Xu Hướng 5/2023 # Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Siêu Ngắn # Top 11 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Siêu Ngắn # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Siêu Ngắn được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn tập 1

+ Tính truyền miệng: VHDG được sáng tác, tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng (trong quá trình diễn xướng dân gian hào hứng và sinh động).

+ Tính tập thể: VHDG được sáng tác, tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung bởi tập thể người lao động và là tài sản của tập thể.

Câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn tập 1

+ Thần thoại: tác phẩm tự sự dân gian kể về các vị thần để giải thích và thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của người cổ đại (VD: Thần trụ trời,…)

+ Sử thi: tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân cổ đại (VD: Đăm Săn, Xinh Nhã, Đẻ đất đẻ nước…).

+ Truyền thuyết: tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo hướng lí tưởng hóa, từ đó thể hiện quan điểm và thái độ của nhân dân đối với những người có ảnh hưởng đến lịch sử địa phương hoặc dân tộc (VD: Thánh Gióng, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy,…).

+ Truyện cổ tích: tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện vầ hình tượng được hư cấu kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân (Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa…).

+ Truyện cười: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những việc xấu, trái tự nhiên có tác dụng gây cười nhằm giải trí hoặc phê phán (VD: Nhưng nó phải bằng hai mày, Lợn cưới áo mới, Cháy…).

+ Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân (VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng…).

+ Câu đố: bài văn vần/câu nói có vần mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn tư duy, cung cấp tri thức về đời sống (VD: Một đàn cò trắng phau phau/Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm – đố về cái bát).

+ Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả nội tâm con người (VD: Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai).

+ Vè: tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự.

+ Truyện thơ: tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và công bằng xã hội (VD: Tiễn dặn người yêu…).

+ Chèo: kịch hát dân gian, kết hợp trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội (VD: Lưu Bình Dương Lễ, Quan âm thị kính…).

Câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn tập 1

+ VHDG là kho tri thức, kho kinh nghiệm lâu đời, phong phú về mọi lĩnh vực (tự nhiên, xã hội, con người), thể hiện trình độ, quan điểm, nhận thức của nhân dân 54 dân tộc ở nước ta.

+ VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người như bồi đắp tình yêu thương đồng loại, đề cao tinh thần đấu tranh giải phóng con người khỏi bất công, tin tưởng vào chiến thắng của chính nghĩa, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp như tình yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung, tính vị tha…

+ VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: nhiều tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực. Khi chưa có văn học viết, VHDG đóng vai chủ đạo. Tiếp đó, VHDG trở thành nền tảng và nguồn nuôi dưỡng để phát triển văn học viết, cùng văn học viết làm rạng rỡ nên văn học dân tộc. 

Soạn Bài: Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam

I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Có 3 đặc trưng:

1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

– Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.

+ Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trích dẫn cho người khác nghe xem. Văn học dân gian khi phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan của người truyền tụng nên thường có sáng tạo thêm.

+ Có hai phương cách truyền miệng: Truyền miệng theo không gian là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này đến nơi knác và truyền miệng theo thời gian là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác, từ thời đại này qua thời đại khác.

+ Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian. Tham gia diễn xướng ít là một hai người, nhiều là cả một tập thể trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Các hình thức diễn xướng là nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian.

2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể (tính tập thể)

Tập thể có thể là một nhóm người mà cũng có thể là một cộng đồng dân cư. Nếu chỉ một nhóm người, một tập thể nhỏ thì người ta có thể chỉ rõ ra được tên từng thành viên, kể cả nơi cư trú cũng như hoàn cảnh riêng của họ.

Thế thì tại sao tên của từng người ấy lại không đọng lại trong kí ức dân gian? Phải hiểu là không phải tất cả các cá nhân cùng một lúc tham gia sáng tác. Mà mỗi cá nhân lại tham gia ở những thời điểm khác nhau. Do truyền miệng nên lâu ngày, không ai nhớ được và cũng chẳng cần nhớ ai là tác giả. Vì vậy, tác phẩm văn học dân gian trở thành tài sản chung, bất kì ai cũng có thế tự ý bổ sung sửa chữa. Nhờ đó mà tác phẩm hay hơn được bổ sung đầy đủ phong phú hơn.

Tập thể là tất cả mọi người, bất kì ai cũng có thế tham gia sáng tác. Trong các thời đại trước đây vì người lao động không có “phương tiện sản xuất tinh thần” nên họ sáng tác văn học dân gian và xem đó là cách thức duy nhất để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật của riêng mình. Vì vậy, nhân dân lao động là lực lượng chính tạo ra văn học dân gian của mỗi dân tộc.

3. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng

– Văn học dân gian đóng vai trò phối hợp hoạt động theo chính nhịp điệu của hoạt động đó.

– Văn học dân gian gây không khí để kích thích hoạt dộng, gợi cảm hứng cho người trong cuộc.

Bất kì hoạt động nào cũng cần có ảnh hưởng. Văn học dân gian luôn tạo được niềm say mê cho người trong cuộc, vì thế, đáp ứng vai trò quan trọng là tạo ra hiệu quả của hoạt động.

II. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1. Thần thoại: Thường kể về các vị thần nhằm giải thích tự nhiên, thế hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại.

Vi dụ: Tliẩn Trụ Trời, Cóc kiện trời, Quả bầu mẹ…

2. Sử thi: Kể lại những sự kiện quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.

Ví dụ: Trường ca Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước..,

3. Truyền thuyết: Kề về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo trí tưởng tượng và hư cấu của dân gian.

Ví dụ: Thánh Gióng, Mị Châu – Trọng Thủy, Lê Lợi, Hồ Gươm…

4. Truyện cổ tích: Kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

Ví dụ: Tấm Cám, Hai anh em và cây khế, Sự tích trầu cau…

5. Truyện ngụ ngôn: Với nhân vật chủ yếu là loài vật, đồ vật nhằm đưa ra những bài học luân lí, cách sống, sự khôn ngoan.

Ví dụ: Đeo nhạc cho mèo, Thầy bói xem voi…

6. Truyện cười: Có nội dung gây cười hài hước để châm biếm, đả kích, giải trí.

Ví dụ: Tam đại con gà, Thà chết còn hơn, Truyện Trạng Quỳnh…

7. Tục ngữ: Những câu nói ngắn gọn có vần điệu ghi lại những điều quan sát được về thiên nhiên, con người, xã hội, đúc kết kinh nghiệm sống, những lời khuyên răn về ăn ở, xử thế.

Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng…

8. Câu đố: Ngắn gọn miêu tả sự vật bằng cách nói chệch.

Ví dụ: Vừa bằng lá tre, Xum xoe đánh vật (cái kéo)…

9. Ca dao: Là các thể loại trữ tình dân gian kết hợp vần điệu nhạc tính, phản ánh thế giới tâm hồn tình cảm của nhân dân lao động.

Ví dụ: Anh đừng tham các bông quế.

Bỏ phế các bông lài.

Mai sau quế rụng, bông lài thơm xa.

10. Vè: Tự sự dân gian với lối kể mộc mạc bàn bạc về những sự kiện có tính thời sự của làng nước.

Ví dụ: Vè lịch sử, vè hoa quả…

11. Truyện thơ: Truyện kể bằng thơ.

Ví dụ: Tiễn dặn người yêu, Vượt biển…

12. Chèo: Tác phẩm sân khấu dân gian.

Ví dụ: Quan Âm Thị Kính…

III. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc

Việt Nam có hơn 54 tộc người. Mỗi tộc người có một kho tàng văn học dân gian riêng, vì thế vốn tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú và đa dạng. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc là vì thế.

2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người

Văn học dân gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan. Đó là tình yêu thương đối với đồng loại, là tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ và giải phóng con người khỏi những cảnh bất công, là niềm tin bất diệt vào chiến thắng cuối cùng của chính nghĩa, của cái thiện.

Văn học dân gian góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu thương quê hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn…

3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian và khi đến với chúng ta, đã trở thành những viên ngọc sáng. Nhiều tác phẩm đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật để cho chúng ta học tập. Những truyện kể dân gian làm cho “Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đầu truyền tụng và yêu dấu” (tựa sách Lĩnh Nam chính quái). Những lời ca tiếng hát ân tình ngày xưa vẫn còn làm say đắm lòng người hôm nay và cả mai sau.

Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Lời giải chi tiết:

Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là:

– Đây là đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ viết mà bằng lờii qua sự nhập tâm ghi nhớ.

– Nhân dân lao động sáng tác bằng ngôn ngữ nói, ngay từ khi chưa có chữ viết. Quá trình lưu truyền tiếp tục bổ sung bằng ngôn ngữ nói. Về sau, người ta sưu tầm và ghi chép lại, ấy là khi tác phẩm đã hoàn thành và lưu hành, thậm chí qua hàng trăm năm.

– Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (Ca hát chèo, tuồng, cải lương…) Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm lên nhiều bản kể gọi là dị bản.

– Quá trình sáng tác lúc đầu do một cá nhân khởi xướng, nhưng được nhiều người tham gia sửa chữa, thêm bớt, cuối cùng đã trở thành sản phẩm chung, có tính tập thể.

– Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.

Câu 2 Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại. Lời giải chi tiết:

– Thần thoại là hình thức tự sự dân gian, thường kể về các vị thần xuất hiện chủ yếu ở thời công xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ.

– Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như thần sông, thần núi, thần biển…. nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả.

VD: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thần trụ trời…

– Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại.

Ví dụ: sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường dài 8530 câu thơ tả lại sự việc trần gian từ khi hình thành vũ trụ đến khi bản Mường được ổn định.

– Nhân vật sử thi mang cốt cách của cộng đồng (tượng trưng cho sức khỏe, niềm tin của cộng đồng). Ví dụ: Đăm Săn chiến đấu với mọi thế lực để đem bình yên cho muôn làng. Uylitxơ cùng đồng đội lênh đênh ngoài biển khơi gắn liền với thời đại người Hi Lạp cổ đại chinh phục biển cả…

– Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.

– Xu hướng lí tưởng hóa: Nhân dân gửi vào đó những ước mơ khát vọng của mình. Khi có lũ lụt họ ước có một vị thần trị thủy. Khi có giặc họ mơ có một Thánh Gióng. Trong hòa bình, họ mơ có một hoàng tử Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày tết. Đó là người anh hùng sáng tạo văn hóa.

Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày….

– Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

– Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản: kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và ước mơ khát vọng đổi đời của nhân dân…(nhân đạo, lạc quan).

– Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ dừa, Tấm Cám, Thạch Sạch…

Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế…

– Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. Truyện xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

– Các mâu thuẫn trong truyện cười

+ Cái bình thường với không bình thường.

+ Mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm.

+ Mâu thuẫn trong nhận thức lí tưởng.

Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày

– Truyện viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ, nhân vật là người, bộ phận của con người, là vật (phần lớn là các con vật) biết nói, có tính cách như người. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.

– Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là vật, các con vật hoặc người. Truyện có thể xảy ra ở bất cứ đâu.

Ví dụ: Treo biển, Trí khôn…

– Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

– Là những bài văn vần, hoặc câu nói có vần mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về cuộc sống.

– Là những bài thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm thể hiện thế giới nội tâm con người.

11. Truyện thơ

– Là những tác phẩm dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng của xã hội bị cưỡng đoạt.

– Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng, ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.

– Ngoài chèo còn có những thể loại sân khấu khác cũng thuộc về dân gian như tuồng, cải lương, múa rối.

Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại.

Câu 3 Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian Lời giải chi tiết:

– Văn học dân gian là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc – là kho tri thức phong phú về đời sông của dân tộc.

– Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.

– Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.

+ VHDG là những bài học, kinh nghiệm quý giá được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, trở thành những mẫu mực xứng đáng để học tập.

+ Giúp thế hệ sau hiểu biết thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha ông.

chúng tôi

Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Văn Lớp 10

Soạn bài Khái Quát văn học dân gian việt nam văn lớp 10 1. Khái niệm văn học dân gian – Văn học dân gian là văn học truyền miệng đây là kết quả hay là tác phẩm của cả một tập thể lớn, được lưu truyền trong dân gian theo phương thức truyền miệng, thể loại văn học dân gian đuợc lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nó được sử dụng phổ biến để làm kinh nghiệm trong sản xuất cũng như đời sống. 2. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian – Văn học …

1. Khái niệm văn học dân gian

– Văn học dân gian là văn học truyền miệng đây là kết quả hay là tác phẩm của cả một tập thể lớn, được lưu truyền trong dân gian theo phương thức truyền miệng, thể loại văn học dân gian đuợc lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nó được sử dụng phổ biến để làm kinh nghiệm trong sản xuất cũng như đời sống.

2. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

– Văn học dân gian là văn bản của cả một tập thể lớn: + Từ xưa văn học đã là một đề tài muôn thủa cho tất cả mọi người, trong xã hội cũ khi tăng gia sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe khi còn lao động tập thể và hoạt động sản xuất đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử . -Văn học dân gian được lưu truyền theo phương thức truyền miệng: + Những tác phẩm hay đều được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó được tiếp nối trong xã hội và được lưu truyền rộng rãi những tác phẩm dễ nghe, dễ thuộc và đi sâu vào lòng người. -Văn học dân gian sáng tác ra đều nhằm phục vụ cho việc tăng gia sản xuất và nhu cầu đời sống của con người: + Từ xa xưa ông cha ta đã có những câu ca dao, và nhờ quá trình sáng tác tập thể mà quá trình sản xuất đã được tăng gia và không ngừng được nâng lên, những câu ca và những điệu hò đã làm xua tan đi những mệt mỏi của người dân trong lao động sản xuất.

2. Hệ thống thể loại của văn học dân gian.

– Văn học dân gian là một hệ thống thể loại phong phú, bao gồm nhiều thể loại như: truyện ngắn, ca do hò, vè, thần thoại sử thi truyền thuyết, ngụ ngôn…. Ví dụ như : ca dao than thân tình nghĩa , tục ngữ lao động sản xuất … Nhiều thể loại phong phú do vậy văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong thể loại văn học ở Việt Nam.

3. Giá trị cơ bản của văn học dân gian

– Văn học dân gian thể hiện quan điểm và nhận thức của nhân dân trong quá trình lao động và sản xuất, qua đó để lại giá trị vô cùng to lớn về kinh nghiệm nhận thức cũng như những giá trị về mặt văn hóa cho cả một dân tộc, những nhận thức tư tưởng của nhân dân được sáng tạo qua những sáng tác tập thể nó có tác dụng thúc đẩy sự nhận thức cũng như mức độ cảm nhận văn học của mọi người,ở đây mỗi người có thể sử dụng những vốn hiểu biết và những kinh nghiệm tích lũy của cá nhân để tạo nên những bài ca dao, tục ngữ có giá trị cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau. VD: cơn đàng đông vừa trông vừa chạy cơn đằng nam vừa làm vừa chơi…

-Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo đức của con người, ví dụ đạo lý ở hiền gặp lành ác giả ác báo… qua truyện tấm cám hay Thạch Sanh, văn học khuyên con người tới việc tu dưỡng đạo đức tới việc làm điều tốt, nó vừa có ý nghĩa giáo dục và có ý nghĩa thẩm mĩ. Nhắc tới văn học là nhắc tới cái đẹp nên văn học luôn phản ảnh và giáo dục nên những cái đẹp những cái trong sáng thuần khiết.

-Văn học dân gian có giá trị to lớn về mặt thẩm mĩ: những tác phẩm được sáng tác đều được thẩm thấu qua nghệ thuật của tác giả và qua quá trình sáng tác và để lại những giá trị thẩm mĩ to lớn, ví dụ những sáng tác về quê hương đất nước, văn học mang giá trị thẩm mĩ rất lớn lao, những sáng tác đó chủ yếu dựa trên thiên nhiên, kinh nghiệm của con người để sáng tác nên những câu ca dao những tác phẩm có giá trị để lại rất lớn lao cho nền văn học Việt Nam.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Siêu Ngắn trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!