Xu Hướng 6/2023 # Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay Nhất # Top 13 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay Nhất # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay Nhất được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tìm hiểu chung để soạn Chiếc thuyền ngoài xa

1. Tác giả

–     Nguyễn Minh Châu (1930-1989) sinh ra tại Nghệ An.

Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

– Là nhà văn kháng chiến và có những sáng tác trong cả hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ.

– Những tác phẩm nổi tiếng: Cửa sông, Dấu chân người lính, Miền cháy, Bến quê,…

2. Tác phẩm

– Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ Văn 12 được in lần đầu tiên trong tập Bến quê và sau đó được tác giả lấy làm tên chung cho tập truyện ngắn từ truyện Bức tranh trở đi được in vào năm 1987.

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu … “chiếc thuyền lới vó đã biết mất“): Hai phát hiện rất quan trọng của Phùng – nhân vật nhiếp ảnh gia.

+ Phần 2 (phần còn lại): Câu chuyện đáng thương của người đàn bà làng chài.

II. Hướng dẫn soạn chiếc thuyền ngoài xa chi tiết

Câu 1

Phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa độc đáo và tinh tế trên biển:

+ Bức tranh bằng mực tàu, cảm tưởng như vừa khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện, trong khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

+ Đôi mắt người nghệ sĩ tinh tường, nhà nghề mới phát hiện ra được vẻ đẹp của mặt biển mờ sương.

+ Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi được khám phá và sáng tạo, cảm nhận được cái đẹp tuyệt diệu.

+ Sự hài hòa, toàn vẹn, lãng mạn của cuộc đời khi cảm nhận rằng tâm hồn đang được thanh lọc.

Câu 2

Phát hiện thứ hai chất chứa đầy nghịch lí:

+ Bước ra từ trong chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ẩn hiện trong màn sương mờ ảo là một người đàn bà có vẻ ngoài xấu xí, mang vẻ mệt mỏi và cam chịu.

+ Một gã đàn ông dáng vẻ thô kệch, trông vẻ dữ dằn, độc ác, xem việc hành hạ, đánh đập vợ như một cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau.

Chiếc thuyền ngoài xa lung linh, mờ ảo

→ Ẩn phía sau cái đẹp tưởng như “toàn bích, toàn thiện’ mà anh bắt gặp được lại là một sự việc thô bạo, vô lý như trò đùa quái ác của cuộc sống vậy.

– Khi tận mắt chứng kiến cảnh người đàn ông làng chài đánh vợ khiến nhân vật Phùng kinh ngạc… anh vứt ngay chiếc máy xuống đất.

Câu 3

Câu chuyện của người đàn bà kể ở tòa án huyện mang ý nghĩa:

+ Câu chuyện thể hiện về mặt hiện thực đời sống, giúp những người như Phùng hay như Đẩu có thể hiểu được ngọn ngành lý do của những hành động tưởng như vô lý, không thể chấp nhận được như vậy.

+ Người đàn bà ấy có thể chấp nhận chịu bị bạo hành như vậy chứ nhất quyết không chịu ly hôn.

+ Người đàn bà làng chài mang trong mình tình yêu thương vô bờ bến với những đứa con, người đàn bà ấy đã chắt lọc hạnh phúc nhỏ nhoi giữa những nỗi đau khổ triền miên.

→ Góc nhìn của một người nghệ sĩ với cuộc đời và con người: không thể nhìn nhận một cách dễ dãi, giản đơn về những sự việc xảy ra trong cuộc sống.

Câu 4

*Nhân vật người đàn bà vùng biển:

– Ngoại hình thô kệch, xấu xí.

– Cuộc đời: thiếu may mắn, chịu nhiều lam lũ, cực khổ.

– Tính cách: Luôn cam chịu, nhẫn nhục dù cho thường xuyên bị chồng bạo hành.

– Giàu lòng tự trọng: khi biết được rằng hành động vũ phu của người chồng bị người khách lạ và đứa con biết thì bà đau đớn,nhục nhã và xấu hổ vô cùng.

– Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con → Người phụ nữ vị tha và giàu đức hi sinh.

*Nhân vật người chồng

– Vốn dĩ là một anh con trai hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng cuộc sống đã biến anh thành một người vũ phu, ích kỉ và tàn bạo.

→ Người chồng vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của những đau khổ, bất hạnh.

*Chị em Phác

+ Người chị: dù yếu ớt nhưng rất can đảm, là điểm tựa cho mẹ, ngăn cản hành động dại dột của đứa em.

+ Phác: thương mẹ nhưng cũng chỉ biết nhìn sự độc ác, tàn nhẫn của cha, vì còn bé nên chưa hiểu nhiều về lẽ đời.

→ Hình ảnh những đứa trẻ phải sống trong cuộc sống đầy bạo lực, phải chứng kiến sự tàn bạo, đánh đập hàng ngày.

*Nghệ sĩ Phùng

+ Người có tâm hồn tinh tế, đầy nhạy cảm.

+ Người lính vào sinh ra tử nên rất căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng.

+ Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời.

→ Người mang tâm hồn nghệ sĩ, sự thấu hiểu, giàu lòng trắc ẩn.

Câu 5

Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có nét độc đáo:

Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo

+ Tạo ra tình huống truyện đầy bất ngờ: đằng sau cảnh tượng huyền ảo như mơ lại là hình ảnh thô bạo của một gã đàn ông vũ phu. Điều đó khiến Phùng – người nghệ sĩ nhạy cảm thấy lạ lùng và ngạc nhiên.

+ Sau đó, Phùng lại được chứng kiến hình ảnh về những đứa con của người đàn bà làng chài phản ứng trước những hành động hung bạo của người cha đối với mẹ, tâm hồn anh nghệ sĩ đã có những thay đổi về cách nhìn nhận.

+ Qua cuộc trò chuyện ngắn với người đàn bà làng chài thì anh hiểu ra sâu sắc hơn về nguyên nhân thực sự phía sau sự cam chịu của người đàn bà ấy.

– Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu xây dựng tình huống độc đáo ở đó bộc lộ hết mọi mối quan hệ, khả năng về ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những thay đổi bước ngoặt trong hệ tư tưởng, tình cảm.

Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá và phát hiện về đời sống.

Câu 6

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa cần nắm ngôn ngữ người kể chuyện rất độc đáo:

– Thông qua nhân vật Phùng, tác giả tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, độc đáo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật và thuyết phục hơn hẳn.

– Sử dụng ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

– Ngôn ngữ kể chuyện sáng tạo, linh hoạt.

III. Tổng kết phần soạn Chiếc thuyền ngoài xa

1. Giá trị nội dung

– Từ cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra đời sống con người trong cả ở những sự kiện bề mặt nhưng khuất lấp trong bề sâu của nó, nhận ra những quy luật tất yếu và cả những ngẫu nhiên, những may rủi đầy bất trắc và khó lường trước của cuộc đời mỗi người.

2. Giá trị nghệ thuật

–       Cách kể chuyện trần thuật.

–       Ngôn từ sáng tạo, linh động.

Soạn Bài Chiếc Thuyền Ngoài Xa Ngắn Nhất

Hướng dẫn Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa ngắn nhất. Với bản soạn văn 12 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa

Đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu

– Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biết mất”): Sự thật nghiệt ngã sau bức tranh toàn bích mà Phùng phát hiện.

– Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện về người đàn bà hàng chài trong phiên toà án huyện.

* Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ :

+ Đang lí húi trú mưa , khi ngước lên bất chợt thấy một chiếc thuyền lưới vó chiếc thẳng vào trước mặt mình.

+ Đó là cảnh đắt trời cho mà suốt cuộc đời nghệ sĩ Phùng chưa bao giờ nhìn thấy.

“Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu…………….một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”

* Tâm trạng của người nghệ sĩ trước phát hiện ấy:

+ Trở nên bối rối.

+ Khám phá ra vẻ đẹp của đạo đức, chân lý của toàn thiện.

+ Cảm nhận được vẻ đẹp trong ngần của tâm hồn mình trong từng khoảnh khắc.

* Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ:

+ Chiếc thuyền đến gần bờ, bóng người đàn bà và người đàn ông lội qua quãng phà, tiếng người đàn ông quát mắng, vẻ mặt của hắn ta dữ dội, mắt nhìn vào tấm lưng của người đàn bà xấu xí.

+ Lão đàn ông hùng hổ rút thắt lưng quất tới tấp vào người đàn bà như trút đi cơn giận giữ.

+ Những lời nguyền rủa đầy tàn nhẫn phát ra từ người đàn ông: ‘Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.

– Thằng Phác thương mẹ chạy xộc thẳng đánh trả bố.

– Người mẹ ôm con lại rồi buông ra, chắp tay vái lạy cầu xin trong vội vã.

* Tâm trạng của Phùng lúc ấy:

+ Trong phút chốc cứ đờ đẫn ra, kinh ngạc đến lạ thường.

+ Hành động: vứt máy ảnh, chạy nhào tới.

⇒ Người nghệ sĩ cay đắng nhận ra thực tại phũ phàng, khuất lấp sau bức ảnh toàn bích hoàn mỹ kia lại là sự thật đầy đau đớn đang diễn ra: bạo lực gia đình, sự tồn tại giữa đẹp – xấu vẫn hiện diện trong cuộc sống.

* Câu chuyện của người đàn bà trong toà án huyện nhằm nói lên nhiều điều:

+ Hạnh phúc đến từ sự bao dung, yêu thương, hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều nhỏ bé, đơn giản trong cuộc sống.

+ Nghệ thuật phải luôn luôn gắn với đời sống, phải phục vụ đời sống và phản ánh đời sống.

+ Phải biết nhìn nhận cuộc sống thật đa chiều, tránh cái nhìn phiến diện.

– Người nghệ sĩ phải có trách nhiệm với tác phẩm của mình.

a. Người đàn bà hàng chài:

+ Luôn yêu gia đình và yêu thương con hết mực, luôn bảo vệ con cái.

+ Bao dung, thứ tha cho tất cả những thô lỗ, nhẫn tâm của chồng vì các con, vì gia đình cần một người đàn ông chèo chống.

+ Hạnh phúc trong cảm nhận của người đàn bà thật bình dị, đó là những bữa cơm quây quần, là những lần thấy con vui vẻ, ăn no….

b. Lão đàn ông độc ác

– Xuất thân: vốn là người đàn ông hiền lành nhưng dễ nóng nảy, cục tính

c. Chị em thằng Phác:

những đứa trẻ, những người con phải chịu đựng sự tàn nhẫn của bố mỗi ngày.

– Chị thằng Phác: ngăn cản em đánh bố.

– Thằng Phác: người con hiếu thảo, giàu tình cảm, thương mẹ, căm thù người cha nhẫn tâm.

⇒ Tuổi thơ bất hạnh của những đứa trẻ khi chứng kiến đòn roi của bố gây ra cho mẹ.

d. Nghệ sĩ nhiếp ảnh

– Từng đi lính.

– Nghệ sĩ yêu cái đẹp, nhạy cảm với cái đẹp.

– Căm ghét sự bất công, hướng thiện, làm điều tốt.

– Phùng phát hiện và nhận ra được sứ mệnh cao cả của nghệ thuật chân chính.

– Hiểu hơn về cuộc sống.

Cách xây dựng cốt truyện:

– Tạo nên những tình huống vô cùng nghịch lý, mâu thuẫn nhau để làm nổi bật tình huống nhận thức:

– Ngôn ngữ: giản dị, thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật.

– Lời kể khách quan, chân thành

– Giọng điệu mang tính chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc

Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa Siêu Ngắn

Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2) * Phát hiện thứ nhất của Phùng là phát hiện đầy thơ mộng về chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương:

+ Vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất hội họa: bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ với màu sắc bầu sương mù trắng như sữa…ánh mắt trời chiếu vào, hình ảnh chấm phá với vài bóng người…một con dơi.

+ Vẻ đẹp hài hòa, toàn bích: từ đường nét đến ánh sáng…bóp thắt vào.

+ Cảm nhận và đánh giá của Phùng: cảnh “đắt” trời cho, vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh…

+ Tâm trạng và thức nhận của Phùng: xúc động tột độ ( bối rối, trái tim như có cái gì bóp thắt vào), khám phá thấy chân lí của sự toàn thiện, cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cái đẹp chính là đạo đức; tận hưởng niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn.

Câu 2 Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2) * Phát hiện thứ hai của Phùng khi chiếc thuyền lại gần:

– Phát hiện đầy nghịch lí: bức tranh cảnh bạo lực gia đình đối lập với bức tranh thiên nhiên.

– Phản ứng, thái độ của nhân vật Phùng:

* Kinh ngạc, trong mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn.

* Vứt chiếc máy ảnh, chạy nhào tới định can thiệp giúp người đàn ông.

* Ngơ ngác, bần thần khi chiếc thuyền cùng gia đình hàng chài đi mất.

Câu 3 Câu 3 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2) * Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án nói lên nhiều điều phải suy ngẫm:

– Câu chuyện của người đàn bà:

* Bất chấp việc bị chồng hành hạ đã lâu, năm ngày một trận nặng ba ngày một trận nhẹ nhưng người đàn bà van xin tòa đừng bắt chị bỏ chồng.

* Chị kể lại cuộc đời nhiều thiệt thòi, đau khổ của mình: vì xấu xí không có ai lấy, chị có mang với anh con nhà thuyền chài hiền lành, cục mịch àcuộc sống gia đình vô cùng khốn khổ, đông con, thuyền chật, đói khátàngười chồng thường xuyên đánh đập nhưng chị vẫn chấp nhận vì thương con.

– Những điều rút ra từ câu chuyện trên:

* Câu chuyện bi kịch gia đình tàn của người đàn bà là hiện thực khó khăn con người phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống ngoài kia. Nó không hề thi vị, dễ chịu như phát hiện ngọt ngào về cái đẹp thuần túy mà Phùng trải nghiệm.

* Người đàn bà tưởng chừng cam chịu, ngu dốt, yếu đuối hóa ra lại là người bản lĩnh, thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh và sống cho con chứ không sống cho mình.

* Không thể nhìn đời, nhìn người một cách giản đơn, dễ dãi mà phải có cái nhìn đa chiều đa diện để hiểu đúng bản chất của đối tượng và phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn sâu xa sau lớp vẻ ngoài xù xì, thô nhám của cuộc sống.

Câu 4 Câu 4 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2) * Cảm nghĩ về các nhân vật: – Người đàn bà vùng biển:

+ Ngoại hình: trạc tuổi 40, cao lớn thô kệch, mặt rỗ, rách rưới, khuôn mặt mệt mỏi, nhọc nhằn, lam lũ.

+ Người phụ nữ vô danh đại diện cho biết bao người phụ nữ lao động nghèo khổ khác.

+ Cuộc đời nhiều thiệt thòi bất hạnh, chịu đựng đau đớn cả về thể xác và tinh thần.

+ Vẻ đẹp khuất lấp bên trong vẻ ngoài xấu xí, sợ sệt, nhẫn nhục: tình yêu thương con vô bờ bến, đức hi sinh cao cả, thấu hiểu cho người chồng vũ phu nhưng khốn khổ, trân trọng những hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc sống đói khổ triền miên.

– Người đàn ông hàng chài:

+ Ngoại hình: Tấm lưng rộng và cong, tóc tổ quạ chân đi chữ bát, hai con mắt đầy vẻ độc dữ, hàng lông mày cháy nắng.

+ Đánh vợ để giải tỏa nỗi bức xúc, vì cái nghèo.

⇒ Vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo khổ vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình, đáng lên án.

– Chị em thằng Phác:

+ Những nạn nhân đáng thương của một bi kịch gia đình: đói khát và bạo hành.

+ Tình thương mẹ sâu sắc nhưng còn bồng bột: Phác đánh trả lại bố để bảo vệ mẹ, người chị vật lộn để tước con dao khỏi tay em trai…

– Nghệ sĩ Phùng:

+ Người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm

+ Người nghệ sĩ – chiến sĩ chân chính: căm ghét bất công, sẵn sàng can thiệp dẹp bỏ chuyện bất bình (chuyện gia đình người đàn bà hàng chài); có những phát hiện đắt giá và những rung động nhạy cảm đầy nghệ sĩ về cái đẹp.

+ Trước cuộc trò chuyện với người đàn bà, Phùng nhìn đời nhìn nghệ thuật một cách giản đơn nhưng sau đó anh rút ra cho mình bài học phải có cái nhìn đa chiều đa diện để thấu hiểu đúng bản chất của cuộc sống, phải đặt nghệ thuật giữa cuộc đời.

Câu 5 Câu 5 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Cốt truyện độc đáo được xây dựng trên những phát hiện liên tục nối tiếp nhau:

+ Phát hiện vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh khi chiếc thuyền ở xa.

+ Phát hiện cảnh tàn khốc của gia đình hàng chài khi chiếc thuyền lại gần.

+ Phát hiện vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà qua cuộc trò chuyện ở tòa án.

Câu 6 Câu 6 (trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2) * Nhận xét, đánh giá về ngôn ngữ trong tác phẩm:

+ Người kể chuyện là nhân vật Phùng nên ngôn ngữ kể chuyện rất khách quan, tự nhiên, chân thực. Ngôn ngữ ấy vừa giàu sức thuyết phục, tính khám phá qua điểm nhìn sắc sảo của Phùng vừa giúp nhà văn bày tỏ tư tưởng của mình.

+ Ngôn ngữ nhân vật: sống động, tự nhiên phù hợp với tính cách và đặc điểm của từng nhân vật.

LUYỆN TẬP

+ Mỗi HS đưa ra lựa chọn và lí giải riêng.

+ Ví dụ: nhân vật thằng Phác.

* Những nỗi đau của bi kịch gia đình in hằn trên tính cách, hành động, vẻ ngoài của Phác dù em mới chỉ là một đứa trẻ. Phác đại diện cho biết bao trẻ em đáng thương, bất hạnh phải sống trong đói khổ và bạo hành.

* Tính cách gan góc, mạnh mẽ và quyết tâm bảo vệ mẹ dù phải đánh lại bố càng tô đậm tình thương sâu nặng em dành cho mẹ. Tình thương ấy càng biểu lộ qua hành động bột phát bao nhiêu càng khiến người đọc xót xa, thương cảm bấy nhiêu.

* Câu chuyện chưa có kết thúc, cuộc đời phía trước của Phác cũng còn để ngỏ. Cần phải hành động và có những hướng đi đúng đắn và quyết liệt để cứu lấy cuộc đời của những đứa trẻ như Phác trước khi quá muộn.

Bố cục và ND chính Bố cục (2 phần)

– Phần 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

– Phần 2: Còn lại: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài

Nội dung chính

Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài. Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

Soạn Bài: Chiếc Thuyền Ngoài Xa (Nguyễn Minh Châu)

Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu … chiếc thuyền lới vó đã biết mất): Hai phát hiện quan trọng của Phùng- nhiếp ảnh gia

– Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

– Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa trên biển thật độc đáo, tinh tế:

+ Chưa bao giờ, suốt một đời cầm máy ảnh, anh được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy, bức tranh mực tàu, cảm tưởng như vừa khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện, trong khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn

+ Đó là hạnh phúc lớn nhất của người nghệ sĩ , cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo của sự cảm nhận cái đẹp diệu kì tột độ.

+ Sự hài hòa, toàn bích, lãng mạn của cuộc đời khi thấy tâm hồn được thanh lọc

Câu 2 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

– Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí.

– Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau

– Ẩn sau cái đẹp tưởng như “toàn bích, toàn thiện’ mà anh bắt gặp là sự việc thô bạo, vô lí như một trò đùa quái ác của cuộc sống

– Khi chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ nhân vật Phùng kinh ngạc… vứt chiếc máy xuống đất

Câu 3 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

– Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên:

+ câu chuyện về sự thật cuộc đời, giúp những người như Phùng hay Đẩu, hiểu được lí do của những điều tưởng như vô lí

+ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hy sinh của bà là tình thương vô bờ dành cho những đứa con.

+ trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.

*Qua câu chuyện của người đàn bà càng thấy rõ: không thể nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống một cách dễ dãi, đơn giản

Câu 4 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

– Người đàn bà vùng biển

+ đó là một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”,

+ người đàn bà ấy gợi về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau khi bị chồng đánh, để hi sinh vì những đứa con.

+ Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con, giàu tự trọng

– Lão đàn ông

+ bi cuộc sống đói nghèo vất vả quẩn quanh tha hóa.

+ Cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền.

*Vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của đau khổ

– Chị em Phác

+ Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, là điểm tựa của người mẹ, ngăn cản được hành động dại dột của đứa em

+ Phác: thương mẹ nhưng chỉ nhìn thấy sự độc ác, tàn nhẫn của cha, còn bé nên chưa hiểu lẽ đời

*Hình ảnh những đứa trẻ sống trong bạo lực

– Nghệ sĩ Phùng

+ Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

+ Người lính vào sinh ra tử nên căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng

Câu 5 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1): Nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện

– Tạo ra tình huống truyện bất ngờ: phía sau cảnh tượng như mơ là hình ảnh thô bạo của gã đàn ông vũ phu

– Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu xây dựng được tình huống ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm các nhân vật

– Tình huống truyện mang ý nghĩa của việc khám phá, phát hiện đời sống đem tới những bài học đắt giá

Câu 6 (trang 78 sgk Văn 12 Tập 1):

– Ngôn ngữ người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng, tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.

– Ngôn ngữ các nhân vật vừa sinh động vừa phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

Luyện tập

– Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật người đàn bà hàng chài

– Bởi vì đó la người phụ nữ vị tha, giàu đức hi sinh

+ Ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng ẩn chứa bên trong là một tâm hồn cao đẹp

+ Cuộc đời: thiếu may mắn, lam lũ, cực khổ

+ Tính cách: Cam chịu, nhẫn nhục dù bị chồng bạo hành

+ Giàu lòng tự trọng: khi biết hành động vũ phu bị người khách lạ và đứa con biết thì đau đớn, xấu hổ,nhục nhã

+ Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con sâu sắc

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay Nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!