Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài Luyện Tập Viết Đoạn Văn Chứng Minh # Top 7 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Soạn Bài Luyện Tập Viết Đoạn Văn Chứng Minh # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Luyện Tập Viết Đoạn Văn Chứng Minh được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh giúp em ôn tập và củng cố lại kiến thức cơ bản về cách viết một đoạn văn chứng minh dựa trên những đề mẫu cho sẵn SGK trang 65, 66.

Cùng tham khảo…

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

I. Chuẩn bị ở nhà

Mỗi học sinh hãy viết một đoạn văn ngắn theo một trong số các đề sau đây:

Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó.

Đề 2: Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm mà ta không có”.

Đề 3: Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Đề 4: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.

Đề 5: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.

Đề 6: Chứng minh rằng Bác Hồ là người yêu cây cối.

Đề 7: Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.

Đề 8: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.

II. Thực hành trên lớp

Dựa vào những kiến thức đã học trước về Cách làm văn lập luận chứng minh, các em hãy tham khảo hướng dẫn một số đề bài gợi ý ở trên:

– Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều thứ để học hỏi: học bạn việc tốt, học bạn cách làm hoa đẹp, học bạn về tính chăm chỉ… nhưng học hỏi không chỉ ngày một, ngày hai mà là phải học lâu dài, học cả cuộc đời.

– Để có thể tiếp thu và học hỏi tốt chúng ta không thể không có những phương pháp học tập hay và đúng đắn.

– Đó cũng chính là điều ông cha ta muốn nhắn nhủ qua câu tục ngữ: ” Đi một ngày đàng, học một sàng khôn “.

– Giải thích câu tục ngữ:

+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là gì ?

+ Con người chúng ta cần phải biết rèn luyện, học hỏi mọi điều xung quanh.

– Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào.

– Tán thành phần đúng trong ý kiến của bạn đó nhưng cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được chứng minh.

– Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có.

+ Ta là người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương.

+ Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc – hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là: lòng nhân ái, lòng vị tha, ý chí vươn lên…

– Văn chương hình thành trong ta những tình cảm ấy:

+ Ta đọc nhiều nên ngấm dần và tạo sự thuyết phục.

– Cảm xúc và tâm trạng của em mỗi lần đọc xong một tác phẩm.

a. Mở bài: Nêu vấn đề và xuất xứ của vấn đề cần bàn luận (ý kiến của Hoài Thanh trong bài Ý nghĩa văn chương: văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có.”).

b. Thân bài: Dùng lý lẽ và dẫn chứng lấy từ văn học để làm rõ ý kiến: văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

– Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:

+ Văn chương là những sáng tạo của nhà văn, nhà thơ thành tác phẩm văn học cho mọi người đọc, thưởng thức và suy ngẫm.

+ Văn chương tác động kì diệu đến tình cảm của người đọc: luyện những tình cảm ta sẵn có. Những tình cảm ta sẵn có là những cảm xúc vui, buồn, mừng, giận,… ta đã từng trải qua, nhưng còn hạn hẹp. Nói văn chương làm giàu thêm, sâu sắc thêm những tình cảm vốn có của người đọc.

– Chứng minh sức mạnh “luyện những tình cảm ta có sẵn” của văn chương.

+ Văn chương khi phản ánh niềm vui, nỗi buồn của con người, đã làm giàu thêm, sâu sắc thêm năng lực chia sẻ buồn vui với mọi người: Ca dao mở rộng tình yêu quê hương, đất nước; làm sâu sắc thêm tình quê sâu nặng ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê); mở rộng tình yêu thiên nhiên và người yêu nước ( Rằm tháng giêng, Cảnh khuya); tình bạn ( Bạn đến chơi nhà); thương cảm thân phận người phụ nữ ( Những câu hát than thân, Truyện Kiều); chia sẻ nỗi buồn ( Cuộc chia tay của những con búp bê), và sự bất hạnh ( Cô bé bán diêm); căm ghét thói tham lam ( Ông lão đánh cá và con cá vàng); sự bội bạc ( Thạch Sanh),…

+ Văn chương phản ánh quan điểm, tư tưởng tốt đẹp của con người, mở rộng tình yêu và nhiệt tình của người đọc đối với nhân dân, lịch sử như tình yêu nước, ( Lòng yêu nước của nhân dân ta), yêu tiếng mẹ đẻ ( Tiếng Việt giàu và đẹp); quý trọng nhân tài đất nước ( Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo Bình Ngô, …).

+ Văn chương nâng cao sự thích thú tiếp xúc với vẻ đẹp của lời nói: Ngôn từ đẹp, hình ảnh đẹp, vần điệu nhịp nhàng (lục bát, tứ tuyệt, văn biền ngẫu,…)

c. Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa của văn chương trong việc làm giàu, làm sâu sắc thêm tình cảm tốt đẹp của con người.

– Nêu nhận thức của bản thân về việc đọc văn, học văn.

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống. Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vô cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

Không hề là ngẫu nhiên, vô tình, cũng không phải Bác Hồ là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà các em thiếu nhi lại kính yêu Bác như vậy. Các em thiếu nhi của Việt Nam đều vô cùng thuần khiết, trong sáng nên khi các em đã dành những tình cảm tha thiết, sự kính yêu vô bờ với ai đó thì chứng tỏ người nhận tình yêu ấy của các em cũng vô cùng tuyệt vời, sẽ quan tâm và dành những tình cảm tương tự cho các em. Đúng vậy, Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là người Bác vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi.

Mặc dù lúc nào Bác cũng bận rộn với việc nước, việc dân nhưng Bác luôn dành ra những thời gian đặc biệt để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến cả hoạt động học tập, phát triển của các em. Cũng vì vậy mà không biết từ lúc nào, Bác Hồ đã trở thành một người mà các em thiếu nhi Việt Nam yêu quý nhất. Trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan tâm và cả niềm tin mãnh liệt vào các em – thế hệ tương lai của đất nước. Vào mỗi dịp khai trường, Bác luôn dành thời gian để cùng đến tham dự với các em thiếu nhi, nếu không thể đến dự thì Bác sẽ viết thư để gửi lời chúc đến các em. Đây cũng là lí do mà dù Bác không còn nữa nhưng vào mỗi dịp khai trường, các trường học lớn nhỏ trên cả nước đều đọc thư Bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường.

Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.

Chính Bác đã nhờ một đồng chí cuộn tròn chiếc rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bén rễ và phát triển rất tốt. Có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cả chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.

Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.

Tham khảo dàn ý:

a) Mở bài: Giới thiệu về Cần phải chọn sách mà đọc.

b) Thân bài: Chứng minh cần phải chọn sách mà đọc

* Vai trò của sách mang lại:

– Sách chứa những kiến thức cần thiết cho cuộc sống mà chúng ta cần

– Sách là cánh cửa mở đường cho tương lai chúng ta

– Sách giúp ta có được những cảm xúc không có ở đời thực

– Sách giúp ta giải trí, giải tỏa những tâm tư, tình cảm và cảm xúc

– Sách là người bạn thân thiết cho những ai yêu sách

* Nếu chúng ta chọn sai sách để đọc:

– Không hiểu rõ được những gì sách mang lại

– Không cảm giác được tầm quan trọng của sách mang lại

– Không cảm thấy thư giản và thỏa mái kho đọc sách

– Sẽ trở nên rối bời, không vận dụng được những gì trong sách đã đọc

* Nếu chọn đúng sách để đọc:

– Sẽ vận dụng được những kiến thức mà sách mang lại

– Mang lại sự thoải mái và yêu đời

– Yêu cuộc sống, cuộc đời hơn

– Có được cảm xúc không thể có trong tự nhiên

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về Cần phải chọn sách để đọc.

a) Mở bài: Nêu lên vấn đề môi trường và tầm quan trọng của vấn đề.

– Môi trường sống thế giới đang ngày càng ô nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau tác động trong đó con người là tác nhân chính.

– Vấn đề môi trường đang được toàn thế giới quan tâm.

b) Thân bài * Nêu lên thực trạng môi trường hiện nay

– Môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng do chính con người gây nên.

* Chứng minh khi con người tàn phá môi trường là tự làm hại bản thân

– Các thành phố lớn chất thải dân cư, chất thải y tế… không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn đất nguồn nước nhiễm bẩn, độc hại gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.

– Khí thải xe máy, ô tô, ngày càng lớn do lưu lượng xe cộ tăng đột biến gây nên các vấn đề bệnh hô hấp.

– Khu công nghiệp, xí nghiệp xả thải nước thải trực tiếp vào các con sông gây nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất. Khí thải ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon…

– Nạn chặt phá rừng bừa bãi, phá hại rừng đầu nguồn gây lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,… ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người.

– Khai thác triệt để nguồn tài nguyên từ sông, hồ, biển, đánh bắt tràn lan gây cạn kiệt nguồn sinh thái.

* Hành động của con người

– Kêu gọi con người hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là vứt rác đúng nơi quy định.

– Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

– Tham gia các buổi dọn vệ sinh khu phố, vệ sinh bãi biển,… để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

c) Kết bài

– Bảo vệ môi trường, thiên nhiên chính là trực tiếp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

– Hãy hành động thiết thực ngay từ hôm nay không bao giờ là quá muộn.

Bài soạn tiếp theo: Soạn bài 25 SGK Ngữ văn 7

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trong Văn Bản Thuyết Minh

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Câu 1: Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

Câu 2: Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.

a. Nội dung lộn xộn và chưa mạch lạc. Nên giới thiệu cấu tạo trước (các phần ruột bút gồm đầu bút, ống mực; vỏ bút gồm thân bút, móc gài, nút bẩm); sau đó giới thiệu cách sử dụng: khi viết cần làm gì, khi viết xong cần làm gì.

b. Nội dung thuyết minh về đèn bàn cũng có sự lộn xộn. Nên giới thiệu ba phần:

(1) phần đế đèn

(2) phần thân đèn gồm ống thép, dây điện, công tắc, đui đèn, bóng đèn.

(3) phần chao đèn gồm khung sắt và vải lụa (cũng có khi bằng sắt có tráng men trắng).

II. Luyện tập

Câu 1: Viết mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”

Mở bài: “Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học”.

Kết bài: Em rất yêu trường em. Em muốn góp đôi bàn tay nhỏ bé của mình vào việc xây dựng trường thêm xanh, sạch, đẹp.

Câu 2: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.

Câu 3: Đoạn văn thuyết minh về cuốn sách Ngữ Văn 8, tập 1.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trong Văn Bản Thuyết Minh (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh (trang 14 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.

(1) Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.

(Theo Hoa học trò)

(2) Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

( Ngữ văn 7, tập hai)

2. Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn (trang 14 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

* Phần thuyết minh của cả hai đoạn văn khá lộn xộn, chưa có được bố cục rõ ràng. Để thuyết minh về cây bút bi và chiếc đèn bàn thì có thể triển khai thành hai đoạn: một đoạn thuyết minh về đặc điểm (của từng bộ phận), đoạn kia nên thuyết minh về công dụng và cách sử dụng các phương tiện ấy.

* Sửa chữa lại:

a. Cấu tạo một chiếc bút bi gồm hai phần, trước hết là ruột bút bi. Đó là một ống nhựa dài, trong đó chứa mực có thế màu xanh hay đen hoặc đỏ – những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực đó là đầu bút bi. Có một hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ.

Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là một ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán bút viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo (bút bi bấm) hoặc không có (bút bi có nắp đậy).

b. Nhà em có một chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng một khối thủy tinh hình tròn, trông rất vững chãi, trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi:

Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn một cái đuôi đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn trong đó.

Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập trung và dịu hơn.

Câu 1

Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 8, tập 2). Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn “Giới thiệu về trường em”.

Trả lời:

Mở bài: “Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học”.

Kết bài: “Ngôi trường em học là một ngôi trường đẹp. Biết bao kỉ niệm buồn vui của em đã diễn ra ở đây. Chỉ còn hai năm nữa là em sẽ thi tốt nghiệp, sẽ chuyển đến một ngôi trường Trung học phổ thông. Em nghĩ phải làm thế nào để khi rời trường, khi em đã trưởng thành, ấn tượng tốt đẹp của nó vẫn còn mãi mãi”.

Trả lời:

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.

Câu 3 Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một.

Trả lời:

Sách Ngữ văn 8, tập một gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Với mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục : văn bản, chú thích, đọc hiểu văn bản, ghi nhớ, luyện tập; phân môn Tập làm văn thường có các mục: nội dung (theo từng bài) và luyện tập.

Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trong Văn Bản Thuyết Minh, Ngữ Văn Lớp 8

Học Tập – Giáo dục ” Văn, tiếng Việt ” Văn lớp 8

HOT Soạn văn lớp 8 đầy đủ, chi tiết

Kỹ năng viết đoạn văn là một trong số các kỹ năng quan trọng làm cơ sở, tiền đề để các em viết tốt một bài văn. Vậy cách viết đoạn văn thuyết minh như thế nào và nó có khác gì không so với cách viết đoạn văn các kiểu văn bản khác, các em sẽ được tìm hiểu qua bài soạn văn lớp 8 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, mời các em xem hướng dẫn cụ thể các đề trong sách giáo khoa của chúng tôi để biết cách làm bài.

Ngoài ra, Soạn bài Hai cây phong là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước Vào vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 8 của mình.

Văn mẫu lớp 8 được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ nhằm mang tới cho các em tài liệu tham khảo các bài văn mẫu hay, bổ ích. Với tài liệu Văn mẫu lớp 8 được biên soạn rất chi tiết, giúp các em nhanh chóng hiểu được cách làm cũng như bổ sung được kiến thức, làm tốt các bài luyện tập ngữ văn lớp 8.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-8-viet-doan-van-trong-van-ban-thuyet-minh-30221n.aspx

Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 8 kì 2 Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn, trả lời câu hỏi SGk Ngữ Văn 8 Soạn bài Ông đồ, Ngữ văn lớp 8 Soạn bài Ôn tập phần làm văn trang 151 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Tổng hợp đề thi môn Văn, Toán, tiếng Anh, Sinh học lớp 8

soan bai viet doan van trong van ban thuyet minh ngu van lop 8

, soan bai viet doan van trong van ban thuyet minh ngan nhat, viet doan van trong van ban thuyet minh loigiaihay,

Tuyển tập văn mẫu lớp 8 Bài văn mẫu lớp 8 được chúng tôi cung cấp dành cho những em học sinh lớp 8. Những bài văn mẫu mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng cũng phần nào giúp cho các em nắm bắt được cách viết, cách triển khai ý và không …

Tin Mới

Soạn bài Hai chữ nước nhà

Qua phần soạn bài Hai chữ nước nhà trang 162 SGK Ngữ văn 8, tập 1, các em học sinh sẽ hiểu hơn về nỗi đau đớn, xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, sự căm thù trước tội ác của giặc ngoại xâm và lời căn dặn đầy xúc động của người cha khi giao trọng trách đánh giặc trả nợ nước, báo thù nhà cho người con.

Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

Khi soạn bài Muốn làm thằng Cuội trang 156 SGK Ngữ văn 8, tập , chúng ta sẽ hiểu hơn những tâm sự thầm kín của thi sĩ Tản Đà trước cuộc sống thực tại nơi trần thế nhàm chán, buồn tủi, ước mơ thoát tục được gửi gắm qua mộng tưởng được lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng, đó cũng là nỗi lòng của những người ý thức được tài năng của bản thân nhưng lạc lõng, cô đơn trước thời cuộc.

Sơ đồ tư duy bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Để ghi nhớ và phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, bên cạnh nội dung đã tìm hiểu trên lớp, các em có thể kết hợp với Sơ đồ tư duy bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác để giúp cho việc học được hiệu quả nhất.

Dàn ý nghị luận về câu nói: Văn chương giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc….

Các em học sinh cùng đón đọc dàn ý nghị luận về câu nói: Văn chương giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc…., qua đó hiểu hơn về vai trò và ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống của con người.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Luyện Tập Viết Đoạn Văn Chứng Minh trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!