Bạn đang xem bài viết Soạn + Gợi Ý Câu Hỏi Trên Lớp Bài Chiếc Lá Cuối Cùng được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo
Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng (trong 10 phút)
– Phần 1 (từ đầu…Hà Lan): Cảnh Giôn xi nằm trên giường bệnh chờ đợi cái chết
– Phần 2 (tiếp…vịnh Naplơ): Giôn-xi vượt qua cái chết
– Phần 3 (còn lại): Chiếc lá diệu kỳ
– Nhà văn đã không lựa chọn việc kể sự việc kẽ chiếc lá một cách cụ thể nhằm gây bất ngờ cho cả nhân vật và người đọc, làm cho câu chuyện thêm phần hứng thú và hấp dẫn cũng như khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của cụ Bơ – men.
Câu 2
– Xiu không hề biết ý định của cụ Bơ -men, vì:
+ Hai người trước đó đã chẳng hề nói năng gì, cụ Bơ – men chỉ lặng lẽ làm mẫu cho Xiu vẽ
+ Khi Giôn – xi bảo kéo tấm mành lên thì Xiu làm việc đó một cách đầy chán nản
+ Xiu cũng thật bất ngờ khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn đó sau đêm mưa gió bão bùng
+ Xiu biết tin cụ Bơ – men bị ốm qua lời bác sĩ
– Nếu Xiu biết trước thì câu chuyện sẽ kém đi sự bất ngờ và hấp dẫn hơn cũng như ta không thể thấy được tình cảm sâu sắc của hai người bạn dành cho nhau như vậy.
Câu 3
– Giôn-xi là cô gái không may bị bệnh nặng, với cô lúc đó xem chiếc lá như số phận mình, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành cũng là lúc cô không còn nữa.
Sau trận mưa tuyết, chiếc lá vẫn còn đó, sự gan góc và can trường của chiếc lá đã thúc đẩy cô, khiến cô hồi sinh và yêu cuộc sống, tin tưởng hơn vào cuộc sống.
– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không có hành động hay phản ứng gì từ cô bạn Giôn – xi nhằm làm cho câu chuyện thêm phần dư âm, người đọc có thêm những suy nghĩ, dự đoán về cảm xúc của nhân vật.
Câu 4
Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:
Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện góp phần gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc khi thưởng thức tác phẩm
Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Chiếc lá cuối cùng
Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
– Thể loại: truyện ngắn
Ngôi kể của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” là ngôi thứ mấy?
Trả lời:
– Ngôi kể: ngôi thứ 3
Ý nghĩa của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” mang lại là gì?
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” .
Trả lời:
– Nội dung: Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người..
– Nghệ thuật:
+ Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn
+ Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc
Nhan đề của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
– Đó là chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật. Chiếc lá sinh động giống như thật, được vẽ bởi một ngươi nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng.
– Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. Đó chính là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Đó còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính- nghệ thuật vì con người.
Vì sao các nhân vật trong truyện sợ sệt, lo lắng khi nhìn cây thường xuân trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” ?
Trả lời:
– Các nhân vật trong truyện sợ sệt lo lắng khi nhìn cây thường xuân vì: Mọi người lo sợ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và Giôn-xi sẽ chết
Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng”?
Trả lời:
– Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là: Do chiếc lá cuối cùng đã chống chọi với mưa bão nên Giôn-xi đã quyết định phải sống mạnh mẽ như chiếc lá đó
Soạn Bài: Chiếc Lá Cuối Cùng
Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng
Bố cục:
– Phần 1: Từ đầu đến “buông xuôi, lìa đời”: Giới thiệu về hoàn cảnh của Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men.
– Phần 2: Tiếp đến “Giôn-xi lẫn những chiếc gối”: Chiếc lá thường xuân cuối cùng không rụng và Giôn-xi khỏi bệnh, tìm lại được hi vọng, đam mê.
– Phần 3: Còn lại: Sự thực về chiếc lá thường xuân cuối cùng hay kiệt tác trước khi mất của cụ Bơ-men.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 90 sgk Văn 8 Tập 1):
– Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi:
+ Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân.
+ Âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió. Cụ đã vì chiếc lá để cứu Giôn-xi mà mắc bệnh rồi qua đời.
– Nhà văn bỏ qua không kể việc cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết để gây bất ngờ cho bạn đọc ở cuối tác phẩm.
– Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác bởi:
+ Nó giống y như thật khiến Giôn-xi và Xiu là họa sĩ mà không nhận ra.
+ Nó có giá trị: cứu sống con người.
Câu 2 (trang 90 sgk Văn 8 Tập 1):
– Những bằng chứng khẳng định Xiu không hề biết ý định vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng của cụ Bơ-men:
+ Hai người nhìn nhau, chẳng nói năng gì.
+ Sáng hôm sau khi Giôn-xi yêu cầu kéo chiếc mành lên thì Xiu làm theo một cách chán nản, có phần bất ngờ: “Ô kìa,..”
– Nếu Xiu được biết trước kế hoạch của cụ Bơ-men thì truyện sẽ kém hấp dẫn, bởi vì nó không gây bất ngờ với người đọc, không thấy sự lo lắng chân tình của Xiu với Giôn-xi và trong tâm trạng của Xiu sẽ lại suy nghĩ về việc làm của cụ Bơ-men.
Câu 3 (trang 90 sgk Văn 8 Tập 1):
– Bởi lẽ nhà văn không kể việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng nên tất cả mọi người đều rất lo lắng. Bởi Giôn-xi lại trao sinh mệnh mình vào chiếc lá thường xuân, mà chiếc lá thì chắc chắn sẽ rụng trong đêm mưa tuyết. Hai lần Giôn-xi yêu cầu kéo mành lên, là hai lần căng thẳng vì ai cũng lo lắng rằng chiếc lá ấy đã rụng rồi.
– Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự hồi sinh của Giôn-xi: Nhìn chiếc lá mỏng manh nhưng cố bám trụ lại cây, cố giữ lại sự sống trước thiên nhiên khắc nghiệt làm Giôn-xi thấy xấu hổ vì sự yếu đuối của bản thân mình mà cô vươn lên chiến thắng bệnh tật.
– Kết thúc truyện nhà văn không để Giôn-xi nói gì thêm để mỗi người tự tưởng tượng ra kết thúc của nó, câu chuyện vì thế mà có dư âm, để lại ấn tượng trong tâm trí bạn đọc.
Câu 4 (trang 90 sgk Văn 8 Tập 1): Truyện có hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần gây bất ngờ, hấp dẫn:
– Giôn-xi bị ốm, cô chỉ nằm đợi chiếc lá rụng để lìa đời nhưng cuối cùng đã khỏe lại.
– Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh nhưng vì vẽ chiếc lá thường xuân giữa trời mưa tuyết mà cụ chỉ ốm hai hôm rồi đột ngột ra đi.
Nhận xét – Ý nghĩa
– Truyện thể hiện giá trị của nghệ thuật: nghệ thuật sẽ cứu vớt con người.
– Truyện còn cho thấy sự yêu thương giữa những con người cùng khổ.
Bài Soạn Lớp 8: Chiếc Lá Cuối Cùng
O Hen-ri ( 1862 – 1910 ), là nhà văn người Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.
Truyện của ông thường nhẹ nhàng và tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả.
2. Tác phẩm:
Thể loại: truyện ngắn
Vị trí đoạn trích: phần cuối của “Chiếc lá cuối cùng”
Bố cục: 3 phần
Tóm tắt văn bản:
Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thuờng xuân bên kia cửa sổ rụng xuống. Cô nghĩ rằng khi đó cô sẽ chết. Nhung qua một buổi sáng và một đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng đó vẫn không rụng. Diều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Xiu đã nói cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng không rụng ấy chính là bức tranh do cụ Bơ-men đã bí mật vẽ trong đêm mua gió. Và cụ đã qua đời vỡ sung phổi .
Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể lại việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong dêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác?
Trả lời:
Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi :
Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi (đếm những chiếc lá trên cây thường xuân chờ khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô ấy cũng buông xuôi lìa đời), cụ Bơ-men đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ, nhạo báng của mình đối với những truyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy”.
Cụ đã cùng Xiu lên thăm Giôn-xi. “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì”
Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Vẽ xong chiếc lá đó cụ bị sưng phổi, hai ngày sau thì chết.
Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết vì nhà văn muốn tạo nên ấn tượng sâu xa để chiếc lá trở thành bức thông điệp màu xanh.
Chiếc lá cuối cùng mà cụ vẽ trên tường là bức tranh kiệt tác vì:
Chiếc lá vẽ y như thật.
Chiếc lá đã cứu sống được Giôn-xi.
Chiếc lá được vẽ bằng tình thương bao la và sự hi sinh cao thượng.
Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt.
Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?
Trả lời:
Bằng chứng để khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-mưn cho biết ý định vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng là:
Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ
Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản
Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió
Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm
Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn học khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Trả lời:
Nguyên nhân khiến tâm trạng của Giôn-xi hồi sinh là sự hiện diện của chiếc lá. Cô đã tin rằng chiếc lá mỏng manh kia vẫn chống chọi được trước bão tố, dũng cảm kiên cường bám lấy cuống lá trong mưa giông. Điều đó đã hâm nóng trái tim yếu đuối giá lạnh của cô, niềm ham sống mãnh liệt từ chiếc lá đã truyền sang Giôn-xi
Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu, không cho Giôn-xi nói gì thêm. Bởi có lẽ cô đang xúc động, mọi ngôn ngữ lúc này đều trở nên thừa thãi trước sự hi sinh thầm lặng cao cả của cụ Bơ-men.
Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, qua trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
Trả lời:
Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:
Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh
Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.
Soạn + Gợi Ý Câu Hỏi Trên Lớp Bài Cô Bé Bán Diêm
Soạn bài: Cô bé bán diêm (trong 10 phút)
– Phần 2 (tiếp…chầu thượng đế): những lần quẹt diêm của em
– Phần 3 (còn lại): em bé bán diêm chết đầy thương tâm
Câu 1
Căn cứ vào từng lần quẹt diêm của cô bé bán diêm để chia phần trọng tâm thành các đoạn nhỏ.
Lần thứ nhất: chiếc lò sưởi xuất hiện
Lần thứ hai: bàn ăn thịnh soạn hiện lên
Lần thứ ba: cây thông nô-el rực rỡ hiện ra
Lần cuối cùng: người bà yêu quý của em xuất hiện
Câu 2
– Gia cảnh của nhân vật:
+ Trước kia: khá giả, sống cùng ngoại trong ngôi nhà đẹp có bức tường xuân bao quanh
+ Hiện tại: bị tiêu sản, ngoại mất, mồ côi mẹ, nhà nghèo, sống trong xó xỉnh tối tăm, ngày ngày phải đi bán diêm kiếm sống, sống cùng người cha tệ bạc, hay chửi mắng, đập đánh em.
– Thời gian xảy ra câu chuyện: Vào đêm giao thừa
– Không gian: trên con đường tối tăm, em đi trong bóng tối khi mà những ngôi nhà trong phố đều sáng rực những ánh điện, sực những mùi ngỗng quay,
– Những hình ảnh tương phản:
Câu 3
Ba lần mộng tưởng đầu tiên đều gắn với thực tế
Lần cuối cùng em được gặp bà là mộng tưởng.
Câu 4
Đọc truyện Cô bé bán diêm em cảm thấy buồn và xót xa cho số phận của một cô bé đầy trái ngang. Vốn là một đứa trẻ được sống trong sự ấm êm, yêu thương nhưng rồi cuộc đời đã đưa đẩy em vào cảnh phải bán từng bao diêm kiếm sống. Không may mắn được phúc phần yêu thương từ bố mẹ, em còn chịu sự vô tâm từ những người qua đường. Họ đều thấy em, nhưng không ai động lòng mà trao cho em chiếc áo, đưa em chiếc bánh đỡ đói, mua giùm em bao diêm,….Cuối cùng, em đã chết vì lạnh, vì đói, vì rét và chết bởi cả sự ích kỷ của con người. Cái chết ấy như một sự giải thoát cho em khỏi cuộc đời vô vàn những khổ cực, đớn đau mà chính em phải gặm nhấm, gánh chịu từng ngày. Câu chuyện bồi đắp cho tâm hồn em sự yêu thương, cảm thông với những người sinh ra không may mắn, em hiểu và trân trọng hơn giá trị của tình người trong cuộc đời.
**Đoạn kết câu chuyện nói về cái chết của em bé bán diêm. Khi chết, trên khuôn mặt em đôi môi vẫn mỉm cười, đôi má em ửng hồng như một sự mãn nguyện của cô bé khi được đến bên người bà yêu quý. Qua từng lời văn, ta thấy được sự xót xa, thương cảm của nhà văn trước nỗi bất hạnh của cô bé.
Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Cô bé bán diêm
“Cô bé bán diêm” thuộc thể loại gì?
Trả lời:
– Thể loại: truyện ngắn
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn + Gợi Ý Câu Hỏi Trên Lớp Bài Chiếc Lá Cuối Cùng trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!