Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Sống Chết Mặc Bay – Ngữ Văn 7 Tập 2 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn trong SGK Ngữ văn 7 tập 2)
2. Tác phẩm
* Thể loại: Văn bản Sống chết mặc bay thuộc thể loại truyện ngắn.
Ở Việt Nam, vào khoảng đầu thế kỉ XX, khái niệm truyện ngắn còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.
Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,… truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết “thừa” (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được “nén” chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.
* Tóm tắt
Gần một giờ đêm, khi đó, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên cao, khúc đê làng X không thể chống cự và có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm, hàng nghìn người dân đang ra sức chống chọi với sức nước cuồn cuộn. Ấy vậy mà tại một ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung ngồi đánh bài với các quan khác, vẫn thản nhiên quát mắng khi có người báo đê sắp vỡ. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to cũng là lúc đê bị vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má, rau màu ngập chìm trong biển nước, người sống không có chỗ ở, người chết không có chỗ chôn.
II. Hướng dẫn soạn bàiCâu 1:
Văn bản Sống chết mặc bay có thể được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 3: còn lại : Đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh lầm than.
Câu 2:
Phép tương phản (đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay:
Một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn, chống chọi hết sức căng thẳng, vất vả với mưa gió, bão lũ.
b) Phân tích, làm rõ từng mặt trong sự tương phản:
Dân hộ đê: gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước dâng cao, một cảnh tượng hết sức nguy kịch, người thì đã kiệt sức mà mưa thì vẫn trút xuống, sức đê đã dần yếu hơn sức nước.
Quan phủ nha ung dung bài bạc: trong đình cao ráo, an toàn, vững chãi, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, đường bệ, nguy nga, đang say sưa trong cuộc vui tổ tôm.
c) Qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc họa:
Ngồi ở nơi an toàn, đẹp đẽ, lại có người hầu bài
Được dùng toàn đồ ngon, vật lạ
Tư thế thì đường bệ, ung dung, nhàn nhã như không có chuyện gì xảy ra
Không màng đến chuyện đê vỡ, thậm chí còn khó chịu, mắng mỏ khi có người thông báo đê sắp vỡ.
Khi quan vui mừng ù ván bài thì cũng là lúc nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu.
Câu 3:
Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.
a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là:
Mưa mỗi lúc một nhiều
Mực nước mỗi lúc càng cao
Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ
Sức người mỗi lúc một yếu
Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần
b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ là:
Mê bài bạc đến vứt bỏ trách nhiệm
Bên ngoài thì ầm ĩ mà vẫn điềm nhiên, nhàn nhã
Sung sướng cực độ ù ván bài to trong khi bên dưới đê đã vỡ
c) Tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân:
Câu 4:
* Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại, đồng thời, phê phán thói vô trách nhiệm của kẻ đứng đầu trước sinh mạng của người dân.
* Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền lúc bấy giờ.
* Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng thành công sự kết hợp hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, miêu tả nhân vật sắc nét.
4.1
/
5
(
16
bình chọn
)
Soạn Bài Sống Chết Mặc Bay Sbt Ngữ Văn 7 Tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 63 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Hãy suy nghĩ và phát biểu về nhan đề của truyện ngắn Sống chết mặc bay.
Bài tập 1. Hãy nhận diện các hình thức ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn Sống chết mặc bay bằng cách đánh dấu X (có) và tìm dẫn chứng điền vào theo bảng sau : 2. Nhận xét về sự khác nhau trong ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật quan phủ và nhân vật thầy đề trong đoạn văn từ “Rồi ngồi xếp bài lại” đến “Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! … Điếu, mày”. Từ đó nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ của nhân vật và tính cách của nhân vật trong thể loại truyện. 3. Phân tích đoạn văn từ “Thưa rằng : Đang ở trong đình kia” đến “chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài” với yêu cầu : – Nhận diện hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn. – Nêu ý đổ tư tưởng của tác giả và nghệ thuật được thể hiện trong đoạn văn. 4. Hãy suy nghĩ và phát biểu về nhan đề của truyện ngắn Sống chết mặc bay. 5. Hãy phân tích nhân vật quan phụ mẫu. Gợi ý làm bài
1. a) Bài tập này nhằm rèn luyện phương pháp học Ngữ văn theo hướng tích hợp, biết vận dụng những kiến thức về Tiếng Việt và Tập làm văn để hiểu văn bản sâu sắc hơn. Riêng với Văn, biết coi trọng việc hiểu ngôn ngữ để hiểu Văn, bởi ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của Văn.
b) Để làm bài tập này, hãy tiến hành các hoạt động sau :
– Đọc lại : SGK Ngữ văn 6, tập một, trang 15 (Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt), trang 27 (Tìm hiểu chung về văn tự sự) ; SGK Ngữ văn 6, tập hai, trang 15 (Tìm hiểu chung về văn miêu tả) ; SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 84 (Đặc điểm của văn bản biểu cảm). Từ đó tìm định nghĩa thế nào là ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ người kể chuvện. Ngoài ra em hãy tự định nghĩa, hoặc hỏi người có hiểu biết, hoặc tra Từ điển tiếng Việt, Từ điển thuật ngữ văn học để hiểu các khái niệm : ngôn ngữ nhân vật, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
– Từ những hiểu biết trên, đánh dấu (x) vào bảng liệt kê.
– Tìm dẫn chứng từ truyện ngắn Sống chết mặc bay cho các hình thức ngôn ngữ mà văn bản này đã có rồi ghi vảo bảng liệt kê. (Chỉ cần ghi tắt mấy chữ đầu, mấy chữ cuối, giữa có chấm lửng, đặt trong ngoặc kép)
Ví dụ :
+ Ngôn ngữ tự sự : “Gần một giờ đêm… không khéo thì vỡ mất”. + Ngôn ngữ miêu tả : “Dân phu kể hàng trăm nghìn… lướt thướt như chuột lột”. + Ngôn ngữ biểu cảm : “Than ôi ! Sức người khó lòng… Khúc đê này hỏng mất”. + Ngôn ngữ đối thoại : Bẩm, dễ có khi đê vỡ !”
Hãy tìm thêm các dẫn chứng khác.
2. a) Bài tập này nhằm rèn luyện khả năng hiểu ngôn ngữ để hiểu văn học, và nhận biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách của nhân vật trong thể loại truyện. Ngôn ngữ (phong cách; giọng điệu…) là một phương diện rất quan trọng trong việc bộc lộ tính cách của nhân vật.
b) Để làm bài tập này, hãy tiến hành các hoạt động sau :
– Đọc kĩ đoạn văn và liệt kê đầy đủ các câu đối thoại theo mẫu sau :
– Nhận xét phong cách, giọng điệu đối thoại của từng nhân vật: quan phủ, thầy đề.
– Nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và tính cách của nhân vật trong thể loại truyện.
3. a) Bài tập này nhằm rèn luyện kĩ năng phân tích văn học. Ở đây là phân tích một đoạn văn với yêu cầu nhận diện được hình thức ngôn ngữ của nó, phát hiện được ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của tác giả.
b) Hãy làm bài tập theo trình tự sau :
– Nhận diện hình thức ngôn ngữ của đoạn văn bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Ở đoạn văn này, có ngôn ngữ người dẫn chuyện (cũng gọi là người kể) không ? Nếu có thì ngôi kể là gì ? Ngôn ngữ người kể được thể hiện như thế nào ?
+ Ở đoạn văn này, có ngôn ngữ miêu tả không ? Nếu có thì ngôn ngữ miêu tả đó có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ người dẫn chuyện trong trạng thái tồn tại ? Nội dung được miêu tả gồm những chi tiết gì ? Hãy lần lượt kể ra một cách đầy đủ.
– Tìm ý đồ tư tưởng của tác giả qua đoạn văn bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
+ Cảnh tượng sinh hoạt của quan phủ ở trong đình được miêu tả như thế nào ? Tác giả có dụng ý gì khi đưa ra nhiều chi tiết như thế ?
+ Qua đoạn văn, ý đồ phê phán hiện thực của tác giả là gì ?
4. – Cần hiểu mục đích của bài tập này là rèn luyện năng lực đọc văn bản, trong đó cần hiểu được ý nghĩa của nhan đề tác phẩm vốn là một điều rất quan trọng đối với tác giả khi viết tác phẩm. Có rất nhiều cách đặt nhan đề tác phẩm, nhưng nói chung là nhằm thể hiện điều tác giả muốn nói nhất trong tác phẩm của mình.
5. – Cần thấy mục đích của bài tập này là nhằm tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật vốn là một yêu cầu rất quan trọng trong việc học văn, đặc biệt là với thể loại truyện bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết mà lần lượt em sẽ được học trong những thời gian sau.
– Cách làm : Để phân tích nhân vật quan phụ mẫu trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, em hãy đọc kĩ tác phẩm rồi trả lời các câu hỏi sau đây :
Soạn Bài Sống Chết Mặc Bay Trang 74 Ngữ Văn 7 Tập 2
Soạn bài sống chết mặc bay trang 74 Ngữ Văn 7 tập 2
Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn
Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.
Câu hỏi 1. Sống chết mặc bay được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
– Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.
– Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.
– Đoạn 3 (còn lại): Cảnh đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu khôn xiết.
Câu hỏi 2.
a. Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
b. Phân tích làm rõ từng mặt tương phản đó
c. Chỉ ra hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc họa như thế nào?
d. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng lên cảnh tương phản này.
b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”.
c) Hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc họa như sau:
+ Chân dung: uy nghi chễm trệ, tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để người nhà quỳ xuống đất mà gãi
+ Đồ vật quan dùng: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi… hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng….
– Cử chỉ, lời nói:
+ Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa mọc.
+ Tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc” tiếng quan lớn truyền “Ừ”,
+ Có người khẽ nói: Bẩm, dễ có đê vỡ! Ngàu cau mặt, gắt rằng: Mặc kệ!
+ Quan đỏ mặt tia tai đòi cách cổ những người báo tin đê vỡ và tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, tình cảnh thảm sầu không sao kể xiết.
Câu hỏi 3.
a) Em hãy chỉ rõ sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân.
b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của quan phủ như thế nào?
c. Hãy nhận xét về tác dụng của việc kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Gợi ý trả lời: a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân được thể hiện:
Câu hỏi 4. Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và nghệ thuật của truyện sống chết mặc bay.
+ Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Bài tập 1. Những hình thức ngôn ngữ đã được tác giả vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì?
Bài tập 2. Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
Bằng ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, mang đậm tính mệnh lệnh, tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc bức chân dung của tên quan phủ. Đó là một kẻ hống hách độc đoán, vô trách nhiệm. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.
Soạn Văn 7 Vnen Bài 26: Sống Chết Mặc Bay
Soạn văn 7 VNEN Bài 26: Sống chết mặc bay A. Hoạt động khởi động
(Trang 60 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Các câu ca dao sau cho em am hiểu gì về sự phân biệt giai cấp trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa ?
– Ếch kêu dưới vũng tre ngâm
Êch kêu mặc ếch,tre dầm mặc tre.
– Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
– Vạn Niên là Vạn Niên nào ?
Thành xây xương lính,hào đào mấy dân.
Trả lời:
Những câu ca dao trên cho thấy sự khổ cực, lầm than, khổ sở của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội xưa. Họ bị bóc lột một cách vô cùng nặng nề về của cải, vật chất lẫn tinh thần. Còn vua quan thì ăn chơi, sa đọa, sống sung sướng trên những giọt mồ hôi, nước mắt của nhân dân.
B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Đọc văn bản sau : Sống chết mặc bay
2. Tìm hiểu văn bản
(Trang 66 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Văn bản Sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
Trả lời:
Tác phẩm chia làm ba đoạn:
* Đoạn 1: “Gần một giờ đêm…. khúc đê này hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
* Đoạn 2: “Ấy lũ con dân…điếu mày”: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm ở trong đình.
* Đoạn 3: Phần còn lại: Đê bị vỡ nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu.
(Trang 66 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.
Dựa vào định nghĩa trên ,em hãy tìm những chi tiết trong tác phảm để hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
(Trang 67 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn về mức độ (hoặc tính chất ,…) so với chi tiết trước),qua đó làm rõ thêm bản chất của sự việc ,hiện tượng được nói tới. Trong Sống chết mặc bay tác giả đã sử dụng phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét bối cảnh và tính cách của nhân vật.
Em hãy phân tích ,chứng minh ý kiến trên bằng hoàn thành bảng sau :
Trả lời:
(Trang 67 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d) Nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Trả lời:
Sống chết mặc bay là một tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc. Tên của văn bản đã trở thành một câu thành ngữ quen thuộc để chỉ đến những kẻ có chức trách trong xã hội nhưng ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm trước cuộc sống của người dân. Có được điều đó là nhờ tác giả đã sử dụng triệt để hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Phép tăng cấp dùng để nhấn mạnh, khắc sâu việc hộ đê dần tới đỉnh điểm, sự đam mê cờ bạc cũng tăng dần rồi lên đến đỉnh điểm. Phép tương phản dùng để làm nổi bật sự đối lập giữa bức tranh một bên là của người lao động lầm than, đau khổ, một bên là của bọn quan lại hưởng lạc, vô trách nhiệm trước mạng sống của người dân.
(Trang 67 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). e. Nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay.
Trả lời:
* Giá trị hiện thực: phản ánh hết sức sinh động hai cảnh tượng, một bên là cuộc sống lầm than của người dân và một bên là cuộc sống ăn chơi sa đọa của bọn quan lại thối nát.
* Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm xót thương của tác giả trước cảnh sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai và lên án, phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại “lòng lang dạ thú”.
C. Hoạt động luyện tập(Trang 67 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Xác định những hình thức ngôn ngữ đã được sử dụng trong truyện Sống chết mặc bay và nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
(Trang 67 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật này như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật
Trả lời:
Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đó rút ra một nhận định: “Trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.
D. Hoạt động vận dụngChọn một trong các đề bài sau và viết thành bài văn lập luận giải thích:
(Trang 68 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Đề 1:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân
Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì từ hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước.
(Trang 68 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Đề 2:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng,
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì
(Trang 68 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
(Trang 68 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Đề 4: Dân gian ta có câu:” Lời nói gói vàng” , đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết nhân dân ta quan niệm như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
(Trang 68 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Đề 5: Em hãy giải thích nội dung của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
Trả lời:
Đề 2
a. Mở bài:
– Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
– Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
– Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
– Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
– Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán….
– Để cùng chống giặc ngoại xâm…
– Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư….( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
– Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm…
* Liên hệ bản thân:
c. Kết bài:
– khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
– Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
Đề 3
* Tìm hiểu đề.
– Làm sáng tỏ câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
– Bài học rút ra cho bản thân.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
– Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.
– Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
– Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.
* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công:
– Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.
– Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.
c. Kết bài:
– Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.
– Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công.
Đề 5
a. Mở bài:
– Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
– Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
– Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
b. Thân bài:
* Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
– Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
* Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.
– Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
– Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
– Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
* Học ở đâu và học như thế nào?
– Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống…
– Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi…
* Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ…)
c. Kết bài:
– Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
– “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng(Trang 68 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Sưu tầm một văn bản lập luận giải thích và tìm hiểu về cách triển khai vấn đề được đặt ra trong văn bản
Trả lời:
I. Mở bài:
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triêu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền với cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị của đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ:
“Tấc đất, tấc vàng”.
II. Thân bài:
1. Phần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, ý nghĩa.
“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói “tấc vàng”; một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai, ruộng đồng để sản xuất.
a. Bình:
Câu tục ngữ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tổ quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại.
Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu.
Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
b. Luận:
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, tấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu !”.
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển, giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”.
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết luận:
Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý:
“Tấc đất, tấc vàng”.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Soạn văn lớp 7 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 chương trình VNEN mới.
Soạn Bài: Sống Chết Mặc Bay
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín ; sinh ra và lớn lên ở thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu), Hà Nội. Ông là người viết văn, làm báo và có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.
2. Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thông trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây ra.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn :
Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”) : Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.
Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày !”) : Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.
Đoạn 3 (còn lại) : Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
2. Theo định nghĩa về phép tương phản :
b) Những người dân hộ đê : Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét : “Tình cảnh trông thật là thảm”.
3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.
4. Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬPKhi bực mình, y tuôn ra hàng tràng dài những lời quở trách :
– Đê vỡ rồi !… Đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày. Có biết không ?… Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ả ?
Giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật có mốì liên hệ chặt chẽ. Ngôn ngữ phản ánh tính cách của nhân vật. Đây là sự thành công trong nghệ thuật của tác giả.
Soạn Bài: Sống Chết Mặc Bay Trang 74 Sgk Ngữ Văn 7
Tác phẩm có thể chia làm ha đoạn:
– Đoạn 1: “Gần một giờ đêm… khúc đê này hỏng mất”‘, nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
– Đoạn 2: “Ấy, lũ con dân… điếu mày”: cảnh quan phủ cùng nha lại đánh đổ tổ tôm trong khi “đi hộ đê”.
– Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình ưạng thảm sầu.
2. a. Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay. b. Phân tích làm rõ từng mặt tương phản đó. c. Chỉ ra hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như thê nào? d. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng lên cảnh tương phán này.
Dựa vào định nghĩa “Phép tương phản ” chỉ ra:
a) Hai mặt tướng phản của truyện sống chết mặc bay. một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ “đi hộ đê”.
b) Phân tích làm rõ từng mặt tương phản:
– Mặt tương phản thứ nhất:
+ Thời gian: gần một giờ đêm (giờ đáng lẽ người dân được yên nghỉ sau một
ngày lao động vất vả, cực nhọc).
+ Mưa to và độ dâng của nước sông.
+ Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhốn nháo, cảng thẳng (Qua tiếng động, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau hộ đê, qua các hoạt động chống đỡ vừa sôi động vừa lộn xộn của người dân).
+ Sự hất lực của sức người trước sức người. Sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
3.a. Em hãy chỉ rõ sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân. b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ dam mê bài bạc của quan phủ như thế nào? c. Hãy nhận xét về tác dụng của việc kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất ” lòng lang dạ thú” của tên quan phú trước sinh mạng của người dân.
– Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe đọa cuộc sống của người dân.
– Mặt tương phản thứ hai:
+ Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
+Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi “hộ đê” (chứng tỏ một cuộc sống sang trọng, rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân).
+ Sáng ngời, cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ.
+ Sự đam mổ tổ tôm và quang cảnh đánh tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng…
+ Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin đê vỡ.
+ Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ khi: “Ừ! Thông tôm, chi chi nảy”.
– Phép tăng cấp trong truyện ngắn sống chết mặc bay đã được thể hiện qua việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản.
a) Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả: Cảnh trời mưa mỗi lúc mỗi tăng (“mưa tầm tã”, “vẫn mưa tầm tã trút xuống”. Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao (“nước sông Nhị Hà lên to quá”, “dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên”). Âm thanh (tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau hộ đê) mỗi lúc một ầm ĩ. Sức người mỗi lúc một đuôi. Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến…
b) Với cảnh quan phủ đánh tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mô tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đô đã đành, nhưng trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê đã quá lớn. Đến khi người dân phu báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lên giọng quái nạt và tiếp tục đánh đến “Ù! Thông tôm, chi chi nảy” trong niềm vui cực độ nhưng là phi nhân tính “lòng lang dạ thú”. Phép tăng cấp trong nghệ thuật có tác đụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách nhân vật là như thế.
4. Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay.
Nhận xét chung về giá trị của tác phẩm sống chết mặc bay.
a) Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú ” trước sinh mạng của người dân.
b) Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thicn tai và có thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
c) Giá trị nghệ thuật: Vận dụng thành công sự kết hợp hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Có trình độ ngôn ngữ khá sinh động. Ngôn ngữ phần nào đã thể hiện cá tính nhân vật. Câu văn sáng gọn, sinh động.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Sống Chết Mặc Bay – Ngữ Văn 7 Tập 2 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!