thông nhất về sắc thái, giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của ông Hai.

– Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính riêng nên nó sinh động và hấp dẫn. Nó có khả năng diễn tả được những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc khác nhau trong những hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau. Lời nói của ông Hai lúc nào cũng chân chất, mộc mạc, thái độ khảng khái, dứt khoát. Nhưng ẩn chứa trong vẻ bề ngoài bình dị của người nông dân này là cả tâm hồn giàu tình yêu với làng bản, quê hương, sự thuỷ chung với cách mạng. Với nhân vật này, một lần nữa Kim Lân chứng tỏ sự am tường của mình về lời ăn, tiếng nói, tấm lòng, tình cảm của người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

– Đoạn văn:

“Cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: – Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”

– Phân tích:

+ Khi nghe làng Chợ Dầu quê hương ông theo giặc:

Lúc đầu vì thông tin đến một cách quá bất ngờ khiến cho ông lão không thể phản ứng lại được, có phản ứng lại cũng chỉ là sự tê tái của niềm tin bị phản bội: “Cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.

Ngay trong lúc ông đang sung sướng khi nghe được tin vui chiến thắng của quân ta thì lại được báo tin làng kháng chiến mà ông tự hào bấy lâu theo giặc điều đó khiến cho ông khó lòng mà tin được nên ông mới hỏi lại, giọng lại hẳn đi.

– Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam (Nguyễn Duy), Quê hương (Đỗ Trung Quân).

– Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình yêu quê hương và tình yêu đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau. Đó là hai tình cảm không thể tách rời và tình yêu quê hương là cơ sở cho tình yêu tổ quốc.

Soạn Văn 9 Bài Con Cò Vnen

Hình ảnh con cò đã nhiều lần xuất hiện trong các bài ca dao như:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tối có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

Qua những câu ca dao, ta thấy con cò hiện lên như là một hiện thân của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tụy suốt đời vì chồng vì con. Người vợ, người mẹ ấy cặm cụi như thân cò, lặn lội sớm hôm, vẫn chịu muôn ngàn đắng cay kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, để cho chồng có thể bằng bạn, bằng người. Mỗi bài ca dao nói về thân phận con cò lại đã vẽ lên hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Con cò

2. Tìm hiểu văn bản

a) Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Hãy xác định nội dung chính của mỗi đoạn. Những chi tiết, hình ảnh nào trong mỗi đoạn thơ giúp em nhận biết được nội dung chính của đoạn?

Nội dung chính của mỗi đoạn và những chi tiết, hình ảnh thể hiện nội dung chính:

Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. (Con còn bế trên tay/ Con chưa biết con cò/ Nhưng trong lời mẹ hát/ Có cánh cò đang bay)

Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời. (Cò trắng đến làm quen/ Cò đứng ở quanh nôi… – Mai khôn lớn, con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân…- Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ/Trước hiên nhà/Và trong hơi mát câu văn)

Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

b) Đọc bảng so sánh sau và cho biết cách vận dụng ca dao của Chế Lan Viên có gì đặc biệt và hình tượng con cò trong đoạn 1 của bài thơ có ý nghĩa gì.

Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ

Con cò Đồng Đăng…

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.

Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ.

“Con cò ăn đêm,

Con cò xa tổ,

Cò gặp cành mềm,

Cò sợ xáo măng…”

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.

Con chưa biết con cò, con vạc.

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông có xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Cái cò, cái vạc, cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò…

Nhà thơ Chế Lan Viên chỉ lấy một vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. Cách vận dụng ca dao một cách sáng tạo này đã gợi ra những ý nghĩa biểu tượng phong phú của hình ảnh con cò.

Trong đoạn 1, trước hết, con cò gợi hình ảnh làng quê thôn xóm Việt Nam thân thuộc, rất bình dị nhưng cũng rất đỗi thanh bình. Hình ảnh con cò là nét rất riêng, rất duyên dáng, là nét đặc trưng cho làng quê Việt Nam.

Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ còn là “con cò ăn đêm”, “con cò xa tổ”, “cò sợ cành mềm”, “cò sợ xáo măng”, … Đó là những cánh cò tượng trưng cho hình ảnh của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu lòng nhân ái và đức hi sinh. Con cò còn chính là biểu hiện của tình mẹ, lòng mẹ lớn lao sâu nặng, cả cuộc đời hết lòng vì con.

c) Đọc đoạn 2 của bài thơ và cho biết hình tượng con cò trong đoạn thơ này biến đổi như thế nào so với đoạn 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong đoạn thơ là gì?

Trong đoạn thơ 1, hình tượng cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu, điểm xuất phát. Sang đoạn thơ 2, cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.

Cánh cò không mệt mỏi, bay qua mọi không gian, thời gian, luôn luôn ở bên con từ trong nôi đến khi trưởng thành. Cánh cò ấy như đang bay theo từng mơ ước, khát khao của con. Ở đoạn thơ này, hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng cho lòng mẹ, hiện thân cho người mẹ về sự chở che,dìu dắt, nâng đỡ, bao dung, vừa dịu dàng vừa bền bỉ của người mẹ hiền với con.

d) Đoạn 3 của bài thơ có những câu thơ mang tính khái quát như:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”

“Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên?

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”

Câu thơ giàu tính triết lí và trí tuệ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc. Đứa con dù có khôn lớn, trưởng thành thì đối với những người mẹ thì chúng mãi là những đứa con bé bỏng cần bao bọc, chở che. Và dù bước chân của con có đi đến nơi chân trời góc bể thì tấm lòng người mẹ cũng không một phút giây rời xa con.

Những câu thơ triết lí mà vẫn mang âm hưởng lời ru nhẹ nhàng mà sâu sắc. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Con sẽ mang theo hình ảnh con cò, mang theo những lời hát ru, mang theo tình mẹ như một hành trang không thể thiếu để bước vào đời.

e) Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?

Đoạn 1: Qua những lời ru quen thuộc, thắm thiết của mẹ, hình ảnh “con cò” đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Những câu ca dao thể hiện ý nghĩa phong phú của biểu tượng con cò: đó là hình ảnh bình dị đặc trưng của làng quê Việt Nam.

Đoạn 2: Con cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ bền bỉ, dịu dàng với con. Cánh cò trở thành người bạn đồng hành suốt cuộc đời con từ khi trong nôi cho đến lúc con trưởng thành.

Đoạn 3: Hình tượng con cò được khai thác ở ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng theo sát bên con. Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con. Hình tượng ấy được nhà thơ nhấn mạnh, khái quát thành một quy luật sâu sắc, bền vững của tình mẫu tử.

Em hãy nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm, cảm xúc của bài thơ?

Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể tự do nhưng các đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ ngắn có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại gợi được âm hưởng lời ru.

Nhịp điệu thơ giàu nhạc điệu như những lời ca dao khiến cho lời thơ dễ dàng đến với tâm thức của người đọc.

Giọng điệu: bài thơ có giọng điệu suy ngẫm và tính triết lí, làm cho bài thơ không chỉ cuốn người đọc vào âm điệu lời ru mà còn hướng nhiều hơn vào sự suy ngẫm và phát hiện.

Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Nhà thơ đã khéo vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Đó chính là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mớ rộng của nhà thơ. Những hình ảnh có tính biểu tượng trong bài thơ lại rất quen thuộc, gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu sắc thái biểu cảm và hàm chứa những ý nghĩa mới.

3. Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

a) (1) Đọc các đề bài sau và chỉ ra điểm giống nhau của các đề bài đó:

Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Đề 2: Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.

Đề 4: Đức tính khiêm nhường.

Đề 5: Có chí thì nên.

Đề 6: Đức tính trung thực.

Đề 7: Tinh thần tự học.

Đề 8: Hút thuốc lá có hại.

Đề 9: Lòng biết ơn của thầy cô giáo.

Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(2) Em hãy tự nghĩ ra một đề bài tương tự như các đề bài trên.

(1) Điểm giống nhau của các đề tài trên:

Tất cả các đề đều đưa ra vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, đạo lí.

Từ các đề 1, 3 và 10 là đề có mệnh lệnh, yêu cầu cụ thể (suy nghĩ, bàn về, …). Các đề còn lại đều là đề mở không có mệnh lệnh.

(2) Một số đề tương tự:

Đề 1: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Đề 2: Tinh thần đoàn kết.

Đề 3: Suy nghĩ về câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

Đề 4: Lòng dũng cảm.

Đề 5: Lòng khoan dung

Đề 6: Vai trò của sách đối với con người.

Đề 7:

Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Trả lời các câu hỏi sau (chọn một hoặc nhiều ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi)

(1) Dòng nào nêu đúng tính chất của đề bài?

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Nêu hoàn cảnh sáng tác câu tục ngữ.

Giải thích câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

Đưa ra những minh chứng thực tiễn.

Trình bày suy nghĩ riêng của cá nhân về ý nghĩa câu tục ngữ

Liên hệ bản thân

Liên hệ đời sống thực tại

(3) Cần huy động những kiến thức, kĩ năng nào để làm bài?

Kiến thức, hiểu biết về tục ngữ Việt Nam

Kiến thức, hiểu biết về văn hóa Việt Nam

Những tri thức về đời sống thực tế

Kĩ năng hợp tác

Kĩ năng vận dung tri thức đời sống

Chọn các ý sau:

(1) Chọn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

(2) Chọn các ý:

Giải thích câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

Đưa ra những minh chứng thực tiễn.

Trình bày suy nghĩ riêng của cá nhân về ý nghĩa câu tục ngữ

Liên hệ bản thân

Liên hệ đời sống thực tại

(3) Chọn các ý:

Kiến thức, hiểu biết về tục ngữ Việt Nam

Kiến thức, hiểu biết về văn hóa Việt Nam

Những tri thức về đời sống thực tế

Kĩ năng vận dung tri thức đời sống

c) Lập dàn ý chi tiết cho đề văn trên.

Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”

DÀN Ý

(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

(2) Thân bài:

Giải thích câu tục ngữ:

Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.

Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.

Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động

Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.

Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:

– Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):

Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.

Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

– Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…

– Bài học rút ra từ câu tục ngữ:

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc

Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh

Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.

Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

(3) Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.

Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.

d) Nêu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn:

(1) Xác định các phép lập luận cần vận dụng: (…)

(2) Lập dàn bài:

– Mở bài: giới thiệu (…).

– Thân bài:

Giải thích, chứng minh (…).

Nhận đinh, đánh giá (…).

– Kết bài: Kết luận, tổng kết (…).

(1) Xác định các phép lập luận cần vận dụng: chứng minh, phân tích, tống hợp

(2) Lập dàn bài:

– Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

– Thân bài:

Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí.

Nhận đinh, đánh giá những vấn đề tư tưởng đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng chung.

– Kết bài: Kết luận, tổng kết nêu nhận thức mới tỏ ý khuyên bảo hoặc hành động.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Con cò

a) Đọc lại bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm (Hướng dẫn học Ngữ Văn 9, tập một, Bài 12), đối chiếu với bài Con cò và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ. Theo em, tình mẹ và lời ru có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người?

Cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ:

Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm vừa trò chuyện với em bé bằng giọng điệu giống như lời ru, lại vừa có những lời ru con trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru của bài thơ này thể hiện tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.

Trong bài thơ Con cò, tác giả Chế Lan Viên gợi lại điệu hát ru bằng ca dao, qua đó ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người.

Tình mẹ cùng lời ru của mẹ mãi là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng, nâng đỡ tâm hồn của mỗi con người. Không có lời ru của mẹ, cuộc đời con thật nghèo nàn, thiệt thòi biết mấy. Lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn và chắp cánh ước mơ con. Tình mẹ thiêng liêng, bất diệt là hành trang, là sức mạnh sẽ theo bước chân con trên mỗi chặng đường đời.

b) Viết đoạn văn bình những câu sau:

Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Cò mãi yêu con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm, triết lí sâu sắc về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Nhịp thơ dồn dập, vỗ về “dù ở gần con/ dù ở xa con/ cò sẽ tìm con/ cò mãi yêu con” dường như gợi tả nhịp thổn thức của trái tim người mẹ. Dù có bao khó khăn, vất vả, chông gai, thử thách, dù “lên rừng xuống bể” thì cũng không thể ngăn được bước chân của người mẹ tìm đến con, ngăn được lòng mẹ đi theo con. Ở đây, hình ảnh “con cò” lại mang ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Lời thơ đã từ cảm xúc mở ra những suy tưởng rồi khái quát thành triết lí. Một triết lí của trái tim con người: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ vẫn phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù con đi tới nơi đâu và đứng ở vị trí nào, thành công hay thất bại, cao sang hay thấp hèn thì con vẫn mãi cần vòng tay mẹ nâng đỡ, yêu thương và che chở. Chân lí ấy muôn đời vẫn sẽ vĩnh hằng và bất biến.

2. Luyện tập về liên kết câu, liên kết đoạn văn

a) Nêu các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn đã học ở bài 21.

Các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn đã học ở bài 21:

b) Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:

(1) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.

(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)

(2) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

(3) Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.

(Thời gian là gì? trong Tạp chí Tia sáng)

(4) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.

Các phép liên kết câu và liên kết đoạn được sử dụng trong mỗi trường hợp:

(1) Liên kết câu: Phép lặp từ “trường học”

Liên kết đoạn: Phép thế: “trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến” bằng” như thế”.

(2) Liên kết câu: Phép lặp: “Văn nghệ”

Liên kết đoạn: Phép lặp: “sự sống”

(3) Liên kết câu: Phép lặp: ” thời gian”,” con người”

(4) Liên kết câu: Phép trái nghĩa: “yếu đuối” với “mạnh”; “hiền lành” với “ác”

Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.

(Thời gian là gì?, trong Tạp chí Tia sáng)

(1) Tìm trong hai câu văn trên những cặp từ trái nghĩa.

(2) Nêu tác dụng của những cặp từ trái nghĩa trong hai câu văn trên.

(1) Những cặp từ trái nghĩa (giữa Thời gian vật lí và Thời gian tâm lí) trong hai câu văn:

Vô hình – hữu hình

Gía lạnh – nóng bỏng

Thẳng tắp – hình tròn

Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm

(2) Những cặp từ trái nghĩa trong hai câu văn trên đã tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa hai câu văn.

Trình bày dựa theo những gợi ý sau:

Khái quát ý nghĩa câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Lời thơ giàu chất trí tuệ và triết lí. Một triết lí của trái tim con người: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ vẫn phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù con đi tới nơi đâu và đứng ở vị trí nào, thành công hay thất bại, cao sang hay thấp hèn thì con vẫn mãi cần vòng tay mẹ nâng đỡ, yêu thương và che chở. Chân lí ấy muôn đời vẫn sẽ vĩnh hằng và bất biến.

Từ ý nghĩa ấy, nêu suy nghĩa của mình về tình mẫu tử trong cuộc sống:

– Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

Mẹ là người có tấm lòng cao cả, bao dung, vị tha đối với con cái.

Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

– Tình mẫu tử đối với mỗi người:

Được sống trong tình mẫu tử là một may mắn và hạnh phúc không gì sánh bằng, không gì có thể đánh đổi.

Thật thiệt thòi và bất hạnh đối với ai phải sống thiếu vắng đi tình mẫu tử.

– Vai trò của tình mẫu tử:

Tình mẫu tử như chiếc kim chỉ nam dẫn đường, nhưu ngọn đèn hải đăng soi sáng đường chúng ta đi

Giúp thức tỉnh ta trước những cám dỗ trong cuộc sống.

– Phê phán những biểu hiện, những thái độ, hành vi không biết quý trọng tình mẫu tử, bất hiếu với người mẹ của mình.

– Bài học rút ra:

Cần biết quý trọng tình mẫu tử. Đòng thời cố gắng rèn luyện, học tập để đền đáp lại công ơn của mẹ.

2. a) Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa:

(1) Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

(2) Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.

Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

(2) Lỗi về liên kết nội dung: trình tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí.

Cách sửa: Thêm vào cho câu 2 thành phần trạng ngữ chỉ thời gian để làm rõ diễn biến trước – sau của sự việc:

(1) Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.

(2) Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.

(1) Lỗi về liên kết hình thức: Lỗi thay thế, từ nó trong câu 2 không thể thay thế cho loài nhện.

Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại chúng vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.

(2) Lỗi dùng từ không thống nhất, từ hội trường không thể đồng nghĩa với từ văn phòng cho nên không thể thay thế được cho nhau.

Cách sửa: bỏ từ hội trường trong câu 2 hoặc thay từ này bằng từ văn phòng.

Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến văn phòng một đông.

Các câu ca dao, câu thơ có hình ảnh con cò:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tối có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

Con cò lặn lội bờ sông

Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha.

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng mua trống mua kèn

Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong

Một đồng mua mớ rau răm

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cái cò mày mổ cái tôm

Cái tôm quắp lại, lại ôm cái cò

Cái cò mày mổ cái trai

Cái trai quắp lại, lại nhai cái cò.

Trời mưa

Quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Con cò chết rũ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.

Chào mào thì đánh trống quân,

Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

……………………………………………………………..

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn 9 Bài Làng Vnen trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!