Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng # Top 6 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Lí Bạch trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 1).

2. Tác phẩm

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay nhưng là để gợi tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (tháng 3 – mùa hoa khói) và con người (cố nhân…) trong bài thơ:

Thời gian: Tháng ba là mùa hoa khói, đây là lúc con sông Trường Giang nhộn nhịp màu hoa khói. Và Dương Châu – nơi người bạn của Lí Bạch đến là một nơi phồn hoa, đô hội. Nhưng tất cả những điều ấy không làm cho nhà thơ vui hơn mà còn làm cho nhà thơ trở nên buồn hơn

Con người: Chỉ với 2 chữ “cố nhân” thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận được sự thân thiết và gắn bó của nhà thơ với bạn của mình.

* Mối quan hệ ấy có tác dụng giúp cho bài thơ nhuốm màu của nỗi buồn, giúp cho nhà thơ bộc lộ sâu sắc nỗi buồn thầm kín.

Câu 2:

Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Mùa xuân trên sông Trường Giang hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược, nhưng Lí Bạch lại chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân” bởi ông nhìn theo chiếc thuyền mang người bạn đi xa cho đến khi chiếc thuyền đó nhỏ dần rồi biến mất. Qua đó, chúng ta có thể thấy người bạn trên chiếc thuyền ấy quan trọng với ông biết bao, dù người đã đi rồi nhưng người tiễn vẫn đứng ở đó lưu luyến, bịn rịn.

Câu 3:

Tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm dần xa và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân:

Chiếc thuyền ấy đã đi xa, người cũng đã đi xa, nhưng Lí Bạch vẫn đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn theo, chắc hẳn đây là một người bạn rất quan trọng với thi nhân, ông rất trân trọng tình bạn này. Dù cho mọi thứ đã đi xa, đã nhỏ dần rồi biến mất, nhưng nhà thơ vẫn không nỡ trở về. Chúng ta thấy, trong cả bài thơ, mặc dù  tác giả không nhắc đến tình bạn nhưng người đọc cũng vẫn hiểu được tình bạn của Lí Bạch đáng trân quý đến nhường nào.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Soạn Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng

Trả lời câu 1 trang 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Mối quan hệ giữa không gian – thời gian – con người:

– Không gian kì vĩ, rộng lớn: lầu Hoàng Hạc là thắng cảnh thần tiên, Dương Châu là thắng cảnh phồn hoa, hai thắng cảnh này được nối bởi dòng Trường Giang diễm lệ mà dòng sông như tiếp với trời nên cố nhân như đi vào cảnh tiên, như cánh hạc vàng bay đi mất.

– Thời gian vào tháng ba mùa hoa khói, đây là khoảng thời gian tuyệt đẹp.

– Con người có cố nhân (bạn cũ đã gắn bó lâu dài) biết bao thân thiết, quyến luyến.

Câu 2:

– Nhà thơ chỉ thấy cánh buồm lẻ loi của cố nhân vì đối với Lí Bạch, chỉ có chiếc thuyền chở Mạnh Hạo Nhiên là quan trọng và có ý nghĩa trên dòng Trường Giang.

Câu 3: Tr ả l ời c âu 3 trang 144 SGK Ng ữ v ăn 10, t ập 1

– Có thể hình dung người đưa tiễn còn đứng lặng mãi bên dòng sông để nhìn theo chiếc thuyền chở cố nhân, đôi mắt chăm chú dõi theo cánh buồm dần xa cho đến khi mất hẳn vào không gian trời nước bao la, cánh buồm như đã cùng dòng sông chảy vào cõi trời xa lắm.

– Tứ thơ tuyệt đẹp diễn tả tâm tình bịn rịn, lưu luyến, trống trải của nhà thơ khi phải chia xa người bạn thân thiết.

LUYỆN TẬP Câu 1: (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

– “Ý tại ngôn ngoại” thể hiện trong bài thơ toàn gợi cảnh, không lời nào nói về tình nhưng tình bạn cao quý vẫn đầy ắp trong bài thơ.

+ Cấu trúc bài thơ là cấu trúc lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm xúc.

Câu 2: (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Vai trò và vị trí tình bạn trong đời sống: Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người.

– Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách, giúp ta trưởng thành

– Bạn bè sẽ luôn tin tưởng ta, động viên ta tiếp tục theo đuổi ước mơ, đam mê của mình.

– Tình bạn tạo nên sức mạnh tinh thần để vui sống, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và sát cánh cùng nhau vượt qua nghịch cảnh.

Bố cục Bố cục (2 phần)

– 2 câu thơ đầu: Cảnh tiễn biệt ở Hoàng Hạc lâu

– 2 câu còn lại: Cảm xúc của tác giả

ND chính

– Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ thời thịnh Đường. Qua bài thơ người đọc biết quý trọng hơn tình cảm bạn bè – một tình cảm luôn tồn tại trong mọi thời đại.

Chia sẻ: chúng tôi

Soạn Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc Lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng)

Mạnh Hạo Nhiên là người bạn thơ – bạn rượu được Lí Bạch rất mực hâm mộ và kính trọng:

Ngộ ái Mạnh phu tử

Phong lưu thiên hạ văn

(Ta yêu Mạnh phu tử đã nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ).

Nhà thơ từng ngợi ca mối quan hệ đặc biệt thân tình ấy:

Hoàng kim vạn lượng dung dị đắc

Thế thượng tri kỉ tối nan cầu

(Vàng muôn lượng còn dễ kiếm được, còn tri kỉ thì trên đời này khó tìm thấy).

Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một bài thơ tứ tuyệt bộc lộ tình cảm sâu nặng của Lý Bạch với người bạn tri kỉ ấy của mình.

1. Cảnh tiễn biệt

Hai câu đầu dựng lên một cảnh tiễn biệt.

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu

(Bạn từ lầu Hạc lên đường,

Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng).

Hai câu thơ đầu không nói về tình mà tình lại dào dạt trong thơ. Người đọc không những thấu hiểu tấm lòng quyến luyến bè bạn mà còn cảm thông được tâm trạng nao nức của nhà thơ khi ấy. Ông không nỡ rời như muốn theo bạn về Dương Châu… Lòng buồn tiếc xiết bao mà không một lời buồn tiếc.

2. Tình quyến luyến bè bạn

Bức tranh đó trong mắt nhà thơ, mắt người ở lại với hai hình ảnh cô phàm và bích không đối nhau mạnh mẽ. Nhà thơ chỉ phác họa hình ảnh cánh buồm đơn độc mờ xa dần và mất hút giữa khoảng không vô tận thế mà từ câu chữ ấy lại thấy cả bóng người tiễn đưa đang đơn độc đứng trông theo. Đúng là cánh buồm của bạn đã mất hút mà nhà thơ còn nhìn theo mãi. Ông nhìn theo cho đến lúc chỉ còn thấy nước Trường Giang cuồn cuộn mà thôi. Đúng như lời bình của Đường Nhữ Tuân đời Minh: Phàm ảnh tận tắc mục lực, dĩ cực, giang thủy trường tắc ly vô nhai. Tương vọng chi trình cụ tại ngôn ngoại. (Bóng buồm biến mất thì sức nhìn đã hết, dòng sông dài thì nỗi niềm chia li không bến bờ. Tình cảm khi ngóng trông theo đều ở ngoài lời).

Nhà thơ tả cảnh nhưng thực chất là tả tình. Hai câu sau nói về người ra đi nhưng thực chất là nói về tâm tình của người ở lại. Dòng sông cuối bài thơ ngoài ý nghĩa một thực tại khách quan còn mang một ý nghĩa ẩn dụ: tình của nhà thơ cũng dào dạt dâng trào như dòng sông bên trời cuồn cuộn chảy.

Hàm súc, khêu gợi, ý ở ngoài lời, lời cạn ý sâu, lấy cảnh nói tình, từ nhỏ thấy lớn… Đó là những đặc trưng thi pháp của bài thơ này, nói riêng.

Bài thơ thất ngôn tuyệt cú này được Ngô Tất Tố dịch sang thể thơ lục bát thể hiện được cái vi diệu thần thái của bài thơ. Nhưng hai câu sau: Cô phàm viễn ảnh bích không tận. Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu (Bóng buồm đã khuất bầu không. Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời); cô phàm, địch là bóng buồm, bích không dịch là bầu không thì chưa lột tả được cái vô hạn của bầu trời, cái bát ngát của dòng sông, cái đơn lẻ của cánh buồm và nhất là cái mạnh mẽ của câu thơ cuối. Nhận xét về bài thơ, dịch giả Ngô Tất Tố khen ngợi: Tất cả có 28 chữ, đủ cả chỗ ở, nơi ở, cảnh đi và tấm lòng quyến luyến bè bạn. Thật là hiệt tác.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1.

Gợi ý làm bài

Người ta thường cho rằng: “Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được những ý ở ngoài lời”.

Bài thơ thất ngôn tuyệt cú này chỉ có 28 chữ, không hề có một từ nào nói về tình cảm, tâm trạng nhưng cả bài thơ là cả một dòng tình cảm.

Nói như Du Việt: “Dĩ vô tình ngôn tình tắc tình xuất” lấy vô tình để nói tình thì tình tất hiện ra. Ớ đây do những nghĩa hàm ẩn của từ ngữ, do các mối quan hệ, do hình ảnh cánh buồm lẻ loi dần xa trong đôi mắt…. đều thể hiện một tình bạn triền miên bất tận trong tấm lòng.

Bài tập 2.

Gợi ý làm bài

Trong thơ Đường, tình bạn cũng là đề tài quan trọng các thi sĩ đời Đường ai cũng trân trọng tình bạn

Hoàng kim vạn lạng dung dị dắc Nhân sinh tri kỉ tối nan tầm (Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm

Thế gian tri kỉ thật khó tìm)

Lý Bạch là thi sĩ của tình bằng hữu. Ông giao du rộng, kết thân với nhiều người không kể địa vị tuổi tác. Ông suy nghĩ:

Ở đời biết nhau quý

Cần chi bạc với tiền

Từ đó học sinh suy nghĩ về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.

Soạn Bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng Siêu Ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 trang 144 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Mối quan hệ giữa không gian – thời gian – con người:

– Không gian kì vĩ, rộng lớn: lầu Hoàng Hạc là thắng cảnh thần tiên, Dương Châu là thắng cảnh phồn hoa, hai thắng cảnh này được nối bởi dòng Trường Giang diễm lệ mà dòng sông như tiếp với trời nên cố nhân như đi vào cảnh tiên, như cánh hạc vàng bay đi mất.

– Thời gian vào tháng ba mùa hoa khói, đây là khoảng thời gian tuyệt đẹp.

– Con người có cố nhân (bạn cũ đã gắn bó lâu dài) biết bao thân thiết, quyến luyến.

Câu 2

– Nhà thơ chỉ thấy cánh buồm lẻ loi của cố nhân vì đối với Lí Bạch, chỉ có chiếc thuyền chở Mạnh Hạo Nhiên là quan trọng và có ý nghĩa trên dòng Trường Giang.

Câu 3 Tr ả l ời c âu 3 trang 144 SGK Ng ữ v ăn 10, t ập 1

– Có thể hình dung người đưa tiễn còn đứng lặng mãi bên dòng sông để nhìn theo chiếc thuyền chở cố nhân, đôi mắt chăm chú dõi theo cánh buồm dần xa cho đến khi mất hẳn vào không gian trời nước bao la, cánh buồm như đã cùng dòng sông chảy vào cõi trời xa lắm.

– Tứ thơ tuyệt đẹp diễn tả tâm tình bịn rịn, lưu luyến, trống trải của nhà thơ khi phải chia xa người bạn thân thiết.

Luyện tập Câu 1 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

– “Ý tại ngôn ngoại” thể hiện trong bài thơ toàn gợi cảnh, không lời nào nói về tình nhưng tình bạn cao quý vẫn đầy ắp trong bài thơ.

+ Cấu trúc bài thơ là cấu trúc lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm xúc.

Câu 2 (trang 144 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Vai trò và vị trí tình bạn trong đời sống: Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người.

– Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách, giúp ta trưởng thành

– Bạn bè sẽ luôn tin tưởng ta, động viên ta tiếp tục theo đuổi ước mơ, đam mê của mình.

– Tình bạn tạo nên sức mạnh tinh thần để vui sống, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và sát cánh cùng nhau vượt qua nghịch cảnh.

Bố cục Bố cục (2 phần)

– 2 câu thơ đầu: Cảnh tiễn biệt ở Hoàng Hạc lâu

– 2 câu còn lại: Cảm xúc của tác giả

ND chính

Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ thời thịnh Đường. Qua bài thơ người đọc biết quý trọng hơn tình cảm bạn bè – một tình cảm luôn tồn tại trong mọi thời đại.

chúng tôi

Soạn Bài Lớp 10: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng

Soạn bài lớp 10: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Soạn văn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Soạn bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là tài liệu tham khảo được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 chuẩn bị tốt cho môn Ngữ văn học kỳ I. Mời các em cùng tải miễn phí bài soạn văn mẫu lớp 10 này về để học tốt môn Văn lớp 10 hơn.

Soạn bài lớp 10: Tam đại con gà – Nhưng nó phải bằng hai mày

Soạn bài lớp 10: Ra-Ma buộc tội

Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng(Lí Bạch)

I. Kiến thức cơ bản 1.Tác giả

Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lí Bạch là một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan, hào phóng.

2. Tác phẩm

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay nhưng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc.

a) Nhan đề

Lầu Hoàng Hạc là một địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc, là một di tích lịch sử, một di chỉ thần tiên.

Quảng Lăng là một địa danh trong thành Dương Châu.

Mạnh Hạo Nhiên là một người bạn thơ của Lý Bạch hơn nhau nhiều tuổi nhưng lại là tri kỉ của nhau.

b) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

c) Bố cục: 2 phần

Phần 1: 2 câu đầu: Cảnh tiễn biệt.

Phần 2: Còn lại: Tình người tiễn biệt

II. Rèn kỹ năng

1. Bài thơ của Lí Bạch gần như chỉ thuần tả cảnh. Thế nhưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tưởng được tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li) – thành Dương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến – một thắng cảnh đô hội phồn hoa). Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu được nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn.

Mối quan hệ thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói. Đó là vào lúc “xuân vừa chín”, sông Trường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu – nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.

Mối quan hệ con người: Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ “cố nhân”. Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.

Có thể nói giải mã được các mối quan hệ này, chúng ta sẽ cảm nhận rõ và sâu sắc hơn cái tình sâu sắc và kín đáo của nhà thơ.

2. Sông Trường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ngược. Vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hướng cho đôi mắt. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến lưu.

3. Người đi đã đi xa. Vậy mà người đưa tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đưa “đứng lặng” hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy con thuyền – bóng buồm – cột buồm – điểm chấm nhỏ ti rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ cứ như vậy, tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la.

4. Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được những “ý ở ngoài lời”. Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa như thế:

Trước hết, các địa danh được nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ương Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh tượng đối lập: Người đi đến chốn phồn hoa đi hội, người ở lại buồn bã, cô đơn.

Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như vậy để dõi theo “bóng buồm” của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.

Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu “ý ở ngoài lời”. Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không được nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ).

5. Các nhà thơ Đường rất trọng tình bạn

Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếmThế gian tri kỉ thật khó tìm.

Quả đúng là như vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. Ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có người tốt và người xấu. Điều quan trọng là ta biết “chọn bạn mà chơi”. Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho người mà còn chiếu sáng cho ta.

6. Cảnh tiễn biệt

Cảnh tiễn biệt được diễn ra trên lầu Hoàng Hạc, điểm đến của người đi là Dương Châu.

“lên đường” thể hiện sự ra đi, chia ly.

Người bạn mà nhà thơ tiễn biệt chính là “cố nhân” hai từ ấy chỉ dành cho những người bạn tri kỉ có thâm niên cao. Và tình cảm của nhà thơ với bạn mình đã được ba năm kể từ khi gặp mặt.

Từ biệt Hoàng Hạc từ biệt nhà thơ người cố nhân ấy xuôi dòng đến chốn Dương châu phồn hoa đô hội.

7. Tình người tiễn biệt

“cô phàm” và “bích không tận” mở ra một không gian có trời có thuyền vô cùng đẹp nhưng nó mang cái rộng bao la và hình ảnh con thuyền đang chuyển động đi xa khiến cho lòng người càng cảm thấy mình nhỏ bé.

Bản dịch của nhà thơ Ngô Tất Tố đã bỏ mất đi chữ “bích” không thể hiện rõ được ý của bài thơ Lí Bạch.

III. Tổng kết

1. Nội dung: Bài thơ thể hiện một tình bạn đẹp của nhà thơ với người cố nhân, sự chia tay để lại trong lòng nhà thơ biết bao kỉ niệm về tình bạn đẹp ấy.

2. Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, miêu tả thiên nhiên tinh tế, ngôn ngữ đường thi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!