Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Tiếng Nói Của Văn Nghệ – Ngữ Văn 9 Tập 2 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948 (thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp), được in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (xuất bản năm 1956).
* Bố cục: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ có thể chia làm 2 phần:
Phần 2: còn lại : Sức mạnh kì diệu của văn nghệ trong đời sống con người.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bài văn nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định lớn lao của nó đối với đời sống con người.
Có thể nói, bố cục của bài văn khá chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc, logic. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:
Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
Văn nghệ có khả năng cảm hóa, có sức lôi cuốn thật kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, nó tác động đến con người qua những rung cảm sâu xa.
Câu 2:
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là:
Phản ánh thực tại, xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ gói vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ.
Tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức của người đọc như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ và được lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 3:
Con người cần tiếng nói của văn nghệ là vì:
Văn nghệ giúp cho chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.
Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ và đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay sẽ giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.
Câu 4:
* Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách:
Tư tưởng, nội dung của văn nghệ phản ánh đời sống, người đọc cùng hòa nhập vào cuộc sống của các nhân vật.
Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường từ trái tim đến trái tim, tác động vào tình cảm mỗi người, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe.
Câu 5:
Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này:
Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí
Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn và về đời sống thực tế
Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng.
4.9
/
5
(
120
bình chọn
)
Soạn Bài Tiếng Nói Của Văn Nghệ, Ngữ Văn Lớp 9
Bài Soạn văn lớp 9 Tiếng nói của văn nghệ sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết về vai trò và sức mạnh của văn nghệ trong đời sống tinh thần và tình cảm của con người. Các em cùng tìm hiểu để xem văn nghệ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.
HOT Soạn văn lớp 9 đầy đủ, chi tiết
Tác phẩm Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho người đọc các nhận thức về văn nghệ, văn nghệ giống như một sợi dây liên kết người nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung cảm mãnh liệt từ trái tim. Để hiểu rõ hơn về điều này, các em cùng tham khảo bài soạn sau đây của chúng tôi, bài soạn văn lớp 9 tiếp sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài luyện tập phân tích và tổng hợp, mời các em cùng đón đọc.
1. SOẠN BÀI TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ, NGẮN 12. SOẠN BÀI TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ, NGẮN 2
I.Đọc – hiểu văn bản
Bài văn triển khai theo hệ thống luận điểm
– Văn học không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ – Tiếng nói văn nghệ hôm nay là cần thiết cho cuộc sống tâm hồn mỗi con người
– Văn nghệ mang sứ mệnh cảm hoá con người và một giá trị nhân văn sâu sắc
⟹ Bài văn triển khai theo bố cục rõ ràng, mạch lạc, khoa học
– Nội dung phản ánh của văn nghệ là hiện thực đời sống được người nghệ sĩ nhìn qua lăng kính của nghệ thuật.
– Với những đặc điểm cơ bản sau:
+ Nghệ thuật đi lên từ thực tại nhưng không phải hình ảnh y nguyên hiện thực
+ Vai trò của văn nghệ là giáo dục con người, tác động mạnh mẽ đến người đọc. Văn nghệ được thanh lọc bằng tình cảm sâu sắc, tâm hồn buồn vui của thi nhân.
+ Nội dung của văn nghệ là những nhận thức đời sống, hoặc đánh thức những rung động trong đời sống thực tại bằng ngôn từ. Lan truyền từ người này sang người kia, thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 3: Tác giả đã chỉ ra chỉ cần thiết của văn nghệ
– Văn nghệ giúp chúng ta sống trọn vẹn hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần
– Văn nghệ như sợi dây liên kết con người với đời sống, làm cho người gần người hơn
– Văn nghệ khiến cho chúng ta yêu đời hơn, trân trọng giá trị cuộc sống.
Văn nghệ tác động đến người đọc qua nội dung tư tưởng và hình thức
– Tinh thần là yếu tố quan trọng làm nên giá trị văn nghệ
– Sự ảnh hưởng của văn nghệ đến với chúng ta chủ yếu qua con đường cảm xúc. – Văn nghệ kích thích tình cảm trong ta và luôn khao khát hướng con người đến điều tốt đẹp
Những nét đặc sắc trong bài tiểu luận của Nguyễn Đình thi
– Bố cục chặt chẽ, mạch lạc
– Hình ảnh sử dụng sinh động, xác thực giàu ý nghĩa
– Văn phong chân thành, am hiểu và nhiệt tình say sưa thể hiện niềm tin với văn nghệ dân tộc.
Tác phẩm yêu thích Sang thu – Hữu Thỉnh
– Cảm nhận về thiên nhiên mùa thu của tác giả rất ấn tượng từ khoảnh khắc sang thu cho đến khi miêu tả cảm giacs ngỡ ngàng khi thu sang
– Cảm thức, triết lí về thời gian, đời người qua thiên nhiên được Hữu Thỉnh khiến em có cảm nhận sâu sắc hơn mỗi khi đón mùa mới sang.
Ngoài ra, Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 9 của mình.
Tuyển tập bài văn mẫu lớp 9 chính là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 9, qua tài liệu Văn mẫu lớp 9 các em nhanh chóng nắm bắt được cách sử dụng vốn từ, biết sắp xếp ý hợp lý, làm văn tốt hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-9-tieng-noi-cua-van-nghe-30212n.aspx
Soạn Văn 9 Bài Tiếng Nói Của Văn Nghệ Vnen
A. Hoạt động khởi động
Trong cuộc sống hằng ngày, em đã từng tiếp xúc với văn nghệ (đọc một tác phẩm văn học, xem một bức tranh hay một vở kịch, một bộ phim, nghe một bài hát,…), em cảm nhận được sự tác động của văn nghệ tới bản thân như thế nào?
Các tác phẩm văn nghệ luôn có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn và suy nghĩ, tình cảm của em. Khi xem những bộ phim, đọc những câu chuyện cảm động và sâu sắc, em cảm thấy yêu thương đồng loại hơn, biết thương xót cho những mảnh đời bất hạnh, khổ đau và cũng biết căm ghét những thứ xấu xa, độc ác. Bên cạnh đó, những tác phẩm văn nghệ vui vẻ, mang tính giải trí như truyện cười, tiểu phẩm hài, phim hài,… khiến em thấy lạc quan và yêu đời hơn. Tóm lại, văn nghệ bằng con đường tình cảm giúp bản thân em biết nhận thức và xây dựng mình tốt đẹp hơn.
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” 2. Tìm hiểu văn bảna) Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản theo bảng sau:
Luận điểm 1: Nội dung của văn nghệ
– Tác phẩm văn nghệ phản ánh thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Không những thế nó cũng thể hiện được chiều sâu nhân văn khi đi sâu khai thác về thế giới tâm lí, đời sống tâm hồn của con người, những hiện thực khách quan không tồn tại độc lập mà luôn gắn chặt với cuộc sống của con người.
– Tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu là hiện thực khách quan, nhưng hoàn toàn không phải là sao chép, rập khuôn, mang nguyên hiện thực ấy vào tác phẩm mà nó được nhào nặn thông qua bàn tay của người nghệ sĩ, thể hiện được những triết lí, tư tưởng của họ.
– Tác phẩm văn nghệ không phải những lí thuyết khô khan mà nó luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ, qua đó khơi dậy những xúc cảm của người tiếp nhận.
Luận điểm 2: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
– Một câu thơ, đoạn thơ, số phận một nhân vật trong truyện hay tác phẩm văn học, một bài hát, một diệu múa, bức tranh,… đặc sắc sẽ đánh thức trong chúng ta những bâng khuâng, suy nghĩ, khiến ta vương vấn những buồn vui về cuộc sống, về con người. Có người nói: văn học nghệ thuật luôn ám ảnh chúng ta để hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. DC: câu thơ của Nguyễn Du, nhân vật trong tiểu thuyết của Lép Tôn-xtôi.Tác phẩm nghệ thuật gợi cho ta những bài học luân lí, hay một triết lí về đời người, những lời khuyên xử thế,…
DC: Câu thơ trong Truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
và
Thiện căn ở tại lòng ta,Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
– Văn nghệ giúp cho ta được sống vui vẻ, lạc quan, tin yêu và hi vọng.
DC: những câu chuyện cụ thể, cảm động về các chiến sĩ cách mạng tiền bối bị cầm tù, cận kề cái chết vẫn “kể Kiều”, đọc cho nhau nghe Truyện Kiều, những người nông dân quanh năm vất vả vẫn ham thích hát dân ca, xem tuồng, chèo,…
Luận điểm 3: Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
– Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Những câu thơ đẹp, những hình tượng nhân vật sống động, lời ca tiếng hát hay,… lay động con tim chúng ta, khiến ta xúc động, trào dâng niềm vui, lòng thương xót, mến yêu, niềm hi vọng,… trong cuộc sống.
– Tác phẩm văn nghệ khơi dậy trong trí óc tư những vấn đề suy nghĩ. Điều đó nghĩa là cùng với tình cảm, con đường đi tới của nghệ thuật là trí tuệ, là tư tưởng.
– Đường đi của nghệ thuật tinh tế và kì diệu hơn nữa là nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta. Đi từ tình cảm đến tư tưởng, từ cách lay động con tim đến sự thức tỉnh trí óc,… mỗi tác phẩm nghệ thuật thực đã tác động đến những nơi tinh nhạy, linh thiêng nhất trong sự sống của con người.
b) Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:
Tác phẩm văn nghệ đều hướng đến phản ánh thực tại cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Giống như nội dung phản ánh của các môn khoa học khác như: địa lí, lịch sử…các tác phẩm văn nghệ một mặt hướng đến những sự thực khách quan, nhưng đồng thời nó cũng thể hiện được chiều sâu nhân văn khi đi sâu khai thác về thế giới tâm lí, đời sống tâm hồn của con người, những hiện thực khách quan không tồn tại độc lập mà luôn gắn chặt với cuộc sống của con người.
Tác phẩm văn nghệ thể hiện thực tại khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên si thực tại, không theo một khuôn khổ nhất định mà được bàn tay người nghệ sĩ nhào nặn thể hiện những triết lí, suy nghĩ của bản thân mình thông qua đó.
Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét… của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.
c) Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Con người cần tiếng nói của văn nghệ vì:
Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, thú vị hơn.
Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
Văn nghệ làm cho đời sống của con người trở nên ý nghĩa hơn, nuôi dưỡng ở con người tình yêu, niềm say mê với cái đẹp, tin yêu vào cuộc sống, biết rung cảm và biết ước mơ.
d) Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả qua bài tiểu luận (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,…)
Nghệ thuật nghị luận của tác giả:
Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý.
Lập luận sắc bén, thuyết phục
Cách dẫn dắt tự nhiên, giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
Giọng văn chân thành, truyền cảm.
3. Tìm hiểu về các thành phần biệt lậpa) Đọc các câu trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và trả lời câu hỏi:
(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
– Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu:
chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung, sự việc đang được nói đến trong câu.
Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ thấp hơn so với từ chắc.
– Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nội dung cơ bản của câu chứa chúng không thay đổi.
Vì thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu.
b) Đọc các câu sau đây, chú ý từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi:
(1) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
– Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi ở trong các câu trên không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.
– Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?
Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu tại sao người nói lại kêu lên ồ và trời ơi. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
– Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày lòng của mình, bộc lộ cảm xúc của mình.
c) Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được công dụng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
(1) Thành phần cảm thán được dùng để (…) của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…)
(2) Thành phần tình thái được dùng để (…) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
(1) Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…)
(2) Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
4. Tìm hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốnga) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa.
Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hoả, đi nhà hát chắc không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được.
Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người.
Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!
Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
(1) Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống: bệnh lề mề coi thường giờ giấc.
Biểu hiện của hiện tượng ấy:
Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác.
Tạo ra tập quán xấu: các giấy mời phải ghi sớm.
Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiên tượng bằng cách đưa ra những vấn đề đúng sai, mặt lợi mặt hại của vấn đề.
(2) Theo tác giả, có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?
Theo tác giả, những nguyên nhân tạo nên hiện tượng trên là:
Thiếu trách nhiệm, không coi trọng việc chung, không biết quý trọng thời gian trong các cơ quan, đoàn thể.
Thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
(3) Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?
Những tác hại của bệnh lề mề:
Gây hại cho tập thể,làm cho công việc trì trệ, lãng phí thời gian,…
Gây ra tập quán, thói quen xấu khó thay đổi,…
Tác giả đã phân tích tác hại của bệnh lề mề một cách ngắn gọn mạch lạc và có sức thuyết phục cao.
(4) Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
Bài viết có bố cục mạch lạc, hợp lí và chặt chẽ với ba phần tương ứng:
Mở bài (đoạn 1): chỉ ra hiện tượng cần bàn bạc
Thân bài (đoạn 2, 3, 4): phân tích những tác hại của hiện tượng
Kết bài (đoan 5): đưa ra giải pháp khắc phục.
(1) Bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực
(2) Lời văn gợi cảm, trau chuốt, bộc lộ cảm xúc.
(3) Bài viết có sự kết hợp, vận dụng các phép lập luận phù hợp.
(4) Nội dung bài nghị luận nêu rõ được sự việc, hiện tượng đời sống; phân tích mặt đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết.
Chọn nhận xét (4) Nội dung bài nghị luận nêu rõ được sự việc, hiện tượng đời sống; phân tích mặt đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết.
C. Hoạt động luyện tập 1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tiếng nói của văn nghệEm hãy giới thiệu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với bản thân.
Tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác phẩm đầy cảm động và sâu sắc về tình phụ tử trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.
Câu chuyện của ông Sáu và bé Thu khiến cho em hiểu được rằng, tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt là tình cảm bền vững nhất, là điểm tựa, là nguồn động viên cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh thì tình cảm ấy cũng không bao giờ bị dập tắt.
Qua câu chuyện, em càng thêm yêu thương và biết quý trọng tình phụ tử, tình cảm gia đình sâu nặng. Đồng thời, ta càng thêm căm ghét chiến tranh – thứ đã đem đến bao đau thương mất mát cho con người, khiến con mất cha, vợ mất chồng.
2. Luyện tập về các thành phần biệt lậpa) Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
(3) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
(4) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trên:
(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
Thành phần tình thái: có lẽ
(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
Thành phần cảm thán: chao ôi
(3) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
Thành phần tình thái: hình như
(4) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
Thành phần tình thái: chả nhẽ
b) Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau).
c) Hãy cho biết, trong những từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với những từ nào người nói phải chịu trách nghiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ chắc?
Trong số 3 từ, với từ (3) chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Với từ (2) , trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất.
Nhà văn chọn từ là chính xác, hợp lí nhất vì: Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể. Nếu dùng từ thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật.
……………………………………………………………..
Soạn Bài: Nói Với Con – Ngữ Văn 9 Tập 2
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Y Phương trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Bài thơ Nói với con được Y Phương sáng tác vào năm 1980, được in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985.
* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
* Bố cục:
Phần 2: còn lại: Tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương và lời dặn dò của người cha.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mãnh liệt, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ theo mạch cảm xúc đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm của quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống.
Câu 2:
Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
4 câu thơ đầu có những hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô ý song lại tạo ra sự độc đáo trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống và tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Con người trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên mơ mộng, trữ tình của quê hương.
Câu 3:
Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của người “đồng mình”, những đức tính đó là:
Dễ thương, giàu tình cảm
Có tấm lòng thủy chung, luôn gắn bó với quê hương
Hồn nhiên, mạnh mẽ, không ngại gian khổ
Là những con người có bản lĩnh, bền bỉ, không dễ dàng bỏ cuộc.
Mộc mạc, chân chất nhưng vẫn không kém phần kiêu hãnh, giàu ý chí, nghị lực và niềm tin.
Từ đó, người cha muốn nhắc nhở con trên đường đời sống phải có nghĩa tình thủy chung biết chấp nhận vượt qua gian nan bằng ý chí. Hơn thế nữa, con phải luôn tự hào về truyền thống của dân tộc mình, phải không ngừng cố gắng góp phần phát triển quê hương giàu mạnh.
Câu 4:
* Qua bài thơ, em thấy tình cảm của người cha đối với người con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng.
* Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là lòng tự hào, là sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và muốn con tự tin bước vào đời.
Câu 5:
Cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ rất độc đáo. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao. Hơn thế nữa lại giàu chất thơ, độc đáo và đậm chất dân tộc.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Soạn Bài Tiếng Nói Của Văn Nghệ
– Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi là một bài viết có nội dung lí luận sâu sắc, chứa đựng những rung cảm chân thành của tác giả. HS phải hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người mà tác giả đề cập trong bài viết.
– Nắm được và học tập cách viết ngắn gọn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của bài nghị luận này.
– Tóm tắt hệ thông luận điểm:
+ Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan, là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi lác phẩm văn nghộ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm “thay đổi hắn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiên đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nôi tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
Nhan đề bài viết Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu tiếng nói của văn nghệ.
– Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ riêng của minh. Nội dung của tác phẩm văn nghệ dâu chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính nhân văn của nghệ sĩ.
– Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đà rất quen thuộc.
– Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.
Như thế, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác như dân tộc học, xã hội học, luật học, lịch sử, địa lí,… Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người.
Qua dẫn chứng các tác phẩm, các câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thìa sự cần thiết của văn nghẹ đối với con người:
– Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn về phương diện tinh thần. “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiêu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hán mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
– Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi.
– Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp đẽ, đáng yêu, “đời cứ tươi” hơn. Trong cuộc đời lắm vất vả, cực nhọc, tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người lạc quan hơn, biết rung cảm trước cái đẹp và biết ước mơ hướng tđi những điều tốt đẹp.
– Sức mạnh riêng của vãn nghệ bắt đầu từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, do đó một tác phẩm lớn thường chứa chan tình cảm của người viết.
Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng ở đây đã được nghẹ thuật hoá. Do đó, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, năng nề, trừu tượng mà cụ thể, sinh động, lắng sâu, nhẹ nhàng và kín đáo bởi tư tưởng ấy được người nghệ sĩ trình bày qua hình tượng nghệ thuật, bằng những cảm xúc, nỗi niềm của con người.
– Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,… cùng các nhân vật và nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thứq, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”.
Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp con người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc.
Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:
– về bố cục của tiểu luận: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên.
– Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng sinh động được lấy từ thơ văn, từ đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định đưa ra, đồng thời cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm.
– Giọng văn chân thành, thể hiện được niềm say mê, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của người viết.
– Chọn một tác phẩm văn nghệ mà mình yêu thích.
– Phân tích ý nghĩa của tác phẩm.
– Phân tích tác động của tác phẩm đối với mình.
Khi phân tích phải có lí lẽ chặt chẽ, có cảm xúc của người viết, người nói.
Soạn Bài: Tiếng Nói Của Văn Nghệ
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng: Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)…
2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.
3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:
– Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
– Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.
4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học… thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:
5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:
Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:
Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Tiếng Nói Của Văn Nghệ – Ngữ Văn 9 Tập 2 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!