Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Em Bé Thông Minh – Ngữ Văn 6 Tập 1 được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Về thể loại
Văn bản Em bé thông minh thuộc thể loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích có những đặc điểm như sau:
Phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta
Trong truyện thường có một số kiểu nhân vật chính như: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người em út, người con riêng, người có ngoại hình xấu xí,…), nhân vật thông minh, nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật,…
Thường có những yếu tố kỳ ảo, hoang đường, đóng vai trò cán cân công lý, thể hiện khát vọng công bằng, ước mơ và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với các ác, cái xấu với cái tốt.
II. Tóm tắt
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nước ta, nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không. Bèn cho sứ giả mang sang một con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu và đố xâu được sợi chỉ qua. Triều đình không ai trả lời được, chỉ có duy nhất cậu bé tìm ra lời giải và cứu đất nước một cuộc chiến tranh. Và từ đó, nhà vua xây cho cậu bé dinh thự ngay cạnh hoàng cung để tiện hỏi han, đồng thời, phong cho cậu làm Trạng nguyên.
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Hình thức sử dụng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong những câu chuyện dân gian, đặc biệt là chuyện cổ tích. Tác dụng của hình thức này đó là:
Tạo tình huống để phát triển cốt truyện
Tạo ra những thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất
Tạo nên sự hứng thú và hồi hộp cho người nghe
Câu 2:
* Sự mưu trí, thông minh của cậu bé được thử thách qua 4 lần:
Lần 2: đáp lại thử thách của vua đối với dân làng, nhà vua bắt dân làng nuôi 3 con trâu đực sao cho sau một năm đẻ ra 9 con trâu con để nộp cho vua
Lần 3: cũng đáp trả thử thách của nhà vua, từ một con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ thức ăn
Lần 4: là thử thách của sứ giả nước ngoài, xâu một sợi chỉ mỏng qua một con ốc vặn rất dài
* Sự thử thách của những lần sau khó hơn lần trước, vì: Xét về người đố, lần đầu là viên qua, lần sau là vua và lần cuối cùng, cậu bé phải “đối đáp” với sứ giả người nước ngoài. Và vì thế, tính chất oái oăm của câu đố cũng được tăng lên.
Câu 3:
* Có thể nói, trong mỗi thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:
Lần 2: Để nhà vua tự nói ra sự vô lý trong câu đố của mình
Lần 3: cũng bằng cách đố ngược lại nhà vua
Lần 4: cậu bé dùng kinh nghiệm dân gian để giải câu đố của sứ giả nước ngoài
* Theo em, những cách giải đố trên thú vị ở chỗ:
Đẩy người đố vào thế bí, gậy ông đập lưng ông
Làm cho người ra câu đố tự cảm thấy điều phi lý trong câu đố mà họ đã nói
Những lời giải đố hoàn toàn không dựa vào kiển thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống hằng ngày
Làm cho người ra câu đố, người nghe, người chứng kiến phải ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải
Câu 4:
Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh: Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó, tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
4.8
/
5
(
91
bình chọn
)
Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Bài 7: Em Bé Thông Minh
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 7: Em bé thông minh
Ngữ văn lớp 6 bài 7: Em bé thông minh
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 7: Em bé thông minh. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
EM BÉ THÔNG MINH I. Kiến thức cơ bản
Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật rất phổ biến trong cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái ăm…) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản Câu 1. Dùng hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?
+ Dùng câu đối để thử tài nhân vật là hình thức phổ biến trong các truyện cổ tích.
+ Tác dụng:
– Tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
– Tạo ra tình huống để phát triển cốt truyện từ đơn giản đến phức tạp.
– Bộc lộ phẩm chất, trí tuệ của nhân vật.
Câu 2. Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó khăn hơn lần trước không?
+ Sự mưu trí của cậu bé được thử thách qua bốn lần.
– Lần thứ hai: Nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được bê con.
– Lần thứ ba: Một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn
– Lần thứ tư: Câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.
+ Những thử thách càng ngày càng khó:
– Lần thứ ba: Cũng là của vua, có mục đích khẳng định thực tài của cậu bé.
– Lần thứ tư: Là của viên sứ thần, nó không chỉ là thách đố với bản thân mà còn danh dự của cả dân tộc.
Câu 3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái ăm? Theo em những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
Những cách vượt qua thử thách của cậu bé thông minh:
+ Lần thứ hai: Cậu bé đã hoá giải bằng cách “tương kế tựu kế” đưa nhà vua và cận thần vào “bẫy” của mình để cho ra sự vô lí: Giống đực thì không thể đẻ con.
+ Lần thứ tư: Trong lúc các đại thần vò đầu suy nghĩ không ra thì cậu bé vừa đùa nghịch, vừa đọc bài đồng dao để chỉ ra cách giải bằng cách dựa vào kinh nghiệm dân gian – “kiến mừng thấy mỡ”.
* Đây là lần giải đố thú vị nhất, vì câu đố oái ăm, sự đấu trí không phải ở phương diện cá nhân mà là uy tín danh dự cho cả dân tộc, một lời giải có thể “cứu nguy cho cả hàng ngàn người”. Thế nhưng thái độ của người giải đố lại hết sức nhẹ nhàng tỉnh bơ, mà lời giải rất độc đáo bất ngờ.
+ Câu chuyện đã đem lại cho cuộc sống tiếng cười hồn nhiên vui vẻ.
III. Hướng dẫn luyện tập Kể diễn cảm câu chuyện:
+ Giọng kể phải hồn nhiên, trong sáng để thể hiện được tính chất của câu chuyện và tính cách của nhân vật chính chỉ là một cậu bé.
+ Trong truyện có khá nhiều nhân vật và lời đối thoại, chú ý thể hiện lời thoại cho phù hợp với đặc điểm của từng nhân vật:
* Cậu bé: Lém lỉnh, hồn nhiên, tinh nghịch.
* Ông bố: Sợ hãi lo lắng.
* Nhà vua: Oai nghiêm.
IV. Tư liệu tham khảo
Truyện Em bé thông minh là kiểu truyện về trí khôn trong truyện cổ tích sinh hoạt. Nó ít có hoặc không có yếu tố kì ảo, các tình tiết và cách xử lí rất gần gũi với đời thường nhằm khẳng định trí tuệ, và mơ ước về người tài của nhân dân.
(Theo ôn tập ngữ văn 6 – Nguyễn Văn Long chủ biên)
Truyện đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người.
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo – SĐ D)
Mời các bạn tham khảo tiếp giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 7
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 7: Luyện nói, kể chuyện
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 7: Chữa lỗi dùng từ
Theo chúng tôi
Soạn Bài Em Bé Thông Minh Lớp 6
Soạn bài Em bé thông minh lớp 6
Soan bai Em be thong minh – Truyện em bé thông minh là một câu truyện cổ tích nói về một em bé có trí tuệ và tài năng sau đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài Soạn văn Em bé thông minh lớp 6 – văn mẫu lớp 6
1. Việc dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích.
Việc ra câu đố và giải đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Đồng thời tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
2. Sự mưu trí và thông minh của em bé được thể hiện qua 4 lần:
– Lần 1: Trả lời câu phi lí của quan viên.
– Lần 2: thay mặt dân làng lí giải câu đố của vua.
– Lần 3: Đáp lại câu đố vua giao cho chính mình.
3. Trong mỗi lần thử thách em bé đều rất nhanh nhẹn, thông minh trả lời từng câu hỏi đưa ra:
– Lần 1:
+ Câu đố: Trâu một ngày cày được mấy đường?
+ Trả lời: Ngựa một ngày đi được mấy bước?
– Lần 2:
+ Câu đố: Vua ban cho ba thúng thóc nếp và ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành chín con.
+ Trả lời: Cậu bé đến tâu vua và trách cha không chịu để em bé. Vì giống đực không đẻ được.
– Lần 3:
+ Câu đố: Vua ban cho một con chim sẻ, yêu cầu thịt con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn.
+ Trả lời: Yêu cầu vua rèn chiếc kim khâu thành con dao để thịt chim sẻ làm cỗ.
– Lần 4:
+ Câu đố: Sứ giả nước láng giềng thử tài thách đố luồn sợi chỉ qua con ốc.
+ Trả lời: Cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.
4. Câu chuyện đều cao phẩm chất trí tuệ thông minh của người nhân dân nghèo.
Mặc dù ít được cắp sách đến trường nhưng vẫn thông minh hoạt bát. Đó là sự thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống. Đồng thời các tình huống chuyện bất ngờ, đi dỏm càng tạo tiếng cười cho câu chuyện.
Theo chúng tôi
Soạn Văn Lớp 6 Bài Em Bé Thông Minh Ngắn Gọn Nhất
1. EM BÉ THÔNG MINH
(Truyện cổ tích)
1.1. I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem trong bài Sọ Dừa).
1.2. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1*. Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:
Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.
4. Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.
1.3. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé.
Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
2. Lời kể:
Truyện được xây dựng chủ yếu qua hệ thống các câu đố, tạo nên các tình tiết hồi hộp, li kì, hấp dẫn. Do đó, lời kể cần nêu bật cách xử lí tình huống, phương pháp giải đáp vừa linh hoạt vừa đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ.
Hệ thống các câu đối thoại rất độc đáo: mỗi kiểu đối thoại thể hiện một đặc điểm tính cách khác nhau.
Giọng em bé láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm, hay hỏi vặn lại nhằm mục đích đẩy người đố vào thế bí, thế bị động.
Giọng ông bố có vẻ cam chịu, có phần sợ hãi: “Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!”.
3*. Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết.
………………………………………………………………………..
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Em Bé Thông Minh – Ngữ Văn 6 Tập 1 trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!