Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 5: Nghị Luận Xã Hội, Ngữ Văn Lớp 9 (2021) ▶️ Wiki 1 Phút ◀️ được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài soạn văn lớp 9 tiếp theo chúng tôi hướng dẫn các em là cách soạn bài Viết tập làm văn số 5 Nghị luận xã hội. Đến với bài soạn này, các em học sinh sẽ được gợi ý làm một số đề văn đã cho trong sách giáo khoa để các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài viết trên lớp.HOT Soạn văn lớp 9 đầy đủ, chi tiết
Nghị luận xã hội gồm hai dạng bài là nghị luận về hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lí, đây đều là các dạng bài các em đã được hướng dẫn học từ những bài soạn văn lớp 9 trước. Với tài liệu soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Nghị luận xã hội, chúng tôi đã hướng dẫn đầy đủ và chi tiết dàn bài bên cạnh đó cung cấp bài làm văn mẫu của 4 đề đã cho trong SGK Ngữ văn 9, tập 2 ở trang 33 và 34, các em có thể tham khảo.
—————-HẾT——————
Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 9 phần Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Tóm Tắt Truyện Chiếc Lược Ngà (2021) ▶️ Wiki 1 Phút ◀️
Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà giúp các em dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ nội dung, diễn biến cốt truyện, qua đó hỗ trợ trực tiếp cho việc đọc hiểu và hoàn thành các bài cảm nhận phân tích truyện Chiếc lược ngà được giao.
Đề bài: Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà
6 bài văn mẫu Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà
1. Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà lớp 9 ngắn gọn, mẫu số 1:
Sau quãng thời gian xa nhà vì chiến trận, ông Sáu được đơn vị cho phép về thăm gia đình. Khi ông ra chiến trường thì đứa con gái còn rất nhỏ nên khi trở về thăm nhà con gái không chịu nhận cha bởi vì vết sẹo trên mặt không giống như trong ảnh cưới. Chính thái độ xa lạ, xem như người ngoài của con gái làm ông Sáu buồn lòng. Không chịu thừa nhận ba và có thái độ phản ứng, không kiềm chế được cơn giận ông Sáu đánh con và bé Thu về mách bà ngoại, bà ngoại giải thích vết sẹo trên mặt cha là do chiến tranh gây nên, cô bé Thu dần hiểu ra mọi việc.
Khi ông Sáu trở lại chiến trường, bé Thứ nhất định không chịu, tình cảm thiêng liêng giữa cha và con gái trỗi dậy, ông hứa khi trở về lần sau sẽ mua tặng cho Thu một chiếc lược ngà.
Trong chiến trường nhưng ông Sáu vẫn nhớ mãi lời hứa đó, ông lấy vỏ đạn ra làm lược có răng cưa được khắc lên bên trên dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Anh mong mỏi ngày về để tặng quà cho đứa con gái thân yêu của mình. Tuy nhiên chiến tranh ác liệt ông Sáu hi sinh trong một trận chiến, anh Ba là người đã được gửi gắm trao chiếc lược ngà cho đứa con gái thân yêu của mình.
—————HẾT BÀI 1———————
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà để học tốt môn Ngữ Văn 9 hơn.
Ngoài ra, Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 9 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
2. Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà 9 dòng, mẫu số 2:
Vì chiến tranh anh Sáu phải xa nhà, khi đi đứa con gái bé bỏng của anh còn nhỏ nên khi trở về không nhà ra ba của mình. Với bé Thu ba của mình không có vết sẹo dài trên mặt. Anh làm thế nào bé cũng không nhận, thái độ xa lạ, ngang bướng càng làm ăn bực mình, trong một lần anh đánh Thu. Bé Thu chạy về bà ngoại kể chuyện, bà đã giải thích mọi việc rõ ràng.
Khi anh Sáu đến ngày đi, bé Thu quyến luyến nhất định không rời xa, hai cha con rất xúc động ôm nhau mà khóc. Bé Thu đòi khi trở về phải có quà là một chiếc lược ngà.
Trong thời gian ở chiến khu anh dành nhiều thời gian làm chiếc lược ngà cho con gái, chiếc lược được làm bằng ngà voi rất đẹp. Anh mong mỏi ngày trở về tặng cho đứa con gái yêu. Thật không may trong một trận đánh anh bị thương nặng và hi sinh.
Chiếc lược ngà được trao lại cho anh Ba, đó cũng là tâm nguyện cuối cùng của anh Sáu, món quà cuối cùng dành cho bé Thu như lời đã hứa trước lúc ra chiến trường.
3. Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà, mẫu số 3:
Truyện Chiếc lược ngà được viết trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cực kỳ ác liệt tại miền Nam. Theo lệnh cấp trên anh Sáu phải đến chiến trường và một quãng thời gian dài không trở về nhà, đứa con gái của anh khi đó vừa ra đời chưa biết mặt cha.
Sau thời gian dài, anh được nghỉ phép và trở về thăm gia đình. Anh nhận ra con gái và rất vui vì con đã lớn nhưng Bé Thu không nhận ba vì sẹo có trên mặt, em đã đối xử với cha như người xa lạ điều này đã khiến anh Sáu rất buồn rầu. Khi được bà giải thích vết sẹo trên mặt bé Thu hiểu ra mọi chuyện.
Đến lúc Thu nhận ra mọi việc thì là lúc anh Sáu trở về đơn vị, tình cha con mãnh liệt đã khiến em lao vào ông người cha và hứa khi cha về sẽ có quà đó là chiếc lược ngà. Ở đơn vị anh đã có gắng làm chiếc lược ngà và dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào món quà yêu quý để tặng cô con gái.
Trong một trận đánh ác liệt anh Sáu hi sinh, trước khi hi sinh anh đã kịp trao cây lược cho người bạn tin cậy và căn dặn gửi lại tận tay cho bé Thu. Đây không chỉ là món quà đơn thuần mà còn chứa đựng tình yêu thương của người cha dành cho đứa con gái hết mực yêu quý.
4. Tóm tắt văn bản Chiếc lược ngà siêu ngắn, mẫu số 4:
“Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang Sáng truyện ngắn viết trong thời gian chống Mỹ, câu chuyện tình cha con rất cảm động để lại những ấn tượng đậm nét trong lòng độc giả.
Anh Sáu là người con của miền Nam theo nghĩa vụ phải đi lính, khi anh đi đứa con gái chỉ vừa ra đời. Khi anh về thăm gia đình đưa con gái tên Thu không nhận ra người cha chỉ vì mặt có vết sẹo không giống như trên bức ảnh cưới.
Anh rất buồn vì bị đối xử như người xa lạ, bé Thu đã hiểu ra mọi chuyện khi được bà giải thích vết sẹo là do chiến tranh gây ra.Đến lúc bé Thu hiểu ra mọi chuyện cũng là lúc anh Sáu phải ra chiến trường. Khi được bé Thu vòi quà anh Sáu hứa sẽ tặng một chiếc lược ngà khi trở về.
Chuyến trở về của anh không trở thành hiện thực khi anh hi sinh trong một trận chiến. Trước khi lìa đời anh trao cho người bạn căn dặn tặng lại cho bé Thu – đó là một chiếc lược ngà chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến đối với đứa con gái ông rất yêu quý.
5. Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà ngắn gọn, mẫu số 5:
Ông Sáu rời nhà đi kháng chiến từ khi con gái còn nhỏ, chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Suốt những năm tháng sống ở chiến trường, không lúc nào ông Sáu nguôi ngoai nỗi nhớ về con gái. Ba ngày được về nghỉ phép, ông Sáu nôn nao được trông thấy con, vội vàng, cuống quít. Nhưng đến khi về tới nhà, bé Thu, con gái ông, lại không nhận ra ba mình bởi vết thẹo trên mặt ông Sáu do chiến tranh để lại. Suốt ba ngày, ông Sáu cố gắng gần gũi, vỗ về con nhưng càng lại gần thì con gái càng đẩy ông ra. Đến lúc con bé không nghe lời, ông Sáu vung tay đánh vào mông nó, bé Thu bỏ về nhà ngoại. Đến khi bé Thu nhận ba thì cũng là lúc ông Sáu phải vào chiến trường. Trước khi chia tay ba, bé Thu muốn ba mua cho mình một chiếc lược khi ba trở về. Trở lại chiến trường, nỗi nhớ con càng đau đáu, ông Sáu nhớ lời hứa với con gái, lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ làm cho con một chiếc lược. Nhưng chưa kịp trở về đưa chiếc lược tận tay con gái thì ông Sáu đã hi sinh ở chiến trường. Chiếc lược ông gửi lại cho người đồng đội là ông Ba, nhờ đưa cho con gái mình, rồi mới nhắm mắt đi xuôi.
6. Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà 15 dòng, mẫu số 6:
Chiến tranh miền Nam diễn ra, ông Sáu phải xa vợ con nhiều năm. Khi anh đi đứa con gái bé bỏng của ông vẫn còn nhỏ. Nên khi được cơ hội về nghỉ phép 3 ngày, bé Thu – con gái ông không nhận ra cha mình do trên mặt ông Sáu có một vết sẹo mới không còn giống như trong tấm ảnh bé được nhìn. Trong thời gian ở nhà, ông luôn kè kè bên cạnh con, mong muốn được vỗ về và cho con cảm giác có cha bên cạnh. Nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng trở nên ương bướng hơn, hôm ông Sáu gắp cho bé một miếng trứng cá nhưng bé lại hất ra khiến ông vô cùng tức giận đã đánh cho.
Bé Thu buồn, khóc chạy sang nhà bà, kể lại hết mọi chuyện cho bà nghe. Bà đã giải thích cho bé hiểu nhưng đến khi Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em cũng là những giây phút cuối cùng trước khi ông Sáu trở lại chiến trường. Mọi người ai nấy đều thấy xúc động khi nhìn cảnh bé nhận cha. Khi ông Sáu đi bé Thu vòi cha mình mua tặng một chiếc lược.
Ông Sáu luôn nhớ mãi lời dặn của con gái mình. Trong một lần tình cờ, tiểu đội của ông săn được con voi, ông cưa lấy một khúc ngà,ngày ngày ông tỉ mẩn mài để làm cho con gái một cây lược. Lúc nào ông cũng đem chiếc lược ra ngắm để đỡ nhớ con gái nhỏ. Trong một trận chiến, ông Sau trúng đạn, trước lúc hy sinh ông giao lại cây lược cho một người đồng đội là ông Ba nhờ chuyển đến bé Thu món quà thiêng liêng này.
Ông Ba đã thực hiện ước nguyện của bạn mình khi đã hứa, trao lại chiếc lược ngà một cách cẩn thận cho bé Thu khi cô đã là cô giáo giao liên giỏi giang, dũng cảm. Kỉ vật của cha luôn được Thu mang theo bên mình như một báu vật.
——————HẾT——————
Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà là một nội dung bổ ích giúp em nắm vững hơn cho phần Soạn bài Chiếc lược ngà. Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa để học tốt Ngữ Văn lớp 9 hơn
Cách Viết Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
Chuyên đề: CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BÀI THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài cung cấp kiến thức giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải đề và rèn luyện kĩ năng viết bài. Khi giải các dạng đề cụ thể, các em sẽ bộc lộ năng lực thể hiện kiến thức; khi rèn kĩ năng viết bài giáo viên sẽ phát hiện những ưu điểm, nhược điểm của học sinh để phát huy, uốn nắn. Đối với môn Ngữ Văn, khâu rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh là khó nhất. Từ thực tế dạy bồi dưỡng đội tuyển, chúng tôi nhận thấy học sinh gặp khó khăn hơn trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Bởi vấn đề nghị luận rất rộng, dù đã nắm thật vững phương pháp, thao tác nghị luận ở các dạng (hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí,.) nhưng khi gặp một đề thi cụ thể, các em còn khá lúng túng trong việc tìm ý sao cho đúng, đủ yêu cầu của đề văn; lựa chọn và đưa dẫn chứng như thế nào cho phù hợp; cách sắp xếp ý và lập luận thế nào cho thuyết phục;.
Ở phần dạy kiến thức, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản: cách để nhận diện các dạng đề, hướng dẫn các thao tác tìm ý, lập dàn ý, cách đưa dẫn chứng; chỉ ra điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các dạng đề. Ở phần thực hành cần rèn luyện cho học sinh các loại kĩ năng sau: kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; kĩ năng đưa dẫn chứng; kĩ năng lập luận, diễn đạt, viết sáng tạo; kĩ năng sưu tầm, tích lũy, khai thác và sử dụng tư liệu.
Từ những việc đã và đang làm cùng với những gì tiếp thu, học hỏi được từ đồng nghiệp đi trước, chúng tôi xin đóng góp một vài kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội, cụ thể là Cách viết bài văn nghị luận xã hội – bài thi học sinh giỏi Quốc gia.
Bước 1: Tìm ý, lập dàn ý
Cần cho học sinh nhận thức được việc tìm ý, lập dàn ý là rất quan trọng. Thực tế nhiều học sinh chủ quan không tìm ý, lập dàn ý. Sau khi tìm hiểu đề xong, các em bắt tay vào viết ngay. Suy nghĩ tới đâu, viết tới đó. Bước này học sinh giỏi càng không được bỏ qua.
Lập dàn ý sơ lược, phác thảo nhanh các ý chính – đề xuất được hệ thống các luận điểm lớn sẽ triển khai trong bài viết; xác định mối liên hệ giữa các luận điểm, chú ý đến các từ quan hệ, các vế trong câu nhận định; ví dụ nghị luận về ý kiến của L. Tôn-xtôi:
“Xấu hổ trước người khác là một tình cảm tốt, xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn” hay suy nghĩ về nhận định: “Xuất phát điểm như thế nào không quan trọng bằng trải nghiệm trên hành trình của mỗi người. Thành công là quan trọng, nhưng quan trọng hơn hết chính là sự trưởng thành. Mà trưởng thành thì lại nằm ở hành trình chứ không nằm ở đích đến” (“Trưởng thành nằm ở đâu?” – Tuệ Nghi) chúng ta cần chú ý đến
những từ ngữ “còn tốt hơn”, “không quan trọng bằng”, “nhưng quan trọng hơn hết”, “mà … chứ không…”, để nhận định tầm quan trọng của mỗi luận điểm, ý nào chính ý nào phụ, ý nào nên triển khai nhiều, ý nào sẽ triển khai ít, cái nào nói trước, cái nào nói sau, chọn cách lập luận nào nêu bật được trọng tâm… Từ đó đưa ra cách sắp xếp luận điểm theo trình tự hợp lí, chặt chẽ, khoa học.
Với bước này học sinh cần phải tiến hành thật nhanh, dành thời gian tối đa khoảng từ 5 đến 7 phút. Khi đã triển khai được ý, định hình được những việc sẽ làm thì bắt đầu viết sẽ dễ dàng hơn và không bỏ sót ý.
Bước 2: Tiến hành viết
Nghị luận xã hội phải gắn liền với đời sống, có tính thời sự cao, phải vận dụng kết hợp các thao tác để thực hiện bàn luận. Muốn viết tốt bài văn nghị luận xã hội học sinh cần phải trang bị vốn sống phong phú, thu thập dẫn chứng mới mẻ, sinh động; phải có hiểu biết đúng đắn về vấn đề hay hiện tượng đem ra bàn luận; phải có quan điểm, thái độ, chính kiến rõ ràng, tán thành, phản đối ra sao; phải có lập luận sắc sảo, thuyết phục.
Khi viết bài văn nghị luận xã hội – bài thi học sinh giỏi Quốc gia, học sinh vẫn phải đảm bảo triển khai được những phần cơ bản – “phần cứng”:
Dan dắt vấn đề, nêu luận đề, đưa câu nói, nhận định.
Bình: nêu ý kiến của bản thân về vấn đề: khẳng định / phủ định.
Luận: bàn bạc, mở rộng, đào sâu, phê phán, bác bỏ.
Liên hệ bản thân: bài học nhận thức, hành động.
Khẳng định, đánh giá lại vấn đề.
Tuy nhiên, với một bài văn của học sinh giỏi thì đòi hỏi cách viết cần có sự sáng tạo khi triển khai “phần cứng” ở trên, không nhất thiết phải theo trình tự bắt buộc, sự sáng tạo đó sẽ thể hiện ở cách sắp xếp ý / trình tự lập luận và cách sử dụng các thao tác nghị luận.
Cách viết Mở bài hay, ấn tượng
Mở bài cần giới thiệu được khái quát luận đề, nên viết ngắn gọn, súc tích tạo được ấn tượng khơi gợi được tâm thế cho người đọc. Học sinh có thể chọn những cách dẫn dắt sau:
Nên chọn cách dẫn dắt gián tiếp.
Chọn cách lập luận phản đề hoặc so sánh để dẫn dắt vấn đề, thu hút sự chú ý.
Cách viết Thân bài
Phần này nên viết thành nhiều đoạn, mỗi đoạn sẽ triển khai một luận điểm.
về cách thức trình bày các đoạn: nên sử dụng nhiều phương thức lập luận: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,… Kết hợp sử dụng các phép liên kết câu, liên kết đoạn để bài văn sáng rõ, mạch lạc.
Cách diễn đạt: nên sử dụng linh hoạt, sáng tạo, đa dạng các kiểu câu: câu hỏi tu từ, câu cảm thán, câu ngắn, dài., giúp thay đổi giọng điệu. Nghị luận sắc bén, tác động mạnh đến lí trí nhưng cũng cần có “chất văn”, viết trau chuốt để tránh khô khan; giọng điệu chân thành sẽ tác động đến trái tim.
Cách đưa dẫn chứng: Học sinh cần phải nhận thức viết nghị luận xã hội bắt buộc phải có dẫn chứng. Bài viết sẽ không sâu, không sắc sảo, thuyết phục nếu thiếu dẫn chứng. Mượn cách nói của dân gian “nói có sách, mách có chứng”. Dan chứng cần phong phú, mới mẻ, có tính cập nhật. Muốn có được dẫn chứng như thế học sinh phải trang bị cho mình vốn sống, vốn hiểu biết. Đọc nhiều, quan sát nhiều, thu thập nhiều tư liệu ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Thường là đối với mỗi luận điểm, sau khi phân tích đưa lí lẽ, học sinh sẽ đưa dẫn chứng làm sáng tỏ cho lí lẽ. Cần lưu ý phải phân tích dẫn chứng chứ không phải chỉ là sự liệt kê. Cần sắp xếp cho hợp lí theo trình tự thời gian hoặc theo trình tự lô – gic. Khi đưa dẫn chứng có thể chọn hai cách: nêu dẫn chứng chung chung (trong học tập; gia đình; xã hội; mở rộng ra thế giới) và nêu dẫn chứng cụ thể, người thật việc thật (nên chọn những nhân vật nổi tiếng, nhiều người biết đến: những gương doanh nhân thành đạt, những nhân cách đạo đức vĩ đại; những người có tư tưởng tiến bộ; những người có ý chí nghị lực phi thường; những gương người tốt việc tốt,.)
Không nhất thiết phải đưa thật nhiều dẫn chứng bài văn mới đạt yêu cầu. Cùng một dẫn chứng có thể khai thác cho nhiều luận điểm khác nhau. Tức ở phần luận điểm trước ta đã nêu ra dẫn chứng đó, ở luận điểm sau có thể khai thác mặt khác của dẫn chứng. Quan trọng ở chỗ phải hiểu được mục đích đưa dẫn chứng đó để làm gì, muốn chứng minh làm sáng tỏ cho lí lẽ nào đã giảng giải ở phía trước, để phát huy tối đa hiệu quả của dẫn chứng.
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng banh không? Không sao đâu, vì…
Walt Disney từng bị tờ báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi tạo nên Disneyland.
Lúc còn học phổ thông, Louis Paster chỉ là một học sinh trung bình. về môn hóa, ông đứng hạng thứ 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp.
Lev Tolstoy, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình” bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có khả năng, vừa thiếu ý chí học tập”.
Henry Ford thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.
Ca sĩ opera nổi tiếng Enrico Caruso bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
Đối với bài nghị luận xã hội, học sinh vẫn có thể lấy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học. Giáo viên vẫn thường khuyên học sinh nên hạn chế, tuy nhiên nếu biết khai thác hợp lí thì vẫn đủ sức thuyết phục.
Ví dụ: Đề: Phải chăng, bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta ra đi?
Để làm sáng tỏ cho luận điểm: Người bạn thực sự là người thẳng thắn, nghiêm khắc với những điều chưa tốt trong bản thân ta nhưng không chối bỏ, không quay lưng lại khi ta gặp khó khăn có thể đưa dẫn chứng như đoạn văn sau:
Tôi còn nhớ câu chuyện về Lưu Bình – Dương Lễ, dẫu đã xa xưa vẫn rung động tâm hồn bao thế hệ con người. Người thành đạt đã hết lòng chăm lo, khích lệ người thất bại để bạn tu chí học hành. Nếu không có tấm lòng cao cả của vợ chồng Dương Lễ, chắc chắn Lưu Bình không thể vượt qua được những khó khăn chồng chất và có thể sẽ gục ngã trước số phận…
Tôi ngưỡng mộ tình bạn củaXơ-ca-lét vàMe-nơ-li trong “Cuốn theo chiều gió”
của
Mai-cơn, dù một trong hai người không sớm nhận biết hết sự quý giá của tình cảm ấy. Vào lúc tất cả mọi người ở Atlanta đều ruồng bỏ Xơ-ca-lét vì bắt gặp cô tình tứ với chồng của Me-nơ-li thì Me-nơ-li vẫn đứng về phía bạn. Bởi Me-nơ-li tin yêu Xơ-ca-lét
người đã ở bên cô lúc sinh nở, người đã đưa cô vượt qua chặng đường dài đầy khói lửa, đã còng lưng làm lụng để cưu mang gia đình cô,. Bằng trái tim bao dung, nhân hậu, Me-nơ-li nhìn thấu bản chất tốt đẹp, tiềm ẩn trong con người Xơ-ca-lét. Người phụ nữ dịu dàng này đã dũng cảm đương đầu với dư luận, thậm chí chống lại người thân của mình để bảo vệ bạn. Khi tôi “nhìn thấy” Me-nơ-li ung dung bước qua ánh mắt dữ dằn, khinh bỉ để cầm tay Xơ-ca-lét và giữ bạn bên cạnh suốt buổi tối kinh hoàng đó, tôi hiểu thế nào là một người bạn đích thực.
Trường THPT Chuyên Long An Theo chúng tôi
Cách kết bài
Đánh giá khái quát lại vấn đề nghị luận, tránh lặp lại ý đã nêu ở phần mở bài. Cũng như phần mở bài, nên chọn một ý thơ / một câu nhận định, … để khép lại bài viết, lưu lại ấn tượng cho người đọc. Hoặc cũng có thể chọn cách kết bài theo kiểu “đầu cuối tương ứng” để khẳng định lại một lần nữa vấn đề nghị luận.
Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 7 Văn Nghị Luận
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – Văn nghị luận
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai của đất nước (gợi ý: trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ tha thiết căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay ko, … ở công học tập của các em.” Đề bài của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào?)
I. Dàn ý
a) Mở bài: Dẫn dắt vào đề bằng lời dạy của Bác Hồ. Nêu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.
b) Thân bài:
– Tại sao nói “Tuổi trẻ là tương lai đất nước”?
+ Tuổi trẻ bao giờ cũng dồi dào sức khoẻ, có đủ nhiệt tình để cống hiến cho quê hương, đất nước.
+ Tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ và sự sáng tạo.
+ Có nhiệt huyết, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân để đến những nơi khó khăn và làm những việc khó.
– Tuổi trẻ nước ta trong quá khứ đã cống hiến cho đất nước như thế nào? (kể về một số tấm gương mà em biết, như: Trạng Hiền, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Bá Khánh Trình,…).
– Tuổi trẻ hôm nay cần làm gì để cống hiến cho đất nước?
+ Ra sức học tập.
+ Tham gia tích cực các hoạt động xã hội.
+ Thi đua lập thành tích trong mọi lĩnh vực của đời sống.
+ Chủ động tiếp nhận và gánh vác dần những công việc của thế hệ trước.
…
– Tuổi trẻ cũng cần khắc phục nhược điểm không có lợi cho bản thân và tương lai của đất nước (sự bồng bột, thói ỷ lại, thó ăn chơi sa đoạ,…).
c) Kết bài:
Tuổi trẻ phải ước mơ, phải khát khao cống hiến. Có như vậy, cuộc sống mới dồi dào ý nghĩa.
II. Bài văn mẫu
Đề 2: Văn học và tình thương gợi ý: chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.)
I. Dàn ý
a) Mở bài: Mối quan hệ giữa văn học và tình thương trong lịch sử văn học.
b) Thân bài:
– Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương?
+ Vì văn học là tâm hồn dân tộc.
+ Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc ấy là tình thương yêu nhân loại.
– Văn học gắn bó với tình thương như thế nào?
+ Văn học nói lên nỗi đau khổ của mọi kiếp người.
+ Văn học nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn người đọc.
+ Văn học bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn con người.
c) Kết bài: Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất và là thước đo cao quý của văn học. Nó cứu vớt, dìu dắt, nâng niu con người trong hiện tại và trên đường đến tương lai.
II. Bài văn mẫu
Đề 3: Hãy nói không với các tệ nạn (gợi ý: hãy viết 1 bài nghị luận để nêu rõ tác hại của 1 trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma tuý, hoặc tiếp xúc với những văn hoá phẩm không lành mạnh.)
I. Dàn ý a) Mở bài:
– Những tệ nạn xã hội nào hiện đang rình rập và làm hại tới giới trẻ và tương lai của đất nước?
– Thái độ của giới trẻ ra sao?
b) Thân bài:
– Tuổi trẻ hiện nay thường mắc vào các loại tệ nạn như thế nào?
– Tác hại của các tệ nạn đối với mỗi cá nhân và xã hội?
+ Thiệt hại về vật chất.
+ Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
+ Bản thân mỗi cá nhân mất sức sản xuất.
+ Trở thành nỗi lo của xã hội.
+ Làm gia tăng các loại tệ nạn khác.
…
– Nhận thức của giới trẻ với các tệ nạn ra sao?
+ Còn mơ hồ.
+ Coi thường, thờ ơ, sống buông thả,…
– Cần phải nhận thức vấn đề này ra sao?
+ Đây là một trong những con đường nhanh nhất làm phá tan mọi điều tốt đẹp nhất của mỗi con người.
+ Cần nhận thức đúng đắn, đồng thời góp ý, chỉ bảo mọi người cùng nhau “Nói không với các tệ nạn xã hội”.
c) Kết bài:
Khẳng định sự nguy hiểm của các tệ nạn. Đồng thời khẳng định quyết tâm tiêu trừ nó.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 5: Nghị Luận Xã Hội, Ngữ Văn Lớp 9 (2021) ▶️ Wiki 1 Phút ◀️ trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!