Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Truyện An Dương Vương Và Mị Châu – Trọng Thủy – Ngữ Văn 10 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ: Văn bản được trích trong Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái – một sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỷ XV.
2. Thể loại: truyền thuyết, với các đặc trưng cơ bản như:
Phản ánh lịch sử một cách độc đáo: được hư cấu, khúc xạ theo quan niệm, cảm xúc của nhân dân, có xen lẫn yếu tố thần kỳ
Để có thể hiểu đúng truyền thuyết, chúng ta cần đặt nó trong mối quan hệ với môi trường lịch sử, văn hóa mà nó sinh ra.
3. Tóm tắt:
Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Chính nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đã đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Khi đó, Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ đã dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh sang đánh Âu Lạc. Vì đã không còn nỏ thần nên An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
An Dương Vương xây thành nhưng thất bại
Rùa vàng giúp An Dương Vương xây thành và chế nỏ thần
An Dương Vương nhờ có nỏ thần nên đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất
Lần thứ hai, An Dương Vương chủ quan khi Triệu Đà đem quân xâm lược
An Dương Vương thất bại và chém chết con gái mình là Mị Châu
a) An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống giặc ngoại xâm.
Kể về sự giúp đỡ thần kỳ đó, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của An Dương Vương và rất tự hào về việc xây thành, chế nỏ. Đồng thời cũng góp phần ca ngợi những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện là:
Lần thứ nhất: vua không nghi ngờ gì đã đồng ý kết thông gia với Triệu Đà, mở đường cho con trai của kẻ thù lọt vào làm nội gián
Lần thứ hai: khi Triệu Đà kéo quân đến, An Dương Vương ỷ vào nỏ thần mà không hề đề phòng nên bại trận.
c) Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng và Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, nhân dân ta muốn biểu lộ thái độ kính trọng đối với vị vua anh hùng, dũng cảm, đã sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước non sông đất nước. Qua đó, nhân dân ta cũng phê phán những thái độ chủ quan, mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu 2: Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, theo em, cả hai đánh giá đều chưa thực sự thỏa đáng.
Câu 3:
Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Chi tiết này cho thấy hai cái nhìn tưởng như là trái ngược nhưng lại rất thống nhất của tác giả dân gian. Bởi Mị Châu bị trừng trị là một kết thúc dứt khoát, nhân dân ta đã tuyên án và thi hành bản án của lịch sử. Cách kết thúc này xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng thiết tha với độc lập tự do của người Việt ta.
Tuy nhiên, xét cho cùng, Mị Châu cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương, Mị Châu được “hồi sinh” nhờ sự bao dung của nhân dân ta. Kết thúc ấy thể hiện niềm cảm thông với sự trong trắng ngây thơ của nàng công chúa đáng thương.
Câu 4:
Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là một hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa. Nó là một sự kết thúc hoàn mỹ cho một mối tình và cũng là lời giải oán cho tội “bán nước” của Mị Châu. Chi tiết “ngọc trai” đã chứng thực cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu. Việc Trọng Thủy gieo mình xuống giếng nước đã thể hiện sự hối hận của nhân vật khi đã phụ người vợ của mình. Còn việc ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn còn nói lên rằng Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Nếu đứng ở bình diện này, ta càng thấy thương xót cho mối tình của Mị Châu – Trọng Thủy.
Câu 5:
“Cốt lõi lịch sử” của truyện là: việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
“Cốt lõi lịch sử” đó đã được dân gian làm cho sinh động và hấp dẫn hơn bằng các yếu tố thần kỳ, cụ thể: chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về ” Ngọc trai – giếng nước”,… Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.
Chúc các em học tập tốt!
5
/
5
(
3
bình chọn
)
Truyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG, MỊ CHÂU – TRỌNG THỦYTRUYỀN THUYẾTTRƯỜNG THPT TÂN BÌNH Học Sinh:Nguyễn Thanh LộcI. GIỚI THIỆU CHUNG.1. Truyền thuyết.Khái niệm:+ Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. – Đặc trưng của truyền thuyết:+ Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố hoang đường. + Truyền thuyết phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.+Truyền thuyết có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường lịch sử – văn hoá.– Cụm di tích lịch sử – văn hoá Cổ Loa là minh chứng lịch sử cho việc sáng tạo và lưu truyền truyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu LạcBản đồ Loa thành2. Tác phẩm:– Xuất xứ: trích “Rùa vàng” trong “Lĩnh nam chích quái”.– Bố cục:+ Phần 1: Từ đầu đến bèn xin hoà: quá trình dựng nước và giữ nước của ADV.+ Phần 2: Tiếp đó đến dẫn vua xuống biển: nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà do sự mất cảnh giác của ADV và sự nhẹ dạ của Mị Châu (Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu).+ Phần 3: Đoạn còn lại: thái độ của tác giả dân gian đối với ADV và Mị châu – Trọng Thuỷ.II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.1. Đọc – tóm tắt văn bản.– ADV xây thành cứ xây lại đổ. Rùa vàng giúp: xây được thành trong nửa tháng.– Rùa vàng tặng vuốt. Chế được nỏ thần. Đánh thắng Triệu Đà.– Triệu Đà xin hoà, cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ. ADV gả Mị Châu.– Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần. Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc.– ADV thua trận, cùng Mị Châu bỏ chạy.– Rùa vàng kết tội Mị Châu. ADV chém đầu Mị Châu rồi đi xuống biển. Máu Mị Châu biến thành hạt châu.– Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự vẫn.2. Tìm hiểu văn bản.a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước.– Xây thành:+ Thành đắp tới đâu bị lở tới đó. + Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.+ Nhờ Rùa vàng giúp đỡ, thành xây nữa tháng là xong. Khó khăn của buổi đầu dựng nước.– Chế nỏ: + ADV có ý thức cao trong việc bảo vệ thành quả của mình. Điều đó thể hiện ở câu hỏi : Nay nếu có giặc ngoài lấy gì mà chống? + Được rùa vàng tặng móng vuốt để làm lẫy nỏ.+ Chế nỏ thành công.– Giữ nước: + Triệu Đà cử binh sang xâm lược.+ Có nỏ thần, quân Đà thua lớn, bèn xin hoà.Tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của An Dương Vương, lý tưởng hóa việc xây thành, chế tạo vũ khí. AM THỜ NỎ THẦNb. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ.– Trách nhiệm An Dương Vương:+ Triệu Đà cầu hôn, vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ+ Cho Trọng Thuỷ ở rể.+ Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần, Triệu Đà cất binh sang xâm lược, ADV vẫn thản nhiên đánh cờ. ADV mất cảnh giác, tạo điều kiện cho quân giặc xâm nhập sâu vào lãnh thổ; không phòng bị nghiêm túc quá ỷ lại vào vũ khí. Ông là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm về việc mất nước.MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY– Trách nhiệm Mị Châu:+ Lén cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần.+ Rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn mà không nghĩ tới hậu quả. Mị Châu là kẻ ngây thơ, nhẹ dạ, đặt tình chồng vợ trên lợi ích quốc gia; tiết lộ quân cơ, dẫn đường cho giặc đuổi theo, dồn cha đến bước đường cùng.* Bi kịch về tình yêu:– Nhân vật Mị Châu: + Vâng lời cha: lấy Trọng Thuỷ. + Yêu chồng mù quáng, nhẹ dạ, cả tin: cho trọng Thuỷ Xem nỏ thần. + Không chịu được nỗi đau li biệt: rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn. Chỉ biết nghĩ đến tình cảm riêng, xem nhẹ nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc, dẫn đến bi kịch của chính bản thân mình. – Nhân vật Trọng Thuỷ: Trọng Thuỷ vừa là kẻ thù, vừa là nạn nhân:+ Vừa muốn chiếm Âu Lạc.+ Vừa muốn làm người chồng chung thuỷ. Mâu thuẫn không thể dung hoà. Cái chết là kết cục của nỗi ân hận, sự giày vò. Bi kịch của Trọng Thuỷ là bi kịch của kẻ bị kẹt giữa tham vọng và tình yêu.c. Thái độ của tác giả dân gian đối với An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ* Đối với An Dương Vương:– Chém đầu Mị Châu: thái độ nghiêm khắc của An Dương Vương đối với bản thân, đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết.– An Vương Vương đi xuống biển: Dân gian đã “bất tử hoá” Thục Phán, thể hiện sự yêu mến, kính trọng, tiếc thương. * Đối với Mị Châu:+ Bị rùa vàng kết tội: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”Thái độ nghiêm khắc của nhân dân: mang tội với nước đều bị trừng phạt.+ Sau khi Mị Châu chết: máu chảy xuống biển trai sò ăn phải biến thành hạt châu. Nỗi thông cảm của nhân dân đối với lỗi lầm vô tình của Mị Châu – kẻ “một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối…”* Đối với Trọng Thuỷ:– Trọng Thuỷ “lao đầu xuống giếng mà chết”: là giặc ngoại xâm, là kẻ phụ tình phải bị đền tội.– Chi tiết ngọc trai giếng nước:+ Hoá giải oan tình của Mị Châu – Trọng Thuỷ.+ Nhân dân ta cũng tha thứ cho Trọng Thuỷ, hắn cũng chỉ vì bị vua cha lợi dụng. Tác phẩm kết thúc bằng một vẻ đẹp hoàn mỹ, thể hiện tinh thần khoan dung, nhân hậu của dân tộc Việt Nam.TƯỢNG MỊ CHÂU ĐỨT ĐẦU3. Tổng kết.– Nghệ thuật:+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật.+ Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai – giếng nước).+ Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu.Ý nghĩa văn bản: Truyện ADV, MC – TT giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa chung và riêng, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng
Ghi nhớ: SGK/43.1. Theo quan điểm của dân gian, ADV được thần linh giúp đỡ vì:A. ADV là vua.B. ADV có ý thức với sự an nguy của đất nước.C. ADV là một vị thần.D. ADV không biết xây thành.2. Qua hậu thân của Mị Châu dân gian biểu hiện thái độ gì?Cho rằng nàng vô tội.Tội của nàng không đáng bị lên án.C. Nàng là người nặng tình riêng nên vô tình phạm tội.D. Nàng là người trung hiếu nhưng bị lừa dối.3. Hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” có ý nghĩa gì?Sự nghiêm khắc nhưng bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trung thực của Mị Châu.Sự nghiêm khắc nhưng bao dung của nhân dân, chứng nhận nỗi ân hận và mong muốn hóa giải tội lỗi cho Trọng Thủy.Ca ngợi mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.D. Cả A và B đều đúng.
Giáo Án Ngữ Văn 10 Bài: Truyện An Dương Vương Và Mị Châu
Giáo án điện tử Ngữ Văn 10
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Giáo án Ngữ văn 10 bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được VnDoc chọn lọc từ các giáo viên đang giảng dạy với nội dung cột phù hợp quy định Bộ GD và súc tích giúp các bạn học sinh hiểu được giá trị, ý nghĩa của truyện. Qua bài giáo án điện tử lớp 10 môn ngữ văn này, các bạn học sinh sẽ biết rèn luyên kĩ năng phân tích truyện dân gian, để có thể hiểu đúng những ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.
Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY I. Mục tiêu:
Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu truyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu – Trọng Thủy
Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.
II. Trọng tâm kiến thức- kĩ năng: 1. Kiến thức:
Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết ADV và MC- TT
Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đứng đắn mqh giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng
Sự kết hợp hài hòa giữa “cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng, hư cấu NT của dân gian
2. Kĩ năng:
Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian
Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ:
Tự hào với lịch sử cha ông. Chín chắn khi xử lí mqh giữa riêng và chung…
III. Phương tiện và cách thức thực hiện:
GV: SGK+ SGV+ tài liệu chuẩn KT-KN + Bài soạn của GV
HS: Đọc kĩ SGK, soạn văn
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ (4ph)
2. Giới thiệu bài mới: (1ph)
3. Bài dạy:
HĐ 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
? Với sự chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho biết truyền thuyết là gì?
? Truyền thuyết có những dặc trưng nào về đề tài, nhân vật, cốt truyện?
? Giá trị của truyền thuyết?
I. Tìm hiểu chung: 1. Thể loại
– Khái niệm: TP tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư.
– Đặc trưng:
+ Đề tài: lấy từ lịch sử, thường là những vấn đề có tính chất trọng đại
+ Sử dụng nhiêu yếu tố tưởng tượng, hư cấu
+ Nhân vật được xây dựng hết sức đơn giản
+ Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết, được tổ chức theo hướng thắt nút, mở nút
+ Gắn với lễ hội dân gian, phong tục, các di tích lịch sử…
– Giá trị:
+ Phản ánh những vấn đề nổi bật của lịch sử dân tộc
+ Phản ánh theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân
GV giới thiệu
? Truyện có xuất xứ ntn?
Gọi 1 HS đọc TP. Yêu cầu đọc rõ ràng, lưu loát
? Hãy cho biết nội dung chính của TP?
? Có thể chia bố cục tp ntn cho hợp lí?
2. Văn bản: a. Xuất xứ:
– Cụm di tích lịch sử về thành Cổ Loa nay thuộc làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội giữ một quần thể di tích lich sử: Đền thờ An Dương Vương, Am thờ Mị Châu, Giếng ngọc à minh chứng cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền thuyết ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc.
– Trích trong tác phẩm ” Lĩnh Nam chích quái”, bộ sưu tập chuyện dân gian ra đời vào cuối TK XV.
b. Nội dung: kể về quá trình xây thành chế nỏ của ADV dưới sự giúp sức của rùa vàng và bi kịch mối tình MC- TT gắn với thất bại của nước Âu Lạc
c. Bố cục: 2 phần
– P1: từ đầu đến “…bèn xin hoà”: Quá trình xây thành, chế nỏ của ADV dưới sự giúp đỡ của Rùa vàng
– P2: Còn lại: Bi kịch tình yêu của MC và TT gắn với thất bại của nước Âu Lạc
HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu tác phẩm
GV giới thiệu định hướng cho về nhân vật lịch sử ADV
? Quá trình xây thành diễn ra ntn?
?Thông qua đó, em hiểu gì về tòa thành này và con người ADV?
? Sau khi xây thành, ADV có nỗi băn khoăn nào?
? Rùa Vàng giúp gì cho vua?
? Nhận xét về ADV và h/a nỏ thần?
? Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyền thuyết là gì?
? Vì sao ADV chiến thắng quân Triệu Đà?
? Rút ra bài học kinh nghiệm?
? Từ sự nghiệp dựng và giữ nước, ADV hiện lên là một vị vua ntn?
? Thái độ của nhân dân đối với vua?
II. Đọc- hiểu: 1. Nhân vật An Dương Vương a. An Dương Vương trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước:
– Nhân vật lịch sử An Dương Vương:
+ Tên thật Thục Phán, là vị vua lập nên và cai trị duy nhất của nhà nước Âu Lạc
+ Thời gian trị vì 50 năm (257 TCN- 208TCN)
+ Quyết định dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng (thành Cổ Loa) để phát triển và mở rộng lưu thông
– Quá trình Xây thành:
+ Thành lắp tới đâu lở tới đó.
+ Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch, cầu bách thần.
+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang, tức Ruà Vàng giúp nhà vua xây thành công Loa Thành.
+ Thành rộng ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc (GV giới thiệu: gồm 3 vòng thành, tường đất cao dày và hào sâu, dễ thủ khó công)
– Việc Chế nỏ:
+ Nỗi băn khoăn:
“Nhờ ơn của thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?”
+ Được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần
à ADV được giúp đỡ vì có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước, h/a nỏ thần cũng khẳng định niềm tự hào của cha ông về trình độ sản xuất vũ khí
– Sự xuất hiện của chi tiết kì ảo: cụ già bí ẩn, rùa vàng, nỏ thần đã khẳng định việc làm của ADV là chính nghĩa, hợp lòng trời, được lòng dân.
– Chiến thắng Triệu Đà:
+ Nhờ thành ốc kiên cố
+ Nhờ nỏ thần lợi hại
+ Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác
→ ADV mang phẩm chất của vị vua anh hùng, tầm nhìn xa trông rộng, có ý thức đề cao cảnh giác, bản lĩnh vững vàng, biết trọng người tài, có lòng yêu nước sâu sắc, có công lao với dân tộc, được thần và dân đồng lòng. → Nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về những thành quả và chiến công của dân tộc.
? Thất bại của ADV do những điều gì tạo nên?
? Kết cục của ADV là gì? Đó là vị vua ntn?
? Chi tiết ADV tự tay chém đầu Mị Châu có ý nghĩa gì?
? H/a ADV xuống biển thể hiện điều gì?
GV khái quát
b. Bi kịch nước mất- nhà tan: – Nguyên nhân thất bại:
+ Nhận lời cầu hòa, gả con gái cho con trai kẻ thù, cho Trọng Thủy ở rể ngay trong Loa Thành
+ Khi giặc đến chân thành: vẫn mãi lo chơi cờ, cười nhạo kẻ thù
– Kết cục: thất bại, bỏ chạy, giết con, sự nghiệp tiêu vong
* Ý nghĩa các chi tiết hư cấu:
– Nhờ tiếng thét của Rùa Vàng, ADV tỉnh ngộ, tự tay chém đầu con gái:
+ hành động quyết liệt, dứt khoát đứng về phía công lí và quyền lợi của dân tộc
+ sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua
+ sự thảm khóc của chiến tranh
– ADV cầm sừng tê bảy tấc rồi theo gót Rùa vàng xuống biển
+ thể hiện sự ngưỡng mộ đối với vị anh hùng dân tộc
+ niềm thương tiếc khi huyền thoại hoá, bất tử hoá người anh hùng
TIẾT 2
? Nhận vật MC đã phạm những sai lầm nào? Nhận xét
GV bình
? Theo em, cái chết của MC là kết quả của điều gì?
? Tại sao MC lại có kết cục đó?
? Ở cuối truyện, MC đã được minh oan, hãy phân tích những chi tiết thể hiện điều đó?
GV khái quát
– MC được minh oan:
+ Lời nguyền trước khi chết:
* Bài học lịch sử: phải đặt đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, giữa tình nhà với nợ nước.
? Trọng Thủy trong giai đoạn đầu có những hành động gì?
? Nhận xét về tội của nv này?
? Sau khi MC chết, TT đã có những hành động nào?
? Cái chết của TT thể hiện điều gì?
? Cảm nhận của em về h/a ngọc trai, giếng nước?
GV nhận xét
3. Nhân vật Trọng Thủy a. Giai đoạn đầu:
– Nghe lời vua cha lợi dụng MC lấy cắp nỏ thần
– Tấn công nước Âu Lạc và đuổi theo cha con ADV
b. Khi Mị Châu chết:
– Khóc lóc, ôm xác vợ về táng ở Loa Thành
– Lao đầu xuống giếng tự tử
+ sự bế tắc giữa hai tham vọng: có được nước Âu Lạc và có ty của MC
+ sự trả giá tất yếu của giả dối và phản bội
? Cốt truyện có sự kết hợp giữa những yếu tố nào?
? Em có nhận xét gì về các hình ảnh trong câu chuyện?
4. Nghệ thuật đặc sắc của câu chuyện: – Cốt truyện:
+ Cốt lõi lịch sử: xây thành, chế tạo vũ khí hiện đại, chiến thắng giặc, mất nước, bi kịch bi thảm…
+ Yếu tố hư cấu: sứ Thanh Giang, móng Rùa Vàng lầm lẫy nỏ thần, sư hóa thân của các nhân vật…
à sự đan xen tạo yếu tố li kì, hấp dẫn cho câu chuyện kể
– Hình ảnh:
+ Giàu chất tư tưởng thẩm mĩ
+ Có sức sống lâu bền
4. Củng cố (6′)
ADV tự tay chém đầu con gái nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ cạnh nhau. Cách xử lí vậy nói lên điều gì trong đạo lí tt của dân tộc?
Tìm một số TP viết về MC-TT
5. Dặn dò (1′)
Soạn bài: Uy-lit-xơ trở về
Mị Châu, Trọng Thủy (Vân thê)
Nguồn: Tản Đà, Khối tình con – Quyển thứ nhất (1916)
Tâm sự Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu Trái tim lầm chỗ, để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
Tố Hữu (Trích bài thơ Tâm sự)
Thành Cổ Loa Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa Trải bao gió táp với mưa sa Nỏ thiêng hờ hững dây oan buộc Giếng Ngọc vơi đầy hạt lệ pha Cây cỏ vẫn cười ai bạc mệnh Cung đình chưa sạch bụi phồn hoa Hưng vong biết chửa, người kim cổ Tiếng cuốc năm canh bóng nguyệt tà.
Á Nam Trần Tuấn Khải
Soạn Văn Bài: Truyện An Dương Vương Và Mị Châu
Soạn văn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (Truyền thuyết)
I. Tóm tắt
Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.
II. Hướng dẫn học bài
An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.
An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.
Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.
Vua thất bại và chém chết Mị Châu.
a. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
b. Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác. Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.
c. Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Sự mất cảnh giác của Mị Châu là ở chỗ đã cả tin đem trao vào tay giặc bí quyết chống giặc giữ nước của quốc gia. Hơn thế nữa khi hai cha con đã bị thất bại, nàng lại vì bị tình cảm lu mờ mà chỉ đường cho giặc khiến cho hai cha con bị rơi vào đường cùng.
Thực ra ý kiến cho rằng “Mị Châu làm vậy là chỉ tuân theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với Tổ quốc” và “việc Mị Châu tuyệt đối nghe và làm theo ý chồng là đương nhiên” là không thuyết phục dù chúng ta biết Mị Châu là một người vợ thời phong kiến. Khi dựng truyện, tác giả dân gian cũng chỉ muốn nhấn mạnh sự cả tin và ngây thơ của Mị Châu, vì thế mới có bài học giữ nước cay đắng, xót xa nhưng thấm thía truyền đến tận hôm nay.
Câu 3:
Câu chuyện của Mị Châu quả đúng là lời nhắn nhủ của tác giả dân gian đối với thế hệ trẻ muôn đời trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà với nghĩa nước, giữa cái riêng với cái chung.
Câu 4:
Có thể nói Trọng Thủy là thủ phạm trực tiếp gây ra bi kịch của nước Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vừa là con, vừa là bề tôi, Trọng Thủy đã tuân thủ tuyệt đối theo mệnh lệnh của Triệu Đà. Nhìn ở khía cạnh này, Trọng Thủy đúng là một kẻ thù của dân tộc.
Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là một hình ảnh đẹp lại vừa giàu ý nghĩa. Nó là một sự kết thúc hoàn mỹ cho một mối tình. Chi tiết “ngọc trai” đã chứng thực được tấm lòng trong sáng của Mị Châu. Chi tiết “giếng nước” có hồn Trọng Thủy lại là chi tiết được dựng lên để hóa giải nỗi hối hận vô cùng và tội lỗi của nhân vật này. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” với việc ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn còn nói lên rằng Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Nhìn ở khía cạnh này Trọng Thuỷ lại là một kẻ si tình thật đáng thương.
Câu 5:
“Cốt lõi lịch sử” của truyện là việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. Cái cốt lõi ấy đã được dân gian làm cho sinh động bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về ” Ngọc trai – giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.
III. Luyện tập
Câu 1:
Thực ra cách đánh giá trong “Trọng Thuỷ chỉ là kẻ gián điệp. Ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối” hay ” “Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó” đều phiến diện và hời hợt. Đó là những cách đánh giá theo hướng quá tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề.
Có thể nêu ý kiến: việc Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần và là người trực tiếp gây ra bi kịch mất nước của Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương là một điều đáng trách. Tuy nhiên, tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu cũng là chân thật và sâu nặng. Chính vì vậy đối với nhân vật này, chúng ta thấy vừa đáng thương lại vừa đáng giận.
Câu 2:
An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình. Cách xử lí này hoàn toàn phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao dung của dân tộc đối với những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu tội. Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách nhiệm. Thế nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng vô cùng đau đớn. Việc để cho hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi chết) là cái kết hợp tình hợp lí và nhân hậu của nhân dân ta.
Câu 3:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho đến tận ngày nay vẫn chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc truyện để hiểu về lịch sử, để rút ra những bài học bổ ích cho mình và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ thế, đọc truyền thuyết này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một mối tình rất đẹp trong lịch sử.
Sức sống của truyền thống An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy còn khơi nguồn cho những cảm hứng thi ca. Các tác giả như Tố Hữu, Trần Đăng Khoa… đều đã có những sáng tác lấy cảm hứng từ tác phẩm này. Ví dụ trong bài thơ “Tâm sự” rút trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố Hữu, có đoạn viết:
…Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu, Trái tim lầm lỡ để trên đầu. Nỏ thần vô ý trao tay giặc, Nên nỗi cơ đồ đắm biểu sâu…
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Truyện An Dương Vương Và Mị Châu – Trọng Thủy – Ngữ Văn 10 Tập 1 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!