Xu Hướng 6/2023 # Soạn Sinh 8 Bài 25: Tiêu Hóa Ở Khoang Miệng Đầy Đủ Nhất # Top 10 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Sinh 8 Bài 25: Tiêu Hóa Ở Khoang Miệng Đầy Đủ Nhất # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 25: Tiêu Hóa Ở Khoang Miệng Đầy Đủ Nhất được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng đầy đủ nhất

1.1. Câu hỏi ứng dụng:

Câu hỏi trang 81:

– Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

– Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 25.

Hướng dẫn giải chi tiết:

– Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

– Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Câu hỏi trang 82:

– Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

– Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

– Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hoá học không?

Hướng dẫn giải chi tiết:

– Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

– Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.

– Trong thời gian đi qua thực quản rất nhanh (chỉ 2-4 giây) nên có thể coi như thức ăn không dược biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.

1.2. Bài tập ứng dụng:

Bài 1 (trang 83 sgk Sinh học 8) : 

Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là: Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.

Bài 2 (trang 83 sgk Sinh học 8) : 

Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ ” Nhai kĩ no lâu”.

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Nghĩa đen về mặt sinh học của thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.

Bài 3 (trang 83 sgk Sinh học 8) : 

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn lại những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

   Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là : gluxit, lipit, prôtêin.

Bài 4 (trang 83 sgk Sinh học 8) : 

Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

  Khi ta ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm :

    – Với cháo : thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza phân giải thành mantôzơ .

    – Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.

1.3. Lý thuyết tổng hợp:

I. Tiêu hóa ở khoang miệng

Cấu tạo khoang miệng (hình 25-1)

– Khi thức ăn được đưa vào trong miệng sẽ diễn ra các hoạt động sau:

+ Tiết nước bọt

+ Nhai

+ Đảo trộn thức ăn

+ Hoạt động của enzim (men) amilaza trong nước bọt

+ Tạo viên thức ăn

Hình 25-1. Các cơ quan trong khoang miệng

+ Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

– Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt

– Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo

Hình 25-2. Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản diễn ra như sau:

– Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu. 

– Đầu tiên lưỡi nâng cao lên viên thức ăn chạm vòm họng →→ hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng vào thực quản

– Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản (tránh thức ăn không lọt vào đường hô hấp), khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi.

– Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.

* Kết luận: 

Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ họa động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.

2. File tải miễn phí hướng dẫn soạn – Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng:

Hướng dẫn soạn – Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Sinh 8 File DOC

Hướng dẫn soạn – Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng Sinh 8 File PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

Lý Thuyết Sinh Học Lớp 8 Bài 25: Tiêu Hóa Ở Khoang Miệng

Bài: Tiêu hóa ở khoang miệng

A. LÝ THUYẾT

I. TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG

– Các cơ quan tiêu hóa trong khoang miệng:

+ Răng: nghiền nhỏ thức ăn

+ Lưỡi: đảo trộn thức ăn

+ Tuyến nước bọt: tiết nước bọt

2. Tiêu hóa ở khoang miệng

– Các hoạt động khi thức ăn được đưa vào trong khoang miệng gồm:

+ Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt.

+ Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo.

II. NUỐT VÀ ĐẨY THỨC ĂN QUA THỰC QUẢN

– Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu.

– Đầu tiên lưỡi nâng cao lên viên thức ăn chạm vòm họng rồi hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng, vào thực quản.

– Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản (tránh cho thức ăn bị lọt vào đường hô hấp), khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi (tránh cho thức ăn lọt lên mũi).

– Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.

Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ họat động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là

A. Tiết nước bọt

B. Nhai và đảo trộn thức ăn

C. Tạo viên thức ăn

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan

A. Răng, lưỡi, cơ má.

B. Răng và lưỡi

C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má

D. Răng, lưỡi, cơ môi.

Câu 3: Vai trò của hoạt động tạo viên thức ăn

A. Làm ướt, mềm thức ăn

B. Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn

C. Thấm nước bọt

D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt

Câu 4: Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của

A. Các cơ ở thực quản

B. Sự co bóp của dạ dày

C. Sụn nắp thanh quản

D. Sự tiết nước bọt

Câu 5: Biến đổi thức ăn ở khoang miệng bao gồm các quá trình

A. Chỉ có biến đổi lí học

B. Chỉ có biến đổi hóa học

C. Bao gồm biến đổi lí học và hóa học

D. Chỉ có biến đổi cơ học

Câu 6: Các cơ quan trong khoang miệng bao gồm

A. Răng

B. Lưỡi

C. Tuyến nước bọt

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?

A. Khoang miệng B. Dạ dày C. Ruột non D. Tất cả các phương án

Câu 9: Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt?

Câu 10: Enzyme có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa thức ăn?

A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn

B. Giúp xúc tác các phản ứng xảy ra nhanh hơn

C. Tạo môi trường để nhào trộn thức ăn

D. Tiêu diệt vi sinh vật gây hại trong thức ăn.

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 28: Tiêu Hóa Ở Ruột Non

Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 72 VBT Sinh học 8): Căn cứ vào thông tin trong SGK, dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?

Trả lời:

Ruột non diễn ra các hoạt động tiêu hóa thức ăn về mặt lí học và hóa học, trong đó, biển đổi về mặt hóa học là chủ yếu.

Bài tập 2 (trang 72 VBT Sinh học 8):

1. Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu còn thì biểu hiện như thế nào?

2. Sự biến đổi hóa học ở ruột non được biểu hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?

3. Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?

Trả lời:

1. Thức ăn xuống tới ruột non vẫn chịu sự biến đổi lí học. Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột giúp thức ăn được đảo trộn, thấm đều dịch tiêu hóa và tạo lực đẩy đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.

2. Ở ruột, có đủ các loại enzim biến đổi thức ăn từ các chất phức tạp thành chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được:

– Tinh bột và đường đôi → đường đơn

– Prôtêin → axit amin

– Lipit → axit béo và glixêrin

– Axit nuclêic → các thành phần cấu tạo của nuclêôtit

3. Lớp cơ trong thành ruột giúp tạo lực đẩy thức ăn dần xuống phần tiếp theo của ruột, đồng thời giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tụy và dịch ruột.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 72 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống của những câu sau:

Trả lời:

Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột, nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của các thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được: đường đơn, glixêrin, axit béo và axit amin.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 72-73 VBT Sinh học 8): Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?

Trả lời:

Một người bị triệu chứng thiếu axit dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau :

Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian thấm đều dịch tiêu hóa ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

Bài tập 2 (trang 73 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Trả lời:

Với một khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra ở ruột non có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa là:

Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là: đường đơn 6 cacbon, các axit amin, axit béo và glixêrin, các vitamin, các muối khoáng.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Câu Ghép Lớp 8 Đầy Đủ Hay Nhất

SOẠN BÀI CÂU GHÉP LỚP 8

I- Đặc điểm của câu ghép

Câu 1 trang 111 SGK văn 8 tập 1:

Câu 1:

Tôi/ quên

Những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi

Mấy cành hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quan đãng

Câu 2:

Mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

Câu 3:

Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi

Chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn

Tôi/ đi học

Câu 2 trang 111 SGK văn 8 tập 1:

Tôi/ quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng

Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi/ đi học

Câu 3 trang 112 SGK văn 8 tập 1: Câu 4 trang 112 SGK văn 8 tập 1:

Câu có 1 cụm C- V là câu đơn: buổi mai… dài và hẹp

Câu có 2 cụm C- V trở nên là câu ghép: tôi quên… quang đãng, cảnh vật… tôi đi học

II- Cách nối các vế câu

Câu 1 trang 112 SGK văn 8 tập 1:

Các câu ghép khác:

Hằng năm cứ vào cuối thu… buổi tựu trường(Câu 1)

Những ý tưởng ấy… không nhớ hết(Câu 2)

Câu 2 trang 112 SGK văn 8 tập 1:

Các vế câu được nối với nhau bằng cách:

Câu 1: quan hệ từ “và” và dấu phẩy

Câu 2: quan hệ từ “vì” và “và”

Câu 3 trang 112 SGK văn 8 tập 1:

Cách nối các vế câu trong câu ghép:

Nối bằng một quan hệ từ: Lão không hiểu tôi, tôi cũng vậy và tôi buồn lắm

Nối bằng cặp quan hệ từ: Nếu trời không mưa thì chúng tôi sẽ đi chơi

Nối bằng cặp phó từ hay đại từ: Ăn cây nào rào cây nấy

Nối bằng dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy: nắng sớm lên, chim hót vang

III- Luyện tập Câu ghép

Câu 1 trang 113 SGK văn 8 tập 1:

Các câu ghép:

a. U van Dần, u lạy Dần!

Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ (Dấu phẩy)

Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không (Dấu phẩy)

Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần đấy (Quan hệ từ nếu” và dấu phẩy)

b. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng (Dấu phẩy)

Giá những cổ tục đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi (Quan hệ từ “giá” và dấu phẩy)

c. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay (Dấu hai chấm)

d. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lương thiện quá (Quan hệ từ “bởi vì”)

Câu 2 trang 113 SGK văn 8 tập 1:

a. Vì trời vừa mưa nên không khí rất mát mẻ

b. Nếu thời tiết tốt thì chúng ta sẽ đi chơi

c. Tuy trời mưa nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ

d. Không những Nam học giỏi mà bạn ấy còn đá bóng hay

Câu 3 trang 113 SGK văn 8 tập 1:

a. Trời mưa nên không khí rất mát mẻ

b. Chúng ta sẽ đi chơi nếu thời tiết tốt

Câu 4 trang 114 SGK văn 8 tập 1:

a. Mẹ vừa về nó đã chạy ra đón

b. Em đi đến đâu mặt trăng theo đến đấy

c. Cô giáo càng dỗ em bé càng khóc to hơn

Câu 5 trang 114 SGK văn 8 tập 1:

Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông:

Túi ni lông là vật dụng phổ biến hàng ngày nhưng cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Túi ni lông rất khó phân hủy, khi đốt còn gây ra khí độc hại đối với môi trường. Thức ăn đựng trong túi ni lông còn dễ nhiễm các chất gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen dùng bao ni lông, sử dụng túi giấy, túi vải thân thiện với môi trường, đồng thời mỗi cá nhân hãy tuyên truyền để kêu gọi mọi người thay đổi ý thức của mình

Nguồn Internet

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Sinh 8 Bài 25: Tiêu Hóa Ở Khoang Miệng Đầy Đủ Nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!