Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Hành Động Nói # Top 10 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Soạn Bài: Hành Động Nói # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Hành Động Nói được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau:

a, Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

– Bác trai đã khá rồi chứ?

– Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

– Này, bảo bác ý có trốn đi thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

– Vâng, cháu cũng đã định như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

– Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với khuôn mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bán đền Tổ quốc!

c, Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

– Cụ bán rồi ?

– Bán rồi ! Họ vừa bắt xong…

– Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…– Khốn nạn… Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Soạn Bài Hành Động Nói

Soạn bài Hành động nói

I. Hành động nói là gì?

1. Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm lừa gạt Thạch Sanh để chàng sợ hãi và chạy trốn. Câu thể hiện rõ nhất mục đích đó “Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.”

2. Lý Thông đạt được mục đích của mình. Câu thể hiện ” Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.”

3. Lý Thông đã thực hiện mục tiêu của mình bằng lời nói.

4. Nếu hiểu ” việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định” thì việc làm của Lý Thông là một hành động, vì nó tác động dẫn tới hành động chạy trốn của Thạch Sanh.

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp

1. Câu ” Con trăn ấy là con trăn nhà vua nuôi đã lâu” mục đích thông báo.

Câu ” Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết.” → mục đích đe dọa.

Câu ” Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.” → mục đích đe dọa.

Câu ” Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu” → mục đích hứa hẹn.

2. ” Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?” → hành động hỏi.

” Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” → hành động trình bày.

” U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?” → mục đích hỏi.

” Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!” → mục đích bộc lộ cảm xúc đau khổ, buồn chán.

3. Những kiểu hành động nói qua phân tích ở mục I, mục II là hành động trình bày, hành động hỏi, hành động bộc lộ cảm xúc.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích:

+ Thể hiện sự căm phẫn, giận dữ trước cảnh giặc xâm lược ngang nhiên cướp bóc dân ta.

+ Mục đích thứ hai: Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.

– Hành động nói: trình bày (câu trần thuật) – Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

– Hành động nói: Trình bày, đe dọa, yêu cầu – Nay ta chọn binh pháp…tức là nghịch thù”

Bài 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Đoạn trích Tắt đèn

– Bác trai đã khá rồi chứ? – hành động hỏi

– Cảm ơn cụ… mỏi mệt lắm – hành động trình bày

– Này, bảo bác ấy… cho hoàn hồn – hành động điều khiển, hứa hẹn.

– Vâng, cháu cũng… tới giờ rồi còn gì. – hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

– Thế thì phải giục… kéo vào rồi đấy! – hành động điều khiển.

b, Đoạn trích Sự tích Hồ Gươm.

– Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. – hành động trình bày.

– Chúng tôi nguyện đem… báo đền Tổ Quốc! – hành động hứa hẹn.

c, Đoạn trích Lão Hạc

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! – hành động trình bày

– Cụ bán rồi? – hành động hỏi.

– Bán rồi! Họ vừa bắt xong. – hành động trình bày

– Thế nó cho bắt à? – hành động hỏi

– Khốn nạn… dốc ngược nó lên – Hành động bộc lộ cảm xúc xen hành động trình bày.

Bài 3 (trang 65 sgk Ngữ văn tập 2):

– Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau anh nhớ chưa? – hành động điều khiển.

– Anh hứa đi – hành động điều khiển.

– Anh xin hứa – hành động hứa, cam kết.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Hành Động Nói (Tiếp Theo)

Soạn bài Hành động nói tiếp theo

I. Cách thực hiện hành động nói. Câu 1:

2. Các kiểu câu thực hiện hành động nói.

– Câu nghi vấn thực hiện hành động nói: hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc.

– Câu trần thuật thực hiện hành động nói: trình bày, bộc lộ cảm xúc, điều khiển, hứa hẹn.

– Câu cảm thán: bộc lộ cảm xúc.

– Câu cầu khiến thực hiện hành động: điều khiển.

II. Luyện tập Bài 1 ( trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?

Mục đích: Khẳng định tinh thần yêu nước, gương sáng các bậc trung thần nghĩa sĩ đời nào cũng có.

– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi có muốn vui vẻ phỏng có được không?

Mục đích: khơi dậy trong quân sĩ, tướng sĩ tinh thần chống giặc ngoại xâm. Chỉ rõ ra thú vui của tướng sĩ là sai trái, không giúp ích cho nước nhà.

– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?

Mục đích: khẳng định chắc chắn không ai có thể vui vẻ được

– Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

Mục đích khẳng định sự đớn hèn, nhục nhã, xấu xa của những kẻ cam tâm không biết rửa nhục cho đất nước

Bài 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Đoạn trích thứ nhất

– Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

– Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

b, Đoạn trích thứ hai

– Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.

Bài 3 (trang 72 Ngữ Văn 8 tập 2):

Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

– Song, anh cho phép em mới dám nói.

( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)

– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

( Lời nói bề trên, hách dịch)

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

– Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

Bài 4 ( trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

Khi hỏi người lớn tuổi, các em cần chú ý những điểm sau:

+ Chú ý cách xưng hô phù hợp, lịch sự

+ Thể hiện được sự lễ phép, văn minh.

+ Bộc lộ được mục đích lời hỏi

Em nên dùng cách hỏi: ” Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Bài 5 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a, Trong một quán ăn khi có người đề nghị “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị được không ạ?

b, Ta có thể chọn cách đáp lại:

c, Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Hành Động Nói (Ngắn Gọn)

– Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích cướp lấy công lao về mình. Câu nói thể hiện rõ nhất mục đích ấy là câu: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

– Việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp Câu 1:

– Câu “Con trăn ấy … đã lâu” nhằm mục đích thông báo.

– Câu “Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết” nhằm mục đích đe dọa

– Câu “Thôi … trốn ngay đi” nhằm mục đích khuyên.

– Câu “Có … lo liệu” nhằm mục đích hứa hẹn.

Câu 2:

– Hành động hỏi và mục đích để hỏi : “Vậy … ở đâu ?”

– Hành động trình bày và mục đích thông báo “Con sẽ … Đoài”.

– Hành động hỏi và mục đích là van xin “U nhất định … u ? U không … u ?”.

– Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích là để than “Khốn nạn … này ! Trời ơi … !”.

Câu 3: Qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và II, có những kiểu hành động nói : hỏi, trình bày, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đe dọa…

III. Luyện tập Câu 1:

Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (do chính ông soạn) và kích lệ lòng yêu nước và ý chí chống ngoại xâm của tướng sĩ.

– Câu thể hiện mục đích nói nêu trên là: “Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù”.

– Câu nêu trên vừa là lời thông báo, vừa là lời cầu khiến, đe doạ. Nó thể hiện rõ nhất cho mục đích chung của toàn bài.

Câu 2:

a. Hành động hỏi và mục đích thăm hỏi “Bác trai … chứ ?”

– Hành động trình bày và mục đích thông báo “Cảm ơn … như thường … Nhưng … lắm”.

– Hành động điều khiển và mục đích cầu khiến “Này … trốn”.

– Hành động trình bày và mục đích nêu ý kiến thuyết phục : “Chứ cứ nằm … khổ. Người ốm … hoàn hồn”.

– Hành động trình bày và mục đích tỏ sự đồng ý “Vàng … cụ”.

– Hành động trình bày và mục đích giải thích “Nhưng để … đã. Nhịn … còn gì”.

– Hành động điều khiển và mục đích khuyên, giục “Thế thì … đấy”.

b.

– Hành động nêu ý kiến và mục đích tỏ rõ Trời thuận ý người (câu 1).

– Hành động hứa hẹn và mục đích thề nguyền, tỏ sự quyết tâm (câu 2).

c.

– Hành động báo tin và mục đích tìm sự cảm thông giải tỏa day dứt “Cậu Vàng … ạ ! “Bán rồi ! … bắt xong !”.

– Hành động hỏi và mục đích muốn xác nhận một sự thật “Cụ bán rồi”.

– Hành động hỏi và mục đích tỏ ra ngạc nhiên “Thế … à ?”.

– Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích giãi bày sự day dứt, dày vò “Khốn nạn … ơi !”.

– Hành động kể và mục đích giải tỏa sự dằn vặt, đau đớn vì lừa một con chó.

chúng tôi

Soạn Văn 8 Bài Hành Động Nói Tiếp Theo

Soạn văn 8 bài Hành động nói tiếp theo thuộc: Bài 24 SGK ngữ văn 8

I. CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2)Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (3)Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4)Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. (5)Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Trả lời:

Câu 2. Lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu với những kiểu hành động nói.

Trả lời:

Tham khảo bảng sau.

Tham khảo bảng sau.

Chú thích: Dấu (+) dùng để chỉ mục đích chính, chức năng chính mà kiểu câu biểu đạt. Dấu (-) dùng để chỉ những mục đích gián tiếp mà kiểu câu có thể biểu đạt.

II. LUYỆN TẬP

Trả lời:

– Tự thống kê các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ (chú ý dựa vào các dấu hiệu như dấu chấm hỏi, các từ nghi vấn).

– Những câu nghi vấn đứng ở cuối các đoạn văn thường dùng để khẳng định hay phủ định điều đã được nêu ra trong câu ấy, đoạn ấy.

– Còn các câu nghi vấn đứng ở đầu đoạn thường dùng để nêu vấn đề.

a) Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi. Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn. Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].

( Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)

[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hào bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Trả lời:

b) Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

– Các câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các ví dụ trên là những câu in đậm.

– Việc dùng câu trần thuật với mục đích cầu khiến theo cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng làm cho người nghe (quần chúng) cảm thấy gần gũi với chính người đang ra lời kêu gọi từ đó thấy được nhiệm vụ mà vị lãnh tụ giao cho cũng chính là nguyện vọng của bản thân.

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu: – Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói… Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo: – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: – Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: – Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm.

Câu 3. Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Trả lời:

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

– Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:

+ Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

+ Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

+ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

– Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối khiêm nhường, nhã nhặn; Dế Mèn huyênh hoang, trịch thượng.

a) Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.

c) Bưu điện ở đâu, hả bác?

d) Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!

Trả lời:

e) Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Các câu nên chọn là (b) và (e).

a) Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.

b) Trả lời người kia: ” Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà! “

Trả lời:

c) Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: ” Mời anh” (hoặc ” Mời chị“, ” Mời bác “,…).

Nên chọn cách ứng xử (c).

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Hành Động Nói trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!