Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học Siêu Ngắn # Top 15 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học Siêu Ngắn # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học Siêu Ngắn được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Xét văn bản khoa học Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX:

     a. Văn bản trình bày những nội dung khoa học về văn học sử (bối cảnh phát triển văn học, các giai đoạn phát triển, các thành tựu tiêu biểu, những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến hết TK XX).

     b. Văn bản thuộc ngành khoa học xã hội (lĩnh vực nghiên cứu văn học).

     c. Ngôn ngữ khoa học của văn bản có đặc điểm dễ nhận biết:

          – Hệ thống đề mục rõ ràng, mạch lạc, logic, có tính liên kết chặt chẽ. Hệ thống này được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường:

Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Tìm và phân tích tính lí trí, logic trong các thuật ngữ khoa học:

     – Thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xưởng.

     – Tính lí trí, logic:

        + Mỗi câu văn trong đoạn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic. Câu nào cũng chứa các thuật ngữ thuộc khoa học lịch sử.

        + Đoạn văn không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa.

        + Cấu tạo đoạn văn chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch. Câu đầu nêu luận điểm, các câu sau đưa ra các minh chứng khẳng định luận điểm.

Câu 4 (trang 76 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Viết đoạn văn thuộc loại khoa học phổ cập về bảo vệ môi trường:

     Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông… Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.

Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học

3. Xác định các thuật ngữ khoa học và khái niệm mà chúng biểu hiện trong phần trích văn bản khoa học sau đây:

Như vậy dù hiểu văn hoá theo nghĩa nào – làm cho đẹp hơn hay làm cho có trình độ cao hơn – thì kinh doanh cũng gắn với văn hoá. Theo C. Mác sự sáng tạo theo những nguyên tắc của cái đẹp là một quy luật của lao động và các hoạt động của con người. Dù làm việc gì hay chế tạo ra cái gì con người cũng muốn làm cho đẹp. Đó là một dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự tiến hoá của con người so với con vật. Mĩ hoá hay văn hoá theo nghĩa đó là quy luật phổ biến của hoạt động con người bao gồm các hoạt động lao động sản xuất cụ thể và các hoạt động phi vật thể, trong đó có hoạt động kinh doanh.

(Lê Ngọc Trà, Văn chương, thẩm mĩ và văn hoá,

NXB Giáo dục, 2007)

4. Hãy phân tích và nhận xét về kết cấu câu văn sau đây trong một văn bản khoa học:

Mặc dù cho đến nay loài người chưa vượt ra khỏi hệ Mặt Trời và chỉ mới khẳng định ở thời điểm hiện tại trong hệ Mặt Trời chỉ ba hành tinh có sự sống, trong đó sự sống trên Quả Đất đạt trình độ cao nhất nhưng chúng ta có căn cứ để tin ràng sự sống trong vũ trụ là phổ biến, và đến ngày nào đó thì việc tiếp nhận tín hiệu ngoài Quả Đất, đón tiếp khách từ vũ trụ sẽ không còn là mơ ước mà là hiện thực.

(Trần Bá Hoành – Nguyễn Minh Công, Sinh học 12, NXB Giáo dục, 2006)

5. Nhận xét về đặc điểm sử dụng phương tiện ngôn ngữ (từ, kiểu câu) của câu văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học sau đây:

Nếu hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau từng đôi một thì hai tam giác ấy bằng nhau.

6. Văn bản sau đây thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?

Muốn tìm diện tích hình thang, Đáy nhỏ, đáy lớn ta mang cộng vào. Rồi đem nhân với chiều cao, Chia đôi lấy nửa, lẽ nào còn sai.

1. Bài tập yêu cầu nhận xét về một văn bản khoa học thuộc loại văn bản giáo khoa. Đây là văn bản được viết mạch lạc, rõ ràng theo từng phần, từng mục. Lần lượt nhận xét theo câu hỏi ở đề bài:

a) Văn bản đó trình bày nội dung khoa học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Nội dung khái quát được chia tách thành nhiều phương diện như hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá, quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này, những đặc điểm cơ bản,…

c) Một số đặc điểm của văn bản ở dạng viết: hệ thống đề mục từ lớn đến nhỏ và có đánh số thứ tự chặt chẽ ; dùng nhiều thuật ngữ khoa học ; dùng nhiều kiểu chữ khác nhau tuỳ thuộc nội dung biểu đạt; dùng cách đóng khung một số phần,…

2. Bài tập này yêu cầu giải thích và phân biệt những thuật ngữ khoa học có nguồn gốc từ từ ngữ thông thường. Mỗi từ ngữ chỉ có một hình thức âm thanh và kiểu cấu tạo nhưng nghĩa trong khoa học (khái niệm khoa học) và nghĩa trong cách dùng thông thường hằng ngày không hoàn toàn giống nhau, cần phân biệt để dùng đúng trong từng phong cách ngôn ngữ – phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ví dụ : đoạn thẳng.

– Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày : đoạn thẳng chỉ một đoạn không cong queo, không gấp khúc, không uốn lượn về một chiều nào…

– Trong văn bản khoa học (Hình học) : đoạn thẳng là đoạn ngắn nhất nối liền hai điểm. Đó là nghĩa của thuật ngữ Hình học.

Đối với các từ ngữ khác cũng cần so sánh, phân biệt và giải thích như vậy.

3. Phần trích dẫn là một đoạn văn trong một công trình khoa học chuỵên sâu, khảo cứu về văn hoá.

Do đó trong đoạn văn sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học : văn hoá, nghĩa, kinh doanh, sự sáng tạo, nguyên tắc, cái đẹp, quy luật, lao động, hoạt động, con người, chế tạo, dấu hiệu, sự tiến hoá, con vật, mĩ hoá, phi vật thể.

Có thuật ngữ được hình thành từ từ ngữ thông thường của ngôn ngữ sinh hoạt (như cái đẹp là một thuật ngữ ngành khoa học xã hội và nhân văn nhưng đã có từ lâu trong ngôn ngữ hằng ngày : cái nết đánh chết cái đẹp), có thuật ngữ được tạo ra trong lĩnh vực khoa học (như sự tiến hoá). Điều cần chú ý là khi dùng trong lĩnh vực khoa học thì các từ ngữ đó phải dùng theo nghĩa khái niệm khoa học.

4. Đây là một câu văn khá dài trong văn bản khoa học (còn gọi là kiểu câu trường cú). Câu văn gồm nhiều bộ phận, nhiều thành phần ngữ pháp ở các tầng bậc khác nhau, tạo nên một cấu trúc phức tạp. Nhưng nhờ các quan hệ từ, các dấu câu và do được tổ chức mạch lạc nên câu văn vẫn biểu hiện sáng rõ tư tưởng khoa học. Chính kết cấu phức tạp của câu văn cũng phù họp vói sự biểu hiện những mối quan hệ trừu tượng, đa diện của nội dung. Đó là một đặc điểm của ngôn ngữ khoa học.

a) Cấp độ thứ nhất, câu văn được phân tích thành hai vế có quan hệ nhượng bộ tăng tiến phối họp vói quan hệ đối lập :

b) Cấp độ thứ hai, tách trong mỗi vế các thành phần ngữ pháp thấp hơn :

+ Vị ngữ : chưa vượt ra khỏi… và chỉ mới khẳng định… có sự sống

+ Phần chú thích : trong đó… đạt trình độ cao nhất

+ Vị ngữ : có căn cứ để tin rằng… là hiện thực. Trong vị ngữ này có phần phụ sự sống… là hiện thực bổ sung ý nghĩa cho động từ tin (rằng).

5. Trong câu văn đó có những phương tiện ngôn ngữ đặc trưng cho phong cách khoa học:

– Dùng các thuật ngữ toán học : tam giác, cạnh, bằng nhau.

– Kiểu câu ghép có 2 vế chỉ điều kiện (giả thiết) và kết quả (Nếu… thì…). Nó thể hiện một lập luận: có luận cứ (điều kiện) và kết luận (kết quả).

6. Văn bản tuy viết theo văn vần, nhưng vẫn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học chứ không phải phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, vì:

– Có nội dung thông tin khoa học (cách tính diện tích hình thang), phục vụ mục đích khoa học.

– Dùng nhiều thuật ngữ khoa học : diện tích, hình thang, đáy nhỏ, đáy lớn, cộng, nhân, chiều cao, chia.

– Các thuật ngữ khoa học thì biểu hiện khái niệm khoa học, còn toàn văn bản thì thể hiện quy tắc khoa học về tính diện tích hình thang. Cả các khái niệm và cả quỵ tắc đều mang tính trừu tượng, khái quát và tính chính xác cao.

– Tuy viết theo dạng văn vần, nhưng văn bản không có tính hình tượng và trung tính về biểu cảm (khác với văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật).

Bài Soạn Lớp 12: Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học

Các loại văn bản khoa học:

Văn bản khoa học chuyên sâu: Mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu

Văn bản khoa học giáo khoa: Phù hợp với trình độ sinh học theo từng caaos lớp

Văn bản khoa học phổ cập: Phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học, không phân biệt trình độ.

2. Ngôn ngữ khoa học :

Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.

Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở hai dạng:

Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ…

Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương

1. Tính khai quát, trừu tượng

Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: Từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.

Kết cấu văn bản: Mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể).

2. Tính lí trí, logic:

Từ ngữ: Chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ

Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

3. Tính khách quan, phi cá thể:

Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hòa, ít cảm xúc

Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết

a. Văn bản đó trình bày những nội dung gì?

b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?

c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?

Trả lời:

a. Nội dung thông tin:

Hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa

Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn

Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.

b. Văn bản đó thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn.

c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học ở dạng viết có đặc điểm:

Dùng nhiều thuật ngữ khoa học

Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: Có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng.

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…

Trả lời:

Đoạn thẳng:

Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.

Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.

Mặt phẳng:

Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.

Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.

Điểm :

Ngôn ngữ thông thường: 1 vấn đề, 1 phương diện nào đó.

Ngôn ngữ khoa học: điểm được hiểu là một phần tử trong một không gian trừu tượng.

Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:

Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn

(Sinh học 12)

Trả lời:

Thuật ngữ khoa học trong đoạn văn trên là: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá,…

Tính lý trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở lập luận của đoạn văn trên:

Câu đầu nêu luận điểm khái quát

Các câu sau nêu lên luận cứ (các cứ liệu thực tế); đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.

Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).

Trả lời:

Bài mẫu 1:

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người : 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,…Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế : dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh… Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu… Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.

Bài mẫu 2:

Nước rất cần thiết cho sự sống của con người, các loài động vật và cây cối. Nhưng cần có nguồn nước sạch thì cơ thể người, động vật và cây cối mới có thể tạo thành chất dinh dưỡng. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì tác hại đối với con người và muôn loài động vật, cây cối sẽ không lường hết. Cần bảo vệ nguồn nước khỏi các chất độc hại như hóa chất, các chất thải từ nhà máy, bệnh viện, … Chẳng hạn, các nhà máy, bệnh viện cần phải có công nghệ làm sạch các chất thải trước khi đưa ra môi trường xung quanh. Có như vậy mới có thể bảo vệ được sự sống.

Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Sinh Hoạt Ngắn Gọn Nhất

Nội dung soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được Đọc Tài Liệu biên soạn nhằm mục đích giúp các em học sinh nắm được các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó. Đồng thời nâng cao kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

I. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

– Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

II. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

– Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ngắn gọn nhất

Gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập luyện tập để soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ngắn nhất(SGK trang 114)

Luyện tập

Câu hỏi luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a) Phát biểu ý kiến về nội dung các câu ca dao.

b) Đọc đoạn trích (SGK, trang 114 – Bắt sấu rừng U Minh Hạ) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đoạn trích.

Trả lời:

a.

– Về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

+ Đây là một lời khuyên của nhân ta về cách thức nói năng. Lời nói tuy “chẳng mất tiền mua” nhưng không phải cứ nói tùy tiện theo suy nghĩ và theo ý thích.

– Về câu ca dao; Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

+ Đây là một kinh nghiệm sống. Một trong những tiêu chí để đánh giá một con người là qua lời ăn tiếng nói. Người ngoan là người ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết “kính trên nhường dưới”.

b.

– Trong đoạn trích từ truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật.

– Lời nói của nhân vật thực chất là một hình thức mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên.

+ Những yếu tố phụ có tính chất đưa đẩy nhằm tạo sự suồng sã và thân mật: xong chuyện, gì hết, chẳng qua, ngặt tôi,…

+ Những từ ngữ địa phương nhằm tạo ra nét “đặc trưng Nam Bộ” cho tác phẩm như: rượt người, cực lòng, phú quới,…

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chi tiết

Gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập luyện tập để soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chi tiết(SGK trang 114)

Luyện tập

Câu hỏi luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a) Phát biểu ý kiến về nội dung các câu ca dao.

b) Đọc đoạn trích (SGK, trang 114 – Bắt sấu rừng U Minh Hạ) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đoạn trích.

Trả lời: a)

– Câu thứ nhất:

Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Nội dung câu ca dao khuyên người ta phải biết lựa chọn ngôn từ sao cho nói năng đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt tôn trọng và giữ phép lịch sự hãy biết lựa chọn từ ngữ, cách nói như thế nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình.

Câu ca dao cho thấy đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.

Từ đây rút ra bài học: Khi nói năng trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải “lựa lời” sao cho có hiệu quả giao tiếp tình cảm cao nhất.

– Câu thứ hai:

Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.

Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một con người. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói. Người “ngoan” là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết “kính trên nhường dưới”

b) Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: đó là lời nói của nhân vật Năm Hên trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ của nhà văn Sơn Nam.

Nhận xét về việc dùng chữ:

– Về nội dung: nói về vấn đề trong cuộc sống: cá sấu và việc bắt cá sấu.

– Về từ ngữ:

+ Xưng hô gần gũi, thân thuộc: tôi, bà con,…

+ Từ ngữ là khẩu ngữ: vậy thôi, chẳng qua là, cực lòng,…

+ Nhiều từ ngữ địa phương: ghe, xuồng, rượt,…

– Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, dùng phối hợp câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật,…

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể tự soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học Siêu Ngắn trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!