Xu Hướng 12/2023 # Soạn Bài Quê Hương Đầy Đủ Hay Nhất # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Quê Hương Đầy Đủ Hay Nhất được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn soạn bài Quê hương lớp 8 tại chúng tôi đầy đủ hay nhất. Cảm ơn các bạn đã tham khảo.

Các bài soạn trước đó:

SOẠN BÀI QUÊ HƯƠNG LỚP 8 I, Tìm hiểu chung bài Quê hương 1.Tác giả

Tế Hanh là một hồn thơ tha thiết, nồng nàn.

Quê hương là nguồn cảm hứng chính trong suốt đời thơ Tế Hanh.

2.Tác phẩm

Quê hương là bài thơ rút từ tập “Nghẹn ngào” in năm 1939.

Bố cục:

2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.

8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.

4 câu cuối: Nôn nao nỗi nhớ làng, nhớbiển quê hương.

II, Đọc hiểu văn bản Quê hương

Câu 1 sgk ngữ văn lớp 8 trang 18

a. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu (câu 3 – câu 8).

Câu 3 – 4: Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển: bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi.

Câu 5 – 6: Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mảnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh; một loạt từ ngữ diễn tả thế băng tới của con thuyền: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt càng tạo nên khí thế lao động hăng say, sức mạnh khoẻ khoắn của người dân chài.

Câu 7 – 8: Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn. Từ đó, hình ảnh cánh buồm căng gió biển quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng vừa thơ mộng vừa hùng tráng của quê hương, nso như chất xúc tác để gợi nhớ những kỉ niệm về quê hương.

b. Cảnh đón thuyền cá về bến sau một ngày lao động (8 câu tiếp).

Cảnh ồn ào, tấp nập trên bến khi đón thuyền về và niềm vui trước những thành quả lao động, gợi ra một sức sống, nhịp sống náo nhiệt.

Hình ảnh người dân chài mang vẻ đẹp khỏa khoắn. Cuộc sống vất vả nhưng thi vị.

Câu 2 sgk ngữ văn lớp 8 trang 18

Phân tích một số câu thơ sử dụng biện pháp so sánh và ẩn dụ:

“Cánh buồm dương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Cánh buồm một vật vô tri, hữu hình lại được so sánh với mảnh hồn lang-hữu tri, vô hình càng giúp cho hình ảnh cánh buồm giàu sức gợi. Nó được thổi một linh hồn riêng, một sức sống riêng, trở thành biểu tượng của mnahr hồn làng thiêng liêng, cao quý.

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

Câu thơ đã cho thấy được vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng của những chàng trai nơi đây. Chính nắng gió của thiên nhiên vùng biển đã tôi luyện nên vẻ đẹp ấy, vừa rắn rỏi, vừa kiên cường và cũng rất thi vị. Dường như vị mặn mòi của biển khơi đã ngấm vào hơi thở, vào linh hồn của họ mất rồi.

Lối ẩn dụ và phép so sánh giúp cho việc diễn đạt giàu chất thơ, thi vị, giàu sức gợi, ý tại ngôn ngoại.

Câu 3 sgk ngữ văn lớp 8 trang 18

Tình cảm sâu nặng, đằm thắm, da diết, luôn thường trực. Ông yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu mọi thứ thân thiết, gần gũi rất riêng nơi đây. Dường như điểu ấy đã ngấm vào máu thịt nhà thơ rồi.

Câu 4 sgk ngữ văn lớp 8 trang 18

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là:

Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.

Các bài soạn tiếp theo:

Soạn Bài Vịnh Khoa Thi Hương Lớp 11 Hay Nhất Đầy Đủ

SOẠN BÀI VỊNH KHOA THI HƯƠNG LỚP 11

Câu 1 trang 34 SGk ngữ văn 11 tập 1:

Khoa thi năm Đinh Dậu được nhà thơ giới thiệu một cách tự nhiên. Kì thi Hương được tổ chức theo đúng thời gian quy định ba năm một lần. Nhưng có điểm không bình thường: trường Nam thi lẫn với trường Hà. Tác gỉa không dùng “thi chung” hoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng “thi lẫn” cách nói ấy dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi. Tác giả nhấn mạnh sự nhốn nháo, lộn xộn của trường thi

Câu 2 trang 34 SGK ngữ văn 11 tập 1:

Hai câu thực miêu tả thật hài hước cảnh trường thi:

“Lôi thôi sĩ tử vao đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Cách đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường” kết hợp các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm ọe, thét loa làm cho quan cảnh trường thi trở nên nhốn nháp, ô hợp, mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi do quốc gia tổ chức. Hơn thế sĩ tử lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước như trước mà như nhân vật tuồng hề. Cảnh trường thi phán ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Câu 3 trang 34 SGK ngữ văn 11 tập 1:

Sự có mặt của vợ chồng quan sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm. Song trái lại sự hiện diện chính quyền thực dân lúc này càng tăng thêm sự chua chat. Quyết định số phận trường thi (số phận của các sĩ tử) là một kẻ ngoại bang không biết gì về Nho học. Nơi của Khổng sân trình lời nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm. “Váy lê quét đất” với “lọng cắm rợp trời” (còn làm nhục quốc thể) chao ôi thật chua chat.

Bốn câu thơ vách trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chat của nhà thơ và người đọc.

Câu 4 trang 34 SGK ngữ văn 11 tập 1:

Câu kết là tâm sự đau xót, chua chat của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Câu thơ vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn. Bài thơ thể hiện nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước vận mệnh dân tộc. Nỗi đau đớn xót xa ấy thể hiện tác giả là người trọng danh dự, danh dự của các trí thức nho học và là người có tấm lòng với dân với nước. Là con người biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức được ý thức dân tộc trong con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời. Giọng điệu của bài thơ là giọng điệu trào phúng nhung hai câu kết tác giả dùng giọng điệu trữ tình.

Nguồn Internet

Soạn Bài Từ Ghép Đầy Đủ, Hay Nhất

Hướng dẫn soạn bài Từ ghép tại chúng tôi đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo và học tập tốt hơn nữa.

Các bài soạn trước đó:

SOẠN BÀI TỪ GHÉP LỚP 7 I, Từ ghép là gì

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Các tiếng chính: bà, thơm.

Các tiếng phụ: ngoại, phức.

Nhận xét : Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ

II, Nghĩa của từ ghép

Câu 1 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1 tr 14

Nghĩa của từ bà ngoại( bà của mẹ mình) hẹp hơn, cụ thể hơn về vai vế của người bà nói chung.

Nghĩa của từ thơm phức có sắc thái biểu cảm cao hơn, đậm đặc hơn với từ thơm còn chung chung.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

“Quần áo” chỉ trang phục nói chung; còn “quần”, “áo” chỉ riêng trang phục cho thân trên và thân dưới cơ thể, có nghĩa hẹp hơn “quần áo”.

“Trầm bổng” chỉ âm thanh lúc lên xuống kết hợp; “trầm”, “bổng” nói về âm thanh thấp và cao riêng biệt, có nghĩa hẹp hơn từ “trầm bổng”.

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Từ ghép chính phụ

lâu đơi, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ

Từ ghép đẳng lập

suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm ruộng, ăn cơm, trắng xóa, vui mắt, nhát gan.

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Tạo từ ghép đẳng lập :

Núi : núi sông, núi non, núi rừng,…

Ham : ham thích, ham muốn, …

Xinh : xinh đẹp, xinh tươi,…

Mặt : mặt mũi, mặt mày,…

Học : học hỏi, học hành,…

Tươi : tươi vui, tươi trẻ, tươi cười,…

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì “sách”, “vở” là danh từ đếm được chỉ sự vật cụ thể.

Không thể nói một cuốn sách vở vì “sách vở” là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát, không đếm được.

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

a. Không. Vì có nhiều hoa hồng màu sắc khác nhau nên tên gọi cũng khác nhau.

b. Đúng. Vì áo dài ở đây có ý nghĩa là một loại áo có tà dài quá đầu gối.

c. Không. Vì cà chua là một loại quả chứ không phải đặt tên theo mùi vị.

d. Không. Vì cá vàng là một loài cá cảnh khác với các loài cá khác, có những con cá màu vàng nhưng lại không phải cá vàng (cá chép vàng).

Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Các từ ghép với các tiếng tạo nên chúng có nghĩa rất khác nhau :

Từ ghép chính phụ : Mát tay (những người dễ đạt được kết quả tốt), nóng lòng (tâm trạng bồn chồn, lo lắng). Các tiếng mát, nóng nói về cảm giác; tay, lòng là hai danh từ ý nói bộ phận cơ thể.

Từ ghép đẳng lập : gang thép (tính cách cứng cỏi, vững vàng) khác với gang, thép (hợp kim của các-bon, là kim loại). tay chân (người bề dưới đắc lực, thân tín) khác với tay, chân (bộ phận cơ thể).

Câu 7 trang 16 SGK văn 7 tập 1

Máy hơi nước: máy là tiếng chính, tiếng hơi nước phụ tiếng may, tiếng nước phụ tiếng hơi

Than tổ ong: tiếng than là tiếng chính, tổ ong phụ cho tiếng máy trong đó tiếng ong phụ cho tiếng tổ

Bánh đa nem: tiếng bánh là tiếng chính, tiếng đa nem phụ cho tiếng bánh, tiếng nem phụ cho tiếng đa.

Các bài soạn tiếp theo:

Soạn Bài Sang Thu Đầy Đủ Hay Nhất

Các bài soạn trước đó:

SOẠN BÀI SANG THU LỚP 9 I, Tìm hiểu chung bài Sang thu 1.Tác giả

Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều và viết rất hay về mùa thu.

2.Tác phẩm

Bố cục:

Khổ 1 : Những tín hiệu giao mùa.

Khổ 2 : Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa.

Khổ 3 : Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ.

II, Đọc hiểu văn bản Sang thu

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Sự biến đổi đất trời sang thu được cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa : hương ổi phả vào gió se, gió thu giăng mắc chầm chậm, dòng sông dềnh dàng trôi, những cánh chim bắt đầu vội vã, đám mây hạ – thu, nắng cuối hạ vơi dần cơn mưa.

Tâm trạng tác giả ngỡ ngàng, bâng khuâng qua các từ “bỗng, hình như”. Nhưng ở đó ta cũng nhận ra một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế khi nhận ra bước đi mỏng manh, mơ hồ của thời gian.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những chuyển biến trong không gian :

Hương vị: hương ổi, dấu hiệu báo màu, một tín hiệu rất riêng của quê huong làng cnahr Việt Nam đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ, không giống như hương cốm như trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi hay lá vàng rơi trong thơ cổ.

Cảm nhận bằng xúc giác, thi giác.

Hình ảnh vạn vật đang chuyển mình : sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” (hình ảnh nhân hóa).

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Hình ảnh đặc sắc của thời điểm giao mùa : có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu. Đây là hình ảnh nhân hóa, đầy liên tưởng gợi hình, gợi cảm, một ranh giới mơ hồ, nên thơ. Đám mây như chiếc khăn voan mỏng nhẹ, mềm mại yêu kiều giữa mùa hạ mùa thu, cứ dùng dằng, bịn rịn đầy lưu luyến như tâm trạng của nhà thơ vậy.

Hai dòng thơ cuối Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi

Ý nghĩa tả thực : sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

Ý nghĩa ẩn dụ : Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

III, Luyện tập bài Sang thu

Câu 1(trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Đoạn văn tham khảo :

Mùa thu vốn là môi sinh để gợi nên những tứ thơ tuyệt đẹp, và trong muốn vàn những họa phẩm về mùa thu Việt Nam, Hữu Thỉnh cho thấy những cảm nhận tinh tế của mình khi khám phá màu thu ở thời khắc giao mùa. Từ tín hiệu là hương ổi trong gió sẽ đã mở ra một loạt những liên tưởng độc đáo của nhà thơ về cảm nhận khi thu sang, về đám mây, về hơi gió se, về dòng sông, cánh chim và cuối cùng là hình ảnh hàng cây đứng tuổi. Bằng những cảm nhận tinh tế, sâu lắng mà đầy chất thơ, một lần nữa Hữu Thỉnh đã góp một tiếng thơ thu tuyệt diệu cho bản giao hưởng của tứ thời.

Các bài soạn tiếp theo:

Soạn Bài Mưa Lớp 6 Hay Nhất Đầy Đủ

SOẠN BÀI MƯA LỚP 6 I. Tìm hiểu chung về bài thơ mưa

1. Tác giả

Trần Đăng Khoa

Sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958

Quê tỉnh Hải Dương

Là thần đồng văn học từ nhỏ, có nhiều tập thơ nổi tiếng

2. Tác phẩm

Sáng tác năm 1967

Trích tập thơ Góc sân và khoảng trời 1999

Thể thơ: Tự do

II SOẠN BÀI MƯA VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào vào mùa nào? Dựa vào sự miêu tả em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa vào lúc sắp mưa và lúc mưa ở vùng nông thôn vào mùa hạ

Bố cục gồm 2 phần Bố cục bài thơ:

Phần 1 (Từ đầu….”ngọn mùng tơi nhảy múa”): Cảnh trời sắp mưa

Phần 2 (tiếp…..”cây lá hả hê”): Khung cảnh trời mưa

Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân khi trời mưa

Câu 2 trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2

Câu 3 trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2

Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa: Các con vật trước khi mưa:

Mối trẻ mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường

Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.

Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, cây lá hả hê.

Những động từ được sử dụng:

Các tính từ:

Phép nhân hóa được sử dụng rất nhiều:

Ông trời mặc áo

Mía múa gươm

Kiến hành quân đầy đường

Cỏ gà rung tai nghe

Bụi tre tần ngần gỡ tóc

Cây dừa sải tay bơi

Câu 4 trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2

Ông bố cuối bài trở thành người cha cực kì vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa Hình ảnh người nông dân tưởng như bần hàn nhưng lại có một tầm vóc lớn lao, tư thế kiên định vững vàng, hiên ngang như một vị anh hùng sánh ngang với thiên nhiên mạnh bạo Trong cái nhìn của trẻ con, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và cao cả vô cùng. Dù cho bố làm nghề gì, giàu sang hay bần hàn vất vả thì người bố luôn trở thành nguồn sức mạnh bảo vệ con, truyền cho con những cảm hứng bất tận.

III LUYỆN TẬP BÀI THƠ MƯA

Bài 1 trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2

Học thuộc lòng bài thơ từ đầu đến ” mù trắng nước.”

Bài 2 trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2

Mặt trời vốn chói chang như hòn lửa rực giữa trời, bỗng chốc tia sáng dần tắt bị phủ bởi những mây đen ùn ùn từ phương Nam kéo đến, che kín bộ giáp sắt đen ngòm của thần Mặt trời. Gió ngày càng thổi mạnh, đuổi những đám mây đen kịt bầu trời, cơn gió lốc tung hoành ngang dọc, làm cho vạn vật ngả nghiêng, những cây chuối đang ra sức chống đỡ. Mấy chú chim trên cành cây trong vườn giờ đây đang bay toán loạn vội vã tìm nơi chú ẩn cho mình. Người dân càng vội vàng chuẩn bị trước khi cơn mưa ập tới, mải miết chạy vêc nhà. Lộp bộp.. lộp bộp, mưa rơi ồn ã trên những mái nhà ranh, và rồi rào rào làm rung chuyển những cành cây yêu ớt, sấm cứ thể vang động, những tia chớp rạch ngang trời lẩn trong làn mưa trắng xóa. Cơn mưa rào mùa hạ chợt đến, cây cối cũng xanh tươi.

Nguồn Internet

Soạn Bài Thuốc Lớp 12 Đầy Đủ Hay Nhất

SOẠN BÀI THUỐC LỚP 12 HAY NHẤT I.Tìm hiểu chung văn bản Thuốc

1,Tác giả

Lỗ Tấn- tên thật là Chu Chương Thọ

1981-1936

Là nhà văn cách mạng của Trung Quốc, bóng dáng của một cây văn lão làng bao trùm cả văn đàn Trung Quốc vào những năm thế kỉ XX

Cuộc đời:

Trước khi học nghề thuốc, ông từng học ngành hàng hải với ước muốn được đi nhiều nơi và mở mang sự hiểu biết. Sau đó học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu có cho đất nước nhưng đều dẫn đến thất vọng

Đến với con đường văn nghệ, Lỗ Tấn chủ chương dùng ngòi bút của mình để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm ra phương thuốc chữa chạy tốt. Ông dũng cảm chỉ ra cho họ thấy họ đã bước đi sai nhịp trên con đường hành quân

2, Tác phẩm Thuốc

Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. Nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mê muội, lạc hậu, mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

II,Hướng dẫn soạn bài Thuốc

Câu 1 trang 111 sgk ngữ văn lớp 12 tập 2

Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện được những người đao phủ làm ngay sau khi khai đao xử tử kẻ thù. Và người ta dùng nó để chữa bệnh lao: con bệnh ăn chiếc bánh bao tẩm máu người ấy.

Ý nghĩa: Chiếc bánh bao tẩm máu người trở thành một liều thuốc. Nhưng đó là một liều thuốc độc hại, thể hiện sự u mê tăm tối vì mê tín dị đoan của những người dân Trung Quốc xưa

Câu 2 trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2

Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

Hạ Du là một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, sẵn sàng chiến đầu vì nhân dân và bảo vệ nhân dân lao động

Đó là những khắc họa về hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng nhưng xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại.

Qua hình tượng nhân vật Hạ Du, tác giả muốn bày tỏ lòng kính trọng cũng như nuối tiếc cho cuộc cách mạng đầy ý nghĩa này

Qua cuộc bàn luận trong quán trà, Lỗ Tấn muốn nhắc nhở và phê phán những người làm cách mạng thời kì ấy đã mắc phải căn bệnh xa rời quần chúng, không giác ngộ được tư tưởng cho quần chúng nhân dân lao động muốn hướng tới

Câu 3 trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2

Ý nghĩa từ hình ảnh “vòng hoa”

Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du: “Vòng hoa nhỏ, được xếp khum khum, có hoa trắng, hoa hồng đan xen với nhau. Hoa hồng không có gốc, không phải từ dưới đất mọc lên”

Câu hỏi của bà mẹ Hạ Du “thế này là thế nào?” nói lên sự bàng hoàng, sửng sốt kinh ngạc, vừa ẩn giấu một niềm vui vì đã có người hiểu những gì mà con mình đã làm

Một ai đó đã đặt vòng hoa lên mộ Hạ Du thể hiện sự ngưỡng mộ, tỏ lòng thành kính và biểu lộ chí hướng con đường của anh đã lựa chọn: làm cách mạng chân chính

Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự chân trọng, tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng lạc quan vào cách mạng Trung Quốc trong tương lai dù thực tạo có khó khăn đến đâu.

III Luyện tập văn bản Thuốc

Câu 1 trang 112 sgk ngữ văn lớp 12 tập 2

Hình ảnh con đương mòn phân chia ranh giới nghĩa địa thành hai phần:

Bên phải là mộ của người nghèo

Bên trái là mộ của những người chết vì bị chém

Điều đó thể hiện sự lạc hậu của xã hội và con người Trung Quốc. Họ coi làm cách mạng là nghịch đạo lí

Hình ảnh con đường mòn xuất hiện nhiều lần trong toàn bộ tác phẩm gợi ra sự ám ảnh cho người đọc về sự u mê không chịu tỉnh của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ

Câu 2 trang 112 sgk ngữ văn lớp 12 tập 2

Câu hỏi của người mẹ trực tiếp bộc lộ sự ngạc nhiên, sửng sốt trước vòng hoa

Câu hỏi ấy không chỉ được tác giả đặt ra một cách ngẫu nhiên mà còn hàm ý chỉ sự gắn kết sâu sắc giừa quần chúng và cách mạng trong tương lai

Nguồn Internet

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Quê Hương Đầy Đủ Hay Nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!