Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Luyện Tập Kể Chuyện Tưởng Tượng được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Tiết trước đã nói tới khái niệm kể chuyên tưởng tượng. Tiết này chủ yếu luyện tập thêm về kể chuyện tưởng tượng. Cụ thể, tiết này giúp em rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn hài cho đề văn kể chuyện tưởng tượng.
2. Dựa vào phần gợi ý tìm hiểu đề và lập ý đối với đề bài “Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường cũ hiện nay, tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.” (SGK, trang 139), em tiến hành tập fzm ý và lập dàn bài cho ba đề bài bổ sung (SGK, trang 140). Em luôn nhớ rằng muốn tìm được ý, cần dựa trên cái nền thực tế (dựa vào những điều có thật) để tưởng tượng, hình dung và sự tưởng tượng, hình dung này phải phù hợp với logic tự nhiên. Trên cơ sở đó, em đi vào giải quyết từng đề văn đã cho.
– Đề a: Trước hết, cần xác định đồ vật (hoặc con vật) gần gũi, gắn bó với em là đồ vật (con vật) gì.
Ví dụ: cái cặp sách, cây bút, quyển sách giáo khoa, cái đèn bàn trên góc học tập, bộ quần áo em yêu thích, con búp bê,… (hoặc : con mèo nhà em, con cún, chú gà trống, con trâu em thường xuyên chăn dắt,…). Đồ vật, con vật đó đã từng gắn bó với em từ lâu ; giữa em và đồ vật, con vật đó đã nảy sinh tình cảm, đã có những kỉ niệm vui buồn,… Sau đó, em mượn lời đồ vật (con vật), tưởng tượng mình là đồ vật (con vật) ấy, nhìn nhận phát biểu dưới góc độ, với cái nhìn của đồ vật (con vật) về tình cảm đối với “cô chủ”, “cậu chủ”.
– Đề b: Đầu tiên, em chọn nhân vật nào trong truyện cổ tích nào (ví dụ: cô Tấm trong truyện Tấm Cám, người em trong truyện Cây khế, anh trai cày trong truyện Cây tre trăm đốt,..,}. Sau đó, em tưởng tượng mình là nhân vật ấy ; nói năng, nhìn nhân theo cách nói, cách nhìn cua nhân vật ấy. Trong một số tình huống của câú chuyện, nhân vật ấy có những suy nghĩ, tình cảra gì, có tâm trạng như thế nào,…
– Đề c: Truyện cổ tích nào cũng có phần kết (câu chuyện được kết thúc, sô’ phận các nhân vật được định đoạt, mâu thuẫn được giải quyết,…). Dựa vào tưởng tượng của mình, em thử tìm một cách kết thúc khác cho câu chuyện. Em tự chọn một truyện cổ tích nào đó mà mình thích, rồi tập viết một đoạn kết mới cho truyện ấy.
Bài Soạn Lớp 6: Luyện Tập Kể Chuyện Tưởng Tượng
1. Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
2. Tìm hiểu đề bài:
Thể loại: kể chuyện tưởng tượng
Nội dung: chuyến về thăm trường cũ sau mười năm nữa.
Sự thay đổi : con người, cảnh vật…
Cảm xúc, tâm trạng của em:
Khi chia tay
Trước khi về thăm trường
Trong khi về thăm trường
Lưu ý: không được tưởng tượng viễn vông, lung tung mà phải dựa vào cơ sở thực tế.
3. Lập dàn bài:
Mở bài:
Thời gian về thăm trường.
Lý do về thăm trường:
Thân bài:
Trước khi về thăm trường:
Tâm trạng: hồi hộp, háo hức…
Những dự định của bản thân
Khi ở tại trường:
Sự đón tiếp: ân cần, nồng hậu
Thay đổi: khuôn viên trường, lớp, thầy cô, bạn bè…
Những kỉ niệm học trò.
Tâm trạng khi được trở lai trường cũ: vui, buồn…
Kết bài: Ấn tượng về lần thăm trường ấy.
4. Luyện viết đoạn văn kể chuyện tưởng tượng
Yêu cầu: Dựa vào dàn bài, hãy viết đoạn văn Mở bài, kết bài và một đoạn văn phần thân bài
Thời gian thấm thoắt như thoi đưa. Mới đó mà mình đã phải xa trường mười năm rồi ấy nhỉ? Phải rồi! Giờ đây mình có còn là cậu học trò ngây thơ, bé bỏng ngày nào nữa đâu. Mình đã thực sự trở thành đồng nghiệp của thầy Nam – giáo viên âm nhạc và cũng là người chủ nhiệm mình trong suốt những năm học cấp hai rồi mà. Ra trường phải nhận công tác ở một vùng quê heo hút miền sơn cước nên không có điều kiện trở lại thăm trường. Buồn thât! Vừa mới hôm qua, mình bất ngờ nhận được giấy mời tham dự kỉ niệm ba mươi năm thành lập trường, lòng mình sung sướng và hạnh phúc vô cùng. Sắp xếp công việc, gác lại mọi chuyện riêng tư, với chiếc hành lý nhỏ đựng mấy bộ quần áo, mình lên đường về thăm trường cũ.
Một đoạn phần thân bài:
Ngồi trên khán đài nhìn các em học sinh đồng diễn chào mừng ngày hội ba mươi năm thành lập trường lòng mình trào dâng bao niềm xúc động. Mười năm rồi còn gì, đó không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng không là quá ngắn để có thể giữ lại vẹn nguyên những gì của ngày hôm qua. Thời gian vẫn cứ lặng lẽ trôi đi theo dòng đời xô bồ, hối hả, thầy Nam- người “ôm đàn dạy các em thơ” mười năm trước giờ đây vẫn lên lớp cùng cây đàn ngày ấy, chỉ có điều nó đã bị phủ lên một lớp bụi thời gian. Dẫu vậy, tiếng đàn vẫn trầm bỏng, réo rắt lòng người. Mái tóc thầy đã lấm tấm nhiều sợi bạc. Thầy cũng gầy đi rất nhiều…
Chia tay thầy cô, bạn bè và cả mái trường mến yêu trở về miền sơn cước, lòng mình cảm thấy xốn xang, lưu luyến vô cùng. Cuộc hội ngộ đã đem đến cho mình thật nhiều cảm xúc. Dẫu phải vật lộn với cuộc sống xô bồ, hối hả vì sự mưu sinh nhưng trong sâu thẳm đáy lòng mình vẫn luôn có một miền kí ức về trường xưa. Mỗi khi nghe âm vang đâu đó khúc hát “em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay…” lòng mình lại trào dâng một mỗi nhớ khôn nguôi.
Trả lời:
Các ý chính trong bài:
Cô chủ học bài, mỏi mệt rồi thiếp đi tại bàn học.
Trong giấc mơ cô có dịp trò chuyện cùng chiếc bàn.
Chiếc bàn buồn rầu kể chuyện đời mình:
Khoảng thời gian đầu, cô chủ rất cưng tớ (lau sạch, sắp xếp tập sách ngay ngắn, .)
Sau một thời gian, cô chủ không còn quan tâm thương yêu tớ nữa.
Cô để rất nhiều đồ đạc bừa bộn làm tớ cảm giác khó thở, mệt mỏi.
Tớ rất bẩn, hôi hám.
Da mặt tớ bị rách những lằn ngang dọc theo từng cơn giận.
Cô chủ thấy hối hận và hứa sẽ không làm chiếc bàn buồn đau.
Soạn Bài Kể Chuyện Tưởng Tượng
Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
1. Tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Đang sống hòa hợp với nhau, một ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai chợt nhận ra rằng mình làm việc quanh năm vất vả chỉ để lão Miệng hưởng thụ. Tất cả đồng tình kéo tới nhà lão Miệng thông báo “đình công”. Sau vài ngày ai cũng mệt mỏi rã rời, họ họp lại và nhận ra sai lầm của mình. Họ kéo tới nhà lão Miệng, thấy lão đang lả, mọi người tìm thức ăn cho lão ăn. Lão dần tỉnh và mọi người khỏe lại, từ đó tất cả lại chung sống hòa thuận với nhau.
– Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết dựa vào sự thật:
+ Chân tay làm lụng để miệng có cái ăn
+ Tất cả các bộ phận: chân, tay, tai, mắt, miệng đều có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể
– Chi tiết tưởng tượng: Chân, tay, tai, mắt, miệng giống như một con người trong tập thể
2. Truyện thứ nhất: Lục súc tranh công
+ Yếu tố thực tế: Sáu con gia súc nói chuyện với nhau, chúng suy bì, kể công, kể khổ.
+ Chi tiết dựa vào sự thật: hoạt động, đặc điểm của các giống gia súc trong nhà
→ Khẳng định lợi ích riêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người. Câu chuyện ngụ ý, con người không nên so bì với người khác, không nên cho rằng mình quan trọng hơn người khác.
– Truyện thứ hai: Giấc mơ trò truyện cùng Lang Liêu
+ Yếu tố thật: Lang Liêu là người sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy.
+ Yếu tố tưởng tượng: cuộc nói chuyện với nhân vật lịch sử
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 134 skg ngữ văn 6 tập 1) Đề 1/ Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc máy ủi, xi-măng, cốt thép, máy lội nước,máy bay trực thăng…
a. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
– Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
– Thời gian xảy ra cuộc giao chiến. (Ví dụ: Mùa lũ năm 2006 ở đồng bằng sông Hồng)
b. Thân bài:
* Tả cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:
– Khung cảnh trước trận đấu:
+ Bầu trời tối đen, chớp rạch loang loáng, sấm nổ đì đùng…
+ Sơn Tinh bình tĩnh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại để sẵn sàng đánh trả.
– Trong trận đấu:
+ Thủy Tinh hoá phép hô gió gọi mưa. Giông tố nổi lên ầm ầm, mưa như trút. Nước sông Hồng dâng lên cuồn cuộn đe dọa phá vỡ đê…
+ Sơn Tinh bày binh bố trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện để chống đỡ, đẩy lùi các đợt tấn công của Thủy Tinh.
– Kết thúc trận đấu:
+ Sau nhiều ngày đêm giao tranh, Thủy Tinh thua trận phải rút quân về.
+ Nhân dân vui mừng trước thắng lợi to lớn, càng tin tưởng vào tài năng và đức độ của Sơn Tinh.
c. Kết bài
– Cảm nghĩ của em về cuộc chiến của hai người, về cái thiện, cái ác.
Đề 2/ Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
a. Mở bài:
– Buổi sáng, trong giờ Ngữ văn, em được học truyền thuyết Thánh Gióng và câu chuyện thần kì đã cuốn hút em.
– Đêm đó, em mơ thấy mình được gặp Thánh Gióng.
b. Thân bài:
Kể lại giấc mơ gặp Thánh Gióng:
– Trong mơ em thấy một tráng sĩ tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi trên lưng con ngựa sắt, tự xưng là Thánh Gióng.
– Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết làm thế nào để vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.
– Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ để trở thành người có trí tuệ sáng suốt trong một thân thể khỏe mạnh. Như vậy thì mới có ích cho gia đình và xã hội.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của em:
– Giấc mơ gặp Thánh Gióng thật đẹp và nhiều ý nghĩa.
– Em thấm thía lời khuyên thiết thực của Thánh Gióng, cố gắng phấn đấu thành con người toàn diện.
Đề 3/ Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật (con vật cụ thể do học sinh chọn) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?
a. Mở bài: Nêu nguyên nhân mắc lỗi. Con vật em biến thành là gì? (con chuột)
b. Thân bài:
– Cảm giác của em khi biến thành con vật đó.
– Nêu những điều thú vị và rắc rối:
+ Thú vị:
* Gặp cộng đồng loài chuột
* Tha hồ phá phách, gặm nhấm.
* Được đi du ngoạn khắp nơi.
+ Những rắc rối:
* Bị mèo vồ, vướng vào bẫy chuột: sợ hãi, tìm đường thoát thân.
* Nguyên nhân làm cho em muốn trở lại thành một con người bình thường.
c. Kết bài:
– Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.
– Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.
– Lời hứa.
Đề 4/ Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
a. Mở bài:
Một buổi tối xe đạp, xe máy, ô tô gặp nhau trong nhà xe, chúng lên tiếng cãi nhau, so bì hơn thua.
b. Thân bài:
– Xe ô tô chê xe máy, xe đạp: chậm chạp, không che mưa, che nắng được cho con người.
– Xe máy chê ô tô to xác, chiếm nhiều chỗ, chạy hao xăng, tốn tiền, không vào được nơi ngõ hẻm; Xe máy tự khoe mình nhỏ hơn, nhanh nhẹn, không như xe đạp chậm chạp kia.
– Xe đạp bảo rằng tuy mình chậm chạp nhưng không tốn xăng, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể giúp con người rèn luyện sức khỏe.
c. Kết bài: Lời khuyên răn: cả ba phương tiện đều có ích, không nên so bì.
Đề 5. Lập dàn ý: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
Mở bài: Nêu hoàn cảnh: trong một giấc mơ, em mơi mình trưởng thành, sau 10 năm em quay về trường cũ trong dịp 20/11
Thân bài: Tả không khí ngày về thăm trường: bầu trời, con người, cây cối…
– Tả sự thay đổi ở trường học:
+ Tả cổng trường (có gì khác so với ngày xưa)
+ Cảnh sân trường (cây cối, sân trường…)
+ Cảnh lớp học (được xây thêm, có thêm nhiều phòng học chuyên dụng…)
+ Thầy cô giáo ngày xưa giờ già hơn, có những thầy cô đã nghỉ hưu.
– Tả cảnh còn lưu giữ: Lớp học cũ, thầy cô ngày xưa
– Cảm xúc khi về thăm trường
Kết bài: Nêu cảm nghĩ khi ngôi trường thay đổi thời gian
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Văn Bài Kể Chuyện Tưởng Tượng
Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng
Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Kể chuyện tưởng tượng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo. Bài soạn văn lớp 6 này sẽ giúp các em hiểu rõ về khái niệm, cách kể một câu chuyện tưởng tượng từ đó giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
Soạn bài lớp 6: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Kể chuyện tưởng tượng là gì?
a) Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết những gì được tưởng tượng trong câu chuyện này?
Gợi ý:
Tóm tắt câu chuyện: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai tị với lão Miệng rằng lão chẳng làm gì mà lại được ăn ngon. Họ quyết định không làm gì nữa, để lão Miệng không có gì ăn cả. Qua ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Đến ngày thứ bảy, không thể chịu được nữa, Chân, Tay, Tai, Mắt mới vỡ lẽ ra là lão Miệng có ăn thì chúng mới khoẻ khoắn được. Cuối cùng, chúng cho lão Miệng ăn và cả bọn lại sống với nhau gắn bó, hoà thuận như xưa.
Từ các bộ phận của cơ thể, người ta tưởng tượng thành những nhân vật có tên riêng, biết đi lại, nói năng như những con người hoàn chỉnh, có nhà ở. Câu chuyện tị nạnh giữa Chân, Tay, Tai, Mắt với Miệng cũng không thể có thật.
b) Hư cấu, tưởng tượng chỉ có giá trị khi nó nhằm thể hiện điều gì đó có ý nghĩa đối với cuộc sống thực, làm rõ sự thật nào đó của cuộc sống con người. Em hãy chỉ ra điều này trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
c) Như vậy, kể chuyện tưởng tượng là dựa trên một phần sự việc có thật, có ý nghĩa nào đó người kể dùng trí tưởng tượng của mình sáng tạo ra câu chuyện mới mẻ, không có thực nhưng hợp lí, thú vị, có ý nghĩa đối với cuộc sống.
2. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
a) Đọc truyện Sáu con gia súc so bì công lao và cho biết:
Người ta đã tưởng tượng những gì trong truyện này?
Dựa trên cơ sở sự thật nào để tưởng tượng?
Tưởng tượng như vậy để làm gì?
Gợi ý:
Yếu tố tưởng tượng: sáu con gia súc nói được tiếng người, chúng kể công và kể khổ.
Câu chuyện tưởng tượng dựa trên sự thực: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.
Câu chuyện tưởng tượng về sự so bì của các giống gia súc nhằm: khẳng định về ích lợi riêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con người không nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc, không nên so bì.
b) Các truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, Sáu con gia súc so bì công lao, Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu có bố cục như thế nào, có giống với một bài tự sự thông thường không?
c) Như vậy, kể chuyện tưởng tượng, người kể một mặt vẫn phải đảm bảo bố cục ba phần của một bài văn tự sự; mặt khác, dựa trên một phần sự thực nhất định nào đó, phát huy trí tưởng tượng để sáng tạo ra nhân vật, sự việc, câu chuyện không có thực nhằm hấp dẫn người đọc (người nghe), thể hiện ý nghĩa nào đó đối với con người trong đời sống thực.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Đọc bài Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu và thực hiện yêu cầu sau:
a) Tóm tắt những sự việc chính của bài văn;
b) Tác giả đã tưởng tượng ra những gì trong bài văn này?
c) Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
2. Tham khảo một số đề văn, lập dàn ý cho một đề tuỳ chọn.
Lưu ý:
Bố cục của bài văn: bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài)
Tưởng tượng ra các nhân vật.
Tưởng tượng ra câu chuyện: các sự việc, diễn biến các sự việc, kết quả.
Chủ đề của câu chuyện mà mình tưởng tượng: nhằm khẳng định điều gì, phê phán điều gì, ca ngợi ai, cái gì?
Yêu cầu chung: mặc dù có thể phát huy tối đa khả năng tưởng tượng nhưng vẫn phải đảm bảo sự hợp lí, chẳng hạn: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn thì không thể biết nói tiếng người (người kể đã tưởng tượng ra) nhưng rõ ràng mỗi con vật đã thể hiện đúng đặc điểm thực của chúng như chúng ta vẫn thấy hàng ngày (ví dụ đặc điểm cuộc sống của trâu: Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách khoác lên vai, dây chão sâu đằng mũi,…)
3. Tham khảo bài viết sau: Đề bài: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tưởng và kể lại cuộc cãi nhau đó. Bài làm Trong nhà tôi có ba phương tiện giao thông là bác ô tô, chú xe máy và anh xe đạp. Một hôm, trời nóng bức, tôi leo lên người bác ô tô mở tung hết cánh cửa xe ra để nằm cho mát. Tôi chợt nghe thấy có tiếng rên rỉ của bác ô tô: “Kít! Kít! Đau quá! Đau quá!”. Nghe thấy tiếng bác ô tô rên rỉ, anh xe đạp ở bên cạnh thì thầm với chú xe máy: – Bác ô tô sướng thật, suốt ngày nằm ở nhà, chẳng vất vả gì. Thỉnh thoảng, nhà chủ phải đi bốc hàng thì mới phải đi còn những ngày thường thì được tắm rửa sạch sẽ, có khi còn được mua quần áo mới cho nữa. Chẳng bù cho tôi, tôi là người khổ nhất, người tôi gầy gò, ốm yếu nhất trong ba người, thế mà ngày nào cũng phải cùng ông chủ tập thể dục vào buổi chiều, ngày nào cũng phải đi bốn, năm cây số chứ ít gì đâu. Chân tay tôi lúc nào cũng ra rời. Có lần chân tay còn bị chảy máu vì dẫm phải đinh hay vấp hòn đá nhọn giữa đường, ông chủ phải mang tôi đi băng bó vết thương cho lành lại. Bác ô tô mới có thế mà đã kêu toáng cả lên. Bác ô tô nghe thấy nhưng vẫn lờ đi, coi như không có chuyện gì cả. Được thể, chú xe máy lên tiếng: – Ừ, chẳng bù cho tôi suốt ngày phải làm việc, luôn chân luôn tay, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Buổi sáng thì chở cô chủ đến trường, trưa về lại cùng bà chủ ra chợ, đến chiều bà chủ lại bắt mang hàng đi cất. Đợt vừa rồi, chắc làm việc quá sức nên tôi bị ốm, ông chủ bà chủ không mang hàng đi cất được, buộc phải chờ tôi khoẻ hẳn. Tuy tôi to hơn anh thật đấy nhưng lại phải làm việc nặng hơn, nhiều hơn. Trong số chúng ta, tôi mới là người khổ nhất. Bác ô tô nghe thấy hết, không chịu được nữa, định cho mỗi người một cái bạt tai nhưng may là bác ấy trấn tĩnh lại được, chứ không thì… Bác nghĩ mình là người có tuổi, không nên làm như vậy, chi bằng giải thích để mọi người hiểu. Bác ô tô cất giọng từ tốn và nghiêm khắc nói: – Các anh vừa nói gì với nhau tôi đều đã nghe thấy cả. Nhưng tôi thắc mắc là, chẳng hiểu các nhà nghiên cứu đã phát minh ra chúng ta làm gì cơ chứ? Họ bỏ công sức và tiền của làm ra chúng ta là để làm cảnh hay sao? Chẳng nhẽ chúng ta lại là một lũ vô tích sự? Sau những câu hỏi của ô tô đưa ra, xe đạp và xe máy liếc nhìn nhau, mặt người nào người nấy đỏ bừng, không nói được câu nào. Bác ô tô lại nói tiếp: – Các nhà nghiên cứu phát minh ra chúng ta để phục vụ cho cuộc sống con người, giúp con người thuận tiện hơn khi đi lại, mua bán, giao tiếp. Còn bản thân tôi, tôi cũng phải làm việc, thậm chí là những công việc nặng nhọc, nhiều hơn các anh. Mà nào tôi có hé răng kêu ca với ai, thỉnh thoảng có đau mỏi quá thì kêu lên một mình đấy thôi! Phải biết rằng con người vất vả lắm mới kiếm ra được hạt cơm hạt gạo chứ chẳng ai không dưng lại có mà ăn! Nói xong, bác ô tô ho lấy ho để. Thấy thế, anh xe đạp và chú xe máy vội chạy lại xoa bóp cho bác ô tô và xin lỗi rối rít. Từ đó họ không còn kêu ca, phàn nàn nữa, ai cũng cố gắng làm việc.
(Nguyễn Thị Như Nguyệt)
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Luyện Tập Kể Chuyện Tưởng Tượng trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!