Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Văn Bản Văn Học – Ngữ Văn 10 Tập 2 # Top 7 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Văn Bản Văn Học – Ngữ Văn 10 Tập 2 # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Văn Bản Văn Học – Ngữ Văn 10 Tập 2 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: có 3 tiêu chí:

Tiêu chí 1: Văn bản văn học đi sâu phản ánh và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

Tiêu chí 2: Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tượng mang tính thẩm mĩ cao, trau chuốt biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa.

Tiêu chí 3: Văn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, cách thức của thể loại đó.

Câu 2:

Nói: “hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học” là bởi vì:

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Khi đọc văn bản văn học, chúng ta phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng.

Ngôn từ là đối tượng đầu tiên khi tiếp xúc với văn bản văn học

Chiều sâu của văn bản văn học tạo nên từ tầng hàm nghĩa, tầng hàm nghĩa được ẩn dưới bóng tầng hình tượng, mà hình tượng lại được hình thành từ sự khái quát của lớp nghĩa ngôn từ.

Nói tóm lại, khi đọc văn bản văn học phải hiểu được tầng hàm nghĩa nhưng hiểu được tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học.

Câu 3:

Ý nghĩa một hình tượng trong bài thơ hoặc đoạn thơ: Hàm nghĩa của văn bản văn học là những lớp nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản được gửi gắm trong hình tượng. Các em có thể tìm hiểu ý nghĩa của hình tượng trong câu ca dao sau:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Câu ca dao trên không chỉ mang ý nghĩa tả thực. “Tre non đủ lá” là chỉ những người đã trưởng thành, đủ lớn; còn “đan sàng” là chỉ việc cưới xin, kết duyên với nhau.

Như vậy, khi chàng trai nói đến chuyện tre, đan sàng thì câu ca dao không chỉ mang ý nghĩa tả thực như vậy. Mà nó còn là lời ngỏ ý của chàng trai hỏi cô gái có đồng ý nên duyên với chàng hay không.

Câu 4:

* Hàm nghĩa của văn bản văn học là những ý nghĩa ẩn kín, nghĩa tiềm tàng của một văn bản văn học. Đó là những điều mà nhà văn gửi gắm, tâm sự, kí thác, những thể nghiệm về cuộc sống.

Ví dụ:

Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương: mới đọc thì chỉ là miêu tả chiếc bánh trôi đơn thuần, nhưng nghĩa hàm ẩn mà tác giả muốn gửi gắm lại là vẻ đẹp cũng như số phận bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến: kể về tình huống người bạn lâu không gặp đến nhà chơi mà chủ nhà không có gì tiếp khách. Thực chất, tất cả những vật chất không đầy đủ đó chỉ để nổi bật lên tình bạn thắm thiết của nhà thơ với bạn mình.

4.3

/

5

(

3

bình chọn

)

Soạn Bài Truyện Kiều Sbt Ngữ Văn 10 Tập 2

1. Hãy nêu một số đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du. Các đặc điểm ấy góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của ông như thế nào ?

Trả lời:

Bài tập này có hai ý :

a) Nêu một số đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du. Đọc lại mục I – Cuộc đời (phần một, trang 92, SGK). Cần nêu được một số đặc điểm chủ yếu của cuộc đời Nguyễn Du để thấy được :

– Nguyễn Du từng trải nghiệm nhiều môi trường sống khác nhau, từ môi trường quý tộc phong kiến đến cảnh nghèo khó ; nhận các chức vụ khác nhau, từ chức quan nhỏ đến chức Chánh sứ.

– Nguyễn Du đã tiếp nhận văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau, cộng với vốn Hán học uyên bác.

b) Các đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của ông:

– Về gia thế: Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc, rồi lại từng phải lăn lộn trong cuộc sống phong trần, giữa thời đại loạn lạc nên hiểu biết nhiều mặt của thực tế xã hội phong kiến, từ cuộc sống của giai cấp thống trị đến thân phận người dân dưới đáy xã hội, điều này là tiền đề để ông khái quát về bản chất xã hội một cách sâu sắc, thấm thía.

– Về văn hoá : Ông có điều kiện tiếp thu văn hoá dân tộc ở nhiều vùng miền (quê cha, quê mẹ, quê vợ, Thăng Long) và học tập văn học Trung Quốc nên đã tổng hợp các thành tựu văn hoá ấy trong sáng tác.

Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại loạn lạc, số phận con người, trước hết là của người phụ nữ tài sắc, bị chà đạp. Đó cũng là nguyên do thôi thúc ông sáng tác về “những điều trông thấy” khiến ông “đau đớn lòng”.

2. Trình bày ngắn gọn các sáng tác chính và một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du.

Trả lời:

a) Về các sáng tác của Nguyễn Du, yêu cầu nêu tên một số sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm. Thơ chữ Hán được ông viết vào các giai đoạn khác nhau. Sáng tác bằng chữ Nôm có Đoạn trường tân thanh (còn gọi là Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn. Cần chỉ rõ Truyện Kiều có cốt truyện vay mượn từ Kim Vân Kiều truyện – một tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. Tuy vậy, Nguyễn Du đã tạo nên một tác phẩm hoàn toàn mới, với cảm hứng mới, cách nhận thức, lí giải nhân vật của riêng ông, bằng một thể loại khác : truyện thơ.

b) Một vài đặc điểm cơ bản của thơ văn Nguyễn Du :

– Về nội dung, cần chú ý nêu được đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du là đề cao xúc cảm, tức đề cao tình (ông là nhà thơ có khuynh hướng trọng tình, chủ tình). Đây là điểm khác với sáng tác của nhiều nhà nho trung đại thường hướng về nói chí nhằm bộc bạch lí tưởng xã hội, lí tưởng đạo đức.

Phê phán xã hội phong kiến và thương yêu, cảm thông với những nạn nhân của xã hội, đó là hai biểu hiện rực rỡ nhất của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. Trong số các loại nhân vật được Nguyễn Du dành cho tình thương yêu, đồng cảm, nổi bật là những con ngưòi bé nhỏ, bất hạnh như người ăn mày, người mù hát rong, các ca nhi, kĩ nữ,… vốn bị xã hội phong kiến coi rẻ. Truyện Kiều và một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã nêu vấn đề về thân phận bất hạnh của những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương, nghệ thuật. Đây là một vấn đề rất mới của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại ; nhà thơ đã gián tiếp đòi hỏi xã hội phải trân trọng các giá trị chân chính của con người như sắc đẹp, tài năng. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du mở rộng nhiều vấn đề, thuộc quyền sống của con người, từ quyền sống về vật chất (bài thơ Sở kiến hành) đến quyền sống về tinh thần (bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều,…). Nguyễn Du là một tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX còn vì ông đề cao quyền sống của con người tự nhiên, trần thế. Truyện Kiều có nhiều trang ca ngợi tình yêu lứa đôi với vẻ đẹp và sự lãng mạn.

– Về nghệ thuật, cần nhấn mạnh tài năng của Nguyễn Du thể hiện cả trong các sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm. Ông là người uyên bác, đọc rộng biết nhiều. Thơ chữ Hán của ông có nhiều bài xuất sắc được viết với phong cách phóng khoáng, giàu cảm xúc, thể thơ đa dạng, từ thể thơ Đường luật đến các bài thơ thể ca, hành có nét tự do. Về sáng tác bằng chữ Nôm, đặc biệt lưu ý tới Truyện Kiều. Với tài năng đa dạng, thể hiện trên nhiều cấp độ khác nhau, Nguyễn Du đã kết hợp nghệ thuật kể chuyện (tự sự) và nghệ thuật phân tích tâm lí, nghệ thuật tả cảnh (trữ tình) để đưa thể loại truyện thơ đạt đến trình độ mẫu mực. Ông cũng là nhà thơ biết sử dụng một cách điêu luyện tiếng Việt, đồng thời góp phần làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc.

Soạn Bài Viết Quảng Cáo Sbt Ngữ Văn 10 Tập 2

1. Bài tập 1, trang 145, SGK.

Sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ. Đó chính là xe F.E… Không chỉ là một chiếc xe, F.E còn sống cùng bạn, cùng bạn vượt qua mọi khó khăn… F.E – mạnh mẽ, đầy quyến rũ.

Bước vào thế giới đặc biệt của H. mới, một thế giới thơm ngát hương hoa, với những khoảnh khắc bay bổng của riêng mình… Một làn da mịn màng quyến rũ… H. mới – bí quyết làm đẹp của tôi và cũng là của bạn.

Bạn chỉ cần ấn nút, mọi việc còn lại M. sẽ làm nốt.

– Chiếc xe không những là sản phẩm có nhiều điểm vượt trội về vẻ đẹp sang trọng và tiện lợi (sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ) mà còn là người bạn đáng tin cậy (xe như người vậy).

– Sữa tắm đặc biệt thơm ngát hương hoa, là bí quyết làm đẹp.

– Sự thông minh, tự động hoá cao độ làm cho máy ảnh vô cùng tiện lợi, dễ sử dụng.

c) Cách viết hấp dẫn.

Anh (chị) hãy tìm và phân tích cách chọn lọc từ ngữ đặc sắc để chỉ đặc tính vượt trội của sản phẩm, cách sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu khác nhau với độ dài ngắn khác nhau một cách thích hợp.

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC…

★ Chất lượng – uy tín – tận tâm – kinh nghiệm.

★ Giảng viên học vị cao, trang thiết bị hiện đại.

★ Các lớp sáng, chiều, tối.

★ Sĩ số giới hạn.

– Sau khi phát hiện các thông tin còn thiếu, hãy tìm cách diễn đạt các thông tin đó thật ngắn gọn và hấp dẫn ; cân nhắc vị trí của chúng trong chỉnh thể các thông tin.

– Phân tích tính hấp dẫn : Cách lựa chọn nội dung, hình thức trình bày (dùng từ, viết câu, minh hoạ, trình bày,…).

– Lưu ý đến yêu cầu trình bày trước tập thể lớp : Chuẩn bị trước nội dung ; hình dung trước tình huống trình bày, kết hợp ngôn ngữ với cử chỉ điệu bộ ; cách mở đầu, kết thúc, lời giới thiệu,…

– Trận bóng đá giao hữu giữa đội tuyển trường anh (chị) với đội tuyển trường bạn.

– Câu lạc bộ ngoại ngữ do Đoàn trường tổ chức.

– Hội trại của Đoàn trường nhân ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trả lời:

– Bài tập đưa ra ba đề tài, có thể chọn một hoặc tìm một đề tài khác tuỳ sở thích.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Soạn Bài: Hồi Trống Cổ Thành – Ngữ Văn 10 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: La Quán Trung (các em tham khảo phần giới thiệu chi tiết về tác giả trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Hồi trống Cổ Thành được trích từ hồi 28 trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

* Thể loại: Tam quốc diễn nghĩa là một bộ tiểu thuyết được viết theo kết cấu chương hồi.

* Tóm tắt:

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành kể về việc Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã chấp nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra: Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Trương Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.

* Bố cục:

Văn bản Hồi trống Cổ Thành có thể được chia làm 2 phần:

Phần 2: còn lại : Quan Công chém đầu Sái Dương, xóa bỏ hiểu lầm của Trương Phi, anh em đoàn tụ.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công là do:

Trương Phi là một con người cương trực nhưng tính tình lại nóng nảy, đối với kẻ thù, với người phản bội thì chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao. Trương Phi nghĩ rằng Quan Công hàng Tào Tháo cũng là theo giặc, là bội nghĩa, là phản bội anh em.

Câu 2:

Đặt nhan đề cho đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành là bởi nó là một biểu tượng nghệ thuật:

Ý nghĩa:

Biểu dương cho tinh thần trung nghĩa của Trương Phi

Ca ngợi tình cảm anh em giữa Lưu, Quan, Trương

Đây là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ anh em

Câu 3:

Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Em đồng ý với ý kiến trên. Bởi Trương Phi nóng nảy do cá tính gàn dở vì nhân vật thiếu bình tĩnh khi vừa biết tin báo đã múa xà mâu muốn đâm Quan Công. Nhưng khi mối nghi ngờ bất phân định, Trương Phi muốn Quan Công tự thanh minh cho mình bằng hành động mới thuyết phục. Đó là sự nóng nảy muốn biết sự thực, muốn xác định phải trái, đúng sai.

Câu 4: 

Nói: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc bởi vì:

Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm mang màu sắc hùng tráng, mang âm hưởng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc lớn lao, siêu phàm

Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống chính là cao trào của truyện, nó giúp cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca

Hồi trồng giục đó vừa là thước đo tài năng của Quan Công, lại vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi

Giúp cho đoạn văn thêm đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà ý vị Tam Quốc.

4

/

5

(

5

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Văn Bản Văn Học – Ngữ Văn 10 Tập 2 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!