Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Hội Thoại (Tiếp Theo) Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 8 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Lượt lời trong hội thoại1. Trong cuộc hội thoại giữa bé Hồng và người cô, mỗi nhân vật:
Chú bé Hồng có 2 lượt lời.
Người bà cô có 6 lượt lời.
2. Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng không nói.
→ Sự im lặng để nén lại nỗi đau, nhẫn nhịn và cố gắng bỏ ngoài tai những lời người bà cô nói.
3. Hồng không cắt lời người bà cô vì cậu hiểu tâm địa độc ác của bà ta, cậu ý thức được vai nói của mình ( vai dưới không được xúc phạm hay tỏ ra bất kính với người trên.
II. Luyện tập Bài 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:
Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!
Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:
Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.
Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:
U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.
Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Bài 2 ( trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
a, Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:
Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh.
Chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng “không nói gì”, chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.
Khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại.
Chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.
b, Tác giả miêu tả phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật trong truyện. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ, khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin.
Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.
c, Sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện:
Những câu nói, sự quan tâm hồn nhiên của cái Tí lại khắc sâu vào lòng chị Dậu sự đau xót và bất lực.
Cái Tí hồn nhiên, hiếu thảo bao nhiêu thì lòng thương con, yêu con không muốn rời xa con lại tăng lên bấy nhiêu.
Bài 3 (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Sự “im lặng” của nhân vật tôi trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi ( sgk Ngữ văn 6, tập hai) biểu thị:
Sự ngỡ ngàng, bất ngờ của nhân vật “tôi” trong cái nhìn đầy yêu thương của người em gái đối với mình. Đây là điều thường ngày nhân vật tôi không nhận thấy
Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.
Bài 4 (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Việc im lặng hay cất tiếng nói thành lời phụ thuộc vào thời điểm hoàn cảnh của từng người.
Nếu trong cuộc hội thoại việc nói chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết…
Nhưng lúc cần nói sự thật, dụt dè, nhút nhát không dám dùng tiếng nói để bảo vệ sự thật thì khi đó im lặng trở thành tội lỗi.
Soạn Bài: Xưng Hô Trong Hội Thoại Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9
Câu 1. Một số từ ngữ thường dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi ☞ chúng tôi; bạn ☞ các bạn; nó ☞ chúng nó (họ); ta ☞ chúng ta; anh, bác, ông ☞ các anh, các bác, các ông; tao ☞ chúng tao; mày ☞ chúng mày; anh ấy, chị ấy, …
Câu 2. Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích sau:
a.
☞ Dế Mèn ☞ nhân vật kể chuyện xưng “tôi”
☞ Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ta ☞ chú mày trong đoạn trích (1), tôi ☞ anh trong đoạn trích (2).
☞ Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: em ☞ anh trong đoạn trích (1), tôi ☞ anh trong đoạn trích (2).
b. Trong đoạn trích thứ nhất, sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau, đó là sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu và một kẻ ở vị thế mạnh kiêu căng, hách dịch. Nhưng trong đoạn trích thứ hai, sự xưng hô thay đổi hẳn, đó là sự xưng hô bình đẳng.
Có sự thay đổi đó vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật thay đổi. Dế Choắt và Dế Mèn đã coi nhau như người bạn. Dế Choắt khuyên nhủ bản chân thành. Dế Mèn xúc động, thấm thía, cảm phục bạn.
II. Luyện tập
Câu 1. Cần phân biệt các phương tiện từ ngữ chỉ ngôi:
☞ chúng ta: gồm cả người nói và người nghe
☞ chúng tôi/chúng em: không gồm người nghe
☞ chúng mình: có thể gồm người nghe hoặc không
Cô học viên đã dùng từ xưng hô chúng ta nhầm lẫn – dễ gây hiểu lầm: mai cô và giáo sư sẽ làm lễ thành hôn.
Cần thay từ chúng ta bằng từ: chúng em hoặc chúng tôi.
Câu 2. Trong các văn bản khoa học, mặc dù có khi tác giả của văn bản chỉ gồm 1 người nhưng người ta vẫn xưng là chúng tôi. Việc dùng chúng tôi trong những trường hợp này là có dụng ý làm tăng tính khách quan trong ngôn ngữ khoa học và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả. Cũng có khi tác giả của văn bản khoa học xưng tôi, khi đó người viết (nói) muốn nhấn mạnh quan điểm riêng của mình trước một vấn đề nào đó hoặc có ý bộc lộ tính chủ quan của ý kiến.
Câu 3. Trong truyện Thánh Gióng, đứa bé gọi mẹ mình theo cách gọi thông thường.Nhưng cách xưng hô với sứ giả thì dùng: ta – ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé kì lạ, khác thường.
Mặt khác, điều đó báo trước, đối với người mẹ, Gióng chỉ là một đứa trẻ, nhưng đối với quốc gia, xã hội, Gióng sẽ là một người anh hùng.
Câu 4. Câu chuyện về một vi danh tướng trên đường đi kinh lí, ghé vào thăm trường cũ. Vị tướng, tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng, nhưng khi gặp lại thầy giáo cũ, vẫn gọi thầy cũ của mình là thầy và xưng em. Cách xưng hô của vị tướng đối với thầy của mình thể hiện thái độ tôn trọng người đã dạy dỗ mình. Cách xưng hô của người thầy với vị tướng thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự và thể hiện sự tôn trọng người đối thoại với mình. Câu chuyện trên khuyên chúng ta phải biết “tôn sư trọng đạo”.
Câu 5. Trước cách mạng tháng tám 1945, đất nước ta còn là một nước phong kiến, người đứng đầu nhà nước là vua, xưng với dân chúng là “Trẫm”. Việc Bác, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, xưng “tôi” và gọi dân chúng là “đồng bào” tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết, tạo sự thân mật giữa người nói với người nghe.
Câu 6. Cách xưng hộ trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ sự cách biệt về địa vị và hoàn cảnh giữa các nhân vật. Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng, lại đang thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông; cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền, cậy thế nên hống hách: xưng hô ông – thằng kia, mày.
Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông rồi sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị.
Giáo Án Văn 8 Bài Hội Thoại (Tiếp Theo)
2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 2. Kiểm tra 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU KHÁI NIỆM LƯỢT LỜI:
– HS đọc đoạn trích- Sgk (T92)
H: Trong cuộc đối thoại đó mỗi người nói bao nhiêu lượt lời ?
+) Bà cô :
1. Hồng mày ..mẹ mày không
2. Sao lại không vào.. đó
3. Mày dại quá ..
4. mấy lại rằm tháng 8..
5. Vậy mày hỏi cô Thông..
+) Bé Hồng:
1. Không cháu ..vào
2. Sao cô biết…con
Lần 1 :sau lượt lời 1 của bà cô
Lần 3 : sau lượt lời 3 của bà cô
H: Bao nhiêu lần lẽ ra bé Hồng được nói nhưng Hồng không nói?sự im lặng của Hồng đối với những lời nói của bà cô như thế nào ?
– Sự im lặng thể hiện thỏi độ bất bình của bộ Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện trí của bà cô
H: Vì sao Hồng không ngắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe ?
– Hồng không cắt lời bà cô vì Hồng thuộc vai dưới, không được phép xúc phạm cô.
H: Qua bài tập em hiểu lượt lời trong hội thoại là gì? Khi tham gia lượt lời trong hội thoại cần chú ý điều gì?
– Gọi hs đọc đọc ghi nhớ.
– Hồng không cắt lời bà cô vì Hồng thuộc vai dưới, không được phép xúc phạm cô.
* Nhận xét :khi hôi thoại ai cũng được nói, mỗi lần người tham gia hội thoại gọi là lượt lời.
– Cần lịch sự tôn trọng lượt lời của người khác khi g/t ( có khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ)
2 .Ghi nhớ :Sgk/102
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS LUYỆN TẬP:
– Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 1/102.
H: Trong đoạn trích ai là người có lượt lời nhiều nhất ?
II. Luyện tập:1.Bài tập 1/ 102
– Xét về sự tham ra hội thoại giữa các nhân vât ; Cai lệ , người nhà lí trưởng, chị Dậu, anh Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”:
+) Số lượt lời : nhiều nhất là cai lệ và chị Dậu
– Số lượt lời của người nhà lí trưởng ít hơn
– Anh Dậu chỉ nói 1 câu với chị Dậu sau khi cuộc xung đột giữa chị với hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng kết thúc .
– Tên cai lệ giữ vai trò chính, kẻ duy nhất cắt lời người khác là tên cai lệ .
H: Nhẫn xét về vai xã hội của từng nhân vật?
– Xét về vai xã hội :Chị Dậu nhún nhường gọi cai lệ là ông xưng cháu, có lúc ngang hàng ông – tôi , có lúc gọi cai lệ mày xưng tao.
– Cai lệ trước sau đều hống hách thô bạo tàn nhẫn giữ vai ngườ trên( ông- mày).
– Người nhà lí trưởng có phần đỡ hống hách gọi bằng anh, chị xưng tôi.
H: Nhận xét tính cách của từng nhân vật?
+) Tính cách :Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, mạnh mẽ.
– Cai lệ không chút tình người, hống hách bất nhân.
– Người nhà lí trưởng ‘theo đóm ăn tàn’
– Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 2/103.
2.Bài 2/103 :
a) Sự chủ động tham gia hội thoại của Chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau
– Lúc đầu : Cái Tí nói nhiều Chị Dậu im lặng.
– Về sau: Cái Tí nói ít Chị Dậu nói nhiều.
b) Diễn biến cuộc hội thoại hợp với tâm lí nhân vật
– Lúc đầu: Cái Tí vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán cái Tí nên im lặng
– Về sau: Cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi đau buồn ít nói .Chị Dậu nói nhiều để thuyết phục con .
c) Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dằn để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ …Càng làm cho Chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo đảm đang . Như vậy càng tô đậm nỗi bất hạnh sấp giáng xuống đầu cái Tí.
– Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 3/107.
H: Cho biết sự im lặng của nhăn vật thể hiện điều gì ?
3.Bài 3/107:
– Truyện ‘Bức tranh của em gái tôi’- tập 2-Văn 6:
– Hai lần nhân vặt tôi im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi .
– Lần 1: Tôi im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
– Lần 2: Tôi im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.
– Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 4/107.
– Trong bài thơ của TH: im lặng trước áp bức bất công, trước hành vi sai trái là dại khờ hèn nhát.
4. Củng cố, luyện tập
– Chuẩn bị: ” Luyện tập….”
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399KTổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K tại chúng tôi
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Soạn Văn 8 Bài Hội Thoại Tiếp Theo
Soạn văn 8 bài Hội thoại tiếp theo thuộc: Bài 27 SGK ngữ văn 8
I. LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠIĐọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã dẫn ở tr. 92 – 93 về hội thoại). Trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1. Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt? Trả lời:
Trong cuộc hội thoại số lượt lời của chú bé Hồng (2 lần) và người cô (6 lần).
Câu 2. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào? Trả lời:
Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng không nói. Sự im lặng của chú bé Hồng thể hiện thái độ rất bất bình của cậu đối với người cô.
Câu 3. Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? Trả lời:
Hồng không cắt lời cô khi bà nói những điều mà cậu không muốn nghe vì cậu ý thức được vai nói của mình (vai dưới, không được xúc phạm hay thốt ra những lời bất kính với người trên).
II. LUYỆN TẬPCâu 1. Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1, tr.28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào? Trả lời:
– Trong cuộc thoại, người nói nhiều nhất là cai lệ và chị Dậu; người nhà lí trưởng nói ít hơn; anh Dậu chỉ nói với chị Dậu sau khi cuộc xung đột giữa vợ anh và bọn cai lệ đã kết thúc.
– Trong cuộc thoại này, nhân vật cai lệ có lần đã cắt lời người khác trong khi giao tiếp.
– Xét về vai xã hội: Chị Dậu từ vai dưới (xưng cháu, gọi cai lệ là ông) chuyển lên vai ngang bằng, có ý kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày); giọng cai lệ hống hách, cửa quyền (vai của những kẻ nha dịch trong làng xã ngày xưa); giọng của người nhà lí trưởng có vẻ nhẹ nhàng, dè dặt hơn.
Cách xưng hô của các nhân vật cũng thể hiện rất rõ tính cách của các nhân vật: chị Dậu đảm đang, mạnh mẽ; cai lệ hung hăng, ngạo mạn khinh người,…
Câu 2. Đọc đoạn trích (trang 103, 104, 105, 106 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như thế có hượp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?
c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?
Trả lời:
a) Trong đoạn thoại, lúc đầu, Cái Tí nói rất nhiều (bằng giọng hồn nhiên) còn chị Dậu chỉ im lặng. Nhưng sau đó, cái Tí nói ít hẳn đi, ngược lại chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b) Cách miêu tả của nhà văn như vậy là rất phù hợp với sự phát triển tính cách của các nhân vật: Cái Tí, khi chưa biết mình bị bán, nó nói chuyện rất hồn nhiên, vô tư nhưng sau đó, khi biết mình bị bán, nó sợ hãi đau buồn và nói ít hẳn đi. Trong khi đó, lúc đầu, chị Dậu vì bị buộc phải bán con lại sắp phải thông báo tin dữ cho con nên chịu chỉ im lặng, lúc sau khi đã nói ra sự thật, chị phải nói nhiều để vừa an ủi, vừa thuyết phục hai đứa con nghe theo lời mình.
c) Việc tô đâm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí khiến cho bi kịch của câu chuyện nhà chị Dậu càng tăng thêm: chị Dậu thì càng xót xa hơn khi phải bán đi đứa con vừa đảm đang lại vừa ngoan ngoãn. Trong khi đó, nỗi bất hạnh dồn xuống đầu cái Tí và sự tuyệt vọng của nó như càng nặng nề thêm.
Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ […]. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: – Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì… – Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: ” Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Trả lời:
Nhân vật “tôi” im lặng vì cậu ta vừa ngạc nhiên, vừa hãnh diện vì cách ứng xử của cô em gái nhưng cũng lại vừa xấu hổ vì sự không phải của mình trước đây.
Câu 4 *. Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm Trên đường đi như những bóng thầm Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
( Liên hiệp lại)
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Trả lời:
Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng trong một hoàn cảnh khác nhau. Câu: Im lặng là vàng đúng trong trường hợp cần giữ bí mật, im lặng để tôn trọng người khác khi họ nói,… Còn sự im lặng trước những sai trái, bất công (theo lời thơ của Tố Hữu) thì đó là sự im lặng dại khờ, hèn nhát.
Xem Video bài học trên YouTubeGiáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học
Soạn Bài Hội Thoại (Tiếp Theo) Sbt Ngữ Văn 8 Tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 82 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (chú ý các từ ngữ được in đậm) :
1. Bài tập 1, trang 102, SGK.
Trả lời:
Cần xét xem những ai nói nhiều lượt hơn người khác, ai cắt lời người khác, ai gần như không tham gia cuộc thoại, cách xưng hô và những cử chỉ kèm theo lời nói của từng người như thế nào.
2. Bài tập 2, trang 103 – 107, SGK.
Trả lời:
Bài này có ba câu hỏi, hướng giải đáp như sau :
a) Cần xét xem vào mỗi giai đoạn của cuộc thoại (chủ yếu là phần đầu và phần cuối cuộc thoại) ai nói nhiều lượt hơn, nhiều lời hơn, ai im lặng nhiều hơn.
b) Cần nắm vững hoàn cảnh của cuộc thoại : Chị Dậu trở về nhà để báo cho cái Tí một tin rất đau lòng là chị phải bán nó cho nhà Nghị Quế. Cái Tí lúc đầu chưa hề biết điều này.
c) Cái Tí càng hồn nhiên và hiếu thảo thì việc nó bị bán càng gây xúc động, càng nặng nề.
3. Bài tập 3, trang 107, SGK.
Trả lời:
Có thể tìm lời giải đáp qua những hiểu biết của em về truyện Bức tranh của em gái tôi, và gần gũi hơn, trực tiếp hơn là qua những lời trình bày tâm trạng của nhân vật “tôi” tiếp sau hai câu hỏi của bà mẹ.
4. Bài tập 4*, trang 107, SGK.
Trả lời:
Em tự tìm câu giải đáp bằng cách xác định hoàn cảnh có thể sử dụng mỗi câu nói trên. Ví dụ : Khi cần im lặng để giữ bí mật thì có thể sử dụng câu nào ?
5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (chú ý các từ ngữ được in đậm) :
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn (= cai lệ) : – Tha này ! Tha này ! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thế chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại : – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng : – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ỉ Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. […]
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu hỏi :
a) Trong cuộc thoại trên, chị Dậu có mấy lượt lời ?
b) Trong mỗi lượt lời, chị Dậu tự xưng mình bằng từ gì và gọi người lính lệ bằng từ gì ?
c) Sự thay đổi trong ba lần tự xưng và gọi người cai lệ chứng tỏ điều gì đang diễn ra trong tâm trạng của chị Dậu ? Từ ngữ nào trong đoạn hội thoại chứng minh điều này ?
Trả lời:
Mục đích của bài tập này là giúp HS nhận biết sự thay đổi thái độ của chị Dậu đối với người cai lệ diễn ra như thế nào và vì sao lại có sự biến đổi đó.
a) Đếm lượt lời của chị Dậu (phân biệt với những cách trả lời khác nhau của người cai lệ).
b) Để trả lời câu này một cách trực quan, tốt nhất là nên liệt kê từ chị Dậu tự xưng và từ chị gọi người cai lệ trong các lượt lời của chị vào trong bảng sau đây :
c) Để làm câu này có thể dựa vào bảng kê ở trên ; đọc kĩ cảnh đối thoại trên để tự tìm các từ ngữ thể hiện sự thay đổi trong ba lần tự xưng của chị Dậu.
chúng tôi
Bài tiếp theo
Soạn Bài: Trong Lòng Mẹ Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 8
Để giúp các em làm Soạn bài: Trong lòng mẹ Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 hay nhất Hệ thống toàn bộ các bài Soạn bài: Trong lòng mẹ Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 đầy đủ, ngắn gọn, súc tích, hay nhất và bám sát theo nội dung sách giáo khoa.
Bố cục
Chia làm 2 phần:
Đoạn 1 (từ đầu…người ta hỏi đến chứ) : Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô cay nghiệt
Đoạn 2 ( phần còn lại): Cuộc gặp gỡ cảm động, hạnh phúc của hai mẹ con Hồng
Thể loại: Tự sự xen lẫn biểu cảm
Hướng dẫn soạn bài Câu 1 ( trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Nhân vật người cô chú bé Hồng:
Nhân vật bà cô gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm, lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.
Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm ” mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không”
Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch
Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con
Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng
Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu
Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:
hơn 1 năm không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.
tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ
Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
Muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua
Gặp lại mẹ Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.
Muốn bé lại để được mẹ yêu thương, chăm sóc, vỗ về.
Câu 3 ( trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Chất trữ tình thể hiện trong văn Nguyên Hồng:
Tình huống truyện, nội dung đặc sắc:
Hồng phải sống trong sự cay nghiệt ghẻ lạnh của họ hàng
người mẹ âm thầm chôn tuổi thanh xuân, chịu nhiều cay đắng, thành kiến của xã hội cũ
sự yêu thương, kính mến mẹ không hề lung chuyển, thay đổi trước lời nói, rắp tâm tàn độc của người cô
Dòng cảm xúc mãnh liệt của Hồng:
Xót xa, tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn
Quyết liệt bảo vệ tình mẫu tử
Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ
Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm
Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật
Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn kể, tả, biểu lộ cảm xúc.
Câu 4 ( trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Hồi kí thuộc thể kí, là truyện kể từ bằng chính ngôi kể tác giả kể về những sự kiện có thật trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua
Hồi kí giống nhật kí ở việc được giãi bày theo trình tự thời gian. Hồi ký mang tính chủ quan nhưng sinh động chân thật bởi những dòng diễn đạt cảm tưởng trực tiếp của tác giả.
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:
Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…
thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.
Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.
Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:
Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại
Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục
Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.
Các bài văn mẫu hay về “Trong lòng mẹ“:
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Hội Thoại (Tiếp Theo) Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 8 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!