Xu Hướng 12/2023 # Soạn Bài: Mây Và Sóng – Ngữ Văn 9 Tập 2 # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Mây Và Sóng – Ngữ Văn 9 Tập 2 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Ta-go trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Mây và sóng vốn được viết bằng tiếng Ben-gan, được in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

* Bố cục:

Văn bản có thể được chia làm 2 phần:

Phần 2: còn lại: Thuật lại cuộc trò chuyện với những người trong sóng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.

a) Những điểm giống và khác nhau giữa hai phần:

* Điểm giống: về kết cấu của đoạn, số dòng thơ và cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.

* Điểm khác nhau:

Đối tượng: đoạn trên là mây và đoạn dưới là sóng.

Trò chơi: đoạn trên thì con là mây và mẹ là trăng, còn đoạn dưới thì con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

Không gian: trên trời – dưới biển.

b) Giả thiết nếu không có phần thứ hai thì ý thơ sẽ không được trọn vẹn và đầy đủ, bởi nó tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.

Câu 2:

Dòng thơ “Con hỏi…” được đặt sau lời mời, lời rủ rê và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng. Chi tiết này đã chứng tỏ được tính xác thực và hấp dẫn của trò chơi. Như chúng ta đều biết, trẻ con nào cũng ham chơi, đặc biệt là trước những lời mời gọi vô cùng hấp dẫn của mây, của sóng, mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến mẹ đang đợi em ở nhà, không muốn em đi chơi là em sẵn sàng từ chối những lời rủ rê ấy.

Câu 3:

* So sánh những cuộc vui chơi của những người trên mây và trong sóng của thế giới tự nhiên với những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra: mây và sóng thực chất là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của đất trời, vũ trụ bao la. Còn mây và sóng do em bé tạo ra chỉ là những âm thanh, những hình ảnh mà em bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh và có sức cuốn hút kì lạ với con người, đặc biệt là một chú bé.

* Sự giống và khác nhau giữa các cuộc chơi đã nói lên sức mạnh của tình mẫu tử. Tình yêu thương mà mẹ dành cho con là vô bờ bến, tình mẹ gắn bó như mây với trăng, như biển với bờ, tình cảm ấy đã lên đến kích cỡ của vũ trụ, vô cùng thiêng liêng và bất diệt.

Câu 4:

Những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên:

Những hình ảnh thiên nhiên như: mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời,… vốn đã là những hình ảnh mơ mộng, mà ở đây lại do trí tưởng tượng của một em bé tạo ra nên càng trở nên lung linh và kì ảo hơn. Và đây chính là những hình ảnh ẩn dụ cho những cám dỗ trong cuộc sống xung quanh.

Câu 5:

Ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”:

Lòng mẹ bao la luôn sẵn sàng đón tiếp con. Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi chỉ có hai mẹ con tham gia. Đó không đơn giản là ước muốn tách rời cuộc sống xung quanh mà còn là một tình yêu vô cùng sâu sắc của chú bé với mẹ của mình. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, vượt lên cả những cám dỗ của cuộc sống, mãnh liệt đến mức lấn át cả những mối quan hệ khác.

Câu 6:

Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng còn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm về cuộc sống:

Trong cuộc sống, con người thường gặp những cám dỗ (nhất là đối với trẻ con). Muốn khước từ chúng, chúng ta cần có điểm tựa vững chắc, và trong đó, tình mẫu tử chính là điểm tựa vững chắc nhất.

Hạnh phúc vốn không phải là một điều gì đó bí ẩn. Hạnh phúc luôn ở xung quanh chúng ta và do chính chúng ta tạo nên.

2.5

/

5

(

2

bình chọn

)

Soạn Bài Mây Và Sóng Sbt Ngữ Văn 9 Tập 2

1. Câu 1, trang 88, SGK.

Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.

a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ để của bài thơ.

b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không ?

Trả lời:

– Có thể xác định được một cách khá dễ đàng là bài thơ gồm có hai phần. Vấn đề là nêu lên ý nghĩa của bố cục đó qua việc chỉ ra và phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hai phần.

– Hai phần có rất nhiều điểm giống nhau về nội dung cũng như hình thức diễn đạt :

+ Đều có lời rủ rê của mây hoặc sóng đối với em bé.

+ Đều nói lên cách ứng xử hợp lí, thông minh của em bé (chần chừ rồi từ chối vì em đã sáng tạo được trò chơi “thú vị hơn” với mẹ).

+ Đều dùng hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.

+ Các câu ở vị trí tương ứng đều có hình thức và cấu trúc cơ bản giống nhau. Nếu ở thơ Đường luật ta đã thấy hiện tượng đối nhau giữa hai vế trong một câu, giữa hai câu trong một cặp câu thì ở đây, cũng có thể nói có hiện tượng đối nhau giữa hai phần trong một bài, một hiện tượng của điệp cấu trúc.

Bài thơ gồm hai phần như vậy là hợp lí vì tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nội dung cũng như mạch cảm xúc. Nhan đề là Mây và sóng nên bài thơ cũng cần có hai phần tương ứng, một phần cho người “trên mây” rủ rê và cho em bé biến thành mâỵ, một phần cho người “trong sóng” rủ rê và cho em bé biến thành sóng. Rủ rê hai lần tất có sức cám dỗ hơn một lần. Vượt qua được nhiều lần cám dỗ, tất tình cảm, bản lĩnh của em bé được bộc lộ rõ ràng hơn.

– Hai phần cơ bản giống nhau song không phải lặp lại một cách đơn giản mà có phát triển. Các em có thể so sánh từng ý, từng câu tương ứng ở hai phần để thấy sự khác biệt theo hướng tăng tiến ấy.

Chẳng hạn lời từ chối của em bé ở phần một : “Mẹ mình đang đợi ở nhà” (nguyên văn : My mothes is waiting for me at home) khác với phần hai : “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà” (nguyên văn : My mother, always wants me at home in the evening). Không phải bây giờ rủ rê, tôi từ chối mà rủ rê bất cứ lúc nào, tôi cũng từ chối !…

Nếu đối chiếu một cách kĩ lưỡng, còn có thể thấy, nếu ở phần trên có 9 dòng thì phần dưới có đến 10 dòng, dòng cuối cùng không có vế tương ứng ở phần thứ nhất. Cứ cho câu “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” là dòng (câu) thứ 9 kéo dài thì câu này (trong nguyên văn) có đến 27 chữ trong khi câu thứ 9 ở phần thứ nhất (trong nguyên văn) chỉ có 16 chữ.

Ở các văn bản có các phần đối xứng, các yếu tố mang tính chất phi đôi xứng như vậy thường có một ý nghĩa đặc biệt. Các em hãy tự lí giải vai trò, ý nghĩa của dòng thơ cuối cùng, dòng thơ mang tính chất phi đối xứng này.

2. Câu 2, trang 88, SGK.

Xác định vị trí của dòng thơ “Con hỏi : …” ở mỗi phần.

Trả lời:

Hai dòng thơ : “Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?” và “Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?” cho thấy em bé, với tính ham vui chơi của trẻ thơ, đã bị lời rủ rê cuốn hút. Hai dòng thơ vừa thể hiện sinh động tính cách hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ, vừa tạo ra được một tình huống gay cấn, ở đó, em bé được đặt giữa hai lực níu kéo. Em yêu mẹ hơn tất cả song cũng rất thích vui chơi và cuối cùng đã tìm ra được một cách giải quyết viên mãn. Sự xuất hiện của hai dòng thơ này cho thấy Ta-go rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và xứng đáng là nhà thơ của thiếu nhi bên cạnh những danh hiệu cao quý khác.

3. Vì sao có thể nói những cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng sáng tạo là thú vị hơn những cuộc vui chơi do những người “sống trên mây” và “sống trong sóng” sắp đặt ?

Vì sao trong hai cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng ra, cuộc vui chơi lần thứ hai lại thú vị hơn ?

Trả lời:

Các cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng ra thú vị hơn vì ở đây không chỉ có em và cảnh vật thiên nhiên mà còn có cả mái nhà ấm cúng và đặc biệt là có cả mẹ ; trong hai cuộc chơi tưởng tượng, cuộc vui chơi lần thứ hai lại thú vị hơn vì sự gắn bó giữa mẹ và em (và cũng là giữa sóng và bờ biển) còn mật thiết hơn cả giữa mây và trăng, mật thiết tới mức khi sóng “cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” thì không còn ai biết chốn nào là nơi ở của mẹ và em nữa. “…không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” cũng có nghĩa là “mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai có thể chia cách, cũng có nghĩa là tình mẫu tử bao la, bất diệt. Giả dụ tác giả chuyển hình ảnh “sóng” và “bờ biển” lên đoạn trên và chuyển hình ảnh “mây” và “trăng” xuống dưới thì dư âm của bài thơ sẽ kém phần lan toả.

4. Hãy nêu những thành công của tác giả trong việc xây dựng những hình ảnh thiên nhiên.

Trả lời:

Có thể nêu sự thành công trong việc xây dựng hình ảnh thiên nhiên ở những mặt sau :

– Sinh động (đầy sức sống ; âm thanh, màu sắc đa dạng, phong phú).

– Chân thực (sóng “cười vang”, sóng “ca hát”, sóng “ngao du nơi này nơi nọ mà không biết tìm đến nơi nao” : đặc điểm của sự vật luôn được tôn trọng).

– Vừa thể hiện rõ tình cảm yêu thiên nhiên, vừa qua phép so sánh để làm nổi bật được tầm vóc vũ trụ của tình mẫu tử.

– Lối nói ẩn dụ, cách chuyển trường từ vựng “thiên nhiên” sang trường từ vựng “con người”… ; ý nghĩa, tác dụng của việc chuyển trường từ vựng ấy.

5. Câu 6*, trang 88, SGK.

Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ?

Trả lời:

– Đây là đề mở và tương đối khó, song nếu chịu khó suy nghĩ, phát huy liên tưởng, thì em nào cũng có thể nêu lên được một vài cảm nghĩ lí thú.

– Chủ đề cơ bản ở bài thơ là tình mẹ con nên SGK tập trung cho HS tìm hiểu vấn đề đó, song ý nghĩa của bài thơ không chỉ có vậy.

Có thể nói tất cả hình ảnh trong bài thơ (từ hình ảnh thiên nhiên : mây, sóng, trăng, bến bờ đến hình ảnh mẹ, con) đều mang tính biểu tượng cao, có thể gợi cho người đọc nhiều liên tưởng phong phú, chẳng hạn :

+ Không phải riêng trẻ thơ có thể bị cám dỗ mà người lớn cũng vậy. Muốn chống lại được cám dỗ, phải có nội lực, phải có điểm tựa, phải tự sáng tạo được “điều thú vị hơn” cả ma lực cám dỗ.

+ Hạnh phúc không phải là cái gì quá cao xa mà là rất bình thường, gần gũi.

+ Thoạt nhìn dường như có sự mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên với tình yêu mẹ song cuối cùng, cuối mỗi phần của bài thơ và đặc biệt là ở câu thơ dôi ra của phần hai, con người ( mẹ và con) không chỉ đã hoá thân thành những hiện tượng thiên nhiên ( mây, trăng, sóng, bến bờ) mà còn như hoà tan vào thế giới tự nhiên. Phải chăng tác giả còn muốn gợi cho chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và thế giới con người ?…

chúng tôi

Soạn Bài Mây Và Sóng Sách Bài Tập Ngữ Văn 9 Tập 2

1. Câu 1, trang 88, SGK.

Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.

a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ để của bài thơ.

b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không ?

Trả lời:

– Có thể xác định được một cách khá dễ đàng là bài thơ gồm có hai phần. Vấn đề là nêu lên ý nghĩa của bố cục đó qua việc chỉ ra và phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hai phần.

– Hai phần có rất nhiều điểm giống nhau về nội dung cũng như hình thức diễn đạt :

+ Đều có lời rủ rê của mây hoặc sóng đối với em bé.

+ Đều nói lên cách ứng xử hợp lí, thông minh của em bé (chần chừ rồi từ chối vì em đã sáng tạo được trò chơi “thú vị hơn” với mẹ).

+ Đều dùng hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.

+ Các câu ở vị trí tương ứng đều có hình thức và cấu trúc cơ bản giống nhau. Nếu ở thơ Đường luật ta đã thấy hiện tượng đối nhau giữa hai vế trong một câu, giữa hai câu trong một cặp câu thì ở đây, cũng có thể nói có hiện tượng đối nhau giữa hai phần trong một bài, một hiện tượng của điệp cấu trúc.

Bài thơ gồm hai phần như vậy là hợp lí vì tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nội dung cũng như mạch cảm xúc. Nhan đề là Mây và sóng nên bài thơ cũng cần có hai phần tương ứng, một phần cho người “trên mây” rủ rê và cho em bé biến thành mâỵ, một phần cho người “trong sóng” rủ rê và cho em bé biến thành sóng. Rủ rê hai lần tất có sức cám dỗ hơn một lần. Vượt qua được nhiều lần cám dỗ, tất tình cảm, bản lĩnh của em bé được bộc lộ rõ ràng hơn.

– Hai phần cơ bản giống nhau song không phải lặp lại một cách đơn giản mà có phát triển. Các em có thể so sánh từng ý, từng câu tương ứng ở hai phần để thấy sự khác biệt theo hướng tăng tiến ấy.

Chẳng hạn lời từ chối của em bé ở phần một : “Mẹ mình đang đợi ở nhà” (nguyên văn : My mothes is waiting for me at home) khác với phần hai : “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà” (nguyên văn : My mother, always wants me at home in the evening). Không phải bây giờ rủ rê, tôi từ chối mà rủ rê bất cứ lúc nào, tôi cũng từ chối !…

Nếu đối chiếu một cách kĩ lưỡng, còn có thể thấy, nếu ở phần trên có 9 dòng thì phần dưới có đến 10 dòng, dòng cuối cùng không có vế tương ứng ở phần thứ nhất. Cứ cho câu “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” là dòng (câu) thứ 9 kéo dài thì câu này (trong nguyên văn) có đến 27 chữ trong khi câu thứ 9 ở phần thứ nhất (trong nguyên văn) chỉ có 16 chữ.

Ở các văn bản có các phần đối xứng, các yếu tố mang tính chất phi đôi xứng như vậy thường có một ý nghĩa đặc biệt. Các em hãy tự lí giải vai trò, ý nghĩa của dòng thơ cuối cùng, dòng thơ mang tính chất phi đối xứng này.

2. Câu 2, trang 88, SGK.

Xác định vị trí của dòng thơ “Con hỏi : …” ở mỗi phần.

Trả lời:

Hai dòng thơ : “Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?” và “Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?” cho thấy em bé, với tính ham vui chơi của trẻ thơ, đã bị lời rủ rê cuốn hút. Hai dòng thơ vừa thể hiện sinh động tính cách hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ, vừa tạo ra được một tình huống gay cấn, ở đó, em bé được đặt giữa hai lực níu kéo. Em yêu mẹ hơn tất cả song cũng rất thích vui chơi và cuối cùng đã tìm ra được một cách giải quyết viên mãn. Sự xuất hiện của hai dòng thơ này cho thấy Ta-go rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và xứng đáng là nhà thơ của thiếu nhi bên cạnh những danh hiệu cao quý khác.

3. Vì sao có thể nói những cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng sáng tạo là thú vị hơn những cuộc vui chơi do những người “sống trên mây” và “sống trong sóng” sắp đặt ?

Vì sao trong hai cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng ra, cuộc vui chơi lần thứ hai lại thú vị hơn ?

Trả lời:

Các cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng ra thú vị hơn vì ở đây không chỉ có em và cảnh vật thiên nhiên mà còn có cả mái nhà ấm cúng và đặc biệt là có cả mẹ ; trong hai cuộc chơi tưởng tượng, cuộc vui chơi lần thứ hai lại thú vị hơn vì sự gắn bó giữa mẹ và em (và cũng là giữa sóng và bờ biển) còn mật thiết hơn cả giữa mây và trăng, mật thiết tới mức khi sóng “cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” thì không còn ai biết chốn nào là nơi ở của mẹ và em nữa. “…không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” cũng có nghĩa là “mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai có thể chia cách, cũng có nghĩa là tình mẫu tử bao la, bất diệt. Giả dụ tác giả chuyển hình ảnh “sóng” và “bờ biển” lên đoạn trên và chuyển hình ảnh “mây” và “trăng” xuống dưới thì dư âm của bài thơ sẽ kém phần lan toả.

4. Hãy nêu những thành công của tác giả trong việc xây dựng những hình ảnh thiên nhiên.

Trả lời:

Có thể nêu sự thành công trong việc xây dựng hình ảnh thiên nhiên ở những mặt sau :

– Sinh động (đầy sức sống ; âm thanh, màu sắc đa dạng, phong phú).

– Chân thực (sóng “cười vang”, sóng “ca hát”, sóng “ngao du nơi này nơi nọ mà không biết tìm đến nơi nao” : đặc điểm của sự vật luôn được tôn trọng).

– Vừa thể hiện rõ tình cảm yêu thiên nhiên, vừa qua phép so sánh để làm nổi bật được tầm vóc vũ trụ của tình mẫu tử.

– Lối nói ẩn dụ, cách chuyển trường từ vựng “thiên nhiên” sang trường từ vựng “con người”… ; ý nghĩa, tác dụng của việc chuyển trường từ vựng ấy.

5. Câu 6*, trang 88, SGK.

Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ?

Trả lời:

– Đây là đề mở và tương đối khó, song nếu chịu khó suy nghĩ, phát huy liên tưởng, thì em nào cũng có thể nêu lên được một vài cảm nghĩ lí thú.

– Chủ đề cơ bản ở bài thơ là tình mẹ con nên SGK tập trung cho HS tìm hiểu vấn đề đó, song ý nghĩa của bài thơ không chỉ có vậy.

Có thể nói tất cả hình ảnh trong bài thơ (từ hình ảnh thiên nhiên : mây, sóng, trăng, bến bờ đến hình ảnh mẹ, con) đều mang tính biểu tượng cao, có thể gợi cho người đọc nhiều liên tưởng phong phú, chẳng hạn :

+ Không phải riêng trẻ thơ có thể bị cám dỗ mà người lớn cũng vậy. Muốn chống lại được cám dỗ, phải có nội lực, phải có điểm tựa, phải tự sáng tạo được “điều thú vị hơn” cả ma lực cám dỗ.

+ Hạnh phúc không phải là cái gì quá cao xa mà là rất bình thường, gần gũi.

+ Thoạt nhìn dường như có sự mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên với tình yêu mẹ song cuối cùng, cuối mỗi phần của bài thơ và đặc biệt là ở câu thơ dôi ra của phần hai, con người ( mẹ và con) không chỉ đã hoá thân thành những hiện tượng thiên nhiên ( mây, trăng, sóng, bến bờ) mà còn như hoà tan vào thế giới tự nhiên. Phải chăng tác giả còn muốn gợi cho chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và thế giới con người ?…

Soạn Bài Mây Và Sóng, Soạn Văn Lớp 9 Trang 88 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 2, Giá

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và cao quý trong cuộc đời của mỗi chúng ta đồng thời đây cũng là cảm hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn trong đó có nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ Ta-go. Các em cùng soạn bài Mây và sóng trong chương trình soạn văn lớp 9 để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa bài thơ. Trong tài liệu này, chúng tôi đã hướng dẫn các em học sinh trả lời 6 câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 ở trang số 88, mời các em cùng theo dõi.

Soạn bài Mây và sóng, ngắn 1

Câu 1

– Đưa ra từ chối và lý do

– Những trò chơi thú vị, hình ảnh nhân hóa sinh động.

– Mỗi lần lại tăng thêm sự hấp dẫn

– Phần 2 có thêm câu kết

⟶ Thể hiện tình cảm của bé và mẹ

b. Giả thiết đưa ra là bỏ phần thứ hai thì ý thơ không được trọn vẹn và đầy đủ

– Vị trí câu ” Con hỏi …..” nằm ở dòng thứ ba của mỗi phần

– Em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi mà hỏi lại họ vì em bé vẫn tò mò và thích thú với thế giới xung quanh mình.

– Giống nhau: Sự rộng lớn bao la, khát vọng được đi khắp nơi

– Khác nhau: Trò chơi của em bé rộng lớn luôn có mẹ, tình mẫu tử thiêng liêng, bao la ấy luôn có mẹ song hành cùng em bé.

⟶ Cho thấy sự thông minh nhanh nhẹn của em bé và ngợi ca tình mẫu tử bất diệt

Những thành công về nghệ thuật là:

– Hình ảnh nhân hóa mây, trăng, sóng, bờ biển

⟶ Những hình ảnh kì ảo, sống động, gần gũi, tạo cảm giác khám phá, muốn hòa mình cùng thiên nhiên.

– Giọng điệu vui vẻ, tinh nghịch, rộn ràng

Hình ảnh hồn nhiên của tuổi thơ con, cho thấy sự hạnh phúc ngập tràn và tình mẹ bao la. Với con hạnh phúc là có mẹ ở bên.

Ngoài ý nghĩa về tình mẹ, bài thơ còn cho thấy khát khao khám phá thế giới tự nhiên của con người. Sự tưởng tượng của con người là bất tận và hãy tìm kiếm hạnh phúc ngay ở chính thế giới nhỏ bé này.

Soạn bài Mây và sóng, ngắn 2

Bài soạn văn tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ôn tập về thơ, các em nhớ đón đọc.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Tập làm thơ tám chữ để học tốt môn Ngữ Văn 9 hơn.

Ngoài ra, Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 9 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-may-va-song-soan-van-lop-9-31829n.aspx

Soạn bài Mây và sóng của Tago lớp 9

, Hướng dẫn soạn bài Mây và sóng, Soạn bài Ngữ văn lớp 9: Mây và sóng,

Soạn Văn 9: Mây Và Sóng

Soạn Văn 9: Mây và sóng

Soạn Văn Mây và sóng lớp 9

Soạn Văn: Mây và sóng Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu … xanh thẳm): Thuật lại cuộc trò chuyện với những người trên mây.

– Phần 2 (còn lại): Thuật lại cuộc trò chuyện những người trong sóng

Đọc hiểu văn bản Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a. Giữa hai phần của bài thơ:

– Giống: Kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.

– Khác về ý và lời giữa phần 1 – phần 2:

+ Đối tượng: Mây – sóng.

+ Trò chơi: Con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

+ Không gian: Trên trời – dưới biển.

b. Phần thứ hai cho ý thơ trọn vẹn hơn, tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Dòng thơ “Con hỏi: …” được đặt sau lời mời, lời rủ rê và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của trò chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng để từ chối những lời gọi.

Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

So sánh những cuộc vui chơi của người “trên mây” và người “trong sóng”:

Đó đều là những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, chơi với thiên nhiên, thế giới kì diệu, rực rỡ sắc màu và những trò chơi vô cùng thú vị.

→ Nói lên sức mạnh của tình mẫu tử. Tấm lòng mẹ bao la như “bến bờ kì lạ”, tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.

Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Thành công nghệ thuật bài thơ trong xây dựng hình ảnh thiên nhiên:

Mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời… vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, chúng đều do trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kì ảo. Chúng cũng là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh.

Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Ý nghĩa câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi…ở chốn nào”: Lòng mẹ bao la luôn sẵn sàng đón tiếp con. “Mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai tách rời được cũng là tình mẫu tử ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt.

Câu 6 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Ngoài ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi suy ngẫm:

– Những cám dỗ cuộc đời là vô vàn, muốn khước từ chúng cần phải có điểm tựa vững chắc, tình cảm gia đình, tình mẫu tử chính là điểm tựa ấy.

– Hạnh phúc không xa xôi bí ẩn, nó ở quanh ta, do chúng ta tạo nên.

Soạn Bài: Mây Và Sóng Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9

Soạn văn lớp 9 ☞ Soạn bài: Mây và sóng Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 hay nhất cực đầy đủ, chi tiết và bám sát chương trình nhất. Đây là tài liệu cực kỳ bổ ích dành cho các em học sinh cuối cấp. Với đặc thù chương trình Ngữ vă lớp 9 sẽ là nội dung trọng tâm trong hệ thống đề thi chuyển cấp. Chính vì vậy các em cần phải nắm chắc các bài soạn văn lớp 9. Đó là hệ thống các kiến thức trọng tâm, sát đề thi và rất dễ ghi nhớ.

☞ Phần 1 (từ đầu… bầu trời xanh thẳm): Câu chuyện tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và trò chơi của em bé

☞ Phần 2 (còn lại): câu chuyện tưởng tượng của em bé với người sống trong sóng, và trò chơi của em bé

Câu 1 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Bài thơ có hai phần, cấu trúc giống nhau:

☞ Ban đầu là lời mời gọi, rủ rê

☞ Tiếp đến là sự từ chối và lý do từ chối

☞ Những trò chơi em bé tự sáng tạo ra

b, Không thể lược bỏ phần thứ hai bơi như thế không tạo được sự cân bằng trong bài thơ

☞ Thử thách thứ nhất, chú bé vượt qua vì chú yêu thương mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối

☞ Những người bạn lại đến, thử thách càng lớn thì tình yêu thương mẹ được khẳng định, vì thế không thể bỏ khổ thơ thứ hai

Câu 2 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Trong cả hai lần, chú bé đều đáp:

☞ Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

☞ Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?

☞ Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ

☞ Mỗi lần được gọi mờ, chú bé đều lưỡng lự, tuy nhiên tình yêu mẹ đã chiến thắng.

Câu 3 (Trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Sự giống nhau: sự khoáng đạt, mênh mông, bao la đi đến tận cùng mọi nơi

Sự khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con

☞ Ý nghĩa:

☞ Trí tưởng tượng thông minh của em bé trong trò chơi sáng tạo

☞ Ước muốn được hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng con người

☞ Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp

Câu 4 (Trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

☞ Hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… hình ảnh tự nhiên đẹp.

☞ Những hình ảnh này là trí tưởng tượng của chú bé.

☞ Hai hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức hút kì lạ với con người

☞ Là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều cám dỗ trong cuộc đời

☞ Là những hình ảnh lung linh, huyền ảo có tính biểu tượng, tạo ra sự logic.

Câu 5 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu thơ “và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu. “

☞ Chú bé bày tỏ những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con

☞ Điều này thể hiện tình yêu vô cùng sâu sắc, chân thành của chú bé dành cho mẹ

☞ Tình yêu ấy vượt lên cả thú vui thường ngày, mãnh liệt tới mức muốn lấn át những thứ lớn lao khác

☞ Đứa bé muốn có không gian riêng để tỏ bày tình yêu thương và được gần bên mẹ

Câu 6 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Ngoài ý ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

☞ Con người gặp nhiều cám dỗ trong cuộc đời, đặc biệt là những người còn non nớt. Để từ chối và tránh xa chúng phải cần điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là bền chặt nhất

☞ Hạnh phúc không phải điều bí ẩn, hạnh phúc hiện hữu ngay trong thực tế đời sông

☞ Về nội dung: Học sinh cảm nhận được một cách thấm thía tình mẹ con thiêng liêng qua lời thủ thỉ của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên mây và sóng.

☞ Về kĩ năng: Học sinh biết cách phân tích một bài thơ mang hình thức mới mẻ: hình thức đối thoại lồng trong lời kể của nhân vật như bài thơ “Mây và sóng”.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Mây Và Sóng – Ngữ Văn 9 Tập 2 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!